Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng

TÓM TẮT

Nuôi cá bông lau được thử nghiệm tại huyện Kế Sách và huyện Cù Lao Dung từ 31/01/2018 đến

30/7/2019. Tại mỗi địa điểm nghiên cứu, cá được thực hiện nuôi trên 3 ao cho mỗi huyện với mật

độ dao động từ 1-2 con/m2 có sục khí và quạt nước. Cá bông lau giống thả nuôi có khối lượng trung

bình 6,06 g/con. Sau thời gian nuôi 11 tháng, khối lượng cá bông lau ở Kế Sách chỉ đạt 312-345 g/

con thấp hơn nhiều so với khối lượng cá ở Cù Lao Dung là 1.090-1.200 g/con. Tốc độ tăng trưởng

tuyệt đối của cá ở vùng nuôi Cù Lao Dung trung bình là 3,1 g/ngày, cao hơn nhiều so với vùng Kế

Sách trung bình là 1,0 g/ngày. FCR dao động từ 2,5-2,8. Tỷ lệ sống của cá nuôi ở Kế Sách là khá

thấp dao động từ 7,1-51,4%, trung bình là 22,3% so với ở Cù Lao Dung khá cao dao động 72,4-

90,0%, trung bình đạt 79,3%. Năng suất cá trung bình ở Kế Sách đạt khá thấp (0,81 tấn/ha), trong

khi ở Cù Lao Dung là 14,9 tấn/ha. Các hộ nuôi ở vùng nước lợ có lời và lợi nhuận bình quân đạt

38,0 triệu đồng trên 1.000 m2 sau 11 tháng nuôi. Các thảo luận đánh giá về những vấn đề kỹ thuật

cần giải quyết tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả nuôi ở cả môi trường nước lợ và ngọt được bao

gồm trong bài báo.

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 1

Trang 1

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 2

Trang 2

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 3

Trang 3

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 4

Trang 4

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 5

Trang 5

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 6

Trang 6

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 7

Trang 7

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 8

Trang 8

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 9

Trang 9

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 23600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng

Mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng
háng nuôi 
và ở vùng nuôi Cù Lao Dung cao hơn ở Kế Sách. 
Ngoài ra, đối với tăng trưởng về chiều dài ở Kế 
sách ở các tháng cuối 8, 9 và 11 hầu như không 
tăng lên (Hình 7). Tăng tưởng tuyệt đối về khối 
lượng (DWG) và chiều dài (DLG) của cá bông lau 
tại hai vùng nuôi theo từng tháng thể hiện trong 
Hình 8. DLG nuôi ở Cù Lao Dung rất cao ở tháng 
đầu và hầu như cao ở điểm nuôi Kế Sách qua các 
tháng. Xu hướng DWG cũng tương tự cao hơn ở 
điểm nuôi Cù Lao Dung so với Kế Sách qua các 
tháng, đặc biệt ở tháng 9 và 11 tăng rất cao ở Cù 
Lao Dung trong khi giảm rất thấp ở Kế Sách.
Hình 7. Tăng trưởng khối lượng và chiều dài 
cá bông lau trong thời gian nuôi.
Hình 8. Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng 
và chiều dài của cá bông lau.
3.3. Tỷ lệ sống, năng suất
Sau 11 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá ở Kế 
Sách là khá thấp dao động từ 7,1-51,4% và trung 
bình là 22,3%. Trong khi đó, tỷ lệ sống của cá 
ở Cù Lao Dung khá cao dao động 72,4-90,0% 
và trung bình là 79,3%. Tỷ lệ sống của cá ở Kế 
Sách và Cù Lao Dung là khác nhau, sự sai khác 
nhau có ý nghĩa thống kê P<0,05 (Bảng 5).
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 5. Tỷ lệ sống và năng suất trung bình.
Vùng nuôi Tỷ lệ sống (%) Năng suất cá (kg/ha) Sản lượng (kg/ao) FCR
Kế Sách 22,3±25,7a 811,7±767,7
Phan Minh Cường 51,9 1688,2 287
Trần Minh Tuấn 7,9 259,2 33,7
Ngô Minh Trí 7,1 487,5 78
Cù Lao Dung 79,3±9,4b 14.897,8±5.578,8 
Trần Thanh Nhã 75,4 9043,6 994,8 2,5
Lâm Vũ Linh 72,4 15496,7 1859,6 2,8
Lâm Thành Lâm 90,0 20153,0 4030,6 2,5
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có ký hiệu ký tự khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Năng suất cá bình quân ở Kế Sách đạt 811,7 
kg/ha là khá thấp tương ứng đạt 1.688; 259 và 
488 kg/ha cho 3 ao mật độ 1 con/m2; 1 con/m2 
và 2 con/m2. Trong khi ở Cù Lao Dung năng 
suất trung bình là 14.897,8 kg/ha tương ứng đạt 
9.044; 15.497 và 20.153 kg/ha cho 3 ao mật độ 
1 con/m2; 2 con/m2 và 2 con/m2 (Bảng 5).
Các hộ nuôi tại Kế Sách cá hao giai đoạn 
cuối dẫn đến tỷ lệ sống thấp do đó không tính hệ 
số chuyển hóa thức ăn (FCR). FCR của các hộ 
nuôi cá bông lau ở Cù Lao Dung đạt lần lượt 2,5; 
2,8 và 2,5 tương ứng cho 3 ao nuôi Trần Thanh 
Nhã, Lâm Vũ Linh và Lâm Thành Lâm.
Kết quả theo dõi xuất hiện bệnh và phòng 
trị cũng được thực hiện trong suốt vụ nuôi. Các 
ao vùng nuôi Cù Lao Dung, xuất hiện ký sinh 
sán lá mang vào tháng nuôi thứ 3-4 và thực hiện 
điều trị hiệu quả. Đối với các vùng nuôi Kế Sách 
bệnh gan thận mủ xuất hiện vào tháng nuôi thứ 
6 và thứ 10 và bệnh xuất huyết vào tháng thứ 8. 
Cá ao thí nghiệm được trị theo kết quả kháng 
sinh đồ. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh gan 
thận mủ tháng thứ 10 thấp, dẫn đến hao hụt và 
ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Ngoài ra, các 
ao thí nghiệm ở Kế Sách cũng bị nhiễm ký sinh 
trùng rải rác trong suốt vụ nuôi. 
3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình ở 2 
vùng nuôi
Hiệu quả kinh tế của các ao nuôi theo 2 
vùng Cù Lao Dung và Kế sách thể hiện trong 
Bảng 6. Với sản lượng đạt được (Bảng 5) ở 
huyện Cù Lao Dung (Lâm Thành Lâm, Lâm Vũ 
Linh, Trần Thanh Nhã) tương ứng là 4.030,6; 
1.860,0 và 995,0 kg, giá thành 73.641 đồng/kg và 
giá bán trung bình của 3 hộ là 94.670 đồng/kg 
thì lợi nhuận mang lại cho cả 3 hộ này là 163,6 
triệu đồng, trung bình 38,0 triệu đồng/1.000 m2 
và tỷ suất lợi nhuận đạt 28,5% cho 11 tháng nuôi. 
Kết quả nuôi cá bông lau của 03 nông hộ ở Cù 
Lao Dung chưa cao như mong đợi. Riêng hộ 
ông Lâm Thành Lâm đã nuôi thêm 6 tháng, sản 
lượng cuối cùng là 4.950 kg/ao 2.000 m2, năng 
suất đạt 24,75 tấn/ha, lợi nhuận mang lại cho hộ 
là 134,6 triệu đồng. Các ao nuôi tại huyện Kế 
