Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên

TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số loài giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh trên các mẫu cá diếc (Carassius auratus auratus thu tại Phú Yên). Tổng cộng 201 mẫu cá, bao gồm 64 mẫu thu từ Đầm Bàu Súng (huyện Tuy An), 55 mẫu thu từ Sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An) và 82 mẫu thu từ các ao cá nước ngọt (huyện Đông Hòa) đã được thu thập để nghiên cứu. Kết quả cho thấy cá diếc tại Phú Yên bị nhiễm hai loài giáp xác là Lernacea cyprinacea và Corallana grandiventra; một loài sán dây là Bothriocephalus sp.; hai loài giun tròn là Anisakis sp. và Cucullanus cyprini. Tính chung trên toàn bộ số mẫu, loài L. cyprinacea có tỷ lệ cảm nhiễm cao nhất (7,5%) nhưng cường độ cảm nhiễm trung bình thấp nhất (1,4 trùng/cá); loài Bothriocephalus sp. có tỷ lệ cảm nhiễm thấp nhất (2,0%) nhưng cường độ cảm nhiễm trung bình cao nhất (9,0 trùng/cá); loài C. grandiventra có tỷ lệ cảm nhiễm 7,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1,6 trùng/cá; hai loài giun tròn đều có tỷ lệ cảm nhiễm 4,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 2,9 trùng/cá. Xét theo thủy vực, cá thu từ sông Kỳ Lộ nhiễm năm loài ký sinh trùng; cá thu ở đầm Bàu Súng nhiễm ba loài ký sinh trùng gồm L. cyprinacea, Anisakis sp. và C. cyprini; cá thu ở ao cá nước ngọt nhiễm hai loài là L. cyprinacea và Bothriocephalus sp. Xét theo mùa, cá thu trong mùa khô bị nhiễm cả năm loài ký sinh trùng; cá thu trong mùa mưa không bị nhiễm sán dây

