Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Tóm tắt: Bảo hiểm (BH) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS). Kể từ năm 2012 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai Chương trình thí điểm BH NTTS với nhiều sản phẩm và mô hình BH, qua đó hình thành được thị trường BH và thu hút đông đảo đối tượng từ phía cung và cầu tham gia; trong đó BH theo chỉ số thời tiết là phương pháp được áp dụng với nhiều đối tượng NTTS và đạt được kết quả khả quan. Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm triển khai BH NTTS ở Trung Quốc là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách tìm kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường BH NTTS tại Việt Nam

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trang 1

Trang 1

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trang 2

Trang 2

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trang 3

Trang 3

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trang 4

Trang 4

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trang 5

Trang 5

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6600
Bạn đang xem tài liệu "Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
H vẫn chưa có Luật 
BHNN mà hoàn toàn dựa vào Quy chế BHNN với các “quy định 
khung”. Trong khi đó, mục tiêu của BH NTTS là nhằm giúp 
nông dân ổn định sản xuất chứ không phải nhằm đạt lợi nhuận 
tối đa như lĩnh vực BH cây trồng, vật nuôi, nên cơ chế thực hiện 
rất khó đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của người tham gia BH và 
lợi ích của công ty BH. Từ đây đặt ra vấn đề hoàn thiện khung 
khổ pháp lý riêng biệt đối với BHNN, cần được xây dựng để 
đảm bảo hoạt động BH NTTS vận hành theo cơ chế thị trường; 
không chỉ riêng trường hợp Trung Quốc mà Việt Nam cũng cần 
khắc phục điểm này. 
Về cơ chế triển khai: do đang trong giai đoạn triển khai thử 
nghiệm, các đề án BH NTTS được triển khai theo cơ chế thoả 
thuận giữa chính quyền địa phương và tổ chức BH về kinh phí 
quản lý, mức phí BH, trách nhiệm, quy trình và khung thời gian 
theo dõi, giám sát, đánh giá, đền bù của tổ chức BH. Do đó, cơ 
chế triển khai BH NTTS ở Trung Quốc chưa thống nhất giữa các 
địa phương và giữa các mô hình BH; trong khi đó Việt Nam đã 
thực hiện tốt hơn bước này, cơ chế triển khai đã được quy định 
cụ thể trong Thông tư số 101/TT-BTC. 
Về tổ chức thực hiện: Chương trình BH NTTS ở Trung 
Quốc thực hiện thí điểm theo 2 phương thức: BH tương hỗ và 
BH thương mại. Trong đó, BH tương hỗ, với hạt nhân là Hiệp 
hội BH tương hỗ thuỷ sản Trung Quốc - một tổ chức dân sự 
phi lợi nhuận - hoạt động tương đối hiệu quả trong bối cảnh 
nguồn trợ cấp dồi dào từ chính quyền trung ương và địa phương; 
BH thương mại theo hình thức hợp tác công tư, mặc dù đã huy 
động được các doanh nghiệp BH tham gia, nhưng hiệu quả triển 
khai và kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi. Như vậy, BH 
thương mại NTTS ở Trung Quốc chưa có nhiều điểm sáng để 
chúng ta học hỏi, ngoại trừ các biện pháp thúc đẩy sự tham gia 
của các doanh nghiệp BH; BH tương hỗ có tiềm năng áp dụng 
cho lĩnh vực NTTS ở nước ta, tuy nhiên lĩnh vực NTTS cần phải 
được tổ chức lại sản xuất theo liên kết ngang, hình thành HTX ở 
địa phương và thúc đẩy vai trò của các tổ chức hiệp hội. 
Trợ cấp BH
Chính phủ Trung Quốc chủ trương sử dụng các khoản trợ cấp 
phí BHNN như là một biện pháp khuyến khích nông dân nâng 
cao năng suất, sản lượng, nhất là đối với BH cho cây trồng và 
vật nuôi. Đối với lĩnh vực NTTS, khoản trợ cấp chủ yếu cung 
cấp cho nông dân tham gia dưới hình thức trợ cấp phí BH; ngoài 
ra còn trợ cấp khoản chi phí hành chính cho đơn vị điều hành 
BH (trường hợp BH tương hỗ), hoặc hỗ trợ cho các công ty BH 
27
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
