Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ

TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tỷ lệ thành thục của tôm đất bố mẹ. Thí nghiệm 1 được bố trí với các nghiệm thức thức ăn khác nhau (NT1: 100% giun nhiều tơ; NT2: 50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn thể; NT3: 50% giun nhiều tơ + 50% giáp xác; NT4: 100% nhuyễn thể; NT5: 100% giáp xác; NT6: 50% nhuyễn thể + 50% giáp xác; NT7: 40% giun nhiều tơ + 30% nhuyễn thể + 30% giáp xác) ở 32-33‰. Thí nghiệm 2 được bố trí với các nghiệm thức độ mặn khác nhau (NT1: 26‰; NT2: 28‰; NT3: 30‰; NT4: 32‰; NT5: 34‰) với thức ăn 50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn thể. Mật độ nuôi 40 con/bể, ăn 4 lần/ngày với liều lượng 10 - 20% khối lượng tôm. Kết quả cho thấy trong thí nghiệm 1, nghiệm thức NT2 cho tỉ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế cao nhất. NT1 và NT7 cho thời gian từ cắt mắt đến lần đẻ đầu ngắn nhất, số lần đẻ/ chu kì lột xác cao nhất, thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất. Nghiệm thức NT1, NT2, NT7 và NT3 cho tỉ lệ sống cao nhất. Trong thí nghiệm 2, nghiệm thức NT5 có tỉ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế cao nhất, thời gian từ cắt mắt đến lần đẻ đầu ngắn nhất, số lần đẻ/chu kì lột xác nhiều nhất và thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất. Nghiệm thức NT1, NT2 và NT3 có tỷ lệ sống cao nhất

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 24480
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ

Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sự thành thục của tôm đất Metapenaeus ensis (De haan, 1844) bố mẹ
 
nước trong quá trình thí nghiệm
Các yếu tố môi trường trong quá trình thí 
nghiệm nuôi vỗ thành thục tôm đất bố mẹ bằng 
các loại thức ăn khác nhau được mô tả cụ thể 
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Nghiệm 
thức
Nhiệt độ (oC) PH
Độ kiềm (mg/L) DO (mg/L)
Sáng Chiều Sáng Chiều
NT1
26,0- 28,0 27,0- 29,0 7,7- 8,2 7,8- 8,4 110,4- 125,0 4,2-5,1
27,1± 0,81 28,1± 0,01 7,8± 0,62 8,0± 0,35 118,6± 14,25 4,6± 0,23
NT2
26,5- 28,0 27,5- 29,0 7,8- 8,1 7,9- 8,5 98,4- 112,1 4,5- 5,3
27,3± 0,82 28,0± 1,02 7,9± 0,42 8,2± 0,16 108,5± 10,83 4,8± 0,36
NT3
26,0- 28,5 27,5- 29,5 7,8- 8,3 7,7- 8,4 109,5- 118,3 4,3- 5,0
27,4 ± 0,53 28,0± 0,91 8,1± 0,29 8,1± 0,33 110,2± 10,56 4,5 ± 0,26
NT4
26,0- 28,5 27,5- 29,0 7,8- 8,1 7,9- 8,5 119,0- 124,1 4,6- 5,3
27,2± 0,64 28,1± 0,76 7,9± 0,55 7,9± 0,74 120,3± 6,32 4,8± 0,44
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
Trong suốt thời gian thí nghiệm, các yếu tố 
môi trường trong tất cả các nghiệm thức không 
có sự khác nhau, ổn định và đều nằm trong 
khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển. 
Nhiệt độ nước trung bình trong thời gian thí 
nghiệm ở các nghiệm thức dao động từ 26,0 
- 29,5ºC, pH 7,6 - 8,5, độ kiềm 98,0 - 138,0 
và hàm lượng oxy hòa tan 4,2 - 5,3. Tôm có 
thể sống ở điều kiện nhiệt độ 25 - 45ºC (thích 
hợp nhất ở 20 - 25ºC), (Preston, 1985. Trích 
theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2009). 
Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho 
sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5-9,0 
và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 
0,5. Độ kiềm thích hợp cho tôm nuôi dao động 
từ 75 - 200 mg/ L (Chen, 1991).
