Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hai loài rong khác nhau lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm được nuôi trong 60 ngày với 3 nghiệm thức: nghiệm thức 1 (đối chứng) nuôi tôm đơn; nghiệm thức 2 (tôm - Rong câu Gracilaria tenuistipitata); nghiệm thức 3 (tôm - rong nho Caulerpa lentillifera). Hai loài rong được nuôi trong bể nuôi tôm với mật độ 2 kg/m3; mật độ tôm là 50 con/m3. Kết quả cho thấy chất lượng nước tốt hơn ở các nghiệm thức 2 và 3 với hàm lượng TAN, NO2-, NO3- và PO43- thấp hơn so với nghiệm thức 1. Nghiệm thức 3 tôm có tỷ lệ sống, năng suất cao hơn so với nghiệm thức 1 nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Nghiệm thức 2 cho kết quả tốt nhất (có tăng trưởng cao nhất, tỷ lệ sống cao nhất, năng suất tôm cao nhất) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)="" so="" với="" nghiệm="" thức="" 1.="" rong="" câu="" gracilaria="" tenuistipitata="" được="" khuyến="" cáo="" sử="" dụng="" trong="" mô="" hình="" nuôi="" kết="" hợp="" với="" tôm="" thẻ="" chân="">

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 15940
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp

Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong mô hình nuôi kết hợp
 độ này nằm trong 
khoảng thích hợp cho tôm và rong phát triển.
Hàm lượng DO >5 ppm; pH vào sáng sớm 
dao động từ 7,6 - 7,9 và buổi chiều từ 7,9 - 8,2; 
độ kiềm từ 110-120 mg/l đều phù hợp cho sự 
phát triển của tôm. Nghiên cứu của Whestone 
et al. (2002) [25] cho rằng DO thích hợp là > 5 
mg/L, pH từ 7,6 - 9. Ebeling et al. (2006) [16] 
chỉ ra rằng độ kiềm thích hợp từ 100 - 150 mg/l. 
Cường độ ánh sáng từ 2.100 - 14.000 lux 
phù hợp cho sự phát triển của rong. Theo 
Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (2006) [3], rong 
nho có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong 
khoảng cường độ ánh sáng khá rộng từ 50 
đến 250 µmol.s-1.m-2 (≈ 2.700 - 13.500 lux). 
Còn theo Guo et al. (2014) [17], ánh sáng tối 
ưu cho rong nho là 40 µmol.s-1.m-2 (≈ 2.160 
lux). Theo Lê Như Hậu và Nguyễn Hữu Đại 
(2010) [4], các loài rong câu (Gracilaria 
spp.) có khả năng thích nghi rộng với cường 
độ ánh sáng từ 5.000 đến 20.000 lux. Nghiên 
cứu của Yu et al. (2013) [27] cho rằng ánh 
sáng tối ưu cho sinh trưởng của rong câu là 
từ 60 -130 µmol.s-1.m-2(≈ 3.240 - 7.020 lux).
Bảng 3. Các thông số về chất lượng nước
Chỉ tiêu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
TAN (mg/l) 0,93 ± 0,361b 0,13 ± 0,023a 0,14 ± 0,037a
NO2
- (mg/l) 0,85 ± 0,054b 0,25 ± 0,026a 0,27 ± 0,037a
NO3
-
 (mg/l) 0,51 ± 0,076
b 0,14 ± 0,015a 0,16 ± 0,048a
PO4
3- (mg/l) 0,62 ± 0,132b 0,16 ± 0,015a 0,15 ± 0,035a
Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái viết kèm bên trên khác nhau thì khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả bảng 3 cho thấy hàm lượng TAN, 
NO2
- , NO3
- và PO4
3- của nghiệm thức NT2 và 
NT3 thấp nhất, của nghiệm thức NT1 cao nhất. 
Sự khác nhau giữa nghiệm thức NT2 và NT3 
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), giữa 
nghiệm thức NT2, NT3 và 1 có ý nghĩa thống 
kê (P < 0,05). 