(trường hợp tỷ lệ thua lỗ vượt quá khả năng chi trả của công ty 
BH). Các khoản trợ cấp này đã khiến cho chi phí BH NTTS ở 
mức có thể chấp nhận được với phần lớn nông dân và giúp họ 
thu hồi vốn đầu tư sản xuất trong trường hợp gặp rủi ro. Như vậy, 
chính sách trợ cấp phí BH đối với BH NTTS của Trung Quốc 
tương tự như Việt Nam, điểm khác biệt có chăng là mức trợ cấp 
phí BH cao hơn đối với một số đối tượng nuôi hoặc mô hình BH 
cụ thể tại một số địa phương nơi có nguồn lực ngân sách dồi dào.
Tuy nhiên, chính sách trợ cấp phí BH NTTS của Trung Quốc 
có 3 vấn đề đáng lưu ý. Thứ nhất, mức trợ cấp phí BH tùy thuộc 
vào đối tượng được BH nhưng không phụ thuộc vào khả năng 
tài chính của khách hàng mua BH (không ưu đãi hộ nghèo và 
cận nghèo). Thứ hai, việc phân cấp quản lý BH đến chính quyền 
tỉnh/huyện tạo điều kiện chủ động cho các địa phương trong việc 
quyết định các khoản hỗ trợ kèm theo. Thứ ba, bên cạnh việc trợ 
cấp trực tiếp cho nông dân thông qua hỗ trợ phí BH, một số tỉnh 
đã thực hiện hỗ trợ tài chính cho công ty BH trong trường hợp 
tỷ lệ thua lỗ vượt quá khả năng chi trả của công ty BH. Những 
quy định này đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của người mua 
và người bán BH vào thị trường BH NTTS mới hình thành; đây 
cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam 
cần quan tâm, xem xét.
Tái BH
Việc Trung Quốc tiến hành thí điểm BH NTTS cho nhiều đối 
tượng và trên nhiều địa bàn có khí hậu khác nhau cho phép rút ra 
nhiều kinh nghiệm khi áp dụng trên diện rộng, nhưng cũng đặt 
ra vấn đề thiếu dữ liệu về tổn thất lịch sử đối với vùng nuôi mới 
hoặc đối tượng NTTS khác. Thiếu những dữ liệu này dẫn đến 
thách thức lớn trong việc đánh giá rủi ro thiên tai hoặc đối với 
mô hình BH đa hiểm hoạ vì thiếu căn cứ hoặc cơ sở khách quan 
để xây dựng các mức bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn 
thất do thiên tai hoặc thiếu cơ sở để phân định bệnh tật xảy ra ở 
mức dịch bệnh thông thường hay ở mức thảm họa. Điều này dẫn 
đến các công ty BH không thể chuyển giao rủi ro đầy đủ cho các 
công ty tái BH quốc tế, vì thế phải chịu nguy cơ bị tổn thất cao.
Đổi mới, đa dạng hóa mô hình và sản phẩm BH
Bốn mô hình BH khác nhau đã được thực hiện thử nghiệm 
trong Chương trình thí điểm BH NTTS ở Trung Quốc gồm: BH 
tương hỗ, BH thương mại, BH tương hỗ + thương mại và thương 
mại + dịch vụ. Sự đa dạng và đổi mới mô hình BH đã giúp 
Chương trình thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm BH, đồng 
thời giúp các nhà hoạch định chính sách tìm kiếm những bằng 
chứng và cơ sở để xây dựng và triển khai BH NTTS trong tương 
lai. Chẳng hạn, mô hình BH ‘tương hỗ + thương mại’ và ‘thương 
mại + dịch vụ’ đã chứng tỏ thành công trong BH nuôi cá ở tỉnh 
An Huy và BH nuôi tôm ở Thượng Hải. Công ty BH thương 
mại hưởng lợi từ việc sử dụng các kỹ thuật viên của HTX NTTS 
trong việc xác định và đánh giá rủi ro (tiết kiệm được chi phí 
thuê bên thứ ba giám định tổn thất). Cả hai bên đều hưởng lợi 
từ mô hình, chẳng hạn như bên tham gia BH được tiền thưởng 
cho tỷ lệ tổn thất thấp và bên bán BH giảm được chi phí quản 
lý, quan trọng hơn mô hình này đã khuyến khích nông dân áp 
dụng các biện pháp quản lý tốt hơn nhằm giảm rủi ro và tăng 
năng suất.
Hàm ý chính sách phát triển thị trường BH NTTS tại Việt Nam
Với 8 doanh nghiệp BH tham gia, 2 phương thức BH (tương 
hỗ và thương mại), 4 loại hình sản phẩm (BH tương hỗ, BH 
tương hỗ + thương mại, BH thương mại, BH thương mại + dịch 
vụ) cho thấy sự đa dạng về phía cung đối với thị trường BH 
NTTS của Trung Quốc. Để có được kết quả này, chính sách BH 
của Trung Quốc đã được triển khai theo hướng “khuyến khích” 
doanh nghiệp tham gia và thử nghiệm sản phẩm. Đối chiếu với 
