Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

TÓM TẮT

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân gây tôm

chết hàng loạt ở ĐBSCL. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát

dịch bệnh AHPND. Nghiên cứu được thực hiện trên 11 ao trong thời gian nuôi 88-98 ngày. Các thí

nghiệm tập trung hạn chế mật độ V. parahaemolyticus trong nước bằng chất diệt khuẩn và bổ sung

chế phẩm vi sinh và trong tôm bằng các hợp chất kháng khuẩn (Monoglycerides, sản phẩm của Nutriad) và kháng sinh Oxytetracyline 10g/kg bổ sung trong thức ăn trong quá trình nuôi. Kết quả cho

thấy, hai nghiệm thức thí nghiệm khống chế mật độ V. parahaemolyticus trong nước từ 0 – 4.500

CFU/ml. Nhóm ao sử dụng các hợp chất kháng khuẩn kết hợp với Oxytetracyline liều 10g/kg thức

ăn bổ sung trong thức ăn giúp hạn chế mật độ V. parahaemolyticus có ý nghĩa so đối chứng. Kết quả

nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của tôm ở nhóm ao thực nghiệm đạt lần lượt 87,53 ± 7,5 (%); FCR:

1,46 ± 0,14, năng suất: 12,38 ± 1,31 tấn/ha. Ngược lại, nhóm ao đối chứng tỷ lệ sống: 60,69 ± 34,50

(%), FCR: 1,65 ± 0,55 và năng suất: 9,39 ± 4,47 tấn/ha. Bước đầu cho thấy giải pháp bổ sung các

chất kháng khuẩn, kháng sinh trong thức ăn, diệt khuẩn và chế phẩm vi sinh trong nước kiểm soát

