Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện trên 200 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc

Liêu, Cà Mau, 160 mẫu tôm nuôi nước lợ được thu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, 24

mẫu thức ăn thu từ 8 công ty và 60 mẫu động vật hiện diện trong ao nuôi tôm như ruốc, ốc đinh, cá

rô phi, hàu. Mẫu tôm được thu từ các ao tôm có biểu hiện chậm lớn và các dấu hiện bất thường ở

gan tụy trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019 và kiểm tra bằng phương pháp

PCR để phát hiện các mầm bệnh như EHP (Enterocytozoon hepatopenaei), WSSV (White Spot

Syndrome Virus), Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp và IHHNV (Infectious

Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus). Tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm giống là 7,0%. Tỷ lệ

nhiễm EHP trên tôm nuôi tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau lần lượt là 48,4%, 34,1%

và 40,4%. Trong số các mẫu nhiễm EHP cho thấy mức độ nhiễm kép của EHP với WSSV, V.

parahaemolyticus và IHHNV. Trong đó tỷ lệ nhiễm kép của EHP với Vibrio parahaemolyticus là

cao nhất (chiếm 18,57% trong số các mẫu dương tính với các mầm bệnh). Không phát hiện EHP

trong tất cả các mẫu thức ăn được kiểm tra. Tuy nhiên phát hiện EHP ở con ruốc, ốc đinh, tép trứng

và hàu. Có thể kết luận rằng tôm chậm lớn có liên quan đến nhiễm EHP và các động vật khác có

thể là nguồn lây nhiễm

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 1

Trang 1

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 2

Trang 2

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 3

Trang 3

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 4

Trang 4

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 5

Trang 5

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 6

Trang 6

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 7

Trang 7

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 8

Trang 8

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 9

Trang 9

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 33020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm

Khảo sát sự hiện diện của vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei trên tôm nuôi, thức ăn công nghiệp và các loài động vật khác trong ao nuôi tôm
LANCO (CP) 3 (-)
TURBO (CP) 3 (-)
GROBEST 3 (-)
Thăng Long 3 (-)
Cargill –Aquaxcel 3 (-)
UP 3 (-)
Tongwei 3 (-)
Tổng số mẫu 24 Tất cả âm tính với EHP
3.3. Sự hiện diện của EHP trong mẫu 
động vật khác
Các mẫu động vật khác trong ao nuôi tôm 
được thu để kiểm tra sự hiện diện của EHP gồm 
hầu, ốc đinh, cá rô phi, ruốc, tép trứng. Ngoại 
trừ cá rô phi không phát hiện sự hiện diện của 
EHP trên tổng số 8 mẫu thu tuy nhiên EHP được 
tìm thấy trên các mẫu hầu, ốc đinh, ruốc và tép 
trứng (Bảng 5).
33TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 5. Kết quả kiểm tra mẫu động vật khác trong ao nuôi tôm.
Tỉnh Hàu 
(Crassostrea 
sp.)
Ốc đinh 
(Batillaria sp.)
Ruốc 
(Acetes sp.)
Cá rô phi 
(Oreochromis 
niloticus)
Tép trứng 
(Macrobrachium 
equidens)
Sóc Trăng 0/3 0/3 1/5 0/2 1/7
Bạc Liêu 0 1/5 1/7 0/4 0/4
Cà Mau 1/3 1/4 0/3 0/2 1/8
Số mẫu 
dương tính 
EHP
1/6 2/12 2/15 0/8 2/19
Hình 4. Kết quả điện di các mẫu tôm được 
kiểm tra vi rút đốm trắng (WSSV) bằng 
phương pháp semi-nested PCR. Giếng 1, 2, 4, 
6: mẫu âm tính. Giếng 3, 5: mẫu dương tính. 
Giếng (-): mẫu chứng âm. Giếng (+): mẫu 
chứng dương. Giếng M: Thang DNA 100bp 
(ABM).
Hình 5. Kết quả điện di các mẫu tôm được 
kiểm tra V. parahaemolyticus gây AHPND 
bằng phương pháp PCR. Giếng 1, 5, 6, 9: mẫu 
âm tính . Giếng 2, 3, 4, 7,8: mẫu dương tính. 
Giếng (-): mẫu chứng âm. Giếng (+): mẫu 
chứng dương. Giếng M: Thang DNA 100bp 
(ABM).
Hình 6. Kết quả điện di các mẫu tôm được 
kiểm tra EHP bằng phương pháp PCR. Giếng 
1, 2, 3, 4, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 
18, 19,20, 22: mẫu âm tính . Giếng 5, 8, 9: mẫu 
dương tính. Giếng (-): mẫu chứng âm. Giếng 
(+): mẫu chứng dương. Giếng M: Thang DNA 
100bp (ABM).
Hình 7. Kết quả điện di các mẫu tôm được 
kiểm tra IHHNV bằng phương pháp PCR. 
Giếng 2, 5, 6: mẫu âm tính . Giếng 1, 3, 4: mẫu 
dương tính. Giếng (-): mẫu chứng âm. Giếng 
(+): mẫu chứng dương. Giếng M: Thang DNA 
100bp (ABM).
34 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. THẢO LUẬN
Theo Tourtip và ctv., (2009), bệnh do vi bào 
tử trùng ngày càng tăng cao ở các nước Đông 
Nam Á. Hiện nay, EHP được ghi nhận đã xuất 
hiện ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt 
Nam, Thái Lan, Ấn Độ và một số nước ở vùng 
Nam Á. Hội chứng phân trắng (White Feces 
Syndrome -WFS) được tìm thấy do nhiều tác 
nhân làm tôm chậm lớn, phân đàn, giảm ăn và có 
trường hợp chết rải rác liên tục. Những biểu hiện 
này thường được nhận thấy ở các bệnh khác liên 
quan đến tình trạng gan tụy tôm nuôi như bệnh 
do EHP, hoại tử gan tụy do V. parahaemolyticus 
và bệnh nhiễm giống vi khuẩn Vibrio nói chung 
gây hoại tử gan tụy (Septic Hepatopancreatic 
Necrosis -SHPN). Vibrio gây SHPN có thể là 
tác nhân chính hoặc tác nhân cơ hội và thường 
hiện diện chủ yếu trong gan tụy tôm. Đặc biệt 
là khi gan tụy tôm bị yếu tố ban đầu làm tổn 
thương sẽ tạo điều kiện cho các Vibrio cơ hội 
gây bệnh và gây SHPN. Điều này được chứng 
minh theo nhận định của Aranguren và ctv., 
(2017), EHP được xác định là yếu tố làm tăng 
sự mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng đối với bệnh 
gan tụy cấp AHPND, SHPN và WFS. Do đó, 
việc kiểm soát và phòng tránh loài vi bào tử 
trùng này trong quá trình nuôi là rất quan trọng. 
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ 
giữa WFS và các tác nhân khác trong đó có vai 
trò của EHP, SHPN kết hợp với môi trường bất 
lợi (Aranguren và ctv., 2019). Kết quả thu mẫu 
kiểm tra EHP bằng phương pháp PCR trên vùng 
có WFS và vùng không có WFS cho thấy mẫu 
thu ở vùng có WFS có số lượng ký sinh trùng 
EHP cao hơn vùng không có WFS (Aranguren 
và ctv., 2019). Điều này cho thấy tôm bệnh phân 
trắng có nhiều nguy cơ nhiễm EHP hơn. EHP là 
tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nên khả năng 
lây ngang giữa các các thể trong quần đàn là có 
thể xảy ra.
Liên quan đến tình hình bệnh trên tôm 
nuôi, ở Cà Mau, trong tháng 10/2019 có tổng 
diện tích tôm bị thiệt hại là 179,67 ha, trong đó, 
bệnh đốm trắng chiếm 26,8%, bệnh hoại tử gan 
tụy cấp 55,2% và bệnh khác không xác định rõ 
tác nhân là 18% (trong đó có nhóm tôm chậm 
lớn). Huyện Phú Tân có diện tích bị bệnh cao 
nhất, kế đến là huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần 
Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn và Thành phố 
Cà Mau (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông 
Thôn Tỉnh Cà Mau, 2019). Tôm nuôi phát bệnh 
tập trung ở giai đoạn thả nuôi từ 20-65 ngày 
tuổi, thiệt hại nhiều nhất ở giai đoạn nuôi từ 20-
45 ngày tuổi. Ở Sóc Trăng, trong tháng 10/2019 
diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 939,9 ha. Tính 
đến tháng 12/2019 diện tích thiệt hại tôm nuôi 
nước lợ ở mức 9,2%. Tôm bệnh tập trung ở các 
huyện Trần Đề, Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên với 
các bệnh chủ yếu là hoại tử gan tụy cấp, phân 
trắng và chậm lớn (Sở Nông Nghiệp & Phát 
Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc Trăng, 2019). Ở Bạc 
Liêu, kết quả kiểm tra bệnh tôm trên 196 mẫu 
cho thấy có 78 mẫu nhiễm EHP (39,7%) (Sở 
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Tỉnh 
Bạc Liêu, 2019).
Trong thời gian từ tháng 6-8/2019, kết 
quả giám sát của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thủy sản II, trên tổng số 16 ao nuôi tôm thẻ 
chân trắng và tôm sú nuôi thâm canh thuộc 
huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và huyện Cái 
Nước, tỉnh Cà Mau đã phát hiện thấy tôm có tỷ 
lệ nhiễm EHP ở mức trung bình 15%. Ngoài ra, 
theo phản ánh của một số địa phương như Sóc 
Trăng, Bạc Liêu, Quảng Nam và Khánh Hòa 
thì kết quả phân tích mẫu bệnh trên tôm giống 
trong thời gian từ tháng 7-8/2019 đã phát hiện 
thấy tỷ lệ nhiễm EHP khá cao (trên 11% số mẫu 
phân tích) (Tổng cục Thủy sản, 2019).
Rajendran và ctv., (2016) thu 137 mẫu tôm 
nuôi thương phẩm giai đoạn 84-91 ngày nuôi 
với trọng lượng 2,5-28,5g từ 3 trang trại nuôi 
tôm ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu (Ấn Độ) 
cho kết quả tỷ lệ nhiễm EHP là 63,5%. Shen và 
ctv., (2019) thu mẫu tôm nuôi trong ao đất và 
35TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
trong nhà màng ở tỉnh Jiangsu –Trung Quốc để 
kiểm tra EHP bằng phương pháp kính hiển vi 
điện tử, mô bệnh học và PCR. Kết quả cho thấy 
tỷ lệ nhiễm EHP trong nhóm tôm chậm lớn nuôi 
trong nhà màng khá cao (93%). Đối với nhóm 
tôm nuôi chậm lớn trong ao đất cũng cho tỷ lệ 
nhiễm gần bằng với nhóm tôm nuôi trong nhà 
màng (91,3%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm EHP trên 
nhóm tôm bình thường nuôi trong nhà màng 
chỉ ở mức 10,6% và thấp hơn rất nhiều so với 
nhóm tôm bình thường nhưng nuôi trong ao đất 
(72,4%). Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhiễm 
EHP khá cao tuy nhiên nuôi trong nhà màng 
làm giảm tỷ lệ nhiễm EHP.
Các kết quả tìm được trong nghiên cứu này 
góp phần cung cấp thông tin liên quan đến bệnh 
do EHP gây ra trên tôm nuôi. Kết quả nghiên 
cứu cũng góp phần làm cơ sở cho việc nghiên 
cứu các yếu tố nguy cơ liên quan đến bùng phát 
bệnh do vi bào tử trùng gây ra trên tôm nuôi. Từ 
kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tôm giống 
và các động vật khác có mang mầm bệnh EHP 
vì vậy cần được lưu ý trong quá trình nuôi.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm EHP trên các ao tôm chậm lớn 
khá cao, trung bình là 41% ở các mẫu tôm thu 
tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu. Đối 
với tôm giống có tỷ lệ nhiễm EHP trung bình 
là 7%. 
Trong số các mẫu nhiễm EHP cho thấy 
có sự nhiễm kép của EHP với WSSV, V. 
parahaemolyticus và IHHNV. Trong đó tỷ lệ 
