Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp trên 93 hộ nuôi tôm ở 3 tỉnh đại

diện cho 3 mô hình nuôi tôm ở ĐBSCL: Cà Mau (mô hình QCCT và tôm lúa), Bến Tre và Bạc Liêu

(mô hình BTC/TC). Kết quả khảo sát cho thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều nhận thức được tầm

quan trọng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh (CPVS) trong nuôi tôm. Đa số các hộ đánh giá việc

sử dụng CPVS có hiệu quả tốt. Các dòng CPVS sử dụng trong nuôi tôm bao gồm CPVS xử lý chất

hữu cơ, CPVS xử lý khí độc ở đáy ao, CPVS đối kháng Vibrio gây bệnh, CPVS bổ sung vào thức

ăn. Đặc biệt hai dòng CPVS xử lý khí độc và đối kháng Vibrio được sử dụng nhiều hơn bởi các hộ

nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh.

Kết quả khảo sát các mối tương quan cho thấy, mối tương quan giữa hình thức nuôi (mức độ thâm

canh) và mức độ đầu tư cho CPVS là mối tương quan chặt chẽ và có ý nghĩa về mặt thống kê (P =

0,001). Bên cạnh đó, mối tương quan giữa năng suất nuôi và mức độ đầu tư cho CPVS là không

có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này cho thấy CPVS không phải là yếu tố quyết định đến năng

suất nuôi. Việc sử dụng CPVS cần được kết hợp với các yếu tố khác (chất lượng con giống, kỹ thuật

nuôi, quản lý môi trường và bệnh) nhằm đảm bảo cho sự thành công của một vụ nuôi tôm.

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 15900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long

Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
 sinh xử lý nền đáy 100,0 50,0 50,0
2 Chế phẩm vi sinh xử lý nước 53,3 50,0 50,0
II Trong quá trình nuôi
1 Chế phẩm vi sinh xử lý chất hữu cơ 60,7 5,9 94,1
2 Chế phẩm vi sinh xử lý khí độc 53,3 0 100,0
3 Chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio 13,3 0 100,0
4 Chế phẩm vi sinh bổ sung thức ăn 43,3 0 100,0
Theo số liệu trong Bảng 7, đối với nhóm 
CPVS sử dụng để cải tạo ao trước khi thả tôm, 
đa số các hộ khảo sát ở Bạc Liêu quan tâm đến 
các CPVS xử lý chất hữu cơ tích lũy ở đáy ao 
sau một vụ nuôi, với 83,3% số hộ sử dụng và 
64% số hộ đánh giá có hiệu quả tốt. Trong khi 
chỉ có 53,3% số hộ khảo sát có sử dụng CPVS 
xử lý nước, với 50% hộ đánh giá tốt.
89TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Đối với nhóm CPVS sử dụng trong quá 
trình nuôi tôm, một bức tranh khác biệt so với 
hai vùng còn lại đã được ghi nhận ở các hộ 
khảo sát ở tỉnh Bạc Liêu. Đa số hộ khảo sát 
không xem trọng việc xử lý chất hữu cơ trong 
quá trình nuôi. Đối với họ quan trọng hơn là 
vấn đề xử lý khí độc phát sinh ở đáy ao, các 
biện pháp làm giảm mật độ Vibrio trong ao, và 
việc bổ sung CPVS vào thức ăn để tăng cường 
sức đề kháng cho tôm nuôi. Kết quả khảo sát 
từ Bảng 7 cho thấy, tỉ lệ các hộ sử dụng CPVS 
đối kháng Vibrio và CPVS bổ sung thức ăn là 
ngang nhau (86,7%). Có 46,7% số hộ khảo sát 
sử dụng CPVS xử lý khí độc, trong khi chỉ có 
10% sử dụng CPVS xử lý chất hữu cơ. Đa số 
các hộ đánh giá tốt về các loại CPVS mà họ 
đang sử dụng. Ngoại trừ đối với dòng sản phẩm 
xử lý chất hữu cơ, có 11,1% số hộ đánh giá là 
sản phẩm họ đang dùng là không có hiệu quả.
Bảng 7. Tỉ lệ hộ sử dụng các loại CPVS trước khi thả tôm và trong quá trình 
nuôi tôm và mức độ đánh giá ở tỉnh Bạc Liêu.
STT Loại CPVS Tỉ lệ hộ sử 
dụng (%)
Tỉ lệ hộ đánh 
giá tốt (%)
Tỉ lệ hộ đánh giá 
bình thường (%)
I Trước khi thả tôm
1 Chế phẩm vi sinh xử lý nền đáy 83,3 64,0 36,0
2 Chế phẩm vi sinh xử lý nước 53,3 50,0 50,0
II Trong quá trình nuôi
1 Chế phẩm vi sinh xử lý chất hữu cơ 10,0 33,3 55,6
2 Chế phẩm vi sinh xử lý khí độc 46,7 64,3 35,7
3 Chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio 86,7 53,9 46,1
4 Chế phẩm vi sinh bổ sung thức ăn 86,7 53,8 46,2
3.3. Các thông số lúc thu hoạch và các mối tương quan
Bảng 8. Các thông số lúc thu hoạch tôm (giá trị trung bình) của các hộ khảo sát.
Thông số Cà Mau Bến Tre Bạc Liêu
Năng suất tôm (tấn/ha/vụ)
 Tôm sú 1,76 5,1
 QCCT chuyên tôm 0,33
 Tôm lúa 0,13
 Tôm thẻ chân trắng 6,3 6,4
Khối lượng tôm trung bình lúc thu hoạch (g/con)
 Tôm sú 27,2 19,92 32,2
 Tôm thẻ chân trắng 17,09 11,3
Tỉ lệ sống (%)
 Tôm sú 27,3 51,7 46,6
 Tôm thẻ chân trắng 53,68 62,9
Tổng chi phí nuôi tôm (triệu VNĐ/ha/vụ) 14,2 121,0 128,0
Chi phí đầu tư cho chế phẩm vi sinh (triệu VNĐ/
ha/vụ)
1,7 7,2 10,6
Tỉ lệ chi phí cho CPVS trên tổng chi phí (%) 11,4 5,59 14,2
90 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 8 trình bày các thông số lúc thu hoạch 
tôm cũng như tổng chi phí đầu tư cho nuôi tôm 
và tỉ lệ chi phí liên quan đến CPVS ở các hộ 
được khảo sát (thông tin của vụ nuôi trước liền 
kề). Các hộ khảo sát ở Cà Mau đại diện cho mô 
hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nên năng suất 
không cao, năng suất tối đa không quá 1 tấn/ha/
vụ. Năng suất tôm thu hoạch giữa hai mô hình 
(QCCT chuyên tôm và tôm lúa) tương quan 
với mật độ thả nuôi. Mô hình tôm lúa có mật 
độ thả thưa hơn và năng suất trung bình cũng 
thấp hơn (0,13 tấn/ha/vụ), trong khi năng suất 
trung bình của của mô hình QCCT chuyên tôm 
là 0,33 tấn/ha/vụ. Khối lượng tôm lúc thu hoạch 
khá khác biệt giữa các hộ nuôi, thấp nhất là 5 
g/con và cao nhất là 45 g/con. Tỉ lệ sống cũng 