Vậy, mô hình nuôi kết hợp tôm với rong 
biển có các hàm lượng muối dinh dưỡng ni-tơ, 
phốt-pho thấp hơn có ý nghĩa so với các hàm 
lượng của mô hình tôm nuôi đơn (P < 0,05).
Kết quả thí nghiệm hiện tại phù hợp với 
nhận định của các nghiên cứu trước, mô hình 
nuôi tôm kết hợp với rong câu giúp duy trì 
được chất lượng nước tốt hơn và thân thiện 
với môi trường. Chất lượng nước ở các mô 
hình nuôi kết hợp có hàm lượng hợp chất đạm 
(TAN, NO2
-, NO3
- và TN), photpho (PO4
3- và 
TP) và COD thấp hơn nhiều (P < 0,05) so với 
nghiệm thức nuôi đơn [1, 8]. Nguyễn Quang 
Huy và cộng sự (2016) [6] sử dụng rong câu 
chỉ vàng (G. asiatica) nuôi kết hợp với tôm thẻ 
chân trắng, bể nuôi có hàm lượng TAN và NO2
- 
thấp hơn có ý nghĩa so với bể nuôi tôm đơn, 
rong câu chỉ vàng còn có khả năng hấp thụ 79,5 
% PO4
3- và 78,4 % NH3 sau thời gian 2 giờ và 
tốc độ lọc đạt 97,7% PO4
3- và 87,4 % NH3 sau 4 
giờ thí nghiệm. Tốc độ loại bỏ TAN đạt 31,2% 
sau 2 giờ. Rong nho (Caulerpa lentillifera) 
được nuôi kết hợp với cá hay kết hợp với ốc 
hương cho thấy có tác dụng hiệu quả trong xử 
lý nước thải [11, 12]. Nuôi kết hợp rong nho, 
hải sâm và ốc hương cũng được thực hiện cho 
kết quả tích cực đối với hấp thụ chất thải và sản 
lượng mỗi loài [15].
2. Tăng trưởng của tôm 
Hình 1 và Bảng 3 cho thấy khối lượng tôm 
vào ngày nuôi 15 tương tự giữa các nghiệm 
thức đạt trung bình từ 2,8 - 3,4 g/con. Sau 30 
ngày nuôi, tôm có sự chênh lệch về khối lượng, 
trong đó, khối lượng nhỏ nhất ở nghiệm thức 
1 (đối chứng) và lớn nhất là nghiệm thức 2 
6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
(nuôi kết hợp với rong câu). Đến lúc kết thúc 
thí nghiệm, tôm có khối lượng từ 11,26-12,24 
g/con. Ở nghiệm thức 1 (tôm nuôi đơn), tôm 
tăng trưởng chậm nhất với khối lượng cá thể 
trung bình là 11,26 ± 0,15 g/con và chiều dài 
cá thể trung bình là 10,36 ± 0,074 cm. Tôm 
kết hợp với rong nho (NT3) có khối lượng cá 
thể trung bình là 11,8 ± 0,089 g/con; chiều dài 
trung bình 11,04 ± 0,102 cm. Kiểm tra ANOVA 
với phép thử Duncan cho thấy có sự khác biệt 
ý nghĩa về khối lượng và chiều dài tôm giữa 
nghiệm thức 1 (đối chứng) với nghiệm thức 2 
và nghiệm thức 3. Nghiệm thức 2 (nuôi kết hợp 
tôm với rong câu) cho khối lượng và chiều dài 
cao nhất (12,24 ± 0,213 g/con; 11,26 ± 0,131 
cm tương ứng). 
Hình 1. Tăng trưởng khối lượng của tôm.
Tương tự, tốc độ sinh trưởng theo ngày 
(DGR) và sinh trưởng đặc trưng (SGR) trung 
bình của tôm dao động lần lượt là từ 0,17- 0,19 
g/ngày và 4,01 - 4,15%/ngày. Kết quả thống kê 
với phép kiểm định Duncan cho thấy nghiệm 
thức NT2 (tôm kết hợp với rong câu) đạt tốc độ 
tăng trưởng DGR cao nhất và có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) so với nghiệm 
thức tôm nuôi đơn (NT1). Tuy nhiên, không có 
sự khác biệt (P > 0,05) về tăng trưởng giữa các 
nghiệm thức nuôi kết hợp NT2 và NT3. 
