Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019

TÓM TẮT

Nguồn lợi cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long liên quan mật thiết với nguồn lợi cá của lưu

vực sông Mê Công. Nhiều loài cá di cư ở lưu vực sông Mê Công tập trung sinh sản vào đầu mùa lũ,

trứng và cá bột được trôi dạt từ thượng nguồn hay các bãi đẻ theo dòng nước phân tán vào các kênh

rạch, ruộng đồng, vùng ngập lũ để ẩn náu, sinh trưởng và phát triển. Nghiên cứu quan trắc nguồn

lợi cá bột nhằm đánh giá nguồn lợi thủy sản ở lưu vực cũng như có thể dự báo được sự biến động

nguồn lợi thuỷ sản. Cá bột và cá con ở sông Tiền và sông Hậu gần biên giới Việt Nam và Campuchia

được thu mẫu hàng ngày từ 01/06/2019 đến 30/09/2019 tại thời điểm nước ròng bằng hai loại ngư

cụ Lú và Đáy. Mẫu cá được lưu trữ trong keo nhựa với nồng độ cồn 70%, và sau đó mẫu được định

danh và phân tích tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Tổng cộng 928 mẫu được phân tích,

và kết quả phân tích đã xác định được 128 loài thuộc 11 bộ và 32 họ, trong đó 73 loài ở sông Hậu

và 118 loài ở sông Tiền. Số loài cao nhất vào tháng 9 với 94 loài, họ cá chép phong phú nhất chiếm

38% tổng số loài. Mật độ trung bình cá bột và cá con đạt cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 lần lượt

là 22 cá thể/1.000 m3 nước và 27 cá thể/1.000 m3 nước. Xu hướng thành phần loài tăng dần từ đầu

mùa lũ đến cuối mùa lũ, trong khi đó mật độ cá thể có biến động giảm theo chiều ngược lại