1.2. Chất lượng tôm đất bố mẹ sử dụng các loại 
thức ăn khác nhau 
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ thành thục 
ở nghiệm thức NT7, NT2 và NT1 đạt cao nhất, 
lần lượt là 81%, 80% và 79%. Sự khác nhau giữa 
3 nghiệm thức này không có ý nghĩa thống kê (p 
> 0,05). Trong khi đó, ở nghiệm thức NT5, NT6, 
NT4 và NT3, tỷ lệ thành thục thấp nhất lần lượt là 
56%, 64%, 70% và 71%. Sự khác nhau giữa các 
nghiệm thức NT7, NT2 và NT1 với các nghiệm 
thức còn lại có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực 
tế của tôm đất bố mẹ ở nghiệm thức 2 đạt cao 
nhất (lần lượt 12,8 vạn trứng/cá thể và 9,5 vạn 
trứng/lần đẻ/tôm mẹ), cao hơn có ý nghĩa thống 
kê so với các nghiệm thức còn lại (p < 0,05).
Kết quả thu được cho thấy sức sinh sản của 
tôm bố mẹ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại 
thức ăn khác nhau. Nghiệm thức 2 (50% giun 
nhiều tơ + 50% nhuyễn thể) cho tỷ lệ thành thục, 
sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản thực tế cao 
nhất. Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn In và cộng 
sự (2012), Vũ Văn Sáng và cộng sự (2013) cho 
kết quả cao nhất khi nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng 
với thức ăn tươi là mực, giun nhiều tơ và thịt 
hầu. Điều này cho thấy trong thực tế sản xuất, 
sử dụng thức ăn 50% giun nhiều tơ kết hợp 50% 
nhuyễn thể có thể được sử dụng trong nuôi vỗ 
thành thục tôm đất. 
Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu khác đánh 
giá chất lượng của tôm đất bố mẹ ở các nghiệm 
thức khác nhau được trình bày trong bảng 3.3. 
NT5
26,5- 28,5 27,5- 29,0 7,6- 8,0 7,7- 8,2 122,0- 138,0 4,5- 5,2
27,5± 0,52 28,3± 0,27 8,2± 0,37 8,2± 0,36 132,1± 9,25 4,7± 0,24
NT6
26,5- 28,0 27,5- 29,0 7,6- 8,1 7,8- 8,3 100,1- 119,2 4,7- 5,2
27,3± 0,46 28,0± 0,86 7,9± 0,68 8,2± 0,65 110,4± 12,83 4,9± 0,57
NT7
26,0- 28,5 27,0- 29,5 7,8- 8,3 7,9- 8,5 123,6- 135,4 4,8- 5,3
27,4± 0,84 28,4± 1,12 8,0± 0,34 8,2± 0,12 129,2± 11,10 5,0± 0,46
Nghiệm 
thức
Nhiệt độ (oC) PH
Độ kiềm (mg/L) DO (mg/L)
Sáng Chiều Sáng Chiều
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng khoảng dao động/ giá trị trung bình± độ lệch chuẩn (TB± SD).
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình± độ lệch chuẩn (TB± SD). Các chữ cái a, b, c... khác nhau trong cùng một cột thể hiện 
sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.2. Tỷ lệ thành thục và sức sinh sản của tôm đất bố mẹ nuôi ở các nghiệm thức khác nhau
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
Tỷ lệ thành thục 
(%)
Sức sinh sản tuyệt 
đối (vạn trứng/cá thể)
Sức sinh sản thực tế 
(vạn trứng/lần đẻ/tôm mẹ)
NT1 79,0d ± 1,00 11,3d ± 2,09 9,0d ± 2,21
NT2 80,0d ± 2,00 12,8e ± 4,17 9,5e ± 2,75
NT3 71,0c ± 1,00 9,8b ± 3,82 6,8b ± 3,15
NT4 70,0c ± 3,00 10,2c ± 2,18 7,8c ± 3,08
NT5 56,0a ± 3,00 7,1a ± 3,15 5,5a ± 1,25
NT6 64,0b ± 2,00 9,6b ± 2,85 6,3b ± 2,55
NT7 81,0d ± 1,00 11,1d ± 2,18 8,2d ± 3,21
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
 Kết quả cho thấy, thời gian cắt mắt đến lần 
đẻ đầu tiên là 3 ngày lần lượt ở các nghiệm 
thức NT1, NT2, NT3 và NT7 đạt thấp hơn so 
với các nghiệm thức NT4, NT5, NT6 là 4 ngày 
(p<0,05). Số lần đẻ của tôm cái/ chu kì lột xác 
đạt cao nhất ở nghiệm thức NT1, NT2 và NT7 
là 1,3 lần và thấp nhất ở nghiệm thức NT3, 
NT4, NT5 và NT6 là 1,2 lần (p<0,05).