Bảng 4. Tăng trưởng của tôm sau 60 ngày
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
NT1 (Tôm nuôi đơn) NT2 (Tôm-Rong câu) NT3 (Tôm-Rong nho)
KL đầu (g) 1,01 ± 0,031 1,01 ± 0,031 1,01 ± 0,031
KL cuối (g) 11,26 ± 0,150a 12,24 ± 0,213b 11,8 ± 0,089b
DGR (g/ngày) 0,17 ± 0,002a 0,19 ± 0,003b 0,18 ± 0,001b
SGR (%/ngày) 4,01 ± 0,022a 4,15 ± 0,028b 4,09 ± 0,012b
CD đầu (cm) 5,2 ± 0,151 5,2 ± 0,156 5,2 ± 0,154
CD cuối (cm) 10,36 ± 0,074a 11,26 ± 0,131b 11,04± 0,102,b
KL: Khối lượng; CD: Chiều dài
Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái viết kèm bên trên khác nhau thì khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7
 3. Tỷ lệ sống và năng suất tôm
Bảng 5. Tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
NT1 (Tôm nuôi đơn) NT2 (Tôm-Rong câu) NT3 (Tôm-Rong nho)
Tỷ lệ sống (%) 65,6 ± 0,678a 74,8 ± 0,860b 68,6 ± 1,36a
Năng suất (kg/m3) 1,56 ± 0,074a 2,1 ± 0,096b 1,7± 0,063a
Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Trong cùng một hàng, các chữ cái viết kèm bên trên khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(P < 0,05).
 Cuối thí nghiệm, tỷ lệ sống của tôm trung 
bình đạt từ 65,6 đến 74,8%. Tỷ lệ sống của tôm 
(kết hợp với rong câu) ở NT2 cao nhất (74,8 
±0,860%) và có sự khác biệt thống kê với 2 
nghiệm thức còn lại NT1 và NT3 (P< 0,05). 
Nghiệm thức nuôi đơn tôm NT1 có tỷ lệ sống 
thấp nhất (65,6 ± 0,678%), NT3 (tôm kết hợp 
với rong nho) cao thứ 2, đạt 68,6 ± 1,36% và 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 
0,05) giữa 2 nghiệm thức này. Tương tự, năng 
suất tôm thẻ sau 60 ngày nuôi đạt từ 1,56 - 2,1 
kg/m3. Trong đó, nghiệm thức NT2 (tôm kết 
hợp với rong câu) đạt cao nhất và có sự khác 
biệt có ý nghĩa (P < 0,05) với các nghiệm thức 
còn lại. 
Kết quả này tương tự như kết quả nghiên 
cứu của Izzati (2011) [18] sử dụng hai loại rong 
biển Sargassum plagyophyllum và Gracilaria 
verrucosa nuôi kết hợp với tôm sú (Penaeus 
monodon) trong thời gian 30 ngày cho thấy tôm 
kết hợp với rong có sinh trưởng, tỷ lệ sống cao 
hơn nuôi đơn nhưng tôm kết hợp với rong câu 
tốt hơn rong mơ Sargassum plagyophyllum. 
Mai và cộng sự (2010) [20] cho rằng tôm 
(Penaeus latisulcatus) nuôi kết hợp rong mơ 
Sargssum plagyophyllum có tăng trưởng cao 
hơn nuôi đơn nhưng không có sự khác biệt ý 
nghĩa thống kê (P > 0,05). Nghiên cứu khác 
nhận định rằng rong câu (G. cervicornis) có 
thể là nguồn thức ăn bổ sung trong nuôi kết 
hợp với tôm thẻ chân trắng (L. vannamei), giúp 
tôm tăng trưởng nhanh [21]. Tương tự, Nguyễn 
Quang Huy và cộng sự (2016) [6] nhận thấy 
tôm thẻ chân trắng nuôi kết hợp với rong câu 
chỉ vàng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều 
so với tôm nuôi đơn. Như vậy, từ kết quả nghiên 
cứu này và từ các nghiên cứu tương tư, có thể 
thấy sự hiện diện của rong biển trong mô hình 
nuôi ghép tôm và rong đã thúc đẩy tăng trưởng 
và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận
- Mô hình nuôi kết hợp tôm với rong biển 
có hàm lượng muối dinh dưỡng ni-tơ, phốt-pho 
thấp hơn có ý nghĩa so với mô hình nuôi đơn 
tôm (P < 0,05).
- Mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp với rong câu 
cho kết quả sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất 
của tôm cao nhất (P < 0,05).
2. Đề xuất ý kiến
- Áp dụng kết quả thí nghiệm vào điều kiện 
ao nuôi để đánh giá hiệu quả kinh tế, từ đó, có 
thể đưa ra các khuyến cáo thực tế. .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Vinh, Lam Mỹ Lan và Trần Ngọc Hải, 2019. Ảnh hưởng của các mức 
cho ăn khác nhau lên chất lượng nước, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm (Penaeus monodon) 
nuôi kết hợp với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 
111-122.
8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2015. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội, 139 trang.
3. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Vỵ, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, 2006. Nghiên cứu 
ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối với sự phát triển của rong nho biển (Caulerpa lentillifera). Tuyển 
tập nghiên cứu biển, 2006, XV: 146-155.
4. Lê Như Hậu và Nguyễn Hữu Đại, 2010. Rong câu Việt Nam - Nguồn lợi và sử dụng. NXB Khoa học Tự 
nhiên và Công nghệ.
5. Đinh Thanh Hồng, (2016). Biến động sinh lượng và tác động của các loài rong xanh (Cladophoraceae) trong 
đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến. Luận văn cao học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Quang Huy, Lê Văn Khôi, Đặng Văn Quát, Tăng Thị Thảo, Nguyễn Thị Lệ Thủy, (2016). Nghiên 
cứu khả năng hấp thu dinh dưỡng của rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) và các hình thức nuôi kết hợp 
giữa tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) với rong câu chỉ vàng. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông 
thôn, 6: 104 - 110
7. Vũ Văn In, Nguyễn Hữu Ninh, Lê Văn Nhân, Trần Thế Mưu, Lê Xân, Nguyễn Phương Toàn, Vũ Văn Sáng, 
Nguyễn Quang Trung (2012). Ảnh hưởng của thức ăn tới khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch 
bệnh (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển 
nông thôn, 66-70p.
8. Nguyễn Minh Kha, Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2017. Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng 
(Litopenaeus vannamei) với các mật độ rong câu (Gracilaria sp.) khác nhau. Tạp chí khoa học và công nghệ 
Nông nghiệp. Tập 1 (2). Tr 303-312.
9. Trần Viết Mỹ (2009). Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei). Trung tâm Khuyến nông Tp. Hồ 
Chí Minh.
10. Nguyễn Hoàng Vinh và Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2019. Khảo sát sinh lượng của rong câu chỉ (Gracilaria 
tenuistipitata) trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn. 1: 88-97.
Tiếng Anh
11. Bambaranda, B.V.A.S.M.; Tsusaka, K.R., Chirapart, A., Salin, T.W., Sasaki, N. 2019. Capacity of Caulerpa 
lentillifera in the Removal of Fish Culture Effl uent in a Recirculating Aquaculture System. Proceses 2019. 
12. Chaitanawisuti, N., Santhaweesuk W., Kritsanapunta S., 2011. Performance of the seaweeds Gracilaria 
salicornia and Caulerpa lentillifera as biofi lters in a hatchery scale recirculating aquaculture system for 
juvenile spotted babylons (Babylonia areolata). Aquaculture international. 
13. Cruz-Suárez, L. E.; Tapia-Salazar, M.; Nieto-Lopez, M. G.; Guajardo-Barbosa, C.; Ricque-Marie, D., 2008. 
Comparison of Ulva clathrata and the kelps Macrocystis pyrifera and Ascophyllum nodosum as ingredients in 
shrimp feeds. Aquaculture Nutr., 15 (4): 421– 430.