khá dao động, từ 2% đến 77%. Tổng chi phí đầu 
tư cho nuôi tôm bởi các hộ ở Cà Mau là không 
cao, trung bình 14,2 triệu đồng/ha/vụ. Tỉ lệ đầu 
tư cho CPVS khá khác biệt giữa các hộ nuôi 
QCCT. Tỉ lệ đầu tư thấp nhất là 7% tính trên 
tổng chi phí, trong khi có một hộ (thuộc mô hình 
tôm lúa) sẵn sàng đầu tư đến 30% cho CPVS.
Đối với các hộ nuôi ở Bến Tre, năng suất 
nuôi và khối lượng tôm lúc thu hoạch có sự biến 
động lớn giữa các hộ khác nhau. Năng suất trung 
bình của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) 
đạt 6,3 tấn/ha/vụ, cao hơn so với năng suất của 
các hộ nuôi tôm sú (chỉ đạt 1,76 tấn/ha/vụ). Cá 
biệt có hai hộ nuôi tôm TCT đạt năng suất 12,73 
và 14,71 tấn/ha/vụ. Về khối lượng tôm và tỉ lệ 
sống lúc thu hoạch, không có khác biệt nhiều 
giữa các hộ nuôi tôm sú và tôm TCT. Nếu so 
sánh với mô hình nuôi tôm QCCT của Cà Mau 
thì tổng chi phí đầu tư cho nuôi tôm của các hộ ở 
Bến Tre là cao hơn (50 – 230 triệu đồng/ha/vụ). 
Chi phí đầu tư cho CPVS về giá trị tuyệt đối 
cũng cao hơn (7,2 triệu đồng/ha/vụ). Tuy nhiên 
nếu tính trên tỉ lệ phần trăm thì tỉ lệ đầu tư cho 
CPVS ở Bến Tre trung bình là 5,59%, thấp hơn 
so với mô hình nuôi QCCT ở Cà Mau.
Đối với các hộ khảo sát ở tỉnh Bạc Liêu, 
mặc dù mức độ đầu tư cho nuôi tôm là khá cao 
(chi phí 25 – 174 triệu đồng/ha/vụ nuôi tôm), 
năng suất tôm nuôi của các hộ này chỉ đạt mức 
trung bình, với năng suất tối đa chỉ đạt 8 tấn/ha/
vụ đối với tôm TCT, thấp hơn so với các hộ nuôi 
ở tỉnh Bến Tre (đạt tối đa 14 tấn/ha/vụ). Ngược 
lại đối với tôm sú, năng suất nuôi và khối lượng 
tôm lúc thu hoạch của các hộ ở Bạc Liêu đạt 
cao hơn nhiều so với các hộ ở Bến Tre, với năng 
suất tôm sú đạt trung bình 5,1 tấn/ha/vụ, kích 
cỡ tôm lúc thu hoạch đạt 32,2 g/con. Tỉ lệ phần 
trăm chi phí đầu tư cho CPVS đạt trung bình 
14,2%, cao nhất trong 3 vùng khảo sát.
Việc phân loại hình thức nuôi theo mật độ 
thả và đối tượng nuôi, cũng như phân loại mức 
độ đầu tư cho CPVS dựa theo tỉ lệ phần trăm 
trên tổng chi phí đầu tư cho nuôi tôm, được dựa 
theo Bảng 9.
Bảng 9. Phân loại hình thức nuôi và mức độ đầu tư cho CPVS.
Hình thức nuôi Mật độ thả (con/m2)
Mức độ đầu tư cho 
CPVS
Tỉ lệ đầu tư 
(%)
QCCT chuyên tôm < 10 Không đầu tư 0
Tôm lúa < 10 Đầu tư ít 1 – 10
Bán thâm canh Đầu tư trung bình 11 – 20
Tôm sú 10 – 30 Đầu tư nhiều 21 – 30
Tôm TCT 10 – 70
Thâm canh 
Tôm sú > 30
Tôm TCT > 70
91TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Để xác định mối tương quan giữa năng suất 
nuôi và mức độ đầu tư cho CPVS, chúng tôi 
phân loại năng suất nuôi theo 3 mức: năng suất 
thấp (< 1 tấn/ha/vụ), năng suất trung bình (1-8 
tấn/ha/vụ) và năng suất cao (> 8 tấn/ha/vụ).
Qua số liệu ở Bảng 11, cho thấy các hộ nuôi 
QCCT ở Cà Mau chỉ đạt năng suất ở mức thấp 
(< 1 tấn/ha/vụ). Đa số các hộ (57,6%) chỉ đầu 
tư ở mức thấp cho CPVS. Tuy nhiên cũng có 
24,2% số hộ đầu tư ở mức trung bình và 3% đầu 
tư ở mức cao cho CPVS (> 20% so với tổng chi 
phí).
Mối tương quan giữa hình thức nuôi và 
mức độ đầu tư cho CPVS được xác định dựa 
trên số liệu khảo sát trên 93 hộ ở 3 tỉnh Bến 
Tre, Bạc Liêu và Cà Mau, và được trình bày 
trong Bảng 10. Bảng này cho thấy đây là mối 
tương quan chặt và có ý nghĩa về mặt thống kê 
(P = 0,001, Chi-square test). Mức đầu tư ít được 
áp dụng bởi đa số các hộ khảo sát ở 3 mô hình 
QCCT chuyên tôm, tôm lúa và bán thâm canh, 
với tỉ lệ các hộ tương ứng là 52,9%, 62,5% và 
93,3%. Trái lại ở mô hình nuôi tôm thâm canh 
(tập trung ở tỉnh Bến Tre và Bạc Liêu), đa số các 
hộ (53,3%) đã chọn mức đầu tư trung bình. Có 
6,7% số hộ ở mô hình nuôi thâm canh mạnh dạn 
chọn mức đầu tư cao.
Bảng 10. Tỉ lệ các hộ (%) với các mức độ đầu tư cho CPVS theo hình thức nuôi.