được bệnh AHPND ở điều kiện sản xuất

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 18100
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long
. Tuy nhiên, hợp chất kháng 
khuẩn này không có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn 
vi khuẩn V. parahaemolyticus trong tuyến gan 
tụy của tôm.
Hình 2: Tần xuất nhiễm V. pararhaemolitycus trên gan tôm trong 35 lần kiểm tra
3.3.2 Ảnh hưởng của Oxytetracyline (OTC) bổ sung vào thức ăn lên mật độ Vibrio 
parahaemolyticus 
Qua kết quả phân tích hình 3 cho thấy 
rằng nhóm ao thực nghiệm (TN) và nhóm ao 
đối chứng (ĐC) đều phải sử dụng kháng sinh 
OTC để kiểm soát mật độ V. parahaemolyticus 
tại một số thời điểm trong quá trình nuôi. Nhóm 
ao ĐC có mật độ V. parahaemolyticus cao nhất 
930 CFUg/gan tôm. Trong khi đó, nhóm ao TN 
có mật độ V. parahaemolyticus thấp hơn đạt 
385 CFU g/gan tôm. Kết quả này cho thấy rằng 
sử dụng OTC riêng rẻ khống chế vi khuẩn V. 
parahaemolyticus kém hơn khi sử dụng phối 
hợp. Như vậy, sử dụng OTC phối hợp với 
hợp chất kháng khuẩn Monoglycerides và sản 
phẩm Nutriad đã làm hạn chế thấp mật độ V. 
prarahaemolyticus ở nhóm ao TN so với ĐC.
Hình 3. Diễn biến mật độ Vibrio parahaemolyticus trong tôm trước và sau khi sử dụng kháng sinh 
Oxytetracyline
88 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.4 Đánh giá tăng trưởng và năng suất 
tôm
Kết quả phân tích bảng 3 cho thấy ở nhóm 
ao thực nghiệm (TN) có năng suất đạt cao nhất 
12376,3 ± 1307,3 tấn/ha. Tuy nhiên, khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê so với nhóm ao đối 
chứng (ĐC) 9393,2 ± 4465,5 tấn/ha. Nhóm ao 
TN và ao ĐC có tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn 
(FCR) và trọng lượng thu hoạch khác biệt không 
có ý nghĩa trong thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ sống 
và thời gian nuôi khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. 
Bảng 3. Năng suất và tăng trưởng của tôm trong ao thí nghiệm
Thông số Đơn vị TN ĐC
Trọng lượng thu hoạch g/con 14,66±2a 15,09±1,34a
Thời gian nuôi Ngày 95,10±4,22a 89,00±0,0b
Hệ số thức ăn (FCR) g/g 1,46±0,14a 1,65±0,55a
Năng suất kg/ha 12376,3±1307,3a 9393,2a ±4465,5
Tỷ lệ sống % 87,53 ± 7,50a 60,69±34,5b
Tốc độ tăng trưởng g/con 0,15 ±0,02a 0,17 ±0,02a
Ký hiệu các chữ cái trên trên cùng một hàng ngang khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p<0,05)
IV. THẢO LUẬN
Giải pháp kỹ thuật chính trong nghiên cứu 
này là sử dụng biện pháp tầm soát mật độ Vibrio 
parahaemolyticus với tần xuất 2 ngày/lần trong 
suốt chu kỳ nuôi. Dựa vào kết quả tầm soát này, 
chúng tôi có cơ sở khoa học để áp dụng các biện 
pháp kỹ thuật can thiệp trực tiếp tại ao nuôi 
nhằm giảm mật độ V. parahamolyticus trong 
nước ở ngưỡng thấp nhất <1000 CFU/ml. Kết 
quả hình 1 cho thấy rằng biến động mật độ V. 
parahaemolyticus đều phụ thuộc vào tác động 
kỹ thuật can thiệp tại từng thời điểm của quá 
trình nuôi. Kết quả tầm soát vi khuẩn cũng cho 
thấy rằng càng về cuối chu kỳ nuôi (sau 60 ngày 
nuôi) hàm lượng hữu cơ trong nước tăng, lúc này 
ở hai nhóm ao thực nghiệm (TN) và đối chứng 
(ĐC) có mật độ V. parahaemolyticus tăng cao 
>1000 CFU/ml. Tại các thời điểm này chúng tôi 
áp dụng biện pháp diệt khuẩn và 24h bổ sung lại 
chế phẩm vi sinh đã làm giảm thấp đáng kể mật 
độ V. parahaemolyticus. Như vậy, sử dụng giải 
pháp tầm soát và can thiệp đúng thời điểm bằng 
hóa chất diệt khuẩn và bổ sung chế phẩm vi 
sinh đã khống chế mật độ V. parahaemolyticus 
từ 0 – 4500 CFU/ml ở nhóm ao TN và ĐC. Kết 
quả cho thấy với mật độ trên không thấy sự xuất 
hiện bệnh AHPND trong điều kiện sản xuất. 
Trong khi đó kết quả nghiên cứu nghiên cứu của 
Tran và ctv., (2013) lây nhiễm bằng cách ngâm 
vào dịch vi khuẩn V. parahaemolyticus với mật 
độ tế bào 106 - 108 cfu/ml, sau 4 ngày lây nhiễm, 
