Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ cá nâu thích hợp trong mô hình nuôi kết hợp với tôm sú. Thí

nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ cá nâu (i) 0 con/m3(đối chứng),

(ii) 8 con/m3, (iii) 12 con/m3. Tôm sú được nuôi kết hợp ở tất cả các nghiệm thức với mật độ 40 con/

m3, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm có thể tích 0,5m3, độ mặn 10‰, khối lượng

tôm trung bình ban đầu là 0,39g, cá nâu có khối lượng ban đầu17,1g. Sau 90 ngày nuôi, các yếu tố

môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm sú và cá nâu. Kết quả cho

thấy, tôm sú đạt kích cỡ trung bình 2,97-5,98g/con, tỷ lệ sống 90-100% và sinh khối 114-239g/m3.

Khối lượng tôm sú ở nghiệm thức đối chứng (không thả cá nâu) là cao nhất (5,98g) nhưng khác biệt

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm sú (5,29g). Tỷ lệ sống của

tôm ở nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm sú là thấp nhất (90%). Tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa

thống kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Như vậy, trong nghiên cứu này nuôi kết hợp cá nâu

với tôm sú ở mật độ 8 cá nâu+40 tôm sú trên bể 0,5 m3 cho thấy sự tăng trưởng tốt nhất cho tôm sú

lẫn cá nâu.

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 1

Trang 1

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 2

Trang 2

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 3

Trang 3

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 4

Trang 4

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 5

Trang 5

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 6

Trang 6

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 9060
Bạn đang xem tài liệu "Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau

Thực nghiệm nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau
 nâu+40 tôm sú 17,1±0,00a 38,9±3,38a 0,243±0,038a 0,911±0,097a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ 
cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05)
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở 
thí nghiệm này cao hơn nghiên cứu của Lý Văn 
Khánh và ctv., (2010), nuôi cá nâu ở độ mặn 
10‰ thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,03g/ngày 
và tốc độ tăng trưởng đặc biệt 0,35 %/ngày. Tốc 
độ tăng trưởng này cũng cao hơn kết quả nghiên 
cứu của Hoàng Nghĩa Mạnh (2010), nghiên cứu 
ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên sinh trưởng 
và tỷ lệ sống của cá nâu tại Thừa Thiên Huế, sau 
6 tháng nuôi có tốc độ trung bình 0,078-0,090 
g/ngày.
3.2.2. Tăng trưởng về chiều dài của cá
Chiều dài trung bình của cá sau 3 tháng nuôi 
dao động 8,72-8,98 cm (Bảng 4). Nghiệm thức 
8 cá nâu+40 tôm sú có chiều dài trung bình cao 
nhất 8,98 cm và có tốc độ tăng trưởng nhanh 
nhất (0,009 cm/ngày và 0,105%/ngày) khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 
nghiệm thức 12 cá nâu+40 tôm sú. Tốc độ tăng 
trưởng về chiều dài của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở 
các nghiệm thức dao dộng 0,006-0,017cm/ngày 
(0,071-0,192 %/ngày). Tốc độ tăng trưởng về 
chiều dài thấp nhất là nghiệm thức 12 cá nâu+40 
tôm sú (0,006 cm/ngày và 0,071 %/ngày) khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 
22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm sú (0,009 cm/
ngày, 0,105 %/ngày). Kết quả này thấp hơn so 
với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Mạnh (2010), 
nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên 
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu tại Thừa 
Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về 
chiều dài trung bình 0,030-0,033 cm/ngày.
Bảng 4. Tăng trưởng về chiều dài của cá nâu sau 3 tháng nuôi
Nghiệm thức 
(con/m3)
Chiều dài Tốc độ tăng trưởng chiều dài
Ban đầu 3 tháng Tuyệt đối (cm/ngày) Đặc biệt (%/ngày)
0 cá nâu+40 tôm sú - - - -
8 cá nâu+40 tôm sú 8,17±0,00a 8,98±0,18a 0,009±0,002a 0,105±0,023a
12 cá nâu+40 tôm sú 8,17±0,00a 8,72±0,38a 0,006±0,004a 0,071±0,050a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ 
cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05)
3.3. Tăng trưởng của tôm sú sau 3 tháng nuôi
3.3.1. Tăng trưởng về khối lượng của tôm sú
Tốc độ tăng trưởng của tôm sú ở các nghiệm 
thức được trình bày ở Bảng 5. Khối lượng PL45 
ban đầu là 0,39 g/con, sau 3 tháng nuôi khối 
lượng trung bình của tôm dao động 2,97-5,98 
g/con. Nghiệm thức đối chứng (0 cá nâu+40 
tôm sú) có khối lượng trung bình cao nhất 5,98 
g/con và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 
0,062±0,001 g/ngày (3,033±0,023 %/ngày) khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm 
thức 12 cá nâu+40 sú (0,029 g/ngày và 2,248 %/
ngày) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê (p>0,05) so với nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm 
sú (0,054 g/ngày và 2,836 %/ngày). Khối lượng 
trung bình và tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 
nghiệm thức 12 cá nâu+40 tôm sú nhưng khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 
nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm sú. 
Bảng 5. Tăng trưởng về khối lượng của tôm sú sau 3 tháng nuôi
Nghiệm thức 
(con/m3)
Khối lượng Tốc độ tăng trưởng khối lượng
Ban đầu 3 tháng Tuyệt đối (g/ngày) Đặc biệt (%/ngày)
0 cá nâu+40 tôm sú 0,39±0,00a 5,98±0,12b 0,062±0,001b 3,033±0,023b
8 cá nâu+40 tôm sú 0,39±0,00a 5,29±2,23ab 0,054±0,025ab 2,836±0,444b
12 cá nâu+40 tôm sú 0,39±0,00a 2,97±0,37a 0,029±0,004a 2,248±0,143a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ 
cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05)
Theo Yang Yi và Kenvin (2005), trọng 
