Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo

Tam Đảo là một dãy núi cao, chạy dài gần 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam, có cấu tạo địa hình phức tạp, độ chia cắt sâu lớn, bề ngang núi hẹp, sườn dốc,

nhiều nơi có độ dốc trên 35o. Dãy núi có đỉnh cao nhất là đỉnh Tam Đảo, cao 1592 m.

Toàn bộ khối núi được bao phủ bởi thảm thực vật kiểu rừng lá rộng thường xanh

nhiệt đới và á nhiệt đới.

Khu vực suối Kẽm nằm ở sườn núi phía đông bắc của dãy Tam Đảo, là một

phần quan trọng của vùng lõi Vườn Quốc gia (VQG), có địa giới hành chính thuộc

xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Trong thời gian trước đây, các nghiên cứu về loài cá thuộc VQG Tam Đảo

cũng đã được tiến hành nhưng chủ yếu mới tập trung nghiên cứu tại các vùng có đai

độ cao thấp và các thủy vực tại vùng đệm của VQG [5]. Vì vậy, năm 2013 và 2014

việc điều tra, nghiên cứu thành phần loài cá suối Kẽm thuộc VQG Tam Đảo ở các

độ cao từ 90 m đến trên 800 m đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu nhằm cung

cấp những dẫn liệu khoa học và cơ sở để quy hoạch khu bảo tồn thủy vực nước ngọt

tự nhiên ở đây.

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 1

Trang 1

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 2

Trang 2

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 3

Trang 3

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 4

Trang 4

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 5

Trang 5

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 6

Trang 6

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 7

Trang 7

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 8

Trang 8

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 33680
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo

Thành phần loài cá suối kẽm thuộc vườn quốc gia Tam Đảo
ẫn nghiên cứu cá của 
Pravdin, 1963 [6]. 
- Định loại cá dựa theo các tài liệu trong nước và ngoài nước [2, 3, 4, 7, 8, 9]. 
- Phương pháp phỏng vấn: Dùng bộ ảnh màu của cá để phỏng vấn trực tiếp 
người dân trong khu vực nghiên cứu. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 
- Đặc điểm về thủy văn của khu vực suối Kẽm được chia làm hai kiểu: Khu 
vực nước chảy bao gồm suối chính cùng các phụ lưu của nó và khu vực nước tĩnh là 
khu hồ Vai Miếu. 
- Khí hậu khu vực chia thành 2 vùng rõ rệt: 
+ Vùng thấp dưới chân núi có khí hậu tương tự như vùng đồng bằng Bắc Bộ, 
nhiệt độ trung bình 23oC, lượng mưa trung bình 1600 mm/năm. 
+ Vùng cao từ 700 m trở lên có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 
18oC và lượng mưa trung bình là 2600 mm/năm. Số ngày có sương mù lên tới hơn 
100 ngày/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trong 
mùa hè và mùa thu khá cao, đạt khoảng 60% tổng lượng mưa năm. Cường độ mưa 
lớn, các trận lũ lớn thường xảy ra vào các tháng 6, 7, 8, 9 hàng năm. Số giờ nắng 
trên 1600 h/năm. Độ ẩm bình quân 80%, thời kỳ mưa phùn độ ẩm lên đến 90%, mùa 
hanh khô chỉ còn 70 ÷ 75%. 
3.2. Thành phần loài cá khu vực nghiên cứu 
Đã tiến hành thu mẫu, phân tích thành phần loài cá tại 14 điểm của khu vực 
suối Kẽm thuộc VQG Tam Đảo, ngoài ra còn thu mua các mẫu tại các chợ cá trong 
vùng nghiên cứu, tổng lượng cá thu được là 944 mẫu (cá thể). Danh lục các loài cá 
trong khu hệ suối Kẽm VQG Tam Đảo được trình bày ở bảng 2. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 22
Bảng 2. Thành phần loài cá khu vực suối Kẽm VQG Tam Đảo 
TT Tên Tiếng Việt Tên khoa học Ghi 
chú 
 I. BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 
 1. Họ cá Chép Cyprinidae 
1 Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 M 
2 Cá Diếc Carassius auratus Linnaeus, 1758 M 
3 Cá Dầm xanh Sinilabeo lemassoni Pellegrin & Chevey, 1936 PV 
4 Cá Trôi Cirrhinus molitorella Valenciennes,1844 M 
5 Cá Nhưng Carassioides cantonensis Heincke, 1892 PV 
6 Cá Đòng đong cân cấn Puntius semifasciolatus Gunther, 1868 M 
7 Cá Đong chấm Puntius brevis Bleeker, 1850 M 
8 Cá Cháo Opsarichthys bidens Gunther, 1873 M 
9 Cá Thiểu mắt to Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967, M 
10 Cá Thè be Acheilognathus tonkinensis Vaillant, 1892 M 
11 Cá Mè hoa Aristichthys nobilis Richardson, 1844 M 
12 cá Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix Cuvier, 1844 M 
13 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella Valenciennes, 1842 M 
14 Cá Hân Acrossocheilus elongatus Pellegrin, 1934 M 
15 Cá Rô hu Labeo rohita Hamilton, 1822 M 
16 Cá Mrigan Cirrhinus mrigala Hamilton, 1822 M 
17 Cá Sỉnh Onychostoma fangi Kottelat, 2000 M 
 2. Họ cá Chạch Cobitidae 
18 Cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842 M 
19 Cá Chạch hoa Cobitis sinensis Sauvage & Dabry 1874 M 
 3.Họ cá Chạch vây bằng Balitoridae 
20 Cá Bám đá khuyết Beaufortia leveretti Nichol & Pope, 1927 M 
21 Cá Chạch đá nâu Schistura incerta Nichols, 1931 M 
22 Cá Chạch suối chín sọc Schistura hingi Herre, 1934 
23 Cá Chạch đá Sapa Schistura chapaensis Rendahl, 1944 M 
24 Cá Chạch suối mười sọc Schistura fasciolata Nichols & Pope, 1927 M 
25 Cá vây bằng một thùy Liniparhomaloptera monoloba Yên, 1978 M 
26 Cá vây bằng bốn thùy Vanmanenia tetraloba Yên, 1978 M 
 II. BỘ CÁ DA TRƠN SILURIFORMES 
 4. Họ cá nheo Siluridae 
27 Cá Nheo sông Parasilurus asotus Linnaeus, 1758 M 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 23
28 Cá Thèo Pterocryptis cochinchinensis Valenciennes, 1840 M 
 5. Họ cá lăng Bagridae 
29 Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco Richardson, 1846 M 
30 Cá Lăng Hemibagrus guttatus Lacepede, 1803 PV 
 6. Họ cá trê Claridae 
