Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình

TÓM TẮT

Thủy ngân là một nguyên tố độc hại và được biết đến như là một nguyên tố không có chức năng

sinh học đối với con người cũng như các sinh vật sống khác. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác

định nồng độ thủy ngân ở trong gan, mang và cơ của 50 cá thể cá Mòi cờ chấm, được thu thập từ

tháng 7 đến tháng 10 năm 2019 ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình, đồng thời đánh giá nguy cơ

phơi nhiễm thủy ngân đối với người tiêu thụ. Hàm lượng của thủy ngân được phân tích bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi tại Viện Sinh học, Trường Đại học Sư phạm

Kracow, Ba Lan. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng thủy ngân

trong gan, mang và cơ. Gan có xu hướng tích lũy nồng độ thủy ngân cao hơn là mang và cơ. Hàm

lượng thủy ngân trong một số mẫu gan vượt quá ngưỡng giới hạn được quy định bởi Bộ Y tế Việt

Nam. Mặc dù ước tính lượng tiêu thụ hàng ngày thấp hơn lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp

nhận được tạm thời, nhưng giá trị thương số nguy hại ở người tiêu thụ nam và nữ cao hơn 1, điều

này cho thấy có nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe người tiêu thụ khi ăn loài cá này ở vùng ven biển

tỉnh Quảng Bình.

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 1

Trang 1

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 2

Trang 2

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 3

Trang 3

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 4

Trang 4

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 5

Trang 5

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 6

Trang 6

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 13700
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình

Đánh giá mức độ rủi ro của thủy ngân khi tiêu thụ cá mòi cờ chấm (Konosirus punctatus schlegel, 1846) ở tỉnh Quảng Bình
 