lượng trung bình tôm đạt từ 12,3-16,6 g/con ở 
mô hình nuôi ghép cá rô phi với tôm trong ao 
thâm canh có nồng độ muối thấp sau khoảng 
58-75 ngày nuôi. Kết quả nghiên cứu của Tiền 
Hải Lý (2006), nuôi tôm sú thâm canh (20 con/
m2) ghép với cá rô phi nuôi trong lồng cho kết 
quả khối lượng tôm đạt 29,5 g/con sau 4,5 tháng 
nuôi. Như vậy, so với các nghiên cứu trên thì 
kết quả nghiên cứu này tôm sú có tốc độ tăng 
trưởng thấp hơn do điều kiện nuôi trong bể.
3.3.2. Tăng trưởng về chiều dài của tôm
Qua Bảng 6 cho thấy, sau 3 tháng nuôi tốc 
độ tăng trưởng về chiều dài của tôm dao dộng 
0,032-0,052 cm/ngày (0,602-0,860 %/ngày). 
Trong đó nghiệm thức đối chứng có tốc độ tăng 
trưởng nhanh nhất (0,052 cm/ngày và 0,860 %/
ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 
so với nghiệm thức 12 cá nâu+40 sú (0,032 cm/
ngày và 0,602 %/ngày) nhưng khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm 
thức 8 cá nâu+40 tôm sú. Tốc độ tăng trưởng 
chiều dài tôm nhỏ nhất là ở nghiệm thức 12 cá 
nâu+40 tôm sú (0,032 cm/ngày và 0,602 %/
ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so 
với nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm sú (0,047 cm/
ngày và 0,79 %/ngày).
23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 6. Tăng trưởng về chiều dài của tôm sú sau 3 tháng nuôi
Nghiệm thức (con/m3)
Chiều dài Tốc độ tăng trưởng chiều dài
Ban đầu 3 tháng Tuyệt đối (cm/ngày) Đặc biệt (%/ngày)
0 cá nâu+40 tôm sú 3,97±0,00a 8,61±0,22b 0,052±0,002b 0,860±0,029b
8 cá nâu+40 tôm sú 3,97±0,00a 8,19±1,15ab 0,047±0,013ab 0,797±0,151b
12 cá nâu+40 tôm sú 3,97±0,00a 6,83±0,33a 0,032±0,004a 0,602±0,054a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
3.4. Tỷ lệ sống và sinh khối của cá nâu 
sau 3 tháng nuôi
Tỷ lệ sống và sinh khối của cá nâu thu 
hoạch ở các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 
7. Cá nâu nuôi kết hợp với tôm sú trong nghiên 
cứu này đạt tỷ lệ sống sau 3 tháng nuôi là 100% 
ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả tỷ lệ sống của 
nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên 
cứu của Lý Văn Khánh (2010), nuôi cá nâu ở 
độ mặn 10‰ có tỷ lệ sống 94,6% và nghiên 
cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2014), sử dụng 
rong bún (Enteromopha sp.) làm thức ăn cho cá 
nâu đạt tỷ lệ sống 87,5-88,8%. Tỷ lệ sống của 
cá nâu cao là do cá giống lúc thả nuôi có kích cỡ 
lớn (17,1 g/con) và điều kiện môi trường nuôi 
thuận lợi cho sự phát triển của cá nâu. 
Bảng 7. Tỷ lệ sống và sinh khối của cá nâu sau 3 tháng nuôi
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Sinh khối (g/m3)
0 cá nâu+40 tôm sú - -
8 cá nâu+40 tôm sú 100±0,00a 338±22,9a
12 cá nâu+40 tôm sú 100±0,00a 467±40,5b
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Sinh khối của cá nâu ở các nghiệm thức 
trung bình dao động 338-467g/m3 khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức. 
Nghiệm thức 12 cá nâu+40 tôm sú (467±40,5g/
m3) đạt sinh khối lớn nhất và sinh khối thấp nhất 
là ở nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm sú (338±22,9g/
m3). Sinh khối của cá đạt được phụ thuộc vào mật 
độ thả cá, tốc độ tăng trưởng, khối lượng của cá 
lúc thu hoạch và tỷ lệ sống của cá nuôi.
3.5. Tỷ lệ sống và sinh khối của tôm sú 
sau 3 tháng nuôi
Tỷ lệ sống trung bình của tôm ở các nghiệm 
thức khá cao dao động 90-100% (Bảng 8). Tỷ lệ 
sống của tôm sú ở các nghiệm thúc nuôi kết hợp 
với tôm sú ở các mật độ thả cá khác nhau khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ 
sống của tôm ở nghiệm thức đối chứng (không 
thả cá nâu) cao nhất (100%) cao hơn so với 
các nghiệm thức có thả cá nhưng sự khác biệt 
này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như 
vậy, mật độ cá nâu thả ghép khác nhau trong 
thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống 
của tôm nuôi. Theo kết quả điều tra của Trương 
Hoàng Minh và ctv., (2003), trong mô hình nuôi 