31 Cá Trê Clarius fuscus Lacepede, 1803 M 
32 Cá Trê phi Clarias gariepinus Burchell, 188 M 
 7. Họ cá chiên Sisoridae 
33 Cá Chiên Bagarius rutilus Ng.& Kottelat, 2000 M 
 III. BỘ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES 
 8. Họ lươn Monopteridae 
34 Lươn Monopterus albus Zuiew, 1793 M 
 9. Họ cá chạch sông Mastacembelidae 
35 Cá Chạch sông Mastacembelus armatus Lacepede, 1800 M 
 IV. BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES 
 10. Họ cá rô Anabantidae 
36 Cá Rô Anabas testudineus Bloch, 1792 M 
 11. Họ cá tai tượng Osphronemidae 
37 Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis Linneaus, 1758 M 
38 Cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus Pallas, 1770 M 
 12.Họ cá bống trắng Gobiidae 
39 Cá Bống trắng Glossogobius giuris Cuvier, 1816 M 
40 Cá Bống suối Rhinogobius duospilus Herre, 1935 M 
41 Cá Bống đá Rhinogobius giurinus Rutter, 1897 M 
42 Cá Bống đá khe Rhinogobius leavelli Herre, 1935 M 
 13. Họ cá rô phi Cichlidae 
43 Cá Rô phi thường Oreochromis mosambicus Peters, 1852 M 
44 Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758 M 
 14. Họ cá quả Channidae 
45 Cá Quả Channa striata Bloch, 1793 M 
46 Cá Chuối Channa maculata Lacepède, 1801 PV 
 15. Họ cá Bống đen Eleotridae 
47 Cá Bống tượng Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852 M 
 16. Họ cá Bống tròn Odontobutidae 
48 Cá Bống đen Sineleotris namxamensis Chen & Kottelat, 2004 M 
Chú thích: M - Có mẫu vật thu được; PV - Phỏng vấn. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 24
Kết quả điều tra, phân tích cho thấy thành phần cá ở đây có 48 loài thuộc 36 
giống, 13 họ, 4 bộ. Trong đó, bộ cá Chép có tổng số lượng lớn nhất là 26 loài, bộ cá 
Vược có 13 loài, bộ cá Da trơn có 7 loài và bộ cá Mang liền có 2 loài. Họ cá Chép 
có số lượng nhiều nhất là 17 loài, chiếm gần 35,4%; họ cá Chạch vây bằng có 7 loài, 
chiếm 14,4%; họ cá Bống trắng có 4 loài, chiếm 8,2%; các họ khác còn lại có số 
lượng từ 1 đến 2 loài, chiếm 2,1% đến 4.2%. Số lượng và tỷ lệ phần trăm của các 
loài được trình bày tại bảng 3. 
Bảng 3. Tổng hợp thành phần loài cá ở khu vực suối Kẽm VQG Tam Đảo 
STT Bộ Họ Số loài Tỷ lệ % 
1 Cypriniformes Cyprinidae 17 35,4 
2 Balitoridae 7 14,4 
3 Cobitidae 2 4,2 
4 Siluriformes Bagridae 2 4,2 
5 Clariidae 2 4,2 
6 Siluridae 2 4,2 
7 Sisoridae 1 2,1 
8 Synbranchiformes Mastacembelidae 1 2,1 
9 Monopteridae 1 2,1 
10 Perciformes Anabantidae 1 2,1 
11 Channidae 2 4,2 
12 Cichlidae 2 4,2 
13 Eleotridae 1 2,1 
14 Gobiidae 4 8,2 
15 Osphronemidae 2 4,2 
16 Odontobutidae 1 2,1 
Tổng số: 4 bộ 16 họ 48 loài 100% 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đặc điểm phân bố các loài cá theo loại hình 
thủy vực suối và hồ của khu vực nghiên cứu được chia làn hai kiểu rõ rệt, gồm: 
- Kiểu sinh cảnh nước tĩnh đại diện là hồ Vai Miếu nằm trên độ cao 93 m so 
với mực nước biển, là một hồ chứa được hình thành do xây đập chặn dòng của vùng 
hạ lưu suối Kẽm. Hồ với diện tích 46 ha, chỗ sâu nhất gần 30 m, với dung tích 
khoảng 5 triệu m3, toàn bộ lượng nước của hồ được cung cấp từ suối Kẽm và một số 
suối nhỏ thuộc sườn Đông Bắc của dãy Tam Đảo. Hồ được xây dựng và hoàn thành 
vào năm 2000, có chức năng phân lũ và tưới tiêu cho một số xã của huyện Đại Từ. 
Thành phần loài cá trong hồ chủ yếu là các loài cá nuôi như cá Chép (Cyprinus 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 25
carpio), cá Trôi (Cirrhinus molitorella), cá Rô hu (Labeo rohita), cá Mrigal 
(Cirrhinus mrigala), cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá Mè hoa 
(Hypophthalmichthys nobilis)... Ngoài ra một số loài cá bản địa nguồn gốc tự nhiên 
đã thích nghi với môi trường hồ như cá Cháo (Opsariichthys bidens), cá Bống trắng 
(Glossogobius giuris)... Các loài cá tự nhiên sống trong môi trường hồ nhưng theo 