Thời gian giữa 2 lần đẻ của tôm đất bố mẹ 
ở nghiệm thức NT1 và NT7 ngắn nhất với 3,5 
ngày và 3,6 ngày, khác nhau có ý nghĩa thống 
kê với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). 
Sau 45 ngày nuôi vỗ thành thục, tỷ lệ sống 
của tôm đất bố mẹ ở các nghiệm thức NT1, 
NT2, NT7 và NT3 đạt lần lượt là 98%, 98%, 
97% và 95% khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống thấp nhất ở 
các nghiệm thức NT4, NT5 và NT6 là 92%, 
90% và 89%. So với các nghiệm thức còn lại 
(p<0,05).
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB± SD). Các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng một cột thể hiện 
sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh sản của tôm đất bố mẹ ở các nghiệm thức (TB±SD)
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
Thời gian từ khi cắt mắt 
đến lần đẻ đầu tiên (ngày)
Số lần đẻ của tôm 
cái/chu kỳ lột xác
Thời gian giữa hai lần 
đẻ (ngày)
NT1 3,0a ± 1,00 1,3b ± 0,02 3,5a ± 0,75
NT2 3,0a ± 0,50 1,3b ± 1,04 3,8b ± 1,02
NT3 3,0a ± 1,50 1,2a ± 1,02 4,0c± 0,70
NT4 4,0b ± 0,50 1,2a ± 1,04 4,0c± 1,25
NT5 4,0b ± 1,00 1,2a ± 0,52 4,0c± 0,70
NT6 4,0b ± 1,50 1,2a ± 1,05 4,0c± 1,15
NT7 3,0a ± 0,50 1,3b ± 1,04 3,6a ± 0,70
Hình 3.1. Tỷ lệ sống của tôm đất bố mẹ trong nuôi vỗ thành thục bằng các loại thức ăn khác nhau.
2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự thành thục 
của tôm bố mẹ
2.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường 
nước trong quá trình thí nghiệm
Các yếu tố môi trường trong quá trình thí 
nghiệm nuôi vỗ thành thục tôm đất bố mẹ ở các 
thang độ mặn khác nhau được trình bày cụ thể 
trong bảng 3.4.
Kết quả sau 45 ngày nuôi vỗ thành thục 
cho thấy, các yếu tố môi trường trong suốt thời 
gian thí nghiệm ở các nghiệm thức không khác 
nhau, nhiệt độ sáng và chiều dao động từ 26,0 
- 29,5ºC, pH 7,7- 8,6, độ kiềm 100,0 - 141,0 
thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển. 
32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
Theo Boyd (1998), tôm sinh trưởng và phát 
triển tốt ở nhiệt độ 25-30ºC. Tuy nhiên, theo 
Chanratchakool và cộng sự (1995), nhiệt độ 
cao hơn 33ºC hay thấp hơn 25ºC thì khả năng 
bắt mồi của tôm giảm 30-50%, tôm sẽ giảm 
hoạt động tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn 
công. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp 
cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5-
9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ 
hơn 0,5. Độ kiềm thích hợp cho tôm nuôi dao 
động từ 75-200 mg/ L (Chen, 1991).
2.2. Chất lượng tôm đất bố mẹ nuôi ở các thang 
độ mặn khác nhau 
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ thành 
thục của tôm đất có sự khác nhau khi nuôi ở 
các thang độ mặn khác nhau (p < 0,05). Tỷ lệ 
thành thục đạt cao nhất ở nghiệm thức NT5 
(độ mặn 34‰) với 80,7% và đạt thấp nhất ở 
nghiệm thức NT1 (độ mặn 26‰) với 69,0%. 
Kết quả này phù hợp với đặc tính di cư sinh sản 
của tôm biển.
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng khoảng dao động/ giá trị trung bình± độ lệch chuẩn (TB± SD).