các tính toán thống kê được thực hiện với 
phần mềm thống kê Statistica 13.3 (StatSoft, 
Ba Lan). Kết quả thống kê có ý nghĩa khi giá 
trị p bằng hoặc nhỏ hơn 0,05. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Nồng độ thủy ngân trong cá Mòi cờ chấm 
Nồng độ thủy ngân ở trong gan dao động từ 
0,046 – 1,164, ở trong mang từ 0,023 – 0,449, 
ở trong cơ từ 0,032 – 0,428 µg/g w.w. Giá trị 
trung bình cao nhất được tìm thấy ở trong gan 
tại vùng S1 (Cảnh Dương), còn giá trị trung 
bình thấp nhất ghi nhận được ở trong cơ tại 
vùng S4 (Nhân Trạch). Nồng độ thủy ngân 
trong gan và cơ ở giữa các vùng nghiên cứu 
không có sự khác biệt đáng kể (kết quả phân 
tích Kruskal-Wallis ANOVA trong gan và cơ 
lần lượt là H = 3,476, p = 0,481; H = 10,534, 
p = 0,051), trong khi nồng độ thủy ngân ở 
trong mang cá tại vùng S1 lại cho thấy cao 
hơn nhiều so với tại S4 và S5 (H = 6,073, p = 
0,481), được trình bày trong Bảng 2. Tại mỗi 
địa điểm nghiên cứu, kết quả phân tích thống 
kê cho thấy có sự khác biệt đáng kể về nồng 
độ thủy ngân ở trong gan, mang và cơ (Hình 
2). Theo đó, tại vùng S1 – S3 cho thấy sự tích 
lũy thủy ngân ở trong gan cao hơn so với ở 
trong cơ (p = 0,05; p = 0,017 và p = 0,031); 
Tại vùng S4, giá trị thủy ngân ở trong gan 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ở trong 
mang và cơ (p = 0,001 và p <0,001); ngoại trừ 
ở vùng S5, không cho thấy sự khác biệt đáng 
kể về hàm lượng thủy ngân ở trong gan, mang 
và cơ (H = 5,757, p = 0,056). 
Sự tích lũy thủy ngân cao ở trong gan là vì 
gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình 
trao đổi chất, tham gia trực tiếp vào quá trình 
lưu trữ và đào thải các độc tố, mặc dù gan có 
khả năng kiểm soát độc tính thủy ngân, nhưng 
ở mức độ nhất định [14], [15]. Trong khi 
mang là nơi trao đổi trực tiếp của các ion kim 
loại ở trong nước với cơ thể của cá, do đó dấu 
vết thủy ngân ở trong mang cũng thường cao 
hơn trong cơ [16], đây cũng là lí do mang cá 
thường được xem xét như là một tiêu chí để 
phản ánh chất lượng môi trường nước, nơi 
chúng sống [17]. 
So với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới 
hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm 
(Hg-0,5 µg/g w.w) [18], kết quả nghiên cứu 
này cho thấy, mặc dù sự tích lũy của thủy 
ngân trong các mô của cá Mòi cơ chấm ở 
vùng ven biển Quảng Bình hầu hết dưới 
ngưỡng an toàn, nhưng riêng tại vùng S1 và 
S2 một số mẫu ở trong gan vượt quá ngưỡng 
quy định. Trước đó, nồng độ thủy ngân ở 
trong cơ của cá Mòi cờ chấm được [19]–[22] 
công bố tại các vùng biển của Hàn Quốc là 
khá thấp – thấp hơn nhiều lần so với báo cáo 
này; [23], [24] nghiên cứu tại các vùng biển 
của Trung Quốc cũng cho thấy sự tích lũy 
thấp của thủy ngân ở trong cơ; trong khi đó, 
[25] có kết quả xấp xỉ với báo cáo của chúng 
tôi. Có sự khác nhau này là vì sự tích lũy thủy 
ngân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học 
và phi sinh học bao gồm môi trường sống của 
cá, nhiệt độ nước, giá trị pH, nồng độ oxy hòa 
tan, dạng hóa học của các kim loại trong 
nước, ngoài ra các yếu tố như tuổi, giới tính, 
trọng lượng cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự 
tích lũy các kim loại [26]. 
Bảng 2. Giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), nhỏ nhất (Min) và lớn nhất (Max) 
của nồng độ thủy ngân ở trong các mô của cá Mòi cơ chấm (µg/g w.w) 
Gan Mang Cơ 
Mean±SD Min±Max Mean±SD Min±Max Mean±SD Min±Max 
S1 0,586±0,470 0,046±1,164 0,273±0,135a,b 0,087±0,449 0,132±0,047 0,081±0,219 
S2 0,298±0,156 0,139±0,543 0,201±0,099 0,028±0,393 0,151±0,050 0,092±0,243 
S3 0,249±0,082 0,118±0,386 0,218±0,108 0,061±0,363 0,112±0,119 0,034±0,330 
S4 0,286±0,081 0,170±0,434 0,094±0,073a 0,023±0,220 0,082±0,040 0,049±0,182 
S5 0,221±0,107 0,087±0,393 0,111±0,099b 0,028±0,324 0,191±0,131 0,032±0,428 