tôm thực nghiệm với mật độ thấp (1,65 con/
m2) trên ruộng lúa ở huyện Mỹ Xuyên,tỉnh Sóc 
Trăng tỷ lệ sống của tôm đạt từ 83-94%. Theo 
Nguyễn Văn Vượng (2003), tỷ lệ sống tôm 
sau 125 ngày nuôi đạt 58,8-65,5%. Yang Yi và 
F.Kevin (2005), nghiên cứu nuôi ghép cá rô phi 
trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh tỷ lệ sống 
của tôm ở mô hình nuôi ghép cá rô phi và tôm 
thâm canh (30 con/m2) sau 65-75 ngày nuôi tỷ 
lệ sống đạt từ 59-79%. So với kết quả trên, tỷ lệ 
sống ở các nghiệm thức này khá cao.
Bảng 8. Tỷ lệ sống và sinh khối của tôm sú sau 3 tháng nuôi
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Sinh khối (g/m3)
0 cá nâu+40 tôm sú 100±0,00a 239±4,69b
8 cá nâu+40 tôm sú 90,0±10,0a 186±60,6ab
12 cá nâu+40 tôm sú 95,0±8,66a 114±23,5a
Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
24 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Sinh khối của tôm sú sau 3 tháng nuôi 
dao động từ 114-239 g/m3. Nghiệm thức đối 
chứng (không thả cá nâu) đạt sinh khối cao nhất 
(239±4,69g/m3) khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05) so với nghiệm thức 12 cá nâu+40 tôm 
sú nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(p>0,05) so với nghiệm thức 8 cá nâu+40 tôm 
sú. Sinh khối thấp nhất là nghiệm thức 12 cá 
nâu+40 tôm sú (114±23,5g/m3) khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm 
thức 8 cá nâu+40 tôm sú. Sinh khối của tôm sú 
ở các nghiệm thức này khác biệt chủ yếu là do 
tốc độ tăng trưởng và cỡ của tôm lúc thu hoạch 
ở các nghiệm thức. 
Từ kết quả này cho thấy có thể nuôi ghép 
cá nâu với mật độ 8 con/m3 nhằm tăng thêm thu 
nhập trong cùng 1 diện tích mà không làm ảnh 
hưởng đến tôm sú.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Các yếu tố thủy lý hóa trong thí nghiệm đều 
nằm trong khoảng giới hạn thuận lợi cho tôm sú 
và cá nâu phát triển.
Tốc độ tăng trưởng của tôm sú ở nghiệm 
thức nuôi ghép với 8 con cá nâu/m3 tốt nhất 
không khác biệt so với nghiệm thức không nuôi 
ghép với cá nâu.
Tỷ lệ sống của tôm không khác nhau giữa 
các mật độ nuôi ghép cá nâu. 
Sinh khối của tôm sú ở nghiệm thức nuôi 
ghép với 8 con cá nâu/m3 cao nhất không khác 
biệt so với nghiệm thức không nuôi ghép với 
cá nâu.
Cá nâu không ảnh hưởng đến tăng trưởng và 
tỷ lệ sống của tôm sú trong mô hình nuôi ghép. 
Có thể nuôi ghép tôm sú với 8 con cá nâu/m3 
nhằm tăng thêm thu nhập trong cùng 1 diện tích.
4.2. Đề xuất
Cần bố trí nuôi ghép tôm sú với cá nâu 
ngoài ao để kiểm chứng lại kết quả thực nghiệm 
trên bể từ đó có thể triển khai ứng dụng rộng rãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Châu Tài Tảo, Huỳnh Hàn Châu và Nguyễn Thanh 
Phương, 2006. Ảnh hưởng của chế độ thay nước 
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm 
sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Số 
đặc biệt Chuyên đề Thủy sản (Quyển 1), Trường 
Đại học Cần Thơ. Trang: 268-274.
Dương Thị Nga, 2009. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 
1766) ở đầm phá Thừa Thiên Huế, Luận văn 
cao học, chuyên ngành sinh học, Trường Đại 
học Khoa học Huế.
Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh 
Hương và Nguyễn Thanh Phương, 2010.Nghiên 
cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá nâu 
(Scatophagus argus) ở Đồng bằng sông Cửu 
Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần 
Thơ. 186-194.
Ngô Thành Toàn, 2003. Khảo sát một số đặc điểm 
sinh học cá nâu (Scatophagus argus). Luận văn 
tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại 
học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Dương Nhựt Long và Lý 
Văn Khánh, 2005. Mô hình nuôi thủy sản kết 
hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển 
tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng 
dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy 
sản ngày 22-23/12/2004 tại Vũng Tàu. Nhà xuất 
bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 299-313.
Nguyễn Thanh Phương, Võ Thành Tiếm, Trần Thị 
Thanh Hiền, Phạm Trần Nguyên Thảo và Lý 
Văn Khánh, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học dinh dưỡng và sinh sản cá nâu (Scatophagus 
argus). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần 
Thơ. 51-59 .
Phạm Văn Tình, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm sú. NXB 
Nông Nghiệp. 55 trang.
Tạ Văn Phương, Trương Quốc Phú, 2006. Thử 
nghiệm nuôi sò huyết (Anadara granosa) 
trong ao nước tĩnh. Tạp chí Khoa học, Trường 
Đại học Cần Thơ.192-200.
Tiền Hải Lý, 2006. Thực nghiệm nuôi kết hợp cá 
rô phi đỏ đơn tính trong ao nuôi tôm sú thâm 
canh ở Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học,Trường 
Đại học Cần Thơ 2006 (2): 187-191.
Trần Ngọc Hải, Lê Quốc Việt, Trần Minh Nhứt, Lý 
Văn Khánh và Tạ Văn Phương ,2015. Ứng dụng 
Biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus 
vannamei) với mật độ khác nhau kết hợp với 
cá rô phi (Oreochromis niloticus). Tạp chí Khoa 
học, Trường Đại học Cần Thơ, 44-52.
25TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Võ Thành Tiếm, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học cá nâu (Scatophagus argus). Luận văn thạc 
sĩ, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Cầm, 2009. Thực nghiệm nuôi cá nâu 
(Scatophagus argus) trong bể ở các độ mặn 
khác nhau. Luận văn đại học, Khoa Thủy sản, 
Trường Đại học Cần Thơ
Vũ Thế Trụ, 1994. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại 
Việt Nam. NXB Nông Nghiệp.
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, C.E., 1998. Water quality in ponds for 
aquacuture. Research and Development, series 
No. 43. International Center for aquaculture 
& aquatic environment.Alabama agricultural 
experiment station, Auburn University.
THE INTENSIVE FARMING PRACTICE OF BLACK TIGER 
SHRIMP (Penaeus monodon) INTEGRATED WITH SPOTTED 
SCAT (Scatophagus argus) AT DIFFERENT DENSITIES
Hoang Thi Thanh Nga1, Ly Van Khanh1*
ABSTRACT
The study aims to determine the appropriate density of spotted scat in integrated culture model with 
black tiger shrimp. The experiment was set up randomly with 4 treatments and 3 plicates following 
as the spotted scat densities of (i) 0 con/m3(control), (ii) 8 con/m3 and (iii) 12 con/m3. Black tiger 
shrimp was integrated in all treatments with a density of 40 fish/m3. Experiment tanks were 0.5m3 
in volume, salinity 10‰, while the average shrimp weight was 0.39 g/ind. and the initial weight 
of spotted scat was 17.1 g/ind. After 90 days of culture, the water quality parameters were in the 
suitable range for the growth of black tiger shrimp and spotted scat. Results showed that the aver-
age size of shrimp reached 2.97-5.98 g/ind, survival rate was ranged from 90-100% and biomass of 
114-239 g/m3. In which the weight of shrimp in the control treatment (no spotted scat) was highest 
(5.98 g), but was not statistically significant (p>0.05) compared to the treatments 8 spotted scats+40 
black tiger shrimps (5.29 g). Survival rate of black tiger shrimps in treatments 8 spotted scats plus 
40 black tiger shrimps was the lowest (90%), but was not statistically significant (p>0.05) compared 
with 3 other treatments. Thus, culture spotted scat integrated with black tiger shrimp in tank of 0.5 
m3 at the density of 8 spotted scats plus 40 black tiger shrimps results in the best growth for both 
black tiger shrimp and spotted scat.
Keywords: density, integrated culture, growth, Penaeus monodon, Scatophagus argus
Người phản biện: TS. Vũ Anh Tuấn
Ngày nhận bài: 25/11/2016
Ngày thông qua phản biện: 13/12/2016
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University.
* Email: lvkhanh@ctu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfthuc_nghiem_nuoi_tham_canh_tom_su_penaeus_monodon_ket_hop_ca.pdf