Chương trình BH NTTS theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP 
ngày 18/4/2018 của Chính phủ, Cục Quản lý, Giám sát (Bộ Tài 
chính) đã phê chuẩn sản phẩm BH cho tôm thẻ chân trắng (ngày 
26/5/2020) của Tổng công ty BH Bảo Việt và Tổng công ty BH 
Bảo Minh, thực hiện theo phương thức BH thương mại và áp 
dụng một loại hình BH bồi thường đi kèm với 3 lựa chọn về 
sản phẩm BH (theo phương thức nuôi tôm), có thể thấy nguồn 
cung BH NTTS ở nước ta rất nghèo nàn về sản phẩm và doanh 
nghiệp BH. 
Về phía cầu, các đề án thí điểm BH NTTS của Trung Quốc 
chủ trương lựa chọn các hộ trang trại, HTX có quy mô nuôi 
trồng vừa và lớn, sản xuất hàng hóa, tiến hành trợ cấp phí BH. 
Mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách BH NTTS Trung 
Quốc hướng đến là thông qua BHNN để thay đổi tập quán sản 
xuất (cũ, lạc hậu) của đại bộ phận hộ NTTS và đây là việc khó, 
lâu dài nên cách làm phải từ những chủ thể đang có nhu cầu sản 
xuất hàng hóa và có khả năng về tài chính để đầu tư vào hoạt 
động giảm thiểu rủi ro. Việc lựa chọn những chủ thể này tham 
gia BH sẽ là tấm gương “lôi kéo” số hộ còn lại. Các biện pháp 
mà Trung Quốc thực hiện khác với chính sách hỗ trợ phí BH cho 
đối tượng tham gia theo mức độ nghèo quy định tại Quyết định 
số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
 Từ những điều rút ra trong Chương trình thí điểm BH NTTS 
ở Trung Quốc, chính sách phát triển BH NTTS của Việt Nam có 
thể tham khảo, vận dụng ở những điểm sau:
Về chính sách hỗ trợ người mua BH: các đề án thí điểm BH 
NTTS của Trung Quốc trợ cấp cho đối tượng mua BH nhưng 
không phụ thuộc vào khả năng tài chính của người mua, mức trợ 
cấp không quá 80% phí BH, cho phép sử dụng hợp đồng BH như 
là tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng. Đối chiếu với Nghị 
định 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ và Quyết 
định số 22/2019/QĐ-TTg, Thông tư 09/2020/TT-BNNPTNT về 
hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính 
sách hỗ trợ BHNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(NN&PTNT) ban hành ngày 24/7/2020, chính sách hỗ trợ người 
mua BH mới chỉ tập trung vào hỗ trợ phí BH, mức trợ cấp và 
chưa có sự lồng ghép giữa BHNN với tiếp cận tín dụng. Do vậy, 
chính sách hỗ trợ BH được đề xuất như ở bảng 3.
28
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
Bảng 3. Đề xuất chính sách phát triển BH NTTS.
Đối tượng Mức hỗ trợ Văn bản quy định Đề xuất
1. Người mua BH
Hộ nghèo, cận 
nghèo 90% phí BH Quyết định 22/2019/QĐ-TTg Giữ nguyên
Hộ không nghèo 20% phí BH Quyết định 22/2019/QĐ-TTg Giữ nguyên
Doanh nghiệp, HTX 20% phí BH Quyết định 22/2019/QĐ-TTg Điều chỉnh tăng
2. Doanh nghiệp BH
Các biện pháp đề 
phòng, hạn chế 
tổn thất
10% doanh 
thu phí BH Nghị định 58/2020/NĐ-CP
Hướng dẫn 
chế độ và định 
mức
Chi phí bán hàng, 
chi phí quản lý, chi 
hoa hồng BH
25% doanh 
thu phí BH
Thông tư 96/2013/TT-BTC ngày 23/7/2013 
sửa đổi Thông tư 121/2011/TT-BTC ngày 
17/8/2011 hướng dẫn Quyết định 315/QÐ-
TTg thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 
2011-2013 và Thông tư 101/2012/TT-BTC 
ngày 20/6/2012 về tài chính đối với các doanh 
nghiệp BH, doanh nghiệp tái BH thực hiện thí 
điểm BHNN theo Quyết định 315/QÐ-TTg 
thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011-
2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Hướng dẫn 
chế độ và định 
mức
Ưu đãi thuế cho 
doanh nghiệp BH Chưa quy định
Miễn thuế 
doanh thu đối 
với BHNN
Chi phí dịch vụ, khí 
tượng thủy văn Chưa quy định Hỗ trợ 100%
3. Thông tin tuyên 
truyền về BHNN
Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động tổ 
chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thực hiện BHNN (Điều 36, 
Điều 37 Nghị định 58/2020/NĐ-CP 
Bộ NN&PTNT 
xây dựng và 
triển khai chiến 
lược truyền 
thông BHNN