Giới hạn Bộ Y tế đặt ra cho nồng độ thủy ngân trong cơ cá là: 0,5 µg/g w.w 
a, b các ký tự giống nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vùng nghiên cứu. 
Võ Văn Thiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 114 - 120 
 Email: jst@tnu.edu.vn 118 
3.2. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm thủy 
ngân khi tiêu thụ cá Mòi cờ chấm 
Cơ cá là phần chính trong việc tiêu thụ, do đó 
nồng độ thủy ngân trong cơ được xem xét để 
đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của 
người tiêu thụ. Theo [2], lượng tiêu thụ cá 
trung bình ở khu mực miền Trung là 45,21 
g/ngày, trọng lượng trung bình người trưởng 
thành nam và nữ của Việt Nam lần lượt là 
58,4 và 50,8 kg [27]; giá trị RfD của thủy 
ngân là 0,0001 µg/g/ngày [28]. Sau khi tính 
toán, giá trị EDI và THQ đối với việc tiêu thụ 
cá Mòi cờ chấm ở nam giới và nữ giới tại 
Quảng Bình được trình bày ở Bảng 3. 
Giá trị EDI của thủy ngân cao nhất được tìm 
tại vùng S5 ở người tiêu thụ nữ (0,170 µg/kg 
trọng lượng cơ thể/ngày), trong khi giá trị 
thấp nhất được phát hiện tại S4 ở người tiêu 
thụ nam (0,036 µg/kg trọng lượng cơ 
thể/ngày). Giá trị THQ ở người tiêu thụ nam 
và nữ đều theo thứ tự giảm dần như sau: S5 > 
S2 > S1 > S3 > S4. Trong đó, các giá trị THQ 
ở nữ giới đều cao hơn so với nam giới. 
S1 S2 S3 S4 S5
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
GHAT
 Mean 
 Mean±SE 
 Min-Max 
 Gan
 Mang
 Cơ
a
b
d,e
c
a
c
d
e
b
Hình 2. Giá trị trung bình, sai số chuẩn, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của thủy ngân ở trong các mô cá Mòi 
cờ chấm (a-e các ký tự giống nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mô trong một vùng 
nghiên cứu (p≤0,05); GHAT: giới hạn an toàn) 
Bảng 3. Giá trị EDI và THQ của thủy ngân trong cá Mòi cờ chấm tại Quảng Bình 
EDI (µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày) THQ (µg/g) 
Người tiêu thụ nam Người tiêu thụ nữ Người tiêu thụ nam Người tiêu thụ nữ 
S1 0,102 0,118 1,023 1,177 
S2 0,117 0,135 1,172 1,347 
S3 0,087 0,100 0,869 0,999 
S4 0,063 0,073 0,634 0,729 
S5 0,148 0,170 1,479 1,701 
PTDI 0,714 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày 
PTDI: lượng kim loại ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được tạm thời (Provisional Tolerable Daily Intake) 
Võ Văn Thiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 114 - 120 
 Email: jst@tnu.edu.vn 119 
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên 
Hiệp Quốc, tổ chức Y tế Thế giới [29] và Bộ 
Y tế Việt Nam [18] đã thiết lập lượng ăn vào 
hàng ngày có thể chấp nhận được tạm thời 
(Provisional Tolerable Daily Intake - PTDI) 
của thủy ngân 0,714 µg/kg trọng lượng cơ 
thể/ngày. Trong báo cáo này, mặc dù tất cả 
các giá trị EDI của kim loại ở người tiêu thụ 
nam và nữ giới đều nằm dưới ngưỡng PTDI, 
tuy nhiên, các giá trị THQ của thủy ngân ở cả 
người tiêu thụ nam và nữ tại vùng S1, S2 và 
S5 lớn hơn 1, điều này cho thấy người tiêu 
thụ tại vùng Quảng Bình sẽ gặp phải những 
rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêu thụ 
loài cá này. Trước đó, tại vùng ven biển 
Quảng Bình, [30], [31] cũng đã có những 
đánh giá liên quan đến rủi ro tiềm ẩn khi tiêu 
thụ các loài cá Đối mục, cá Móm gai dài và cá 
Đục bạc, tuy nhiên các giá trị EDI và THQ 
đều ở dưới ngưỡng an toàn. 
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng thủy 
ngân khác nhau ở trong gan, mang và cơ của 
cá Mòi cơ chấm tại vùng ven biển Quảng 
Bình. Gan là nơi có sự tích lũy cao nhất nồng 
độ thủy ngân. Tại vùng Cảnh Dương và 
Quảng Phúc, hàm lượng thủy ngân ở trong 
gan đã vượt quá ngưỡng an toàn được quy 
định bởi Bộ Y tế. Mặc dù giá trị EDI ở trong 
cơ ở 5 vùng nghiên cứu đều dưới ngưỡng 
PTDI, nhưng giá trị THQ lại lớn 1, điều này 
cho thấy có những rủi ro liên quan đến thủy 