Sách, cá chậm lớn, hao hụt nhiều do cá thường 
bị bệnh ký sinh trùng và bệnh gan thận mủ. Sản 
lượng của các hộ nuôi ở Kế Sách ước đạt khoảng 
1 tấn cá, với giá bán khoảng 100.000 đồng, như 
vậy tổng thu khoảng 100 triệu, trừ chi phí thì các 
hộ bị lỗ 183,3 triệu đồng, tương ứng lỗ 39,9 triệu 
đồng/1.000 m2 sau 11 tháng nuôi.
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá bông lau.
Nội dung Cù Lao Dung (đồng) Kế Sách (đồng)
Cá giống 90.000.000 74.400.000
Thức ăn 386.269.500 145.950.000
Bộ test môi trường 5.409.000 5.409.000
Cải tạo ao 14.200.000 15.530.000
Thuốc hóa chất 29.195.000 8.285.000
Vật tư, thiết bị 2.000.000 5.200.000
Điện 28.700.000 2.950.000
Công LĐ 17.000.000 12.000.000
Chi phí khác 2.000.000 13.590.000
Tổng chi phí 574.773.500 283.314.000
Tổng thu 738.881.440 100.000.000
Lợi nhuận/tổng mô hình 163.585.940 -183.314.000
Lợi nhuận/1.000 m2 38.043.242 -39.850.870
Giá thành (đồng) 73.641
Tỷ suất lợi nhuận %) 28,5
IV. THẢO LUẬN
Các chỉ tiêu thuỷ lý hoá đa số nằm trong 
ngưỡng thích hợp, ngoại trừ NH3 cao ở 2 thời 
điểm thu mẫu 15/07 và 15/09, cũng rơi vào thời 
điểm pH cao ngày 15/09 ở các ao nuôi Cù Lao 
Dung. Hơn nữa, chỉ tiêu NO2 cũng cao ở một 
số thời điểm thu mẫu trong suốt thời gian nuôi. 
Như vậy có thể thấy việc thay nước 2 tuần/lần 
đã chưa mang lại liệu quả về chất lượng nước. 
Thực nghiệm nuôi trong tương lai có thể chú ý 
đến tăng cường và sử dụng hợp lý chế phẩm vi 
sinh để xử lý nước hoặc thay nước với tần suất 
cao hơn.
Tăng trưởng về khối lượng của cá trong 
nghiên cứu này ở môi trường nước lợ (Cù Lao 
Dung) là 1.136,7 g/con, cao hơn nước ngọt (Kế 
Sách) chỉ đạt 327,3 g/con từ con giống nhỏ 6,1 
g/con sau 11 tháng nuôi. Kết quả nuôi trong 
nước lợ trong nghiêu cứu này cho khối lượng 
thu hoạch cao hơn nuôi nước ngọt ở Vĩnh Long 
của nghiên cứu Cao Văn Lên (2017) đạt 645 g/
con đối với mật độ 1 con/m2 và đạt khối lượng 
602,7 g/con đối với mật độ 0,5 con/m2 nhưng 
khối lượng cá ban đầu khi thả cao hơn là 25 g/
con và sau 10 tháng nuôi. Kết quả nuôi trong 
nước ngọt trong nghiêu cứu này cho khối lượng 
thu hoạch thấp hơn nuôi nước ngọt ở Vĩnh Long 
của nghiên cứu Cao Văn Lên (2017), chỉ 327,3 
g/con. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở đây là Cao 
Văn Lên (2017) thả mật độ thấp hơn là 0,5 và 
1,0 con/m2 (so với trong nghiên cứu này là 1,0-
2,0 con/m2) và thả cá giống từ tự nhiên (so với 
trong nghiên cứu này là giống sinh sản nhân 
tạo). Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra 
tình hình nuôi cá bông lau ở Vĩnh Long, sau 
12 tháng nuôi cá chỉ đạt khối lượng 400-500 g/
con, sau 24 tháng cá đạt 1.200-1.500 g/con của 
chúng tôi.
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối 
lượng của cá nuôi tại huyện Cù lao Dung (độ 
mặn 0-8‰) là 3,1 g/ngày, cao hơn so với nghiên 
cứu của Cao Văn Lên (2017) nuôi nước ngọt, 
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối đạt 2,01-2,15 g/
ngày, nhưng nuôi nước ngọt ở Kế sách thì thấp 
hơn chỉ đạt 1,0 g/ngày. Tuy nhiên, trong công 
bố của Cao Văn Lên (2017) không đề cập cá 
bị bệnh ký sinh trùng hay nhiễm khuẩn trong 
khi ao nuôi trong nghiên cứu này ở nước ngọt 
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
bị bệnh ký sinh trùng và nhiểm khuẩn, đặc biệt 
là bệnh gan thận mủ làm cho hao hụt cao. Đây 
cũng có thể là nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống 
nuôi nước ngọt trong nghiên cứu này thấp (7,1-
51,4%). Đối với ao nuôi nước lợ, tăng trưởng 
theo khối lượng (Hình 7) và tăng trưởng DWG 
tăng cao trong các tháng cuối (Hình 8), có thể 
cho thấy hoặc là cá tiếp tục sinh trưởng tốt hoặc 
có thể cá sinh trưởng tốt khi độ mặn tăng trở lại. 
Nghiêu cứu của Hồ Trung Hiếu (2019) nuôi cá 
từ 6,1 g/con trong vòng 70 ngày ở các mức độ 
