Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang

TÓM TẮT

Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở

tỉnh Tiền Giang được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2019. Tổng cộng có 78 hộ hành nghề

khai thác với 8 loại hình ngư cụ khác nhau và 12 hộ nuôi cá sát sọc với 46 lồng bè neo đậu trên sông

Tiền, tỉnh Tiền Giang đã được phỏng vấn. Kết quả cho thấy cá sát sọc chỉ hiện diện ở đoạn đầu và

đoạn giữa của sông Tiền (từ huyện Chợ Gạo đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), không có sự hiện

diện ở đoạn cuối của sông (cửa sông, vùng ven biển) và cá được bắt gặp quanh năm tập trung nhiều

nhất vào các tháng trong mùa lũ (tháng 7 – tháng 10). Ngư cụ khai thác cá sát sọc được ghi nhận có

hiệu quả cao nhất là Xếp kẹp (trung bình 23,05 ± 9,97 kg/ngày), sản lượng khai thác cá sát sọc đạt

khoảng 78,86 tấn/năm (mùa mưa 48,47 tấn/năm và mùa khô 30,39 tấn/năm). Cá sát sọc khai thác

được có chiều dài tương đối nhỏ, trung bình từ 7,7 ± 1,75 ÷ 9,97 ± 2,55 cm/con; không thấy có sự

hiện diện của nhóm cá có chiều dài từ 20 cm/con trở lên. Cá sát sọc hiện đang được nuôi bằng lồng

bè có nguồn giống từ tự nhiên, cá giống xuất hiện nhiều vào các tháng 7, tháng 8 hàng năm, đây

cũng là thời điểm thả giống tập trung của các hộ nuôi, kích cỡ cá khi thả là 148 ± 19 con/kg, sau

10 – 12 tháng nuôi cỡ cá thu hoạch đạt 16 ± 3 con/kg, với hệ số FCR = 3 ± 0,3. Có sự khác biệt về

tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi giữa hai hình thức cá giống đã qua thuần dưỡng và chưa qua thuần

dưỡng, lần lượt là 30 – 35% và 65 – 70%.

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 1

Trang 1

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 2

Trang 2

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 3

Trang 3

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 4

Trang 4

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 5

Trang 5

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 6

Trang 6

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 7

Trang 7

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 8

Trang 8

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 9

Trang 9

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 7220
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang

Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở tỉnh Tiền Giang
3 9,62 ± 2,66 14,15 ± 9,95
Lưới rê 11,17 ± 0,25 20,0 ± 1,00 12,16 ± 1 23,90 ± 5,15 12,49 ± 0,77 23,82 ± 2,18 13,02 ± 0,81 28,92 ± 7,09
Đăng 6,51 ± 1,02 4,66 ± 1,94 10,17 ± 3,03 18,21 ± 12,6 9,98 ± 2,62 16,07 ± 10,21 10,94 ± 2,33 19,68 ± 10,56
Trung bình 7,22 ± 1,62 6,56 ± 4,19 9,52 ± 2,89 14,93 ± 11,02 10,67 ± 2,44 18,56 ± 9,98 10,37 ± 2,65 17,38 ± 10,88
Cả sông Trung bình 7,7 ± 1,75 7,79 ± 4,69 9,06 ± 2,41 12,43 ± 8,57 9,97 ± 2,55 15,83 ± 9,65 9,67 ± 2,73 14,8 ± 10,55
Đoạn đầu
Đoạn giữa
Vị trí Ngư cụ
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
Kết quả phân tích khối lượng trung bình tại 
Bảng 3. Thấy rằng, cá sát sọc thu được qua 4 đợt 
khảo sát đều có khối lượng nhỏ dao động trung 
bình từ 7,79 ± 4,69 – 15,83 ± 9,65 g/con. Trong 
đó, cá thể có khối lượng trung bình nhỏ nhất 
là 4,66 ± 1,94 g/con ở ngư cụ đăng được thu 
vào tháng 6, cá thể có khối lượng trung bình lớn 
nhất là 28,92 ± 7,09 g/con ở ngư cụ lưới rê được 
thu vào tháng 9. Khối lượng cá sát sọc khai thác 
được bằng ngư cụ te/xiệp ở đoạn đầu của sông 
qua các đợt khảo sát không có sự biến động 
lớn, nhưng ở đoạn giữa của sông thì có sự biến 
động theo xu hướng tăng dần khối lượng (6,98 
± 3,89 g/con vào tháng 6; 11,94 ± 10,02 g/con 
vào tháng 7; 18,23 ± 10,53 g/con vào tháng 8; 
14,15 ± 9,95 g/con vào tháng 9). Đặc biệt ở ngư 
cụ te/xiệp thể hiện rõ xu hướng này (7,44±1,6 g/
con vào tháng 6; 8,76±2,76 g/con vào tháng 7; 
10,51±2,47 g/con vào tháng 8; 9,62±2,66 g/con 
vào tháng 9).
Kết quả phân tích khối lượng trung bình tại 
Bảng 3. Thấy rằng, hầu hết các cá thể cá sát sọc 
thu được qua 4 đợt đều có kích cỡ chiều dài nhỏ 
dao động trung bình từ 7,7 ± 1,75 – 9,97 ± 2,55 
cm/con. Trong đó, cá thể có kích cỡ chiều dài 
trung bình nhỏ nhất là 6,51 ± 1,02 cm/con ở ngư 
cụ đăng được thu vào tháng 6, cá thể có kích cỡ 
chiều dài trung bình lớn nhất là 13,02 ± 0,81 
cm/con ở ngư cụ lưới rê được thu vào tháng 9. 
Đặc biệt, trong cùng khoảng thời gian thì kích 
cỡ chiều dài trung bình của cá khai thác được ở 
đoạn đầu luôn nhỏ hơn ở đoạn giữa của sông, 
được thể hiện rõ nhất trên cùng một ngư cụ là 
te/xiệp (10,54 ± 5,97 cm/con so với 11,94 ± 
10,02 cm/con vào tháng 7; 10,46 ± 6,89 cm/con 
so với 18,23 ± 10,53 cm/con vào tháng 8; 10,51 
± 8,72 cm/con so với 14,15± 9,95 cm/con vào 
tháng 9). 
Theo đó, cá sát sọc chỉ thu được ở vị trí 
đoạn đầu và đoạn giữa của sông qua 4 loại ngư 
cụ (te/xiệp, xếp kẹp, lưới rê, đăng), còn ở vị trí 
đoạn cuối của sông không thu được bất kỳ cá 
thể nào ở cả 4 loại ngư cụ (lưới rê, lưới kéo, 
đăng, rập xếp). Vì vậy, cần khuyến cáo người 
dân không khai thác hoặc khai thác hạn chế loài 
cá này trong thời gian sinh sản và phát triển của 
cá giống (tháng 6 – 7 hàng năm) nhằm bảo vệ và 
phát triển triển nguồn lợi thủy sản.
80 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 3. Biến động tần suất chiều dài cá.
Qua Hình 3 cho thấy, tần suất chiều dài cá 