Hình thức nuôi
Mức độ đầu tư cho CPVS Tổng số P
Không 
đầu tư
Đầu tư 
ít
Đầu tư 
trung bình
Đầu tư 
nhiều
% Số hộ (Chi- 
Square)
QCCT chuyên tôm 5,9 52,9 41,2 0 100,0 17 0,001
Tôm lúa 25,0 62,5 6,25 6,25 100,0 16
Bán thâm canh 6,7 93,3 0 0 100,0 15
Thâm canh 4,4 35,6 53,3 6,7 100,0 45
Bảng 11. Tỉ lệ các hộ (%) với các mức độ đầu tư cho CPVS theo năng suất nuôi (Cà Mau).
Mức độ đầu tư cho CPVS Tổng số P
Năng suất Không 
đầu tư
Đầu tư 
ít
Đầu tư 
trung bình
Đầu tư 
nhiều
% Số hộ (Chi- 
Square)
Năng suất thấp 15,2 57,6 24,2 3,0 100,0 33 -
Tất cả 30 hộ khảo sát ở tỉnh Bạc Liêu đều 
đạt năng suất ở mức trung bình trong vụ nuôi 
trước liền kề. Đa số các hộ này (73,3%) đầu tư 
cho CPVS ở mức trung bình (Bảng 12).
Bảng 12. Tỉ lệ các hộ (%) với các mức độ đầu tư cho CPVS theo năng suất nuôi (Bạc Liêu)
Mức độ đầu tư cho CPVS Tổng số P
Năng suất
Không 
đầu tư
Đầu tư 
ít
Đầu tư 
trung bình
Đầu tư 
nhiều
% Số hộ (Chi- 
Square)
Năng suất trung bình - 0,2 73,3 6,7 100,0 30 -
92 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Khác với hai vùng còn lại, các hộ phỏng 
vấn ở tỉnh Bến Tre đạt cả 3 mức năng suất thấp, 
trung bình và cao. Đa số các hộ (23/30 hộ) đạt 
năng suất trung bình. Nhưng khác với các hộ ở 
Bạc Liêu, đa số các hộ ở Bến Tre (78,3%) lại 
chọn mức đầu tư thấp. Ngay cả 2/3 hộ thành 
công với mức năng suất cao (> 8 tấn/ha) cũng 
chỉ đầu tư cho CPVS ở mức thấp. Đây là hai 
hộ nuôi tôm TCT và trong vụ nuôi vừa qua đạt 
năng suất 12 – 14 tấn/ha, nhưng mức đầu tư cho 
CPVS của hai hộ này chỉ ở mức 3 – 4% (Bảng 
13).
Bảng 13. Tỉ lệ các hộ (%) với các mức độ đầu tư cho CPVS theo năng suất nuôi (Bến Tre).
Mức độ đầu tư cho CPVS Tổng số P
Năng suất
Không 
đầu tư
Đầu tư 
ít
Đầu tư 
trung bình
Đầu tư 
nhiều
% Số hộ (Chi- 
Square)
Năng suất thấp - 100,0 - - 100,0 4 0,525
Năng suất trung bình 13,0 78,3 4,3 4,3 100,0 23
Năng suất cao - 66,7 33,3 - 100,0 3
Qua các kết quả ở Bảng 11, 12, 13, cho 
thấy việc đầu tư cho CPVS trong nuôi tôm là 
cần thiết, nhưng CPVS không phải là yếu tố duy 
nhất quyết định năng suất nuôi. Sự thành công 
của một vụ nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều yếu tố 
khác như con giống, thức ăn, công trình và kỹ 
thuật nuôi, quản lý môi trường và bệnh,. Bên 
cạnh đó, mối tương quan giữa năng suất nuôi và 
mức độ đầu tư cho CPVS của các hộ khảo sát ở 
Bến Tre là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
III. KẾT LUẬN 
Qua kết quả khảo sát các nông hộ nuôi tôm 
có sử dụng CPVS ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu 
và Bến Tre đại diện cho ba mô hình nuôi tôm ở 
ĐBSCL, có thể rút ra một số kết luận như sau.
1. Đa số các hộ được khảo sát đều quan 
tâm đến việc xét nghiệm mầm bệnh trên tôm 
giống trước khi thả nuôi. Việc xét nghiệm mầm 
bệnh trên tôm phụ thuộc vào mức độ thâm canh 
của ao nuôi. Mô hình nuôi thâm canh và bán 
thâm canh có tỉ lệ các hộ gửi tôm đi xét nghiệm 
mầm bệnh cao hơn so với mô hình nuôi quảng 
canh cải tiến.
2. Hầu hết các hộ khảo sát ở cả ba mô hình 
(ngoại trừ 5 hộ ở mô hình tôm lúa ở Cà Mau) 
đều có sử dụng chế phẩm vi sinh như là giải 
pháp để quản lý môi trường và thay thế kháng 
sinh trong việc phòng trị bệnh trên tôm nuôi. 
Các loại chế phẩm vi sinh xử lý chất hữu cơ và 
xử lý khí độc trong môi trường chiếm tỉ lệ cao 
nhất. Tuy nhiên tỉ lệ các hộ đánh giá tốt về các 
loại CPVS họ đang sử dụng là chưa nhiều, chỉ 
chiếm 50 – 64% các hộ khảo sát.
3. Việc lựa chọn các loại chế phẩm vi sinh 
để sử dụng phụ thuộc nhiều vào sự tư vấn của 
các đại lý. Vai trò của các HTX/tổ hợp tác nuôi 
tôm hay của cán bộ khuyến ngư là chưa cao, 
ngoại trừ đối với các hộ được khảo sát ở Cà 
Mau.
4. Tỉ lệ chi phí đầu tư cho CPVS dao động 