nhiễm kép của EHP với VP là cao nhất (chiếm 
18,57% trong số các mẫu dương tính với EHP).
Các động vật khác có khả năng mang mầm 
bệnh EHP gồm hàu, ốc đinh, ruốc vì vậy cần 
phải được diệt từ bước cải tạo ao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Cục Thú Y, 2019. Kết quả chương trình giám sát 
bệnh trên tôm nuôi nước lợ. Báo cáo tham luận 
tại Hội thảo giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ 
hiệu quả, bền vững tại Sóc Trăng ngày 17/9/2019.
Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Cà 
Mau, 2019. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
công tác năm 2019, kế hoạch năm 2020.
Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc 
Liêu, 2019. Báo cáo kết quả sản xuất thủy sản 
năm 2019 và kế hoạch triển khai thực hiện các 
nhiệm vụ, giải pháp năm 2020.
Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc 
Trăng, 2019. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy 
sản năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020.
Tổng cục Thủy sản, 2019. Kết quả nuôi tôm nước lợ 
8 tháng đầu năm và gia3i pháp thúc đẩy sản xuất, 
xuất khẩu các tháng cuối năm 2019. Báo cáo 
tham luận tại Hội thảo giải pháp phát triển nuôi 
tôm nước lợ hiệu quả, bền vững tại Sóc Trăng 
ngày 17/9/2019
Tài liệu tiếng Anh
Aranguren, L.F., EunHan, J., Kathy, F and Tang, J., 
2017. Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) is a risk 
factor for acute hepatopancreatic necrosis disease 
(AHPND) and septic hepatopancreatic necrosis 
(SHPN) in the Pacific white shrimp Penaeus 
vannamei. Aquaculture 471: 37-42.
Aranguren, L.F., Mai, H., Pichardo, O., Dhar, 
A.K.. 2019. White Feces Syndrome in shrimp: 
Predictor of EHP? Global Aquaculture Alliance.
Flegel, T.W., Boonyaratpalin, S,, Fegan, D.F., 
Guerin, M. and Sriurairatana, S., 1992a. High 
mortality of black tiger prawns from cotton 
shrimp disease in Thailand. In: Shariff M, 
Subasinghe RP, Arthur JR, editors. Diseases in 
Asian Aquaculture I. Fish Health Section, Asian 
Fisheries Society. Manila: 181–197.
Han, J.E., Mohney, L.L., Tang, K.F.J., Pantoja, 
C.R., Lightner, D.V., 2015. Plasmid mediated 
tetracycline resistance of Vibrio parahaemolyticus 
associated with acute hepatopancreatic necrosis 
disease (AHPND) in shrimps. Aquaculture 
Reports (2): 17–21.
Rajendran, K.V., Shivam, S., Ezhil Praveena, P., 
Joseph Sahaya Rajan, J., Sathish Kumar, T., 
Avunje, S., Jagadeesan, V., Prasad Babu, S.V., 
Pande, A., Navaneeth Krishnan, A., Alavandi 
S.V. and Vijayan, K.K., 2016. Emergence of 
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) in farmed 
Penaeus (Litopenaeus) vannamei in India. 
Aquaculture 454: 272-280.
36 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Kesavan K., Mani R., Toshiaki I., Sudhakaran R., 
2016. Quick report on prevalence of shrimp 
microsporidian parasite Enterocytozoon 
hepatopenaei in India. Aquaculture Research.
Kiatpathomchai W., Boonsaeng V., Tassanakajon 
A., Wongteerasupaya C., Jitrapakdee S., Panyim 
S., 2001. A non-stop, single-tube, semi-nested 
PCR technique for grading the severity of white 
spot syndrome virus infections in Penaeus 
monodon. Dis Aquat Organ 47(3): 235-9
Newman, S. G., 2015. Microsporidian impacts 
shrimp production-Industry efforts address 
control, not eradication. Global Aquaculture 
Advocate, 16-17.
OIE, 2019. Manual of diagnostic tests for aquatic 
animals.
Panakorn, S., 2012. Opinion article: more on early 
mortality syndrome in shrimp. Aqua Culture 
Asia Pacific, 8 (1): 8-10.
Rajendran, K.V., Shivam, S., Ezhil Praveena, P., 
Sahaya Rajan, J.J., Sathish Kumar, T., Satheesha, 
A., 2016. Emergence of Enterocytozoon 
hepatopenaei (EHP) in farmed Penaeus 
(Litopenaeus) vannamei in India. Aquaculture 
454:272-280.
Shen, H., Qiao, Y., Wan, X., Jiang, G., Fan, 
X., Li, H., Shi, W., Wang, L. and Zhen, X., 
2019. Prevalence of shrimp microsporidian 