Bảng 3.4. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Nghiệm 
thức
Nhiệt độ (oC) pH Độ kiềm 
(mg/L)
DO (mg/L)
Sáng Chiều Sáng Chiều
NT1
26,5- 28,1 27,5- 29,5 7,8- 8,3 7,9- 8,5 100,2 -119,1 4,9- 5,5
27,4± 0,54 28,1± 0,96 7,9± 0,45 8,2± 0,33 110,2± 10,51 5,2± 0,42
NT2
26,0- 28,0 27,5- 29,0 7,7- 8,2 7,9- 8,5 128,5- 141,0 4,7- 5,2
27,0± 0,82 28,3± 0,65 7,9± 0,35 8,0± 0,15 132,1± 9,22 4,9± 0,23
NT3
26,5- 28,5 27,5- 29,5 7,7- 8,2 7,9- 8,5 112,5-131,4 4,5- 5,3
27,3± 0,56 28,3± 0,94 7,9± 0,26 8,4± 0,37 118,6± 14,23 4,8± 0,35
NT4
26,0- 28,5 27,5- 29,5 7,7- 8,5 7,8- 8,3 117,3-129,7 4,9- 5,5
27,4± 0,86 28,3± 0,22 8,1± 0,55 7,9± 0,76 120,3± 6,36 5,0± 0,23
NT5
26,5- 28,2 27,0- 29,0 7,9- 8,4 7,8- 8,3 100,2= 118,8 4,7- 5,3
27,5± 0,53 28,3± 0,23 8,2± 0,34 8,1± 0,33 108,5± 10,82 4,9± 0,44
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD). Các chữ cái a, b, c... khác nhau trong cùng một cột thể hiện 
sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.5. Khả năng sinh sản của tôm đất bố mẹ nuôi ở các nghiệm thức khác nhau
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
Tỷ lệ thành thục 
(%)
Sức sinh sản tuyệt đối 
(vạn trứng/cá thể)
Sức sinh sản thực tế 
(vạn trứng/lần đẻ/tôm mẹ)
NT1 69,0a ± 1,73 10,3a ± 3,15 8,6a ± 1,77
NT2 69,3a ± 0,58 11,1b ± 1,65 8,3a ± 1,77
NT3 75,0b ± 1,00 11,9c ± 3,64 9,3b ± 1,19
NT4 79,7c ± 1,15 11,5d ± 2,11 9,0b ± 2,21
NT5 80,7d ± 1,53 12,4e ± 3,18 9,5c ± 2,75
Sức sinh sản tuyệt đối của tôm đất cao nhất 
với 12,4 vạn trứng/ cá thể ở nghiệm thức NT5 
(độ mặn 34‰) và thấp nhất ở nghiệm thức NT1 
với 10,3 vạn trứng/ cá thể (p < 0,05).
Tương tự sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh 
sản thực tế của tôm đất đạt cao nhất ở nghiệm 
thức NT5 (9,5 vạn trứng/lần đẻ/tôm mẹ) và 
thấp nhất ở nghiệm thức NT2 (8,3 vạn trứng/
lần đẻ/tôm mẹ) (p < 0,05).
Theo nghiên cứu của Leung, (1997) về đặc 
điểm sinh sản của tôm đất thấy rằng độ mặn có 
ảnh hưởng lớn đến sự thành thục và đẻ trứng 
của tôm cái. Ở các vùng có độ mặn thấp, hầu 
hết tôm cái được tìm thấy đều ở giai đoạn chưa 
thành thục sinh dục, trong khi đó, tỷ lệ tôm cái 
thành thục sinh dục cao hơn nhiều ở các vùng 
có độ mặn từ 33- 34‰ (Crocos và cộng sự, 
2001).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy thời gian cắt 
mắt đến lần đẻ đầu tiên ngắn nhất là 3 ngày ở 
nghiệm thức NT4 và nghiệm thức NT5, và 4 
ngày ở các nghiệm thức còn lại. Số lần đẻ/ chu 
kỳ lột xác ở nghiệm thức NT5 (độ mặn 34‰) 
là cao nhất (1,32 lần). Thời gian giữa 2 lần đẻ 
ngắn nhất ở nghiệm thức NT4 và NT5 (3,5 
ngày) (p < 0,05).
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD). Các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng một cột thể hiện 
sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh sản của tôm đất bố mẹ ở các nghiệm thức (TB ± SD)
Các chỉ tiêu
Nghiệm thức
Thời gian từ khi cắt mắt 
đến lần đẻ đầu tiên (ngày)
Số lần đẻ của tôm cái/
chu kỳ lột xác
Thời gian giữa hai 
lần đẻ (ngày)
NT1 4,0b ± 1,00 1,15a ± 0,520 4,0b ± 0,70
NT2 4,0b ± 1,00 1,25b ± 1,040 4,0b ± 0,70
NT3 4,0b ± 0,50 1,22b ± 1,020 4,0b ± 0,62
NT4 3,0a ± 0,50 1,27b ± 0,060 3,5a ± 0,75
NT5 3,0a ± 0,25 1,32c ± 0,020 3,5a ± 1,75
Hình 3.2. Tỷ lệ sống của tôm đất bố mẹ trong nuôi vỗ thành thục ở các thang độ mặn khác nhau.
