Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

TÓM TẮT

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là nguyên nhân dẫn đến việc tổn thất đáng kể đối với nền

công nghiệp nuôi tôm toàn cầu với tỷ lệ chết của tôm gần 100% ở các ao nhiễm nặng. Bệnh do chủng

vi khuẩn V. parahaemolyticus chứa plasmid pVPA3 - 1 và mang 2 gen gây độc PirA và PirB gây ra.

Việc lạm dụng hóa chất cũng như kháng sinh đã không còn hiệu quả, bên cạnh đó còn làm ô nhiễm

môi trường nuôi trồng thủy sản. Vì thế, sử dụng biện pháp sinh học như dùng vi khuẩn có lợi có khả

năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh là hướng tiếp cận nhằm giảm thiểu thiệt hại do AHPND gây

ra. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của Lactobacillus L756 ức chế sự phát triển của V.

parahaemolyticus gây bệnh AHPND. Kết quả cho thấy chủng Lactobacillus plantarum L756 có khả

năng tạo vòng đối kháng V. parahaemolyticus với đường kính là 14 mm bằng phương pháp giếng

khếch tán và ổn định trong 24 giờ. Ngoài ra, phương pháp đồng nuôi cấy cho thấy chủng L756 với

mật độ ban đầu 107, 108 CFU/mL có thể ức chế hoàn toàn V. parahaemolyticus ở mật độ 105, 106

CFU/mL. Bên cạnh đó, khi phối trộn L756 vào thức ăn với mật độ 108 CFU/g cho ăn liên tục 14

ngày, cho tỷ lệ bảo hộ tôm (RPS) trên 50% sau 10 ngày gây nhiễm V. parahaemolyticus. Hơn nữa,

L756 còn có các đặc tính khác như khả năng bám dính, sinh axit lactic, nhạy cảm với kháng sinh và

chịu được độ rộng muối, pH và nhiệt độ môi trường. Vì vậy L756 có tiềm năng sử dụng sản xuất

probiotic bổ sung vào thức ăn nhằm hạn chế V. parahaemolyticus gây AHPND.