mặn khác nhau là 0, 4‰ và 8‰ cho thấy cá tăng 
trưởng về khối lượng và chiều dài ở độ mặn 4‰ 
có khuynh hướng tốt hơn 8‰ và 0‰; FCR được 
ghi nhận thấp nhất ở độ mặn 8‰ (1,15), kế đến 
là độ mặn 4‰ (1,19), cao nhất ở độ mặn 0‰; 
tỷ lệ sống và sinh khối của cá ở độ mặn 8‰ tốt 
hơn so với độ mặn 4‰ và 0‰. Bằng chứng về 
cá tiếp tục sinh trưởng tốt là khi hộ Lâm Thành 
Lâm nuôi thêm 5-6 tháng tiếp thì tổng sản lượng 
thu được tăng 4.597 kg từ 4.030,6 kg. 
FCR cao nhất được ghi nhận ở hộ Lâm Vũ 
Linh là 2,8 và sau 11 tháng FCR tại vùng nuôi Cù 
Lao Dung dao động từ 2,5-2,8. Tỷ lệ sống của 
cá nuôi ở Cù Lao Dung khá cao dao động 72,4-
90,0%, trung bình đạt 79,3% (Bảng 5) thấp hơn 
Cao Văn Lên (2017) thực nghiệm nuôi cá bông 
lau trong ao nước ngọt bằng giống tự nhiên sau 
10 tháng, dao động 81,4-86,4%. Năng suất cá 
bình quân ở Kế Sách đạt khá thấp là 811,7 kg/
ha, trong khi ở Cù Lao Dung là 14.897,8 kg/ha 
(Bảng 5). Năng suất ở nước lợ Cù Lao Dung 
cao hơn kết quả điều tra hiện trạng nuôi cá 
bông lau nước ngọt ở Hậu Giang 13.500 kg/ha 
nhưng thấp hơn ở nước lợ điều tra tại Sóc Trăng 
là 20.900 kg/ha mà nhóm chúng tôi đã điều tra 
trong dự án nuôi cá bông lau trong ao đất tại 
Sóc Trăng. Như vậy, nếu chúng ta có thể quản lý 
môi trường tốt hơn trong nghiên cứu này, quản 
lý và phòng trị bệnh tốt hơn và giảm được hệ số 
chuyển đổi thức ăn, thì chúng ta có thể đạt hiệu 
quả nuôi tốt hơn. 
Hiệu quả về lợi nhuận đạt 38,0 triệu 
đồng/1.000 m2 ao trong 11 tháng là tương 
đối tốt khi mà ở vùng nước lợ gặp khó khăn 
dịch bệnh trên tôm nước lợ (thẻ và sú) và tăng 
trưởng chậm ở độ mặn thấp cho tôm sú, thì nuôi 
cá bông lau có thể là phương án lựa chọn của 
người nuôi.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
- Các yếu tố thủy lý hóa tại vùng nuôi thí 
nghiệm thích hợp cho sự phát triển bình thường 
của cá bông lau, ngoại trừ pH, NH3 và NO2 cao 
ở một số thời điểm trong quá trình nuôi.
- Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài, 
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá nuôi ở nước 
lợ Cù Lao Dung cao hơn nhiều so với nước ngọt 
ở Kế Sách. Sau 11 tháng nuôi, khối lượng cá 
ở vùng Cù Lao Dung cao hơn gần 3 lần so với 
khối lượng cá ở vùng Kế Sách. Khối lượng và 
chiều dài cá nuôi ở Kế Sách chỉ đạt 319-345 g/
con và 31,4-31,5 cm/con thấp hơn nhiều so với 
khối lượng cá ở Cù Lao Dung là 970-995 g/con 
và 42,9-43,2 cm/con.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá bông lau 
sau 11 tháng nuôi ở Cù Lao Dung là 2,5-2,8. Tỷ 
lệ sống của cá ở Kế Sách từ 7,1-51,9%, trung 
bình là 22,3% trong khi đó ở Cù Lao Dung là 
72,4-84,8%, trung bình là 77,5%; Năng suất cá 
nuôi bình quân ở Kế Sách đạt khá thấp là 0,81 
tấn/ha, trong khi ở Cù Lao Dung là 16,43 tấn/ha.
Hiện quả về lợi nhuận tương đối tốt đạt 38,0 
triệu đồng/1.000 m2 ao trong 11 tháng ở nước lợ 
ở Cù Lao Dung.
5.2. Đề xuất
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nuôi bằng 
con giống sinh sản nhân tạo để giảm FCR, cải 
thiện môi trường nuôi và phòng trị bệnh hiệu 
quả hơn đặc biệt là trong môi trường nước ngọt. 
- Nghiên cứu thử nghiệm nuôi ở mật độ cao 
hơn hướng đến tăng hiệu quả nuôi trên một đơn 
vị diện tích.
12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
LỜI CẢM ƠN
Nhóm đề tài xin cảm ơn Lãnh đạo Trường 
Cao Đẳng Kinh tế – Kỹ thuật, Trung tâm Quốc 
gia giống Thuỷ sản Nước ngọt Nam Bộ – Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Trung tâm 
Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Sóc Trăng – Sở 
KH&CN Sóc Trăng và các ban ngành cấp xã, 
huyện Kế Sách và Cù Lao Dung tạo điều kiện 
hợp tác thực hiện đề tài. Cảm ơn các hộ nuôi 
tham gia thực hiện mô hình. Xin chân thành 
cảm ơn toàn thể anh em ở các đơn vị đã tham 
gia giúp đỡ thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Cao Văn Lên, 2017. Bước đầu thử nghiệm nuôi cá 