các quan sát vào mùa sinh sản chúng vẫn ngược dòng lên những vùng nước chảy để 
đẻ trứng. Hồ Vai Miếu mang tính chất đặc trưng của một hồ chứa vì vậy các trầm 
tích dồn về hồ là tương đối lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh 
vật phù du phát triển dẫn đến các loài cá sau khi đã thích nghi với môi trường hồ 
thường có sự phát triển nhanh, đạt kích thước và khối lượng lớn. Theo kết quả khảo 
sát, cá Mè hoa - Hypophthalmichthys nobilis có cá thể đạt trọng lượng đến gần 20 kg. 
Tuy nhiên do sự thay đổi môi trường từ dòng chảy mạnh sang hồ nước tĩnh cũng đã 
làm cho một số loài cá ưa dòng chảy mạnh ở đai độ cao thấp hầu như đã không còn 
do không thích nghi được với môi trường nước đứng. 
- Kiểu sinh cảnh nước chảy của khu vực nghiên cứu có đại diện là dòng chảy 
chính của suối Kẽm và một số nhánh của nó. Suối Kẽm được bắt nguồn từ sườn 
Đông Bắc của dãy núi Tam Đảo từ độ cao trên 1000 m. Chiều dài của suối khoảng 
20 km, độ rộng trung bình từ 10 m đến 20 m. Độ sâu của suối vào mùa cạn từ 0,5 m 
đến 1,5 m, vào mùa lũ có thể đạt từ 4 m đến 5 m. Suối Kẽm có độ dốc tương đối lớn 
đặc trưng cho kiểu sông suối vùng núi miền Bắc Việt Nam. Tốc dộ dòng chảy mạnh, 
nền đáy chủ yếu là đá, phần thấp đáy thường là đá tảng xen lẫn cuội, sỏi, cát. Thủy 
tính của nước: trong, hàm lượng oxy hòa tan lớn, pH dao động từ 6,8 ÷ 7,0, nhiệt độ 
nước thay đổi theo các mùa, dao động 19 ÷ 25oC. Thành phần loài cá phân bố trong 
khu vực nghiên cứu hầu hết là các loài đặc trưng cho cá suối, chúng thích nghi tốt 
với điều kiện dòng chảy mạnh, lượng oxy hòa tan lớn và nhiệt độ nước thường lạnh. 
Cơ thể cá thường có cấu trúc thon dài, hệ xương và vây phát triển mạnh, nhiều loài 
có giác bám hoặc miệng thường nằm phía dưới có tác dụng như một giác bám để 
gắn cơ thể vào nền đáy đá chịu được sức ép của dòng chảy mạnh. Thức ăn của 
chúng thường là rong tảo và các loài động vật phù du. Đại diện cho các loài này là 
các loài thuộc họ cá Chạch suối - Balitoridae, cá Bống - Gobiidae... Tại các vũng 
nơi có tốc độ dòng chảy thấp hơn thường phân bố các loài thuộc họ cá Chép - 
Cyprinidae, cá Quả - Channidae, cá Lăng - Bagridae, cá Trê - Claridae... 
- Trong 48 loài đã được ghi nhận có 4 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam: Cá 
Chuối thuộc cấp EN, cá Sỉnh, cá Chiên, cá Lăng thuộc cấp VU. Như vậy, thành phần 
loài cá ở đây không chỉ đa dạng, mà còn có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt 
chủng, có giá trị bảo tồn. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 26
Việc xây dựng hồ chứa Vai Miếu có vai trò rất quan trọng trong việc phân lũ 
và đảm bảo nguồn nước điều tiết hệ thống tưới tiêu cho khu vực. Tuy nhiên việc xây 
dựng và sử dụng hồ đã làm cho hệ sinh thái có sự thay đổi đáng kể, đã tạo nên một 
hệ sinh thái thủy vực nước tĩnh tương đối lớn. Các loài cá trong hồ hầu hết là những 
loài thích nghi với điều kiện môi trường mới và thường là các loài cá nuôi được du 
nhập đến từ các vùng khác. Các loài cá bản địa bị thu hẹp môi trường sống, một số 
loài do không thích nghi được nên đã không còn được ghi nhận sau thời gian đưa hồ 
vào sử dụng. Việc xây dựng đập chắn cũng đã làm mất đi sự lưu thông giữa hạ lưu 
và thượng lưu, dẫn đến một số loài cá có tập tính di cư từ khu vực hồ Núi Cốc lên 
thượng nguồn để sinh sản bị hạn chế như cá Chình nhật - Anguilla japonica, cá 
Chiên - Bagarius bagarius... Thời gian trước khi xây dựng hồ Vai Miếu toàn bộ hệ 
thống dòng chảy của suối Kẽm được nối liền với hệ thống suối phía dưới và chảy ra 
hồ Núi Cốc. Cùng với sự khai thác một cách quá mức đã làm cho một số loài cá bản 
địa bị mất đi, một số loài tuy còn phân bố nhưng sản lượng đã giảm đi. Kết quả 
phỏng vấn người dân địa phương cho thấy trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây 