parasite Enterocytozoon hepatopenaei in Jiangsu 
Province, China. Aquacult Int 27, 675–683 
(2019).
Tang, K.F.J., Pantoja, C.R., Redman, R.M., Han, J.E., 
Tran, L.H., Lightner, D.V., 2015. Development 
of in situ hybridization and PCR assays for 
the detection of Enterocytozoon hepatopenaei 
(EHP), a microsporidian parasite infecting 
penaeid shrimp. J Invertebr Pathol 130: 37–41.
Tangprasittipap, A., Srisala, J., Chouwdee, S., 
Somboon, M., Chuchird, N., Limsuwan, C., 
Srisuvan, T., Flegel, T.W., and Sritunyalucksana, 
K., 2013. The Microsporidian Enterocytozoon 
Hepatopenaei Is Not the Cause of White 
Feces Syndrome in Whiteleg Shrimp Penaeus 
(Litopenaeus) vannamei. BMC veterinary 
research 9(1): 139.
Thitamadee, S., Prachumwat, A., Srisala, J., 
Jaroenlak, P., Salachan, P.V., Sritunyalucksana, 
K., Flegel, T.W., Itsathitphaisarn, O., 2016. 
Review of current disease threats for cultivated 
penaeid shrimp in Asia. Aquaculture 452: 69-87.
Tourtip, S., Wongtripop, S., Stentiford, G.D., 
Bateman, K.S., Sriurairatana, S., Chavadej, 
J., Sritunyalucksana, K., Withyachumnarnkul, 
B., 2009. Enterocytozoon hepatopenaei sp. 
nov.(Microsporida: Enterocytozoonidae), a 
parasite of the black tiger shrimp Penaeus 
monodon (Decapoda: Penaeidae): Fine structure 
and phylogenetic relationships. Journal of 
invertebrate pathology 102(1): 21-29.
37TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
THE PRESENCE OF MICROSPORIDIAN (Enterocytozoon 
hepatopenaei) IN WHITELEG SHRIMP, SHRIMP FEED AND WILD 
ANIMAL IN THE GROW-OUT SHRIMP PONDS
Le Hong Phuoc1*, Truong Hong Viet1, Tran Minh Thien1, Doan Van Cuong1, Thoi Ngoc Bao1
ABSTRACT
This study was conducted on 200 postlarvae samples collected in Ninh Thuan, Binh Thuan, Bac 
Lieu and Ca Mau provinces, 160 farmed shrimp samples collected in Bac Lieu, Soc Trang and Ca 
Mau provinces, 24 shrimp feed samples collected from 8 shrimp feed companies, and 60 wild animal 
specimens collected from shrimp ponds including Acetes sp., Batillaria sp., Oreochromis niloticus and 
Crassostrea sp. Samples were collected from the shrimp grow-out ponds with the signs of slow growth 
or abnormal signs of hepatapancreas during the period of October to December 2019 and were tested for 
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei), WSSV (White Spot Syndrome Virus), Vibrio parahaemolyticus, 
and IHHNV (Infectious Hyperdermal and Hematopoietic Necrosis Virus) via PCR method. The results 
showed that the percentage of postlarvae samples positive with EHP was 7.0%. The percentage of farmed 
shrimp samples collected from Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau positive with EHP were 48.4%, 24.1% 
and 40.4%, respectively. Among EHP-positive shrimp samples, it was found that co-infection of EHP 
and WSSV, V. parahaemolyticus and IHHNV in which the highest prevalence of co-infection with EHP 
and V. parahaemolyticus was 18.57%. No EHP was detected in shrimp feed samples. However, EHP was 
detected in Acetes sp., Batillaria sp., Macrobrachium equidens and Crassostrea sp. The percentage of 
postlarvae samples positive with EHP was 7.0%. It can be concluded that shrimp retardation is highly 
association with EHP infection. Wild animals present in the shrimp pond can be the source of EHP 
infection.
Keywords: EHP, infection prevalence, microsporidians, white leg shrimp. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Ngọc Phước
Ngày nhận bài: 15/5/2020
Ngày thông qua phản biện: 30/5/2020
Ngày duyệt đăng: 20/6/2020
Người phản biện: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Hoa 
Ngày nhận bài: 28/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 20/5/2020
Ngày duyệt đăng: 20/6/2020
1 Research Institute for Aquaculture No. 2
* Email: lehongphuoc@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_su_hien_dien_cua_vi_bao_tu_trung_enterocytozoon_hep.pdf