14. Cruz-Suárez, L. E., A. Leónb, A. Peña-Rodrígueza, G. Rodríguez-Peñac, B. Molld, and D. RicqueMariea. 
2010. Shrimp/Ulva co-culture: A sustainable alternative to diminish the need for artifi cial feed and improve 
shrimp quality. Aquaculture 301 (1-4):64-68.
15. Dobson, G.T., Duy, N.D.Q, Paul, N.A., Southgate, P.C., 2020. Assessing potential for integrating sea grape 
(Caulerpa lentillifera) culture with sandfi sh (Holothuria scabra) and Babylon snail (Babylonia areolata) co-
culture. Aquaculture / Vol. 522, Article No. 735153.
16. Ebeling JM, Timmons MB, Bisogni JJ (2006). Engineering analysis of the stoichiometry of photoautotrophic, 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9
autotrophic, and heterotrophic control of ammonia-nitrogen in aquaculture production systems. Aquaculture 
257: 346–358.
17. Guo, H., Yao J., Sun Z., Duan D., 2014. Effect of temperature, irradiance on the growth of the green alga 
Caulerpa lentillifera (Bryopsidophyceae, Chlorophyta)
18. Izzati, M., (2011). The role of seaweeds Sargassum polycistum and Gracilaria verrucosa on growth 
performance and biomass production of tiger shrimp (Penaeus monodon Fabr). Journal of Coastal Development, 
4: 235 – 241
19. Jones, A. 1995. Manipulation of prawn farm effl uent fl ow rate and residence time, and density of biofi lters 
to optimise the fi ltration effi ciency of oysters (Saccostrea commercialis) and macroalgae, Gracillaria edulis. 
Depertment of System Ecology, Stockholm, University, Sweden.
20. Mai H., Fotedar R., and Fewtrell J., 2010. Evaluation of Sargassum sp. as a nutrient-sink in an integrated 
seaweed-prawn (ISP) culture system. Aquaculture 310 (1-2):91-98.
21. Marinho-Soriano E., Camara M.R., Cabral T.D.M., and Carneiro M.A.A., 2007. Preliminary evaluation of 
the seaweed Gracilaria cervicornis (Rhodophyta) as a partial substitute for the industrial feeds used in shrimp 
(Litopenaeus vannamei) farming. Aquaculture Research. 38(2): 182-187. 
22. Neori A., Thierry C., Max T., Alejandro H. B., George P. K., Christina H., Muki S., and Charles Y., 2004. 
Integrated aquaculture: rationale, evolution and state of the art emphasizing seaweed biofi ltration in modern 
mariculture. Aquaculture 231 (1-4):361-391.
23. Neori A. 2008. Essential role of seaweed cultivation in integrated multi-trophic aquaculture farms for 
global expansion of mariculture: an analysis. Journal of Applied Phycology 20:567-570.
24. Sirirustananun, N., Chen, J.C., Lin, Y.C., Yeh, S.T., Liou, C.H., Chen, L.L., Sim, S., Chiew, S., 2011. 
Dietary administration of a Gracilaria tenuistipitata extract enhances the immune response and resistance 
against Vibrio alginolyticus and white spot syndrome virus in the white shrimp Litopenaeus vannamei. Fish 
Shellfi sh Immun. 31 (6), 848–855.
25. Whestone, J. M., Treece, G. D. & Stokes, A. D., 2002. Opportunities and constrains in marine shrimp 
farming. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication, No. 2600 USDA.
26. Wu, R. 1995. The environmental impact of marine fi sh culture: toward a sustainable future. Mar. Poll. Bull. 
31, 159-166.
27. Yu, C.H., Lim, P.E., Phang, S.M, 2013. Effects of irradiance and salinity on the growth of carpospore - 
derived tetrasporophytes of Gracilaria edulis and Gracilaria tenuistipitata var liui (Rhodophyta). Journal of 
Applied Phycology 25, 787- 794. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_rong_cau_gracilaria_tenuistipitata_va_rong_nho.pdf