ngân đối với sức khỏe người tiêu thụ tại khu 
vực Quảng Bình. Nhóm tác giả cũng đề nghị 
tiếp tục đánh giá, theo dõi mức độ ô nhiễm 
của các kim loại nặng khác trong nhiều loài 
cá khác, để đưa ra được những dự báo chính 
xác các rủi ro phơi nhiễm kim loại từ việc tiêu 
thụ các loài cá ở địa phương. 
Lời cảm ơn 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ 
Włodzimierz Wojtaś, Tiến sĩ Tomasz Łaciak 
ở Viện Sinh học, Trường Đại học Sư phạm 
Krakow, Ba Lan đã hỗ trợ trong việc phân 
tích nồng độ thủy ngân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. FAO, The State of World Fisheries and 
Aquaculture 2018 - Meeting the sustainable 
development goals, Rome, 2018. 
[2]. FAO, The consumption of fish and fish 
products in the Asia-Pacific region based on 
household surveys, 2015, pp. 52-54. 
[3]. P. M. Kris-Etherton, W. S. Harris, and L. J. 
Appel, “Fish consumption, fish oil, omega-3 
fatty acids, and cardiovascular disease,” 
Circulation, vol. 106, no. 21, pp. 2747-2757, 
2002. 
[4]. J. State, J. R. Medeiros, and L. Maria et al., 
“Determination of inorganic trace elements in 
edible marine fish from Rio de,” Food 
Control, vol. 23, no. 2, pp. 535-541, 2012. 
[5]. M. Türkmen, A. Türkmen, Y. Tepe, Y. Töre, 
and A. Ateş, “Determination of metals in fish 
species from Aegean and Mediterranean 
seas,” Food Chemistry, vol. 113, no. 1, pp. 
233-237, 2009. 
[6]. M. Tüzen, “Determination of heavy metals in 
fish samples of the middle Black Sea 
(Turkey) by graphite furnace atomic 
absorption spectrometry,” Food Chemistry, 
vol. 80, no. 1, pp. 119-123, 2003. 
[7]. L. Björkman et al., “Mercury in human brain, 
blood, muscle and toenails in relation to 
exposure: An autopsy study,” Environmental 
Health: A Global Access Science Source, vol. 
6, pp. 1-14, 2007. 
[8]. S S. Costa, I. Viegas, E. Pereira, A. C. Duarte, 
C. M. Palmeira, and M. A. Pardal, 
“Differential sex, morphotype and tissue 
accumulation of mercury in the crab Carcinus 
maenas,” Water, Air, & Soil Pollution, vol. 
222, no. 1-4, pp. 65-75, 2011. 
[9]. QBPPC (Quang Binh Provincial People's 
Committee), Socio-economic situation in 
2019, Report No. 267/BC-UBND dated 
November 28, 2019. 
[10]. M. S. Rahman, N. Saha, A. H. Molla, and S. 
M. Al-Reza, “Assessment of anthropogenic 
influence on heavy metals contamination in 
the aquatic ecosystem components: Water, 
sediment, and fish,” Soil and Sediment 
Contamination, vol. 23, no. 4, pp. 353-373, 
2014. 
[11]. N. T. Dang, K. Tran, H. H. Dang, C. 
Nguyen, N. T. Nguyen, H. Y. Nguyen, and T. 
D. Dang, Eds., Vietnam Red Data Book. Part 
I: Animals, Publishing of Science and 
Technology, Hanoi, 2007. 
[12]. P. V. Vo, Q. V. Vo, and H. T. T. Le, 
“Biological characteristics of Konosirus 
punctatus in Tam Giang - Cau Hai, Thua 
Thien Hue,” Hue University Journal of 
Võ Văn Thiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 114 - 120 
 Email: jst@tnu.edu.vn 120 
Science, vol. 103, no. 4, pp. 58-69, 2015. 
[13]. T. V. Vo, P. L. T. Le, and T. N. Huynh, 
“Some characteristics on gonad cell-tissue of 
Konosiro gizzard shad – Konosirus punctatus 
(Schlegel, 1846) in coastal area, Quang Binh 
province,” In Proc. The 7th National 
Conference on Ecology and Biological 
Resources, 2017, pp. 1475-1483. 
[14]. S. Zhao, C. Feng, W. Quan, X. Chen, J. Niu, 
and Z. Shen, “Role of living environments in 
the accumulation characteristics of heavy 
metals in fishes and crabs in the Yangtze 
River Estuary, China,” Marine Pollution 
Bulletin, vol. 64, no. 6, pp. 1163-1171, 2012. 
[15]. M. Türkmen, A. Türkmen, and Y. Tepe, 
“Comparison of metals in tissues of fish from 
Paradeniz Lagoon in the coastal area of 
Northern East Mediterranean,” Bulletin of 
Environmental Contamination and 