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 1

Trang 1

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 2

Trang 2

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 3

Trang 3

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 4

Trang 4

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 5

Trang 5

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 6

Trang 6

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 7

Trang 7

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 8

Trang 8

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 9

Trang 9

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019
ột số loài cá có 
giá trị kinh tế khác và đang được nuôi như: cá Hú 
(Pangasius conchophilus), cá Ét mọi (Morulius 
chrysophekadion), cá Bống tượng (Oxyeleotris 
marmorata), cá Lóc bông (Channa micropeltes) 
và cá Lóc đồng (Channa striata),
76 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.2. Mật độ cá thể trung bình 
Tương ứng với sự phong phú thành phần 
loài, mật độ cá thể trung bình của cá bột và 
cá con ở cả sông Hậu và sông Tiền là 18 cá 
thể/1000 m3 nước, trong đó mật độ ở sông Tiền 
là 21 cá thể/1.000 m3 nước cao hơn sông Hậu 
(14 cá thể/1.000 m3 nước) (Hình 6).
Hình 6. Mật độ cá thể trung bình tại hai trạm thu mẫu
Bảng 1. Sự khác nhau về số cá thể, số loài và chỉ số đa đạng (H’) giữa 
hai trạm thu mẫu
3.3. Mức độ đa dạng loài 
Sông Tiền có mức độ đa dạng loài cá 
cao hơn ở sông Hậu thông qua chỉ số đo 
Shannon – Weiner (H’), cụ thể sông Tiền nhiều 
loài và nhiều cá thể hơn sông Hậu (Bảng 1).
3.4. Biến động thành phần loài
3.4.1. Biến động thành phần loài theo 
tháng và ngày 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng loài 
cá tĕng qua các tháng quan trắc, biến động từ 47 
– 94 loài ở cả hai sông Tiền và sông Hậu, số loài 
ở sông Tiền nhiều hơn ở sông Hậu. Tuy nhiên, 
sự biến động này không có khác biệt lớn, không 
có sự gia tĕng hay giảm một cách đột ngột về 
thành phần loài giữa các tháng. Thành phần loài 
cá đạt đỉnh điểm vào tháng 9 với 55 loài ở sông 
Hậu và 85 loài ở sông Tiền (Hình 7a). Khi so 
sánh thành phần loài cá bột và cá con tại hai vị 
trí thu mẫu qua các ngày trong các tháng, nhận 
Sông Tiền Sông Hậu
Số cá thể
Số loài
Chỉ số đa dạng (H')
Mức độ đa dạng
54.313
118
1,98
Tương đối tốt
10.345
73
1,90
Tương đối tốt
77TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 7. Biến động thành phần loài theo các tháng (a) và theo các ngày 
(b) tại hai trạm thu mẫu
3.4.2. Biến động thành phần loài theo 
ngày – đêm 
Theo mô hình ngày – đêm, có sự khác biệt 
về thành phần loài trong mẫu thu ban ngày (102 
loài) và ban đêm (107 loài) ở hai trạm thu mẫu 
(Hình 8), các loài xuất hiện ban đêm chủ yếu là 
các loài cá không vảy và ban ngày là các loài cá 
có vảy. Một số loài có sự khác biệt rõ về tần suất 
xuất hiện giữa ngày và đêm. Những loài cá xuất 
hiện chủ yếu vào ban ngày gồm: cá Cơm sông 
(Corica laciniata), cá Thiểu nam (Paralaubuca 
riveroi), và ban đêm gồm: cá Sát sọc (Pangasius 
macronema), cá Hú (Pangasius conchophilus), cá 
Chạch lấu (Mastacembelus favus), 
Hình 8. Biến động thành phần loài theo mô hình ngày – đêm 
tại hai trạm thu mẫu.
thấy được thành phần loài biến động theo quy 
luật giống nhau: thành phần loài có xu hướng 
tĕng từ đầu mùa lũ (tháng 6) và đạt đỉnh điểm 
đến cuối mùa lũ (tháng 9) vì lúc này nước lũ đỗ 
về làm ngập các vùng ruộng trũng, bãi cỏ ven 
sông,.. tạo thành những vùng ngập rất rộng lớn. 
Cá bột và cá con từ các dòng chính trôi dạt đến, 
rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển 
của chúng. Điều này chứng minh rằng mùa lũ là 
thời gian thuận lợi cho mùa sinh sản của nhiều 
loài cá ở ĐBSCL (Hình 7b).
3.5. Biến động mật độ cá bột và cá con 
3.5.1. Biến động mật độ cá bột và cá con 
theo tháng và theo ngày
Tương ứng với sự phong phú về thành phần 
loài là mật độ cá thể cá cũng tĕng từ tháng 6 
(đầu mùa lũ), đạt đỉnh điểm vào thàng 8 (giữa 
mùa lũ) và giảm vào tháng 9 (cuối mùa lũ), biến 
động mật độ cá thể trung bình từ 12 cá thể/1.000 
m3 nước – 27 cá thể/1.000 m3 nước vào đầu và 
giữa mùa lũ và giảm còn 4 cá thể/1.000 m3 nước 
78 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 9. Biến động mật độ cá thể theo các tháng (a) và theo ngày các 
ngày (b) tại hai trạm thu mẫu.
Hình 10. Biến động mật độ cá thể theo mô hình ngày – đêm tại hai 
trạm thu mẫu.
vào cuối mùa lũ (Hình 9a). Khi so sánh mật độ 
cá bột và cá con theo các ngày trong tháng, thời 
gian đầu mùa lũ mật độ luôn cao và giảm dần 
vào cuối mùa lũ. Mật độ tại sông Tiền vào đầu 