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 1

Trang 1

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 2

Trang 2

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 3

Trang 3

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 4

Trang 4

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 5

Trang 5

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 6

Trang 6

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 7

Trang 7

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên
riocephalus sp.) đến 7,5% (L. cyprinacea). 
Bảng 3: Mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc theo mùa ở Phú Yên
Hình 2: L. cyprinacea 1a - 1b; C. grandiventra 2a - 2b; 
Bothriocephalus sp 3a - 3b; Anisakis sp. 4a - 4b; C. cyprini 5a - 5b
Cường độ cảm nhiễm trung bình dao động từ 
1,4 trùng/cá (L. cyprinacea) đến 9,0 trùng/cá 
(Bothriocephalus sp.). Loài C. grandiventra có 
tỷ lệ cảm nhiễm 7,0% và cường độ cảm nhiễm 
trung bình 1,6 trùng/cá. Cả hai loài giun tròn 
đều có tỷ lệ cảm nhiễm 4,0% và cường độ cảm 
nhiễm trung bình 2,9 trùng/cá (Bảng 2). 
Loài KST TLCN (%) CĐCNTB (Trùng/cá)
Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô
L. cyprinacea 7,4 7,5 1,0 1,5
C. grandiventra 11,1 6,3 1,7 1,6
Bothriocephalus sp. - 2,8 - 9,0
Anisakis sp. 3,7 4,0 2,0 3,0
C. cyprini 3,7 4,4 2,0 3,0
Cá diếc thu trong mùa mưa (Tháng 9 - 12) ở Phú 
Yên bị nhiễm 4 loài KST, bao gồm L. cyprinacea, 
C. grandiventra, Anisakis sp. và C. cyprini; Tỷ lệ 
cảm nhiễm tương ứng là 7,4, 11,1, 3,7 và 3,7%; 
cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,0, 
1,7, 2,0 và 2,0 trùng/cá. Các mẫu thu trong mùa 
khô (Tháng 1 - 8) nhiễm 5 loài ký sinh trùng gồm 
L. cyprinacea, C. grandiventra, Bothrio cephalus 
sp., Anisakis sp. và C. cyprini; tỷ lệ cảm nhiễm 
tương ứng là 7,5, 6,3, 2,0, 4,0 và 4,4%; cường độ 
cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,5, 1,6, 9,0, 
3,0 và 3,0 trùng/cá (Bảng 3).
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau 
về thành phần loài KST trên cá diếc thu từ các 
địa phương. Cá thu ở Đầm Bàu Súng nhiễm ba 
loài ký sinh trùng là L. cyprinacea, Anisakis 
sp. và C. cyprini; với tỷ lệ cảm nhiễm tương 
ứng là 1,6, 3,1 và 3,1%;cường độ cảm nhiễm 
trung bình tương ứng là 3,0, 5,5 và 5,5 trùng/
cá. Cá thu ở Sông Kỳ Lộ nhiễm cả năm loài ký 
sinh trùng là L. cyprinacea, C. grandiventra, 
Bothriocephalus sp., Anisakis sp. và C. 
cyprini; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,3, 
25,5, 1,8, 10,9 và 10,9%; cường độ cảm nhiễm 
trung bình tương ứng là 2,0, 1,6, 30,0, 2,0 và 
2,0 trùng/cá. Cá thu ở ao cá nước ngọt - Hòa 
Xuân Đông nhiễm hai loài ký sinh trùng là L. 
cyprinacea và Bothriocephalus sp.; tỷ lệ cảm 
nhiễm tương ứng là 12,2 và 3,7%; cường độ 
cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,2 và 2,0 
trùng/cá (Bảng 4). 
2. Thảo luận 
2.1. Loài L. cyprinacea
Loài L. cyprinacea đã được phát hiện 
ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt khác 
nhau ở nhiều khu vực trên thế giới. Dogiel 
and Akhmerov đã thông báo bắt gặp L. 
cyprinacea ký sinh trên hai loài cá Cyprinus 
sp. và Perccottus sp. thu ở sông Amur - 
Viễn Đông Nga [9]. Ở Hàn Quốc, loài này 
được báo cáo là lây nhiễm trên chín loài cá 
(Misgurnus anguillicaudatus, Carassius 
auratus, Pseudorasbora parva, Zacco 
platypus, Lepomis macrochirus, Channa 
argus (C. arga), Cyprinus carpio, Micropterus 
salmoides và Hemiculter eigermanni) [15]. 
Tại Đài Loan, Chien thông báo bắt gặp ở cá 
Loài KST
TLCN (%) CĐCN (Trùng/cá)
Đầm Bàu 
Súng 
Sông Kỳ 
Lộ 
Ao cá 
nước ngọt 
Đầm Bàu 
Súng
Sông Kỳ 
Lộ
Ao cá 
nước ngọt
L. cyprinacea 1,6 7,3 12,2 3,0 2,0 1,2
C. grandiventra - 25,5 - - 1,6 -
Bothriocephalus sp. - 1,8* 3,7 - 30,0* 2,0
Anisakis sp. 3,1 10,9 - 5,5 2,0 -
C. cyprini 3,1 10,9 - 5,5 2,0 -
(*: chỉ 1 cá thể bị nhiễm)
chép (Cyprinus carpio) và cá vàng (Carassius 
auratus) [8]. Ở Trung Quốc, loài này đã được 