Toxicology, vol. 87, no. 4, pp. 381-385, 2011. 
[16]. A. Qadir, and R. N. Malik, “Heavy metals in 
eight edible fish species from two polluted 
tributaries (Aik and Palkhu) of the river 
Chenab, Pakistan,” Biological Trace Element 
Research, vol. 143, no. 3, pp. 1524-1540, 
2011. 
[17]. K. M. El-Moselhy, A. I. Othman, H. Abd El-
Azem, and M. E. A. El-Metwally, 
“Bioaccumulation of heavy metals in some 
tissues of fish in the Red Sea, Egypt,” 
Egyptian Journal of Basic and Applied 
Sciences, vol. 1, no. 2, pp. 97-105, 2014. 
[18]. M. Ward, Vietnam Technical Regulations on 
Mycotoxin and Heavy Metals MRLs in Foods, 
United States Department of Agriculture 
Foreign Agricultural Service, 2013, pp. 1-7. 
[19]. H. Choi, S. K. Park, and M. Kim, “Risk 
assessment of mercury through food intake 
for Korean population,” Korean Journal of 
Food Science and Technology, vol. 44, no. 1, 
pp. 106-113, 2012. 
[20]. H. Ham, “Distribution of hazardous heavy 
metals (Hg, Cd and Pb) in fishery products, 
sold at Garak wholesale markets in Seoul,” 
Journal of Food Hygiene and Safety, vol. 17, 
no. 3, pp. 146-151, 2002. 
[21]. H. Kim et al., “Monitoring of heavy metals 
in fishes in Korea: As, Cd, Cu, Pb, Mn, Zn, 
Total Hg,” Korean Journal of Food Science 
and Technology, vol. 39, no. 4, pp. 353-359, 
2007. 
[22]. D. W. Hwang, S. S. Kim, S. G. Kim, D. S. 
Kim, and T. H. Kim, “Erratum to: 
Concentrations of heavy metals in marine 
wild fishes captured from the southern sea of 
Korea and associated health risk 
assessments,” Ocean Science Journal, vol. 52, 
no. 3, pp. 527-536, 2017. 
[23]. A. Zhu, W. Zhang, Z. Xu, L. Huang, and W. 
X. Wang, “Methylmercury in fish from the 
South China Sea: Geographical distribution 
and biomagnification,” Marine Pollution 
Bulletin, vol. 77, no. 1-2, pp. 437-444, 2013. 
[24]. S. Wei Chen et al., “Health risk assessment 
for local residents from the South China Sea 
sased on mercury concentrations in marine 
fish,” Bulletin of Environmental 
Contamination and Toxicology, vol. 101, no. 
3, pp. 398-402, 2018. 
[25]. S. Oh, M. K. Kim, S. M. Yi, and K. D. Zoh, 
“Distributions of total mercury and 
methylmercury in surface sediments and 
fishes in Lake Shihwa, Korea,” Science of the 
Total Environment, vol. 408, no. 5, pp. 1059-
1068, 2010. 
[26]. A. K. Putri, G. R. Barokah, and N. 
Andarwulan, “Human Health Risk 
Assessment of Heavy Metals 
Bioaccumulation In Fish and Mussels from 
Jakarta Bay,” Squalen Bulletin of Marine and 
Fisheries Postharvest and Biotechnology, vol. 
12, no. 2, pp. 75-83, 2017. 
[27]. World Data, “Average sizes of men and 
women,” Eglitis-Media, 2018. [Online]. 
Available: 
https://www.worlddata.info/average-
bodyheight.php. [Accessed Sept. 20, 2020]. 
[28]. G. Rice, J. Swartout, K. Mahaffey, and R. 
Schoeny, “Issues in risk assessment of 
chemicals of agencies session derivation of 
U.S. EPA's oral reference dose (Rfd) for 
methylmercury,” Drug and Chemical 
Toxicology, vol. 23, no. 1, pp. 41-54, 2000. 
[29]. FAO/WHO, “Evaluation of certain food 
additives and contaminants. Twenty-ninth 
Report of the Joint FAO/WHO Expert 
Committee on Food Additives,” World Health 
Organization technical report series, vol. 733. 
pp. 1-59, 1986. 
[30]. T. V. Vo, and T. N. Huynh, “Estimination of 
Target hazard quotient (THQ) for heavy metal 
by consumption of some fish species in 
Quang Binh,” Quang Binh University Journal 
of Science and Technology, vol. 19, no. 3, pp. 
22-30, 2019. 
[31]. T. V. Vo, T. N. Huynh, and P. T. T. Le, 
“Determination of heavy metals levels (Fe, 
Cd, Pb, Zn and Cu) in Mugil cephalus from 
Quang Binh, Vietnam,” Journal of Biology, 
vol. 41, no. 2se1&2se2, pp. 451-459, 2019. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_rui_ro_cua_thuy_ngan_khi_tieu_thu_ca_moi_co.pdf