được thể hiện ở nhóm cá có chiều dài dưới 13 cm 
(97,57%) và nhóm cá có chiều dài từ 13 đến dưới 
20 cm (8,43%), không xuất hiện tỉ lệ tần suất của 
nhóm cá có chiều dài từ 20 cm trở lên. Kết quả 
này khẳng định rằng, không có loại ngư cụ nào 
khai thác được cá có kích thước chiều dài lớn hơn 
20 cm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu 
của Trần Đắc Định và ctv., (2013), Mô tả cá sát 
sọc Pangasius macronema (Bleeker, 1850) là cá 
vây bụng có 6 tia, râu dài đến vây ngực, mắt lớn, 
36-45 lược mang, dài thân đến 20 cm. 
3.1.8. Biến động số lượng cá thể và sản 
lượng khai thác của mỗi loại ngư cụ qua các 
đợt khảo sát
Kết quả khảo sát tại đoạn đầu và đoạn giữa 
của sông Tiền cho thấy có sự biến động rất rõ 
về số lượng cá thể cá sát sọc khai thác được. 
Trong đó, tại đoạn đầu số lượng cao nhất là vào 
tháng 6 (126 con), thấp nhất là tháng 8 (69 con). 
Cụ thể, số lượng cá thể khai thác của ngư cụ te/
xiệp lần lượt là 62 con (đợt 1), 52 con (đợt 2), 
46 con (đợt 3) và 47 con (đợt 4); Ở ngư cụ xếp 
kẹp lần lượt là 64 con (đợt 1), 61 con (đợt 2), 41 
con (đợt 4) và 23 con (đợt 3). Tại đoạn giữa số 
lượng cao nhất là vào tháng 9 (108 con), thấp 
nhất là tháng 7 (80 con). Cụ thể, số lượng cá thể 
khai thác của ngư cụ te/xiệp lần lượt là 65 con 
(đợt 4), 62 con (đợt 3), 61 con (đợt 1) và 23 con 
(đợt 2). Ở ngư cụ đăng lần lượt là 55 con (đợt 1), 
31 con (đợt 4), 19 con (đợt 2) và 15 con (đợt 3). 
Đặc biệt ở ngư cụ lưới rê số lượng cá thể khai 
thác được có sự biến động theo xu hướng tăng 
dần qua các đợt khảo sát, cụ thể lần lượt là 3 con 
(đợt 1), 10 con (đợt 2), 11con (đợt 4) và 12 con 
(đợt 4) (Hình 4).
Hình 4. Biến động số cá thể (con) ở các loại ngư cụ qua các đợt khảo sát tại đoạn đầu và đoạn 
cuối của sông.
81TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Điều đặc biệt là có sự khác biệt rất lớn về sự 
biến động sản lượng khai thác qua các đợt khảo 
sát giữa vị trí đoạn đầu và đoạn giữa của sông, 
cụ thể là 4.185g (đoạn đầu) và 5.353g (đoạn 
giữa). Tại đoạn đầu sự biến động không theo 
quy luật nhưng tại đoạn giữa của sông có biến 
động theo xu thế tăng dần sản lượng khai thác, 
cụ thể là 649 g (đợt 1), 1.194 g (đợt 2), 1.633 
g (đợt 3) và 1.877 g (đợt 4). Trong đó, ở ngư 
cụ lưới rê đã phản ánh đúng theo xu hướng của 
sự biến động này, cụ thể lần lượt là 60 g (đợt 
1), 239 g (đợt 2), 262 g (đợt 3) và 347g (đợt 4) 
(Hình 5).
Hình 5. Biến động sản lượng khai thác (g) ở các loại ngư cụ qua các đợt khảo sát tại đoạn đầu và 
đoạn giữa của sông.
3.1.9. Ước tính tổng sản lượng khai thác
Kết quả khảo sát 78 hộ ngư dân với 290 ngư 
cụ của 8 nhóm ngư cụ cho thấy rằng toàn sản 
lượng khai thác cá sát sọc ước tính đạt khoảng 
78,86 tấn/năm, trong đó mùa mưa đạt 48,47 tấn/
năm và mùa khô đạt 30,39 tấn/năm. Ngư cụ có 
sản lượng khai thác cao nhất là te/xiệp với 26,77 
tấn/năm và ngư cụ có sản lượng khai thác thấp 
nhất là chài với 0,63 tấn/năm (Bảng 4). 
Bảng 4. Tổng sản lượng khai thác tấn/năm của tất cả các loại hình ngư cụ.