báo cáo ký sinh trên 30 loài cá nước ngọt 
khác nhau [17]. Tại Ấn Độ, Hemaprasanth 
et al. cho biết, 100% cá Puntius pulchellus 
nuôi ao bị nhiễm với ký sinh trùng này và 
tác hại đối với cá là không thể tính hết được 
[13]. Hassan đã tìm thấy sự ký sinh và gây 
tác hại nghiêm trọng của L. cyprinacea trên 4 
loài cá bản địa (Galaxias occidentalis, Edelia 
vittata, Bostockia porosa, Tadanus bostocki) 
và ba loài cá nhập nội khác (Carassius 
auratus, Gambusia holbrooki, Phalloceros 
caudimaculatus) tại hai địa phương dọc 
bờ sông Canning, phía Tây Úc [12]. Ở Việt 
Nam, Hà Ký và Bùi Quang Tề bắt gặp loài 
này trên cá chép, cá diếc (C. auratus), cá mè 
trắng (Hypophthalmichthys harmandi), cà 
mè hoa (Aristichthys nobilisi), cá lăng chấm 
(Hemibagrus guttatus) [5]. 
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy L. 
cyprinacea được bắt gặp ở cả hai mùa mưa 
và khô, ở cả ba loại thủy vực nghiên cứu (bao 
gồm cả trong ao nuôi), chứng tỏ rằng đây là 
loài ký sinh trùng khá phổ biến trên cá diếc, và 
có phân bố rộng ở Phú Yên. Tỷ lệ cảm nhiễm 
loài ký sinh trùng này cao hơn so với các loài 
ký sinh trùng khác; điều đó chứng tỏ nguy cơ 
cá bị bệnh do loài ký sinh trùng này cũng khá 
cao, đòi hỏi người nuôi cá phải chú ý phòng 
bệnh triệt để. 
2.2. Loài C. grandiventra 
C. grandiventra lần đầu được phát hiện 
và mô tả từ các mẫu thu được trên một số 
loài cá nước ngọt ở Thái Lan [14]. Ký sinh 
Bảng 4: Thành phần loài và mức độ cảm nhiễm KST trên cá diếc theo thủy vực
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
trùng này có kích thước khá lớn, có thể ký 
sinh trên da hay trong khoang mang, miệng 
cá, với khả năng gây hại rất cao. Ở Việt 
Nam, Hà Ký và Bùi Quang Tề đã bắt gặp 
C. grandiventra trên cá thát lát (Notopterus 
notopterus) với TLCN là 8,62%, CĐCN từ 1 
- 5 trùng/cá, cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon 
idellus) với TLCN 60,0%, CĐCN 1-20 
trùng/cá, cá trắm đen (Mylopharyngodon 
piceus) với TLCN 60,0% và CĐCN 1 - 35 
trùng/cá [5]. 
Trong nghiên cứu này chỉ bắt gặp C. 
grandiventra ký sinh trên thân cá diếc thu từ 
Sông Kỳ Lộ với TLCN 25,5% và CĐCNTB 1,6 
trùng/cá. Cá có thể bị nhiễm cả trong mùa mưa 
và mùa khô, xuất hiện nhiều vết thương, viêm 
tấy trên cơ thể. So với các nghiên cứu trước 
đây, TLCN và CĐCN loài ký sinh trùng này 
trên cá diếc tại Phú Yên thấp hơn; tuy nhiên, 
vì sự nguy hiểm loài ký sinh trùng này đối với 
cá, người nuôi cá diếc cũng cần phải quan tâm.
2.3. Loài Bothriocephalus sp.
Giống Bothriocephalus được bắt gặp ký sinh 
trên cá ở nhiều nơi trên thế giới như ở Úc [10], 
ở Mehico [20], ở Nauy [11]. Một số loài thuộc 
giống này được biết đến như là ký sinh trùng 
nguy hiểm nhất đối với cá nước ngọt, đặc biệt 
là các loài thuộc họ cá chép [16], đã gây chết 
nghiêm trọng đối với cá trắm cỏ (C. idellus) ở 
Trung Quốc [21]. Tại Việt Nam, Đỗ Thị Hòa và 
cộng sự thông báo bắt gặp loài Bothriocephalus 
gowkongensis ký sinh trên cá chép, cá trê, cá 
quả, cá măng, lươn và cả trên cá biển [4]. Hà Ký 
và Bùi Quang Tề bắt gặp B. opsarichthydis trên 
cá diếc [5]. Các loài này ký sinh trong ruột cá; 
ở CĐCN thấp, chúng hút chất dinh dưỡng, làm 
giảm sinh trưởng; ở CĐCN cao, chúng gây phình 
ruột, phá huỷ và bào mòn thành ruột [4], có thể 
gây chết hàng loạt [18]. 
Phân tích theo mùa cho thấy chỉ bắt gặp 
Bothriocephalus sp. trong mùa khô (Tháng 
1 -8). Sheikh et al. cho biết TLCN và CĐCN 
trên cá chép vào mùa Hè (Tháng 6) đến mùa 
Thu (Tháng 10) cao hơn so với mùa Xuân 
(Tháng 4) và mùa Đông (Tháng 1) [21]. 
Trong nghiên cứu hiện tại, loài ký sinh trùng 
này bắt gặp trên cá diếc ở Sông Kỳ Lộ và ao 
cá nước ngọt xã Hòa Xuân Đông. Như vậy, 
mặc dù TLCN ở ngoài tự nhiên thấp (1,8%) 
trên cá thu từ Sông Kỳ Lộ nhưng đã bắt gặp 
trên cá diếc trong ao nuôi. Điều này cho thấy 
nguy cơ nhiễm ký sinh trùng này trên diện 
rộng đối với các loài cá nuôi là không nhỏ.