khá lớn và chiếm từ 1 – 30% so với tổng chi phí. 
Có mối tương quan khá chặt giữa mức độ đầu 
tư cho CPVS và hình thức nuôi (P = 0,001), với 
53,3% số hộ nuôi thâm canh đầu tư cho CPVS ở 
mức trung bình (11 – 20%).
5. Có mối tương quan giữa mức độ đầu 
tư cho CPVS và năng suất nuôi đối với các hộ 
được khảo sát ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. 
6. Những kết quả khảo sát ở 93 hộ nuôi 
tôm cho thấy chế phẩm vi sinh không phải là 
yếu tố duy nhất quyết định đến năng suất và tỉ 
lệ sống của các mô hình nuôi tôm. Các yếu tố 
khác cần phải lưu ý bao gồm chất lượng con 
giống, kỹ thuật nuôi và các biện pháp quản lý 
môi trường và sức khỏe tôm nuôi, nhằm đảm 
bảo cho sự thành công của nghề nuôi tôm.
93TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 249 + 250, tháng 
1/2017.
Trang Thông tin điện tử Tổng cục thủy sản. http://
www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/
che-pham-sinh-hoc/tinh-hinh-su-dung-thuoc-
va-che-pham-sinh-hoc-trong-nuoi-trong-thuy-
san-tai-mot-so-tinh/
Tài liệu tiếng Anh
Lyle-Frich LP., Romero-Beltrán E., and Páez-
Osuna F., 2006. A survey on the use of 
chemical and biological products for shrimp 
farming in Sinaloa (NW Mecxico). Aquaculture 
Engineering. 35, 135-146.
Tonguthai K., 2000. The use of chemicals in 
aquaculture in Thailand. In: Use of Chemicals 
in Aquaculture in Asia. Proceedings of the 
Meeting on the Use of Chemicals in Aquaculture 
in Asia, Tighauan, lloilo, Philippines, 20–22 
May, pp. 207–220.
STATUS OF PROBIOTIC APPLICATION IN SHRIMP FARMING 
PRACTICES IN THE MEKONG DELTA
Nguyen Thi Ngoc Tinh1*, Nguyen Thi Thu Thuy1, Nguyen Duc Minh1, Vo Minh Son1, 
Trinh Quang Son1, Phan Van Trang1, Do Thi Phuong1, Tran Hoang Bich Ngoc1
ABSTRACT
This study was carried out in an interview form for 93 shrimp farmers in the three provinces in 
the Mekong Delta: Ca Mau (representative of improved extensive and rice-fish models), Ben Tre 
and Bac Lieu (representatives of semi-intensive and intensive model). The results show that most 
of shrimp farmers is aware of the importance of probiotic usage in shrimp farming. Most of the 
interviewed farmers consider a good effectiveness of probiotic products that they have been using. 
There are four main types of probiotic products that are used routinely by shrimp farmers, namely 
the products for organic matter removal, for toxic gases treatment, for Vibrio elimination, and for 
in-feed addition. Among them, the products for toxic gases and Vibrio elimination are being used 
more frequently in comparison to other products by the semi-inetesive and intensive shrimp farming 
systems.
There is a high correlation between the level of intensification and the level of investment on probiotic 
products, and this correlation is statistically significant (P = 0.001). Moreover, the correlation 
between shrimp yield (kg/ha/crop) and investment on probiotics is not statistically significant (P > 
0.05). This means that probiotic usage is not an important factor driving for shrimp yield. Probiotics 
should be applied in combination with the other factors such as seed quality, husbandry techniques, 
environment and disease management to ensure the success of a shrimp production cycle. 
Keywords: effectiveness, investment level, probiotic, shrimp farming, shrimp yield.
Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước
Ngày nhận bài: 13/11/2017
Ngày thông qua phản biện: 10/12/2017
Ngày duyệt đăng: 15/12/2017
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2
 *Email: ntngoctinh@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tinh_hinh_su_dung_che_pham_vi_sinh_trong_nuoi_tom_o.pdf