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 1

Trang 1

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 2

Trang 2

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 3

Trang 3

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 4

Trang 4

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 5

Trang 5

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 6

Trang 6

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 7

Trang 7

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 8

Trang 8

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 9

Trang 9

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 16760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Đặc tính đối kháng của chủng Lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
ây nhiễm với 
V. parahaemolyticus (mật độ 106 CFU/mL) 
bằng phương pháp ngâm. Sau 14 ngày theo dõi, 
tôm ở các nghiệm thức có tỷ lệ sống lần lượt là 
73,37%, 79,97% và 73,33% khi được ăn thức 
ăn phối trộn LAB1, LAB2 và LAB5 khi so sánh 
với nghiệm thức đối chứng dương 54,43%. 
3.3. Các đặc tính khác của Lactobacillus 
L756
Kết quả đánh giá đặc tính ở Bảng 3 cho 
thấy L756 không phát triển được ở pH 9 và pH 
4, phát triển ở pH tối ưu là 6. Các chỉ số này 
khá tương đồng với các nghiên cứu trước. Theo 
Yang và ctv., (2018), pH 6,2 là điều kiện tối 
ưu để vi khuẩn LAB sinh bacteriocin và phát 
triển. Lactobacillus plantarum có khả năng sản 
sinh các hợp chất kháng khuẩn tốt nhất ở pH 
6 (Lê Ngọc Thùy Trang và Phạm Minh Nhựt, 
2014). Bên cạnh đó, chủng L756 phát triển khá 
ổn định và đồng đều ở các nồng độ muối từ 0,5-
3%. Theo Vuyst và ctv., (2003), Lactobacillus 
amylovorus tạo ra lượng bacteriocin cao nhất 
khi thêm NaCl 1% và nồng độ NaCl tối ưu cho 
sự phát triển của chủng này là 0,5%. Ngoài 
ra, Lactobacillus L756 có khả năng bám dính 
tương đối khá với dung môi xylene là 31%. 
Chen và ctv., (2010) công bố khả năng bám 
dính với dung môi xylene của các chủng 
Lactobacillus dao động lớn (0-59,27%), với 
các chủng vi khuẩn bám dính với xylene cao 
nhất gồm L. gasseri (59,3%); L. rhamnosus 
(45,5%) và L. casei (47,6%). 
Chủng L756 có khả năng sinh hàm lượng 
axit lactic cao (260°T), khi so sánh với kết quả 
axit lactic sản sinh từ các chủng vi khuẩn lactic 
phân lập là 50-263°T của Nguyễn Thị Lâm 
Đoàn và Lưu Thị Thùy Dương (2017). Bên cạnh 
đó, với hàm lượng axit lactic thu được trong thí 
nghiệm của Ao và ctv., (2012) là 63,4 - 87,63°T 
thì L. plantarum sản sinh lượng axit lactic cao 
nhất (>80°T). Vi khuẩn lactic giúp làm giảm pH 
trong đường ruột vì chúng tạo ra các axit hữu cơ 
như axit lactic; vi khuẩn lactic còn có khả năng 
ức chế và chống lại các vi khuẩn gây bệnh như 
Escherichia coli, Salmonnella và nhóm Vibrio 
spp nhờ vào khả năng sinh hợp chất kháng 
khuẩn, đặc biệt là bacteriocin (Biospring, 2016).
Bảng 3. Khả năng bám dính, tạo axit lactic; khả năng chịu độ mặn và pH của chủng L756.
Các đặc tính Giá trị
pH 5-8
Độ muối (%) 0,5 - 3,0
Bám dính (%) 31 ± 0,01
Độ axit lactic tính theo độ Therner (°T) 260 ± 10
49TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh 
của Bộ Y tế thì các kháng sinh trong Bảng 4 
chủ yếu là các loại kháng sinh có phổ kháng 
khuẩn rộng đối với vi khuẩn Gram âm và Gram 
dương. Vi khuẩn L756 là vi khuẩn Gram dương 
và chúng đều nhạy với hầu hết kháng sinh có 
phổ kháng khuẩn rộng, với vòng kháng khuẩn 
từ 20-40 mm (Bảng 4). Một trong những tiêu chí 
lựa chọn một chủng vi sinh vật để làm probiotic 
là chủng này phải có khả năng nhạy cảm với 
kháng sinh, điều đó đồng nghĩa chủng được lựa 
chọn sẽ an toàn về mặt sinh học vì nó không 
chứa yếu tố di truyền di động và khả năng tiếp 
hợp trao đổi plasmid hoặc các gen kháng kháng 
sinh nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Điều này 
làm giảm tối thiểu khả năng truyền gen kháng 
kháng sinh sang chủng vi khuẩn gây bệnh khác 
trên vật chủ và cả con người (Gueimonode và 