mùa lũ (mật độ trung bình cao nhất gần 600 cá 
thể/1.000 m3 nước) cao hơn tại sông Hậu (44 cá 
thể/1.000 m3 nước) (Hình 9b).
3.5.2 .Biến động mật độ cá bột và cá con 
theo ngày – đêm
Tương ứng như mô hình ngày – đêm về 
thành phần loài, có sự khác biệt về mật độ cá 
thể trung bình trong mẫu thu ban ngày (16 cá 
thể/1.000 m3 nước) thấp hơn so với ban đêm (19 
cá thể/1.000 m3 nước) ở hai trạm thu mẫu trên 
sông Tiền và sông Hậu (Hình 10). Điều này cho 
thấy mật độ cá thể không có sự khác biệt nhiều 
giữa ngày và đêm.
3.6. Biến động về chiều dài cá bột và cá 
con qua các tháng
Kết quả quan trắc chiều dài cá bột và cá con 
đã cho thấy chiều dài biến động trong khoảng 
34 – 37 mm. Tùy thuộc từng loài và từng thời 
điểm sinh sản khác nhau của mỗi loài cá nên 
kích thước của mỗi loài sẽ khác nhau. Biến 
động chiều dài của một số loài cá di cư phổ biến 
được thể hiện trong Hình 11.
79TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 11. Biến động chiều dài của một số loài cá phổ biến tại 
hai trạm thu mẫu.
Hình 12. Mối liên hệ giữa thành phần loài và mức nước tại hai 
trạm thu mẫu.
3.7. Mối liên hệ giữa thành phần loài cá 
và mật độ cá thể với mức nước 
3.7.1. Mối liên hệ giữa thành phần loài cá 
và mức nước
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, khi mức 
nước tĕng lên thì số loài tĕng và khi mức nước 
giảm thì số loài giảm. Như vậy, giữa thành 
phần loài cá và mức nước có mối tương quan 
khá chặt chẽ với nhau với phương trình tương 
quan có giá trị R2 lần lượt ở sông Hậu và sông 
Tiền là y = 3,509x + 2,3006 (R2 = 0,6132) và y 
= 5,163x + 7,7947 (R2 = 0,5809) (Hình 12).
3.7.2. Mối liên hệ giữa mật độ cá thể với 
mức nước
Tại hai trạm quan trắc cho thấy, khi mức 
nước tĕng và tĕng cao nhất vào tháng 9 (vào 
cuối mùa lũ) thì mật độ cá thể ít nhất do chúng 
di cư theo dòng nước đến các kênh và các thủy 
vực khác. Điều này chứng tỏ rằng, mức nước 
và mật độ cá thể có mối tương quan không chặt 
chẽ với nhau, với phương trình tương quan có 
giá trị R2 lần lượt ở sông Hậu và sông Tiền là 
80 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
y = -2,1631x + 20,716 (R2 = 0,0018) và y = 
-20,865x + 64,676 (R2 = 0,0799) (Hình 13). 
IV. THẢO LUẬN. 
Qua kết quả quan trắc, nhận thấy rằng thành 
phần loài cá bột và cá con ở sông Tiền đa dạng và 
phong phú hơn sông Hậu, tập trung chủ yếu vào 
bộ Cá chép và bộ Cá nheo. So với các nghiên cứu 
trước đây thì kết quả trong nghiên cứu này có số 
loài thấp hơn, cụ thể có 127 loài, bao gồm 123 loài 
ở sông Tiền và 84 loài ở sông Hậu thuộc 29 họ 
và 10 bộ (Nguyễn Thanh Tùng, 2004); 141 loài ở 
sông Hậu và 148 loài ở sông Tiền, thuộc 48 họ và 
13 bộ (Nguyễn Nguyễn Du, 2017). Kết quả đo đạc 
của Đài khí tượng thủy vĕn Nam Bộ cho thấy mực 
nước lũ nĕm 2019 về trễ hơn mọi nĕm bắt đầu từ 
tháng 7 và kết thúc sớm hơn mọi nĕm vào tháng 9 
là một trong những nguyên nhân tác động đến sự 
đa dạng thành phần loài, và phong phú về mật độ 
cá bột và cá con. 
Theo số liệu quan trắc cá bột và cá con của 
Nguyễn Nguyễn Du và ctv., (2017; 2018), cho thấy 
nĕm 2017 có số lượng loài nhiều nhất là 194 loài, 
nĕm 2018 giảm còn 146 loài và kết quả nĕm 2019 
là 128 loài. So với công bố trước đây của Trần 
Đắc Định và ctv., (2013) đã mô tả được 322 loài 
cá, trong đó có 186 loài cá nước ngọt. Thành phần 
loài cá bột và cá con có xu hướng giảm qua các 
nĕm, mực nước lũ hàng nĕm có thể ảnh hưởng rất 
lớn đến sự biến động thành phần loài của chúng. 
Thành phần loài và mật độ cá thể cũng biến động 
theo ngày đêm, ban đêm thì cá phong phú và đa 
dạng hơn ban ngày ở cả sông Tiền và sông Hậu. 
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước 
đây của Nguyễn Thanh Tùng (2004). 
Nhìn chung tại hai trạm quan trắc trên sông 
Tiền và sông Hậu, sự biến động về mật độ cá bột 
và cá con có điểm tương đồng với nhau. Sự biến 
động về mật độ cá bột và cá con có xu hướng giảm 
dần vào thời điểm kết thúc thời gian quan trắc ở cả 
hai sông vào tháng 9 (cuối mùa lũ). Điều này có 
nghĩa rằng hầu hết các loài cá sinh sản chủ yếu vào 
đầu và giữa mùa lũ bởi vì đó cũng vào thời điểm 
đầu mùa mưa nên thuận lợi cho nhiều loài cá ở 
sông Mê Công sinh sản và di cư sinh sản (Nguyễn 
Thanh Tùng, 2004).
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Tổng cộng 928 mẫu được thu, xác định được 
128 loài cá bột và cá con thuộc 11 bộ và 32 họ, 
trong đó 73 loài ở sông Hậu và 118 loài ở sông 
Tiền. 
Sự biến động về thành phần loài, mật độ cá 
bột và cá con theo mùa, theo ngày – đêm thể hiện 
sự khác biệt rõ rệt. Phân tích cho thấy xu hướng 