bông lau (Pangasius krempfi) giai đoạn từ cá 
giống lên cá thương phẩm trong ao đất. Đề tài 
nghiên cứu khoa học cơ sở tỉnh Vĩnh Long, 32 
trang.
Hồ Trung Hiếu, 2019. Ảnh hưởng của độ mặn đến 
sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bông lau 
(Pangasius krempfi) giai đoạn giống đến 70 ngày 
nuôi trong điều kiện thí nghiệm. Báo cáo thực 
tập tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. 
Trường Cao Đẳng kinh tế – kỹ thuật Cần Thơ, 
Khoa công nghệ – thủy sản, Bộ môn nuôi trồng 
thủy sản.
Huỳnh Hữu Ngãi, Thi Thanh Vinh, Đặng Văn 
Trường, Nguyễn Thanh Nhân, Trịnh Quốc Trọng 
và Lê Trung Đỉnh, 2011. Kết quả sinh sản nhân 
tạo cá bông lau. Tuyển tập nghề cá sông Cửu 
Long, số 2/2011. Trang 113-122.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh 
Trường Giang, 2006. Giáo trình quản lý chất 
lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản, 
Trường đại học Cần Thơ. 62 trang.
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Sóc 
Trăng, 2019. Báo cáo kết quả thực hiện 9 tháng 
đầu năm 2019. Số 423/BC-SNN ngày 18 tháng 9 
năm 2019.
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, C. E., 1998. Water quality for ponds 
Aquaculture. Research and Development Series 
No. 43, August 1998, Alabama, 37pp.
Lawson, T. B., 1995. Water quality and environmental 
requirements. In Fundamentals of Aquacultural 
Engineering (pp. 12-39). Springer, Boston, MA.
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian 
Mekong. FAO, Rome. 265 pp.
Piper, R.G., 1982. Fish hatchery management. 
Washinton, D.C. US Department if Interior. Fish 
and Wild Service, 248-271.
13TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
CULTURE MODEL OF Pangasius krempfi IN EARTHEN POND IN 
SOC TRANG PROVINCE
Nguyen Van Hiep1*, Dang Van Truong1, Nguyen Quang Trung2, Ho My Hanh2, 
Lam Van Tung3, Le Trung Tam3
ABSTRACT
Pond culture of Pangasius krempfi was carried out in fresh water in Ke Sach and in brackish water 
in Cu Lao Dung districts from January 31, 2018 to July 30, 2019. At each study site, fingerling 
were stocked in 3 ponds with density of 1-2 individuals.m-2 with aeration by diffuser and paddle 
wheel. The average stocking weight is 6.06 g/fish. After 11 months of culture, the weight of fish 
in Ke Sach is from 312 to 345 g.fish-1 and that in Cu Lao Dung is from 1,090 to 1,200 g.fish-1. The 
average dairly weight gain of fish reared in Cu Lao Dung is 3.1 g.day-1, higher than that of Ke Sach 
1.0 g.day-1. FCR ranges from 2.5 to 2.8 in Cu Lao Dung’s ponds. The survival rate of fish in Ke 
Sach is quite low, ranging from 7.1 to 51.4%, an average of 22.3% while the survival rate of fish 
in Cu Lao Dung is higher, fluctuating from 72.4 to 84.8%, an average of 77.5%. The average pond 
yield in Ke Sach is quite low (0.81 tons ha-1) while that in Cu Lao Dung is 14.9 tons ha-1. Farms in 
brackish water in Cu Lao Dung have the benefit with an average of 38.0 millions VND per 1,000 
m2 pond after 11 months of culture. Discussion on technical measures needs to be applied in order 
to improve farm benefit are also presented in this paper. 
Keywords: Pangasius krempfi, grow – out, pond culture, brackish water.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 16/9/2019
Ngày thông qua phản biện: 26/5/2020
Ngày duyệt đăng: 20/6/2020
Người phản biện: TS. Đinh Thế Nhân 
Ngày nhận bài: 10/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 26/5/2020
Ngày duyệt đăng: 20/6/2020
1 Research Institute for Aquaculture No.2
2 Can Tho Technical Economic college
3 Soc Trang Provincial Department of Science anh Technology
* Email: nguyenvanhiep1979@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_nuoi_ca_bong_lau_pangasius_krempfi_trong_ao_dat_o_ti.pdf