ctv., 2013; Dung và ctv., 2009; Phạm Thanh 
Hương và ctv., 2011).
Bảng 4. Thử khả năng nhạy cảm của chủng L756 với các loại kháng sinh
Loại kháng sinh
Vòng 
kháng 
khuẩn 
(mm)
Kết quả Loại kháng sinh
Vòng 
kháng 
khuẩn 
(mm)
Kết 
quả
Gentamicin (Ge) 30 Nhạy Neomicin (Ne) 27 Nhạy
Doxycycline (Dx) 37 Nhạy Tetracycline (Te) 30 Nhạy
Kanamycin (Kn) 30 Nhạy DKS Cefotaxime (Ct) 37 Nhạy
Streptomycin (Sm) 20 Nhạy Ciprofloxacin (Ci) 40 Nhạy
Ampicillin (Am) 40 Nhạy
Trimethoprime 
Sulfamethoxazol (Bt)
40 Nhạy
IV. KẾT LUẬN
Ngoài đặc tính bám dính tốt, khả năng nhạy 
với kháng sinh và khả năng sinh axit lactic, 
chủng Lactobacillus L756 còn có khả năng đối 
kháng với V. parahaemolyticus gây bệnh hoại 
tử gan tụy cấp (AHPND) bằng phương pháp 
khuếch tán đĩa với đường kính vòng kháng 
khuẩn là 20 mm. Ngoài ra với phương pháp 
đồng nuôi cấy, chủng L756 ở mật độ 107 hoặc 
108 CFU/ml có thể ức chế hoàn toàn sự phát 
triển của V. parahaemolyticus ở mật độ ban đầu 
105 hoặc 106 CFU/mL. Bên cạnh đó, khi phối 
trộn chủng L756 vào thức ăn với liều lượng 108 
CFU/g liên tục trong 14 ngày, giúp làm giảm 
tỉ lệ chết cấp tính trên tôm khi gây nhiễm với 
V. parahaemolyticus, với tỷ lệ bảo hộ đạt trên 
50% sau 10 ngày thí nghiệm. 
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban điều 
hành Chương trình công nghệ sinh học nông 
nghiệp thủy sản, Bộ Nông Nghiêp và Phát Triển 
Nông Thôn; Trung tâm quan trắc môi trường và 
bệnh thủy sản Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thủy sản II đã tạo điều kiện tốt để chúng 
tôi có thể thực hiện các nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
BioSpring, 2016. Đặc điểm vi sinh Lactobacillus 
trong chế phẩm sinh học. 
vn/kien-thuc-chuyen-nganh/dac-diem-vi-sinh-
lactobacillus-trong-che-pham-sinh-hoc.html
Trịnh Hùng Cường, 2011. Phân lập vi khuẩn 
Lactobacillus sp. trên tôm sú nuôi công nghiệp 
50 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh Vibrio sp., 
Luận văn Cao học. Đại học Cần Thơ.
Đỗ Thị Thanh Dung, Võ Đình Quang, Phan Thị Phượng 
Trang, 2017. Phân lập và tuyển chọn Lactobacillus 
spp. kháng Vibrio parahaemolyticus gây hội 
chứng chết sớm trên tôm tại Sóc Trăng. Tạp chí 
phát triển KH&CN, tập 20, số T3-2017.
Nguyễn Thị Lâm Đoàn, Lưu Thị Thùy Dương, 2017. 
Tuyển chọn vi khuẩn Lactic có một số hoạt tính 
sinh học để ứng dụng trong xử lý phế phụ phẩm 
nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc 
nhai lại. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt 
Nam 2017, 15(11): 1556-1564.
Phạm Thanh Hương, Nguyễn Thiện Nam, Từ Thanh 
Dung và Nguyễn Anh Tuấn, 2011. Sự kháng 
kháng sinh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 
và Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra 
(Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng 
sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy 
sản lần 4: 250-261.
Nguyễn Thị Trúc Linh, Nguyễn Trọng Nghĩa, Đặng 
Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú, 2017. 
Ảnh hưởng của vi khuẩn lactic bổ sung vào 
thức ăn lên khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy 
cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus 
vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Cần Thơ., 52b(122-130).
Nguyễn Thị Trúc Linh, 2018. Tuyển chọn vi khuẩn 
lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan 
tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm 
thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Luận văn 
tiến sĩ. Đại Học Cần Thơ.
Lê Ngọc Thùy Trang, Phạm Minh Nhựt, 2014. Phân 
lập và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng 
sản sinh hợp chất kháng khuẩn của Lactobacillus 
plantarum. Tạp Chí Sinh Học 2014. 36(1se): 
97-106. 
Tài liệu tiếng Anh
Balcazar, J., De Blas, I., Ruiz-Zarzuela, I., Vendrell, 
D. và Muzquiz, J., 2004. Probiotics: a tool for the 
future of fish and shellfish health management.
Bierbaum, G., and Sahl, H. G., 2009. Lantibiotics: 