Sau 45 ngày nuôi vỗ thành thục tôm đất bố 
mẹ ở các thang độ mặn khác nhau, tỷ lệ sống 
ở các nghiệm thức NT1, NT2 và NT3 đạt cao 
nhất (98%, 97% và 94%) và thấp nhất ở các 
nghiệm thức NT4 và NT5 (90% và 89%) (p 
< 0,05). Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư 
(2009), tôm đất có thể sống ở điều kiện độ 
mặn từ 1- 33‰. Trong khi đó, nghiệm thức 
NT5 có độ mặn hơi vượt ngưỡng giới hạn 
thích hợp của loài nên có tỷ lệ sống thấp hơn 
các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, không có 
sự khác biệt giữa nghiệm thức NT4 và NT5 
(p>0,05).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các yếu tố môi trường trong suốt thời gian 
thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức không có 
sự khác nhau và phù hợp cho sinh sinh trưởng, 
phát triển của tôm đất.
Nuôi vỗ thành thục tôm đất bố mẹ với thức 
ăn kết hợp 50% giun nhiều tơ + 50% nhuyễn 
thể cho tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản 
tuyệt đối và sức sinh sản thực tế, số lần đẻ/ chu 
kì lột xác cao nhất. Thời gian từ khi cắt mắt đến 
lần đẻ đầu tiên ngắn nhất (3 ngày) và thời gian 
giữa 2 lần đẻ ngắn nhất.
34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
Nuôi vỗ thành thục tôm đất bố mẹ ở độ mặn 
30-34‰ cho tỷ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt 
đối, số lần đẻ/chu kì lột xác và sức sinh sản 
thực tế đạt cao nhất, thời gian từ khi cắt mắt 
đến lần đẻ đầu tiên ngắn nhất (3 ngày) và thời 
gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất (3,5 ngày). 
2. Kiến nghị
Để hoàn thiện quy trình nuôi vỗ thành thục 
tôm đất bố mẹ, trong thời gian tới, cần tiếp tục 
tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ 
đến sự đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của tôm 
đất, nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ và tỷ lệ 
cho ăn đến sự thành thục của tôm bố mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, (2009), “Kỹ thuật nuôi cá chim trắng nước ngọt, cá rô, cá dìa, tôm nương, tôm 
rảo, tu hài” (tái bản lần thứ 4). Nhà xuất bản Nông nghiêp.
2. Vũ Văn In, Nguyễn Hữu Ninh, Lê Văn Nhân, Trần Thế Mưu, Lê Xân, Nguyễn Phương Toàn, Vũ Văn Sáng 
và Nguyễn Quang Trung, (2012), “Ảnh hưởng của thức ăn tới khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch 
bệnh (Liptopenaeus vannamei)”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 185, tr. 66-70.
3. Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, Vũ Văn In (2013). Ảnh hưởng tuổi và kích cỡ tới khả năng sinh sản của tôm 
chân trắng (Liptopenaeus vannamei Boon, 1931) bố mẹ thế hệ F1 tạo từ đàn tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF). Tạp 
chí Khoa học- Công nghệ Thủy sản, Số 3, tr. 47-52.
Tiếng Anh
4. Boyd, C. E, (1998), “Water quanlity in ponds aquaculture”, Research and Development, 43, pp. 1-11. 
5. Chanratchakool, P., J.F. Turnbull, S. FungeSmith and C. Limsuwan, (1995), Health management in shrimp 
ponds. 2nd edition, Aquatic Animal Health Research Institute, Bangkok, 111 p.
6. Chen J. C. and Nan F. H, (1991), “Lethal Effect of Nitrite on Metapenaeus ensis Larvae” Vol. 22, No. 1 
(51-56).
7. Crocos, P. J., Park, I. C., Die, D. J., Warburton, K. and Manson, F, (2001), “Productive dynamics of endeavour 
prawns, Metapenaeus endeavouri and M. enis, in Albotross bay, Gulf of Carpentaria”. Austr. J. Mar. Biol. 138, 
63-75.
8. Leung, S. F, (1997), “The population dynamics of Metapenueus ensis (Crustacea: Decapoda: Penaeidae) in 
a traditional tidal shrimp pond at the Mai Po Marshes Nature Reserve, Hong Kong”. J. Zool. 242(1):77-96.
9. Liao, I. C. and Chao, N. H., (1983), Development of prawn culture and its related studies. In: Rogers, G.L., 
Day, R and Lim, A. (Eds.) the First National Conference on Warm Water Aquaculture – Crustacean. Brigham 
Young University Hawaii Campus, USA, pp.127–142.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_va_do_man_den_su_thanh_thuc_cua_tom_da.pdf