kết quả cho thấy 100% tôm chết với biểu hiện 
bệnh hoại tử gan cấp tính. 
Hợp chất Monoglyceride được biết như là 
một chất kháng khuẩn và kháng virus được sử 
dụng trong dược phẩm ở người và thuốc thú 
y. Hợp chất này được xem như là một chất dự 
phòng thay thế cho thuốc kháng sinh. Trong 
khi đó, sản phẩm Nutriad là hợp chất chiết xuất 
từ thực vật, được lựa chọn nhờ đặc tính kháng 
khuẩn và diệt khuẩn, chống vi khuẩn gây hại 
trong môi trường thí nghiệm. Hợp chất này 
cũng được chứng minh có khả năng ức chế vi 
khuẩn phát tín hiệu Quorum Sensing ở nồng độ 
thấp hơn nồng độ ức chế, cho phép kiểm soát 
hiệu quả hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng 
có lợi hơn (Coutteau và ctv., 2010). Bệnh AH-
PND gây ra do tác nhân chính là vi khuẩn V. 
parahaemolyticus (Loc và ctv., 2013). Do đó, 
biện pháp tầm soát trong tuyến gan tụy tôm là 
89TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
cần thiết để phát hiện sớm vi khuẩn V. para-
haemolyticus, nghiên cứu đã áp dụng hợp chất 
kháng khuẩn Monoglycerides và sản phẩm của 
Nutriad bổ sung vào thức ăn sau khi tôm được 1 
ngày tuổi và đến cuối chu kỳ nuôi. Kết quả hình 
2 cho thấy tần xuất nhiễm V.parahaemolyticus 
giữa nhóm ao thực nghiệm và ao đối chứng thể 
hiện không rõ ràng. Tuy nhiên, khi quan sát trên 
tôm nuôi nhận thấy rằng nhóm ao thực nghiệm 
sử dụng hợp chất kháng khuẩn có màu sắc gan 
tụy tốt hơn so với ao đối chứng. Như vậy, các 
hợp chất kháng khuẩn chỉ có tác dụng kiềm chế 
sự phát triển vi khuẩn V. Parahaemolyticus. Tuy 
nhiên, không có tác dụng diệt vi khuẩn V. pa-
rahaemolyticus hoàn toàn trong tuyến gan tụy 
của tôm. 
Kháng sinh là những chất có khả năng tiêu 
diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi 
khuẩn một cách đặc hiệu. Một số loại kháng 
sinh phổ biến như: oxytetracyline, florfenicol, 
sarafloxacine và enrofloxacine để sử dụng điều 
trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản (Soto-Rodri-
guez và ctv., 2006). Oxytetracyline, kháng sinh 
sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm và cá, được 
sử dụng ức chế vi khuẩn Vibrio (Reed và ctv., 
2006). Nghiên cứu này sử dụng oxytetracyline 
(OTC) nhằm tiêu diệt vi khuẩn V. parahae-
molyticus trên tôm. Với nồng độ OTC 10g/kg 
thức ăn sử dụng 5 ngày liên tục. Kết quả kiểm 
tra mật độ vi khuẩn V. parahaemolyticus trên 
gan tôm ở nhóm ao đối chứng (ĐC) cao hơn 
2-3 lần so với nhóm thực nghiệm (TN). Nhóm 
ao TN sử dụng phối hợp với kháng sinh OTC 
đã làm giảm mật độ V. parahaemolyticus thấp 
hơn so với nhóm ao ĐC lần lượt tại các thời 
điểm 48-53 ngày, 68-72 và 87-90 ngày nuôi. 
Một vài kết quả nghiên cứu gần đây của các 
tác giả Morales-Covarrubias, M.S. ctv., (2012) 
sử dụng florfenicol (FF) liều 1.000g/kg thức ăn 
và oxytetracycline (OTC) liều 6.070 g/kg thức 
ăn diệt vi khuẩn NHPB hiệu quả cao trên tôm 
chân trắng. Theo nghiên cứu Chanratchakool và 
ctv., (1991); Frelier và ctv., (1993) cho rằng bổ 
sung OTC liều 3-5g/kg thức ăn để điều trị bệnh 
NHP trên tôm sú. Trong nghiên cứu này, bổ 
sung kháng sinh OTC 10g/kg thức ăn ở nhóm 
ao đối chứng có độ mẫn cảm vi khuẩn V. para-
haemolyticus thấp hơn khi dùng phối hợp với 
các hợp chất kháng khuẩn.
Kết quả tăng trưởng và năng suất tôm ở 
nhóm ao thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) 
cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng, FCR và 
năng suất khác biệt không có ý nghĩa về mặt 
thống kê. Tuy nhiên, năng suất và tỷ lệ sống ở 
nhóm ao TN cao hơn so với đối chứng. Đồng 
thời FCR thấp hơn so với đối chứng. Như vậy, 
việc sử dụng hợp chất kháng khuẩn không ảnh 
hưởng đến tốc độ tăng trưởng tôm và tăng năng 
suất và tỷ lệ sống, đồng thời làm giảm thấp 
FCR trong nghiên cứu thí nghiệm. Theo tác giả 
Hermsen., (2014) nghiên cứu cho thấy hợp chất 