Ngư cụ Mùa mưa Mùa khô Cả năm
Chài 0,39 0,24 0,63
Xếp kẹp 4,01 2,79 6,80
Rập xếp 0,54 0,39 0,93
Đáy 9,43 5,69 15,12
Te/Xiệp 17,22 9,55 26,77
Đăng 6,66 3,83 10,49
Lưới kéo 6,90 5,10 12,00
Lưới rê 3,32 2,80 6,13
Tổng 48,47 30,39 78,86
3.2. Hiện trạng nuôi trồng cá sát sọc
3.2.1. Số lao động và kinh nghiệm nuôi của hộ dân
Mỗi hộ dân tham gia nuôi cá cần ít 
nhất 1 – 2 lao động. Trong đó phổ biến nhất là 
2 người chiếm 83,33% tổng số hộ. Ngoài ra, 
có khoảng 25% tổng số hộ cần thuê thêm lao 
động để phụ tiếp việc nuôi cá.
82 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Số năm kinh nghiệm tham gia nuôi cá của 
hộ dân trung bình 9,5 ± 5,6 năm, dao động từ 1 – 
18 năm, trong đó nhóm thể hiện tỉ lệ phần trăm 
cao nhất số năm kinh nghiệm về nuôi là nhóm 
từ 11 – 15 năm (41,67%).
3.2.2. Kết cấu lồng bè
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 12 hộ nuôi 
với 46 lồng bè nuôi cá sát sọc, tập trung chủ 
yếu ở khu trung tâm thành phố Mỹ Tho. Thể 
tích trung bình của một lồng bè hiện hữu là 107 
± 20,24 m3, dao động từ 96 – 150 m3, lồng bè 
có kích thước phổ biến nhất là 8 x 4 x 3 m (Dài 
x Rộng x Cao). Khung bè được cấu tạo bằng 
sắt, xung quanh được bao phủ bằng lưới inox 
có kích cỡ mắt lưới là 1,5 cm2 đảm bảo cho sự 
an toàn và chắc chắn cho lồng bè trong suốt quá 
trình nuôi. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thả cá 
giống thì người nuôi còn sử dụng lưới nylon có 
kích thước mắt lưới nhỏ (0,5 cm2) bao quanh 
bè, nhằm không cho cá giống thoát ra (Bảng 5).
Bảng 5. Thông tin kết cấu lồng bè.
Stt
Quy cách Thể tích bè 
(m3)
Số lượng/
hộ (cái)
Thể tích nuôi/
hộ (m3)Dài (m) Rộng (m) Cao (m)
1 9 5 3 135 4 540
2 9 5 3 135 2 270
3 8 4 3 96 2 192
4 8 4 3 96 2 192
5 8 4 3 96 2 192
6 8 4 3 96 7 672
7 8 4 3 96 2 192
8 8 4 3 96 2 192
9 8 4 3 96 3 288
10 8 4 3 96 1 96
11 8 4 3 96 8 768
12 10 5 3 150 11 1650
Nhỏ nhất 8 4 3 96 1 96
Lớn nhất 10 5 3 150 11 1650
Trung 
bình 8,33±0,65 4,25±0,45 3,00±0,00 107,00±20,24 4,00±3,00 437,00±438,31
3.2.3. Kỹ thuật nuôi
Cá sát sọc được thả nuôi quanh năm, tùy 
thuộc vào điều kiện nguồn giống, vì con giống 
có nguồn gốc từ tự nhiên, chúng được khai thác 
và đánh bắt bằng ngư cụ te/xiệp là chính. Cá 
giống xuất hiện nhiều tập trung vào các tháng 
7 và tháng 8 hàng năm, đây cũng là thời điểm 
thu gom và thả giống tập trung của các hộ nuôi. 
Kích cỡ giống thả trung bình 148 ± 19 con/kg, 
dao động từ 120 – 170 con/kg. Sau 10 – 12 tháng 
nuôi thì tiến hành thu hoạch cá thương phẩm, 
kích cỡ cá thu hoạch trung bình 16 ± 3 con/kg, 
dao động từ 12 – 20 con/kg. Hệ số chuyển hóa 
thức ăn của cá trong vụ nuôi trung bình FCR = 
3 ± 0,3, dao động 2,5 – 3,4. 
Chi phí sản xuất cho 1 kg cá bình quân 
55.400 ± 3.000 đồng/kg, dao động 50.000 – 
60.000 đồng/kg; lợi nhuận cho 1 kg cá bình 
quân 27.000 ± 7.100 đồng/kg, dao động 15.000 
– 35.000 đồng/kg. Sản lượng thu hoạch bình 
quân là 58,47 ± 47,28 kg/m3, tùy theo kích 
thước lồng bè và số lượng cá thả nuôi ban đầu, 
83TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
với tỷ lệ phần trăm hao hụt từ 30 – 35% (đối với 
cá đã qua thuần dưỡng) và từ 65 – 70% (đối với 
cá chưa qua thuần dưỡng). Đây là đối tượng có 
triển vọng phát triển trong tương lai, đặc biệt là 
tận dụng các lồng bè nuôi không hiệu quả đang 
để trống.
Các bệnh thường gặp trong quá trình nuôi 
như xuất huyết, ghẻ lở, ký sinh trùng. Một khi 
các loại bệnh này bộc phát cá dễ bị chết nhanh. 
Chưa có các giải pháp điều trị bệnh cá này một 
cách hiệu quả ngoại trừ các biện pháp phòng 
bệnh là chủ yếu. Vì vậy, cần có nghiên cứu tìm 
nguyên nhân các bệnh thường gặp trên loài cá 
này để có biện pháp phòng trị bệnh phù hợp.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Cá sát sọc phân bố tự nhiên trên lưu vực từ 
đoạn đầu đến đoạn giữa của sông Tiền thuộc địa 
phận tỉnh Tiền Giang, cá xuất hiện trong sông 
quanh năm, tập chung nhiều nhất vào các tháng 
mùa lũ (tháng 6 – tháng 10). 
Trong tỉnh hiện có 12 hộ tham gia nuôi cá 
sát sọc với mô hình nuôi lồng bè, lợi nhuận cho 
1 kg cá bình quân 27.000 ± 7.100 đồng/kg, sản 
lượng nuôi đạt bình quân là 58,47 ± 47,28 kg/
m3. Nên nhân rộng mô hình nuôi này, nâng cao 
năng suất, sản lượng. Cá sát sọc có triển vọng 
phát triển trong tương lai, góp phần đa dạng hóa 
đối tượng nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Cá khai thác ngoài tự nhiên có khối lượng 
tương đối nhỏ trung bình 7,79 - 15,83 g/con; 
kích thước chiều dài cá dao động từ 4,7 - 15,7 
cm/con. Tần suất xuất hiện nhóm cá có chiều 
dài dưới 13 cm chiếm ưu thế hơn với 97,57% so 
với nhóm cá có chiều dài từ 13 đến 20 cm với 
8,43%, không có xuất hiện nhóm cá có chiều dài 
từ 20 cm trở lên.
Đề xuất
Đề tài được thực hiện trong 6 tháng nên 
chưa đánh giá đúng hết thực trạng nguồn lợi cá 
sát sọc ngoài tự nhiên, cần tiếp tục có thời gian 
nghiên cứu thêm trong nhánh sông và các kênh 
rạch của địa phương.
Đề nghị nghiên cứu tìm nguyên nhân các 
bệnh thường gặp trên loài cá này để có biện 
pháp phòng trị bệnh phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn 
Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. 
Định loại cá nước ngọt Nam bộ. NXB Khoa học 
& Kỹ thuật, Hà Nội, 343 trang.
Nguyễn Văn Thường và ctv., 2007. Khảo sát thành 
phần loài cá trơn họ Pangasiidae ở Đồng bằng 
sông Cửu Long. Tập chí Khoa học Đại học Cần 
Thơ. Trang 301-312
Nguyễn Văn Thường, Hà Phước Hung, Lê Anh Kha 
và Đoàn Thị Dung, 2000. Species Composition 
and Distribution of Pangasiidae Family in the 
Mekong River Delta, South Vietnam. Final 
Report, Bogor-Indonesia May 2000. Asian 
Catfish Project, pp. 11
Thái Ngọc Trí, 2015. Nghiên cứu đa dạng sinh học 
khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự biến 
đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu 
và sự phát triển kinh tế - xã hội. Luận án Tiến sĩ 
Sinh học. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam, Việt Nam. 
Trần Đắc Định và ctv., 2013. Mô tả định loại cá 