2.4. Loài Anisakis sp.
Giun tròn Anisakis có có nhiều loài và vòng 
đời phức tạp, ấu trùng có thể phát triển trên 
các loài giáp xác, sau đó chuyển sang cá, chủ 
yếu trên các loài cá nước ngọt nhưng cũng có 
khi người ta bắt gặp chúng ở cá nước lợ-mặn 
[1]. Khi trưởng thành, giun tròn Anisakis ký 
sinh trên các động vật thuộc lớp Thú. Nhiều 
loài thuộc giống giun này có giai đoạn trưởng 
thành ký sinh ở người và có thể gây bệnh nguy 
hiểm cho người bị nhiễm [1; 6]. Rodrigues et 
al. nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Brazil 
cho biết có 50% và 49% số cá thu từ hai khu 
vực Colares và Vigia nhiễm Anisakis [19]. 
Trong nghiên cứu này, Anisakis sp. có TLCN 
và CĐCN chung trên cá diếc thu tại Phú Yên 
là 4,0% và 2,9 trùng/cá. Kết quả phân tích theo 
mùa, bắt gặp Anisakis sp. trong cả mùa khô và 
mùa mưa với TLCN và CĐCN tương đương 
nhau. Phân tích theo thủy vực, loài Anisakis sp. 
được tìm thấy ký sinh ở cá diếc thu tại Đầm 
Bàu Súng và Sông Kỳ Lộ, không bắt gặp trong 
ao cá nước ngọt. Mặc dù TLCN Anisakis sp. ở 
cá diếc thấp nhưng do nhiều loài thuộc giống 
Anisakis có thể gây bệnh cho người và động 
vật trên cạn, cần chú ý phòng ngừa loài ký sinh 
trùng này khi nuôi. 
2.5. Loài Cucullanus cyprini
Loài giun tròn C. cyprini bắt gặp trên nhiều 
loài cá khác nhau. Tại Iraq, Ali et al. ghi nhận 
trên 14 loài cá khác nhau như Carasobarbus 
luteus, Cyprinus carpio, Leuciscus vorax, 
Mystus pelusius, S. triostegus... [7]. Tại Việt 
Nam, Hà Ký và Bùi Quang Tề bắt gặp ký sinh 
trong ruột cá chép, cá he đỏ (Barbodes altus), 
cá ba sa (Pangasius bocourti), cá bống cát 
(Glossogobius giuris) [5]. Đỗ Thị Hòa và cộng 
sự cũng bắt gặp trên cá chép, cá tra, cá ba sa, cá 
bống cát nhưng TLCN thấp, chỉ ảnh hưởng nhẹ 
đến sinh trưởng của cá [4]. 
Trong nghiên cứu hiện tại, loài C. cyprini có 
TLCN và CĐCN chung trên cá diếc là 4,0% và 
2,9 trùng/cá, bắt gặp trong cả mùa khô và mùa 
32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
mưa với TLCN và CĐCN khá tương đồng. 
Cá diếc ở Đầm Bàu Súng và Sông Kỳ Lộ bị 
nhiễm với tỷ lệ tương ứng là 3,1% và 10,9% 
và CĐCN là 5,5 trùng/cá và 2,0 trùng/cá. Cũng 
như Anisakis sp., không bắt gặp giun tròn C. 
cyprini trên cá diếc thu từ ao nuôi, mặc dù cả 
hai loài giun đều đã được tìm thấy trên mẫu cá 
thu từ Sông Kỳ Lộ và Đầm Bàu Súng. Có thể 
các biện pháp cải tạo ao nuôi, chăm sóc cá, và 
cá giống không nhiễm giun đã loại bỏ nhóm ký 
sinh này khỏi cá nuôi. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận
Cá diếc tại Phú Yên bị nhiễm hai loài giáp 
xác, một loài sán dây và hai loài giun tròn. 
2. Kiến nghị
Cần tiến hành một nghiên cứu đầy đủ hơn 
hơn về ký sinh trùng ở cá diếc, từ đó đánh giá 
chính xác về ảnh hưởng của chúng đối với cá 
diếc làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp 
phòng trị bệnh hiệu quả và các khuyến cáo an 
toàn thực phẩm cho người sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Võ Thế Dũng, Glenn Allan Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 
(2012). “Ký sinh trùng cá mú và cá chẽm ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 180 trang. ISBN: 
978-604-60-0543-8.
2. Võ Thế Dũng, Nguyễn Nhất Duy, Võ Thị Dung, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, (2016). “Nguyên sinh 
động vật ký sinh trên cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên”. Kỷ yếu 
Hội nghị Ký sinh trùng học toàn Quốc lần thứ 43 năm 2016, Tp. Ban Mê Thuột, Đắk Lắc, 31/3-1/4/2016, 
trang: 43-51.
3. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Nhất Duy, (2019). “Thành phần và mức độ nhiễm sán lá đơn chủ 
(Monogenea) ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus Linnaeus, 1758) thu tại Phú Yên”. Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ thủy sản, số 2/2019: 11-17.
4. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, (2004). “Bệnh học Thủy sản”. Nhà xuất 
bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 
5. Hà Ký, Bùi Quang Tề, (2007). “Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 
Hà Nội.
Tiếng Anh
6. Aibinu I.E., Smooker P.M. and Lopata A.L., (2019). “Anisakis nematodes in fi sh and Shellfi sh - from 
infection to allergies”. IJP: Parasites and Wildlife, 9(2019): 384 - 393.
7. Ali A.H., Mhaisen F.T., Khamees N.R., (2014). “Checklists of nematodes of freshwater and marine fi shes of 
Basrah Province, Iraq”. Mesopotamian Journal of Marine Science, 29(2): 71 - 96.
8. Chien C.-Y., (1994). “Lernaea cyprinacea (L.) infection of gold fi sh in Taiwan”. COA Fisheries Serries No. 
47, Reports on Fish Disease Research, 15: 81 - 84.
9. Dogiel V.A., Akhmerov A.K., (1952). “Parasitic Crustacea of Amur River fi shes”. Uchenie Zapiski 
Leningradskogo Ordena Gosudarstevennogo Univerrsiteta, Seria Biologiia Nauka, 141(28): 268 - 294.
10. Dove A.D.M., Cribb T.H., Mockler S.P., Lintermans M., (1997). “The Asian fi sh tapeworm, Bothriocephalus 
acheilognathi, in Australian freshwater fi shes”. Marine and Freshwater Research, 48: 181 - 183. 
11. Hansen H., Alarcón M., (2019). “First record of the Asian fi sh tapeworm Schyzocotyle (Bothriocephalus) 
acheilognathi (Yamaguti, 1934) in Scandinavia”. BioInvasions Records (2019), 8(2): 437 - 441. 
12. Hassan M., (2008). “Parasites of native and exotic freshwater fi shes in the South - West of Western 
Australia”, Murdoch University, 2008.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33
13. Hemaprasanth K.P., Sridhar N., Raghuanth M.R., (2017). “Lernaea cyprinacea infection in a new 
host Puntius pulchellus in intensive culture system and its control by doramectin”. Journal of Parasitic 
Diseases, 41(1):120 - 127.
14. Ho J.-S, Tonguthai K., (1992). “Flabelliferan isopods (Crustacea) parasitic on freshwater fi shes of Thailand”. 
Systematic Parasitology, 21(3): 203 - 210.
15. Kim I.-H., Choi S.-K., (2003). “Copepod parasites (Crustacea) of freshwater fi shes in Korea”. Korean 
Journal of Systematic Zoology, 19: 57 - 93. 
16. Kuchta R., Choudhury A., Scholz T., (2018). “Asian Fish Tapeworm: The Most Successful Invasive Parasite 
in Freshwaters”. Trends in Parasitology, 34(6): 511 - 523. 
17. Nagasawa K., Inoue A., Myat S.M. and Umino T., (2007). “New Host Records for Lernaea cyprinacea 
(Copepoda), a Parasite of Freshwater Fishes, with a Checklist of the Lernaeidae in Japan (1915 - 2007)”, 
Journal of the Graduate School of Biosphere Science Hiroshima University (2007), 46: 21 - 33.
18. Nie P., Wang G.T., Yao W.J., Zhang Y.A., Gao Q., (2000). “Occurrence of Bothriocephalus acheilognathi 
in cyprinid fi sh from three lakes in the fl ood plain of the Yangtze River, China”. Diseases of Aquatic 
Organisms, 41: 81 - 82.
19. Rodrigues M.V., Figueiredo Pantoja J.C., Oliveira Guimarães C.D., Moraes Benigno R.N., Correia Palha 
M. das D., Biondi G.F., (2015). “Prevalence for nematodes of hygiene-sanitary importance in fi sh from Colares 
Island and Vigia, Pará, Brasil”. Revista Brasileira de Ciência Veterinária, 22(2): 124 - 128.
20. Salgado-Maldonado G., Pineda-López R.F., (2003). “The Asian Fish tapeworm Bothriocephalus 
acheilognathi: a Potential Threat to Native Freshwater Fish Species in Mexico”. Biological Invasions, 
September 2003, 5(3): 261 - 268.
21. Sheikh B.A., Sofi T.A., Ahmad F., (2014). “Ecology of the Asian tapeworm, Bothriocephalus acheilognathi 
Yamaguti, 1934 of fi shes in the Dal lake of Srinagar, Kashmir”. International Journal of Fisheries and Aquatic 
Studies 2014, 2(1): 164 - 171
22. Vo The Dung, Jitra Wikagu, Bui Ngoc Thanh, Dung Thi Vo, Duy Nhat Nguyen, Darwin Murrell K., (2014). 
“Endemicity of Opisthorchis viverrini Liver Flukes, Vietnam, 2011 - 2012”. Journal of Emerging Infectious 
Diseases, 20(1): 152 - 153.

File đính kèm:

  • pdfgiap_xac_san_day_va_giun_tron_ky_sinh_o_ca_diec_carassius_au.pdf