Monoglyceride có khả năng kháng bệnh cao, 
tỷ lệ sống giữa nghiệm thức sử dụng monogly-
ceride trên 80%. Nghiên cứu của Coutteau và 
ctv., (2010) bổ sung hợp chất kháng khuẩn của 
Nutriad thúc đẩy tôm tăng trưởng ở điều kiện 
phòng thí nghiệm; tăng 20% tăng trọng hàng 
tuần và cải thiện 4% tỉ lệ chuyển đổi thức ăn. 
Tương tự như kết quả của hai tác giả (Coutteau; 
Hermsen), nghiên cứu này sử dụng các hợp chất 
kháng khuẩn Monoglycerides và sản phẩm Nut-
riad bổ sung trong thức ăn trong thí nghiệm cho 
thấy tăng năng suất, tỷ lệ sống tôm nuôi và giảm 
FCR so với nhóm ao đối chứng.
V. KẾT LUẬN 
5.1 Kết luận
Thí nghiệm cho thấy rằng các giải pháp 
kỹ thuật kiểm soát bệnh AHPND dựa trên biện 
pháp tầm soát định kỳ 2 ngày/lần đã khống chế 
mật độ Vibrio parahaemolyticus <4500 CFU/ml 
trong nước và tôm nuôi <1000 CFU/g gan tôm. 
Bước đầu cho thấy giải pháp bổ sung các hóa 
chất diệt khuẩn, chế phẩm vi sinh trong nước 
và hợp chất kháng khuẩn, kháng sinh Oxyte-
tracyline trong thức ăn kiểm soát được bệnh 
AHPND ở điều kiện sản xuất.
90 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
5.2 Đề nghị
Để hạn chế bệnh AHPND trên tôm chân 
trắng cần phải tầm soát mật độ Vibrio paraha-
emolyticus trong nước và trong tôm để có giải 
pháp khống chế bằng chất diệt khuẩn và kết hợp 
với vi sinh. Oxytetracyline có thể sử dụng với 
liều lượng thích hợp khi tôm nhiễm mầm bệnh, 
không nên sử dụng kháng sinh định kỳ. Cần 
nghiên cứu thêm cơ sở khoa học của việc ứng 
dụng chất diệt khuẩn và sử dụng vi sinh. Trong 
tương lai gần, cần nghiên cứu thử nghiệm vài 
chất kháng khuẩn khác thay thế kháng sinh để 
tăng chất lượng tôm thương phẩm.
CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện từ đề tài 
“Nghiên cứu đề xuất mô hình nuôi tôm sú và 
tôm thẻ chân trắng phòng chống hội chứng chết 
sớm” thuộc chương trình Dịch bệnh tôm khẩn 
cấp, Bộ Nông Nghiệp đã tài trợ kinh phí cho 
nghiên cứu này. Tác giả chân thành cảm ơn đến 
Công ty cổ phần thủy sản Trung Sơn đã hợp tác 
trong nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Lê Hồng Phước, Lê Hữu Tài và Nguyễn Văn Hảo, 
2012. Diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy 
trong ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề, 
Tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo khoa học. 268-277.
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Văn Thị Thúy, Nguyễn Văn 
Chắc, 2013. Phân lập và khảo sát đặc tính pro-
biotic của các chủng Bacillus spp. Từ môi trường 
ao nuôi cá tra tại tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí nghề cá 
sông Cửu long -2-tháng 11-2013.
Tài liệu tiếng Anh
Balcazar, J.L., de Blas, I., Ruiz-Zarzuela, I., Cun-
ningham, D., Vendrell, D., Muzquiz, J.L., 2006. 
The role of probiotics in aquaculture. Veterinary 
Microbiology 114, 173–186.
Charatchkool, P., Limsuwan, C.,1991. Accumulation of 
oxytetracycline in tiger shrimp Penaeus monodon 
(Fabricius). Thai Fisher Gazette. 44: 31-33.
Coutteau, P., PhD thesis, 2013. Novel additive to reduce 
economic impact of disease on shrimp production. 
International Aqufeed, 29-32.
Defoirdt, T., Halet, D., Sorgeloos, P., Bossier, P., 
Verstraete, W., 2006. Short chain fatty acids protect 
gnotobiotic Artemia franciscana from pathogenic 
Vibrio campbellii. Aquaculture 261: 804-808.
Eleraky, N.Z., Potgieter, L.N., Kennedy, M.A., 2002. 
Virucidal efficacy of 4 new disinfectants. J Am 
Anim Hosp Assoc 38(3): 231–234.
Frelier, P.F., Loy, J.F., Kruppenbach, B.,1993. Trans- 
mission of Necrotizing Hepatopancreatitis in 
Penaeus vannamei. J. Invert. Pathol. 61:44-48. 
Hermsen, D., 2014. Development of 1-Monoglycerides 
Against AHPN. Global aquaculture advocate. 18-21.
Loc Tran, Linda Nunan, Rita, M., Redman, Leone, L., 
Mohney, Carlos R., Pantoja, Kevin Fitzsimmons, 