Đồng bằng sông Cứu Long, Việt Nam. Nhà xuất 
bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 174 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. 
Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần 
Thơ, Cần Thơ, 361 trang. 
Tài liệu tiếng Anh
Cacot, P., Lazard, J., 2004. Domestication d’èspeces 
de poisssons-chats du Mékong de la famille des 
Pangasiidae. INRA Prod. Anim 17 (3): 195-198
Froese, R., 2006. Cube law, condition factor and 
weight–length relationships: history, meta‐
analysis and recommendations. Journal of 
Applied Ichthyology 22(4): 241- 253.
Poulsen, A.F., K.G., Hortle, J., Valbo-Jorgensen, 
S., Chan, C.K., Chhuon, S., Viravong, K., 
Bouakhamvongsa, U., Suntornratana, N., 
Yoorong, T.T. Nguyen and B.Q. Tran., 2004. 
Distribution and Ecology of Some Important 
Riverine Fish Species of the Mekong River Basin. 
MRC Technical Paper No. 10. ISSN: 1683-1489
84 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
STATUS OF CAPTURE AND AQUACULTURE OF Pangasius 
macronema Bleeker, 1858 IN TIEN GIANG PROVINCE 
Huynh Van Duc1, Nguyen Phu Hoa1*
ABSTRACT
Study on capture and aquaculture of Pangasius macronema Bleeker, 1858 in Tien Giang province 
was carried out from June to November 2019. Total of 78 fishers were inteviewed with 8 kinds of 
fishing gears and 12 surveyed famers with 46 cages in the Mokong river. Results showed that P. 
macronema distributed at upper and middle river (Cho Gao to Cai Be district), and it was not caught 
at the end ò Mekong river (estuarine and coastal area), this species was occurred all year round and 
the peak season was thư flood season (July to October). Handle push net was the most effective 
for catching P. macronema with CPUE = 23.05 ± 9.97 kg/day/gear, estimated fish production was 
78.86 ton/year (rainy season: 48.47 tons; dry season: 30.39 tons). The standard length size of fish 
was rather short with average of 7.7 ± 1.75 – 9.97 ± 2.55 cm/individual, no catching with length 
longer than 20 cm/individual. P. macronema has being cultured with cage culture, the fingerlings 
were come from wild capture source, from July to August with 148 ± 19 individuals/kg; after 10 
– 12 months of grow-out days they reached 16 ± 3 individuals/kg with FCR = 3 ± 0,3. There were 
different death rates between stocking types of nursing stage application and without nursing stage 
application, with 30 – 35% and 65 – 70% respectively. 
Keywords: Pangasius macronema, size, capture, aquaculture.
Người phản biện: PGS. TS. Trần Đắc Định
Ngày nhận bài: 23/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 15/5/2020
Ngày duyệt đăng: 25/5/2020
Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh Tùng 
Ngày nhận bài: 05/5/2020
Ngày thông qua phản biện: 20/5/2020
Ngày duyệt đăng: 25/5/2020
1 Ho Chi Minh University of Agriculture and Forestry
* Email: phuhoa@hcmuaf.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_khai_thac_va_nuoi_trong_ca_sat_soc_pangasius_macr.pdf