không còn thấy một số loài cá đặc trưng cho khu vực này như cá Nheo sáu râu - 
Silurus wyanadensis, cá Đủng đeng - Liobagrus nigricauda, cá Bỗng - 
Spinibarbichthys denticulatus, cá Chày đất - Spinibarbus hollandi... Một số loài cá có 
giá trị kinh tế đối với dân địa phương là cá Hân, cá Dầu, cá Bống đen, cá Rô tuy còn 
nhưng số lượng đã giảm sút đáng kể. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý phù hợp 
nhằm bảo tồn các loài cá bản địa, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm của khu vực. 
4. KẾT LUẬN 
- Kết quả điều tra, thống kê cho thấy thành phần loài cá khu vực suối Kẽm 
thuộc VQG Tam Đảo có 48 loài thuộc 36 giống, 13 họ, 4 bộ. Trong đó, bộ cá Chép 
có tổng số lượng loài lớn nhất gồm 26 loài, bộ cá Vược có 13 loài, bộ cá Da trơn có 7 
loài và bộ cá Mang liền có 2 loài. Họ cá Chép có số lượng nhiều nhất là 17 loài chiếm 
gần 35,4%, họ cá Chạch suối có 7 loài chiếm 14,4%, họ cá Bống trắng có 4 loài 
chiếm 8,2%, các họ khác còn lại có số lượng từ 1 đến 2 loài chiếm 2,1% đến 4,2%. 
- Việc xây dựng hồ chứa Vai Miếu đã làm thay đổi tốc dộ dòng chảy vùng hạ 
lưu khu vực suối Kẽm, làm lắng đọng trầm tích tạo điều kiện thuận lợi cho các loài 
sinh vật phù du phát triển dẫn đến các loài cá nuôi phát triển nhanh về số lượng cũng 
như khối lượng lớn. Việc xây đập chặn dòng cùng với sự khai thác một cách quá 
mức đã làm cho một số loài cá bản địa bị mất đi, một số loài tuy còn phân bố nhưng 
sản lượng đã giảm đi đáng kể. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm 
bảo tồn các loài cá bản địa, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm của khu vực. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 09, 12 - 2015 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam Tập I, Nxb. Nông 
nghiệp, 2001, tr.622. 
2. Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam Tập II, Nxb. Nông nghiệp, 2005, tr.759 
3. Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam Tập III, Nxb. Nông nghiệp, 2005, tr.758 
4. Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa 
học và kỹ thuật, Hà Nội, 1978, tr.340. 
5. Mai Đình Yên, Đa dạng sinh học cá ở suối xã Ký Phú - xã vùng đệm Vườn 
Quốc Gia Tam Đảo, 1999, tr.4. 
6. Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt Nam bộ, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 
Hà Nội, 1992, tr.351. 
7. Bộ KH-CN-MT, Sách đỏ Việt Nam (Phần động vật), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 
Hà Nội, 2007. 
8. Pravdin I. F., Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 
1973 (bản dịch của Nguyễn Thị Minh Giang). 
9. Maurice Kottelat, Freshwater fishes of Northern Vietnam, Environment and 
Social Development Unit, East Asia and Pacific region, The World Bank, 2001. 
SUMMARY 
SPECIES COMPOSITION OF FISH IN THE KEM STREAM 
TAM DAO NATIONAL PARK 
The fish species composition in the Kem stream Tam Dao National Park is 
quite abundant with 48 fish species recorded. They belong to 36 genera, 13 families 
and 4 orders, of which the Cypriniformes order are the most abundant with 26 
species, accounting for 54,1%, the Perciformes order has 13 species, 27,0%, the 
Silurifomes order has 7 species, 14,5% and the Synbranchiformes order has 2 
species, 4,2% respectively. The research results showed that, the Cyprinidae family 
was the most abundant with 17 species, accounting for 35,4% of the total species 
number, the Balitoridae family with 7 species, 14,4% and the Gobiidae family with 
4 species, 8,2% respectively. 
Từ khóa: Cá, thành phần loài, Vườn Quốc gia Tam Đảo, suối Kẽm. 
Nhận bài ngày 07 tháng 9 năm 2015 
Hoàn thiện ngày 27 tháng 9 năm 2015 
(1) Viện Sinh thái nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
 (2) Viện Sinh thái và tiến hóa Liên bang Nga 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_loai_ca_suoi_kem_thuoc_vuon_quoc_gia_tam_dao.pdf