mode of action, biosynthesis and bioengineering. 
Curr Pharm Biotechnol 10, 2-18.
Chen X., Tian F, Liu X, Zhao J, Zhang HP, Zhang H, 
Chen W., 2010. In vitro screening of Lactobacilli 
with antagonistic activity against Helicobacter 
pylori from traditionally fermented foods. 
Journal of Dairy Science
Collado Maria Carmen, Meriluoto Jussi, Salminen 
Seppo, 2008. Adhesion and aggregation 
properties of probiotic and pathogen strains. 
European Food Research and Technology 226 
(2008), 1065-1073.
Dung, T.T., Haesebrouck, F., Sorgeloos, P., Tuan, 
N.A. and Pasmans, F., 2009. IncK plasmid 
mediated tetracyclin resistance in Edwardsiella 
ictaluri isolates from diseased freshwater catfish 
in Vietnam. Aquaculture. 295: 157-159.
Gueimonde, M., Sasnchez, B., G de Los Reyes-
Gavilán, C., Margolles, A., 2013. Antibiotic 
resistance in probiotic bacteria. Front Microbiol. 
18(4): 202.
Guerra, P., N, Bernárdez, F., P,., Méndez, J., 
Cachaldora, P., . và Castro, L., P,. 2007. Production 
of four potentially probiotic lactic acid bacteria 
and their evaluation as feed additives for weaned 
piglets, Animal Feed Science and Technology 
134(1-2): 89-107.
Le, T, X and Munekage, Y., 2004. Residues of 
selected antibiotics in water and mud from 
shrimp ponds in mangrove areas in Viet Nam. 
Mar. Pollut. Bull. 49, 922-929
Le, B. và Yang, S. H., 2018. Probiotic potential of 
novel Lactobacillus strains isolated from salted-
fermented shrimp as antagonists for Vibrio 
parahaemolyticus, J Microbiol, 56(2): 138-144.
Lightner D. V., 2014. Documentation of a unique 
strain of Vibrio parahaemolitycus as the agent 
of Early Mortality Syndrome (EMS) or Acute 
Hepatopancreatic Necrosis Disease (ANPHD) 
affecting Penaeid shrimp with note on the putative 
toxins. Paper presented at the 9th Symposium 
on Diseases in Asian Aquaculture (DAA9), Ho 
Chi Minh city, Vietnam, 24-28 November, 2014. 
Book of abstract, 71pp.
Madigan, T., M., John M Martinko, M., J; và 
Brock, D., T., 2006. Biology of Microorganisms, 
Upper Saddle River, NJ : Pearson Prentice Hall, 
2006.968.
Makras, L., Triantafyllou, V., Fayol-Messaoudi, 
D., Adriany, T., Zoumpopoulou, G., Tsakalidou, 
E., Servin, A. và De Vuyst, L., 2006. Kinetic 
analysis of the antibacterial activity of probiotic 
lactobacilli towards Salmonella enterica serovar 
Typhimurium reveals a role for lactic acid and 
other inhibitory compounds, Res Microbiol, 
157(3): 241-247.
51TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Newaj-Fyzul, A. và Austin, B., 2015. Probiotics, 
immunostimulants, plant products and oral 
vaccines, and their role as feed supplements in 
the control of bacterial fish diseases, J Fish Dis, 
38(11): 937-55
Nunan, L., Lightner, D., Pantoja, C. và Gomez-
Jimenez, S., 2014. Detection of acute 
hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in 
Mexico, Disease of aquatic orhanisms 111(81-
86).
Perez, R. H., Zendo, T. và Sonomoto, K., 2014. Novel 
bacteriocins from lactic acid bacteria (LAB): 
various structures and applications, Microbial 
cell factories, 13 Suppl 1(Suppl 1): S3-S3.
Vine, N. G., Leukes, W. D. và Kaiser, H., 2004. In 
vitro growth characteristics of five candidate 
aquaculture probiotics and two fish pathogens 
grown in fish intestinal mucus, FEMS Microbiol 
Lett, 231(1): 145-52.
Pinoargote G và S, R., 2018. Evaluation of the 
Efficacy of Probiotics in vitro Against Vibrio 
parahaemolyticus, Causative Agent of Acute 
Hepatopancreatic Necrosis Disease in Shrimp., J 
Prob Health 6(193).
 Sivakumar, N., Sundararaman, M., . và Selvakumar, 
G., 2012. Probiotic effect of Lactobacillus 
acidophilus against vibriosis in juvenile 
shrimp (Penaeus monodon), African Journal of 
Biotechnology, 11(99): 15811-15818.
Sumathi V. and Reetha D., 2012. Screening of Lactic 
Acid Bacteria for Their Antimicrobial Activity 
against Pathogenic Bacteria. International Journal 