4. Tổ chức sản xuất 
nông nghiệp theo 
mô hình hợp tác, 
liên kết gắn với 
BHNN
Nghị định 58/2018/NĐ-CP
Hỗ trợ mô hình 
điểm để nhân 
rộng
Cũng liên quan đến chính sách hỗ trợ người mua BH, Chính 
phủ cần nghiên cứu điều chỉnh nguyên tắc thực hiện BHNN 
(mục 2, Điều 5, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP). Thay vì quy 
định như hiện nay: “BHNN được thực hiện theo nguyên tắc tự 
nguyện thỏa thuận” nên bổ sung trường hợp “hộ vay vốn ngân 
hàng để đầu tư sản xuất bắt buộc phải mua BHNN”. Đề xuất này 
dựa trên cơ sở coi BHNN là quyền lợi và nghĩa vụ của người 
nông dân, hộ sản xuất nông nghiệp mua BH nhằm bảo vệ cho 
chính mình và đảm bảo an toàn đối với đồng vốn vay và nghĩa 
vụ trả nợ.
Về chính sách hỗ trợ người bán BH: các đề án thí điểm BH 
NTTS của Trung Quốc đã triển khai đầy đủ và tối đa 4 hình thức 
hỗ trợ doanh nghiệp BH (hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí quản 
lý và trích lập dự phòng, thuế, tái BH). Trong khi đó, sự hỗ trợ 
trực tiếp từ Chính phủ đối với doanh nghiệp BH tại Việt Nam 
rất hạn chế, chủ yếu thông qua hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó, 
các doanh nghiệp BH ở nước ta chỉ được phép sử dụng tối đa 
25% doanh thu phí BH thủy sản cho các khoản chi bán hàng, chi 
quản lý, chi hoa hồng BH, chi hỗ trợ, chi thù lao để triển khai thí 
điểm BH thủy sản (Thông tư 96/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ 
Tài chính ban hành mới hết hiệu lực ngày 2/6/2020). Như vậy, 
từ kinh nghiệm của Trung Quốc và các quy định hiện hành của 
Việt Nam, có thể thấy cần phải tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp 
BH hơn nữa thông qua các chính sách về ưu đãi thuế và tái BH.
Về phương pháp chi trả BH: trong hai phương pháp chi 
trả BH NTTS (BH theo chỉ số thời tiết và BH theo thiệt hại), 
phương pháp BH theo chỉ số thời tiết được áp dụng thí điểm 
tại nhiều nơi ở Trung Quốc cho thấy có tiềm năng áp dụng cho 
NTTS ở Việt Nam do khắc phục được vấn đề rủi ro đạo đức, 
lựa chọn đối nghịch (chỉ những hộ có khả năng bị rủi ro cao 
mới mua BH) và giảm thiểu chi phí quản lý. Mặt khác, áp dụng 
phương pháp BH theo chỉ số thời tiết trong NTTS sẽ giúp tăng 
sản phẩm BH và đa dạng hoá lựa chọn sản phẩm cho người mua 
BH. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có sự tham gia của 
cơ quan chuyên môn về khí tượng thủy văn trong việc xây dựng 
chỉ số đánh giá rủi ro NTTS cũng như xây dựng đề án phát triển 
BH NTTS với cơ chế chính sách đặc thù và lộ trình đầu tư cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Food and Agriculture Organization (1999), Design assistance and 
operational advice for an agricultural insurance programme in the Social 
Repuclic of Vietnam.
[2] Nguyễn Tuấn Sơn (2008), “Nghiên cứu vận dụng phương pháp chỉ 
số trong BHNN Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 4, tr.367-374.
[3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Hội nghị tổng kết 
chương trình thí điểm BHNN tại 20 tỉnh/thành phố theo Quyết định số 315/
QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 
[4] Zhang Weiguang (2016), Overview of national policies and 
programmes on aquaculture insurance in China: opportunities and 
challenges, Report of the FAO workshop on development of aquaculture 
insurance system for small-scale farmers.
[5] Ming Junchao (2016), Experience from aquaculture insurance pilot 
programmes in China, Report of the FAO workshop on development of 
aquaculture insurance system for small-scale farmers. 
[6] Food and Agriculture Organization (2017), Fishery and aquaculture 
insurance in China.
[7] Xianglin Liu (2016), Three essays in agriculture insurance, Ohio 
State University. 

File đính kèm:

  • pdfbao_hiem_nuoi_trong_thuy_san_o_trung_quoc_va_ham_y_chinh_sac.pdf