Donald, V., Lightner., 2013. Determination 
of the infectious nature of the agent of acute 
hepatopancreatic necrosis syndrome affecting 
penaeid shrimp. Dis Aquat Org.Vol. 105: 45–55. 
doi: 10.3354/dao02621.
Lightner, D.V., Redman, R.M., Pantoja, C.R., Noble, 
B.L., Loc Tran., 2012. Early Mortality Syndrome. 
Global aquaculture advocate 2/2012, p40.
Morales-Covarrubias, M.S., 2012. Necrotising 
hepatobacterium (NHPB) infection in Penaeus 
vannamei with florfenicol and oxytetracycline: 
a comparative experimental study Revista 
Científica, vol. XXII, núm. 1, enero-febrero, 
2012, pp. 72-80, Universidad del Zulia Venezuela.
Reed, L. A.; Siewicki., Shah, J.C., 2006. The 
biopharma- ceutics and oral bioavailability of two 
forms of oxytetracy- cline to the white shrimp, 
Litopenaeus setiferus. Aquac. 258: 42-54.
Soto-Rodríguez, S., Armenta, M., & Gomez-Gil, B., 
2006. Effects of enrofloxacin and florfenicol 
on survival and bacterial population in an 
experimental infection with luminescent Vibrio 
campbellii in shrimp larvae of Litopenaeus 
vannamei. Aquaculture,vol.255, pp.48-54.
Vaseeharan and P. Ramasam, 2003. Control of pathogenic 
Vibrio spp. by Bacillus subtilis BT23, a possible 
probiotic treatment for black tiger shrimp Penaeus 
monodon. The Society for Applied Microbiology, 
Letters in Applied Microbiology, 36, 83–87.
Wutzler, P., Sauerbrei, A., 2000. Virucidal efficacy of 
a combi- nation of 0.2% peracetic acid and 80% 
(v/v) ethanol (PAA-ethanol) as a potential hand 
disinfectant. J Hosp Infect 46(4):304–8
91TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TECHNICAL SOLUTIONS TO CONTROL ACUTE EPATOPANCREATIC 
NECROSIS DISEASE OF WHITE LEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei) IN 
INTENSIVE FARMING IN MEKONG DELTA
Nguyen Van Phung1*, Le Hong Phuoc2, Nguyen Van Hao3
ABSTRACT
The Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) caused by Vibrio parahaemolyticus has 
been happened a mass mortality of shrimp culture in the Mekong Delta, Vietnam. The aim of this re-
search is to find out effective technical solutions which can be reduced the AHPND. This study was 
conducted on 11 grow out ponds within 88-98 days of culture. Experiments carried out to reduce V. 
parahaemolyticus density in water colume and hetopancreas of L. vannamei by disinfectants com-
bining probiotic, and Monoglycerides and Nutriad’s products and Oxytetracyline in oral feeding 
during culture period respectively. The results showed that applying the disinfectants combining 
probiotic controlled V. parahaemolyticus density about 0 – 4.500 cfu/ml in water colume. The ex-
periments that used Monoglycerides and Nutriad’s products combining with 10g of Oxytetracyline 
per 1kg shrimp helped to decrease the V. parahaemolyticus density in hetopancreas of shrimp sig-
nificantly. The results recorded that average of survival rate 87.53 ± 7.5 (%), FCR 1.46 ± 0.14 and 
yield reached 12.38 ± 1.30 ton/ha, while those control treatment average of survival rate 60.69 ± 
34.50 (%), FCR 1.65 ± 0.55 , yeild reached 9.39 ± 4.46 ton/ha. Preliminary results presented that 
using anti-microbials and antibiotics in oral feed, and using disinfectants combining probiotic in 
water can to control the AHPND in shrimp farming. 
Keywords: Vibrio parahaemolyticus, white shrimp, monoglyceries, Nutriad, Kien Giang
Người phản biện: ThS. Nguyễn Nhứt
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 Inland Fisheries Resources & Capture Division, Research Institure for Aquaculture No.2. 
* Email: nguyenvanphung_ts2003@yahoo.com 
2 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No.2. 
3 Research Institute for Aquaculture No.2.

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_phap_ky_thuat_kiem_soat_benh_hoai_tu_gan_tuy_cap_tr.pdf