of Pharmaceutical & Biological Archives, 3(4): 
802-808.
Vaseeharan and Ramsamy Gueimonde, M., 
Sasnchez, B., G de Los Reyes-Gavilán, C., 
Margolles, A., 2013. Antibiotic resistance in 
probiotic bacteria. Front Microbiol. 18(4): 202.
Vuyst, L. D., Patricia Neysens, Winy Messens, 
2003. Effect of sodium chloride on growth 
and bacteriocin production by Lactobacillus 
amylovorus DCE 471. International Journal of 
Food Microbiology 88 (2003) 29-39.
Walker, 2018. Infuence of culture media, pH 
and temperature on growth and bacteriocin 
production of bacteriocinogenic lactic acid 
bacteria. AMB Express 8:10
Wohlgemuth, S., Loh, G. và Blaut, M., 2010. 
Recent developments and perspectives in the 
investigation of probiotic effects, Int J Med 
Microbiol, 300(1): 3-10.
En Yang, Lihua Fan, Jinping Yan, Yueming Jiang, 
Craig Doucette, Sherry Fillmore and Bradley 
Walker, 2018. Infuence of culture media, pH 
and temperature on growth and bacteriocin 
production of bacteriocinogenic lactic acid 
bacteria. AMB Express 8:1
Zorriehzahra, M. J., Delshad, S. T., Adel, M., Tiwari, 
R., Karthik, K., Dhama, K., and Lazado, C. 
C., 2016. Probiotics as beneficial microbes in 
aquaculture: an update on their multiple modes 
of action: a review. Vet Q 36, 228-241.
52 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1 Research Institute for Aquaculture No.2.
2 School of Biotechnology, International University – Vietnam National University in HCMC
3 Nong Lam University, HCMC.
* Email: vohongphuong@yahoo.com
ANTIBACTERIAL PROPERTIES OF Lactobacillus plantarum 
(L756) AGAINST Vibrio parahaemolyticus CAUSING ACUTE 
HEPATOPANCREATIC NECROSIS DISEASE IN WHITE LEG SHRIMP 
(Litopenaeus vannamei)
Vo Hong Phuong1*, Le Hoang Nhu2, Le Thi Thuy Trang3, Tran Minh Trung1, 
Nguyen Thi Minh Hien3, Dang Ngoc Thuy1, Vo Bich Xoan1
ABSTRACT
Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) is one of the main causes leading to 
a significant loss for the global shrimp farming industry, with almost 100% mortality in heavy 
infected pond. AHPND is caused by Vibrio parahaemolyticus containing plasmid pVPA3 – 1 and 
toxic genes PirA and PirB. The uses of chemicals and antibiotics did not show any good effect 
on treating of this disease and leading pollution . For these reasons, the most effective method 
is the use of biological products, in other words, the use of beneficial bacteria which are able to 
antagonize harmful bacteria, in order to reduce the risk of AHPND. The aim of this study is to 
evaluate the efficiency of a lactic acid bacteria (LAB) strain, Lactobacillus L756, in inhibiting 
the growth of V. parahaemolyticus causing AHPND. Lactobacillus L756 strain can antagonize V. 
parahaemolyticus causing AHPND with the diameter of inhibition zone being 16mm in average by 
spot test method, which can be stabilized in 24 hours. Moreover, the co-culture method illustrates 
L756 at 107, 108 CFU/mL can able to inhibit completely V. parahaemolyticus at 105, 106 CFU/mL. 
Furthermore, shrimps were continuously fed with L756 at a density of 108 CFU/g feed in 14 days 
showed a relative percentage survival (RPS) of higher than 50% could be achieved after 10 days 
of challenging V. parahaemolyticus. In addition, L756 also has some beneficial properties such as 
adhesion capacity, lactic acid and bacteriocin production, salinity and pH tolerance. Thus, L756 has 
a potential to be used as probiotics in shrimp culture. 
Keywords: AHPND, antibacterial property, Lactobacillus plantarum (L756), inhibition zone, 
RPS (%)
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 16/9/2019
Ngày thông qua phản biện: 08/10/2019
Ngày duyệt đăng: 27/10/2019
Người phản biện: PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh
Ngày nhận bài: 16/9/2019
Ngày thông qua phản biện: 08/10/2019
Ngày duyệt đăng: 27/10/2019

File đính kèm:

  • pdfdac_tinh_doi_khang_cua_chung_lactobacillus_l756_voi_vi_khuan.pdf