này có mối quan hệ chặt chẽ và bị chi phối bởi chế 
độ lũ hằng nĕm của lưu vực sông Mê Công. Biến 
động thành phần loài cá bột, cá con có xu hướng 
tĕng nhưng ngược lại, biến động mật độ cá thể có 
xu hướng giảm từ đầu mùa lũ đến cuối mùa lũ.
Biến động mực nước có mối tương quan khá 
chặt chẽ với biến động thành phần loài và tương 
quan không chặc chẽ với biến động mật độ trong 
mùa lũ nĕm 2019.
Hình 13. Mối liên hệ giữa mật độ và mức nước tại hai 
trạm thu mẫu
81TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
5.2. Đề xuất
Bảo vệ vùng bãi đẻ của cá, tĕng cường công 
tác tuyên truyền bảo vệ đàn cá bố mẹ.
Cần có sự hỗ trợ thêm về sinh sản nhân tạo 
để giảm bớt áp lực khai thác thủy sản tự nhiên của 
một số đối tượng thủy sản, đặc biệt là những đối 
tượng phục vụ cho nuôi thương phẩm.
Trong nghiên cứu biến động nguồn lợi cá bột 
và cá con cần được cập nhật thường xuyên tài liệu 
mới phân loại đến mức loài.
Cần sử dụng nghiên cứu thêm hướng di truyền 
phân tử để hổ trợ nghiên cứu về hình thái.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn Ủy Ban 
Sông Mê Công Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí thực 
hiện nhiệm vụ này và Chi cục Thủy sản tỉnh An 
Giang đã phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện 
trong suốt quá trình thực hiện.
Lời cảm ơn cũng xin được gửi đến tất cả hộ 
ngư dân ở hai trạm nghiên cứu thuộc xã Vĩnh 
Xương và Quốc Thái đã nhiệt tình tham gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Cục Thống Kê An Giang, 2018. Niên Giám Thống Kê 
tỉnh An Giang nĕm 2018. Cục Thống Kê An Giang, 
thành phố Long Xuyên.
Cục Thống Kê Đồng Tháp, 2018. Niên Giám Thống 
Kê tỉnh Đồng Tháp nĕm 2018. Cục Thống Kê 
Đồng Tháp, thành phố Cao Lãnh.
Mai Đình Yên, Nguyễn Vĕn Trọng, Nguyễn Vĕn Thiện, 
Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại 
các loài cá nước ngọt Nam Bộ. NXB Khoa học và 
Kỹ thuật. 374 trang.
 Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai và Trần Mai 
Thiên, 1979. Ngư loại học. NXB Đại Học và Trung 
Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội. 390 trang.
Nguyễn Hữu Phụng, 1991. Trứng cá và cá bột vùng 
biển Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu Biển. NXB 
Khoa học và Kỹ thuật, III: 5 – 20.
Nguyễn Nguyễn Du, 2017. Quan trắc sự trôi dạt nguồn 
lợi cá bột và cá con ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
Báo cáo Khoa học. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng 
Thủy Sản II. Tp. Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Thanh Tùng, 2004. Biến động thành phần loài 
và mật độ cá bột, cá con ở Vĩnh Xương và Quốc 
Thái, An Giang. Luận án Tiến sĩ. Viện Hải Dương 
Học. Nha Trang, Khánh Hòa. 
Nguyễn Vĕn Trọng, 1987. Trứng và cá bột ở các thuỷ 
vực tỉnh Tiền Giang. Báo cáo khoa học, Viện 
NCNTTS 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Thược, 2007. Cơ sở khoa học của việc bảo tồn 
đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Bộ. Nhà xuất 
bản Nông nghiệp. Hà Nội. 175 trang.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh 
Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Vĕn 
Hiếu và Utsugi Kenzo, 2013. Mô tả định loại cá 
Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. NXB Đại 
học Cần Thơ. 174 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định 
loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ. 361 trang.
Tài liệu tiếng Anh
General Oceanic Inc, 1996. General Oceanic’s Digital 
Flow meter Mechanical and Electronic Operators 
Manual. Floria 33169 – 5887.
Nguyen Thanh Tung, Truong Thanh Tuan & Tran 
Quoc Bao 1999.Composition and movement of Fish 
Larvae in the Bassac River, Vietnam, During June-
July 1999. Paper presented at the 2. MRC Technical 
Symposium, Phnom Penh, December 13-14 1999.
Termvidchakorn Apichart, 2003. Freshwater Fish 
Larvae. Inland Fisheries Resources Research and 
Development Institute, Inland Fisheries Research 
and Development Bureau Department of Fisheries. 
Thailand, 135 pages.
Termvidchakorn, A. and K.G. Hortle, 2013. A guide to 
larvae and juveniles of some common fish species 
from the Mekong River Basin. MRC Technical 
Paper No. 38. Mekong River Commission, Phnom 
Penh. 234pp. ISSN: 1683-1489
82 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EVALUATE VARIATION ON COMPOSITION, DENSITY OF FISH 
LARVAE AND FINGERLING IN THE MEKONG RIVER DELTA IN 2019
Tran Thuy Vy 1*, Nguyen Nguyen Du1, Huynh Hoang Huy1 and Dinh Trang Diem1
 ABSTRACT
Freshwater fish resources in the Mekong River Delta is closely related to the fish resources of the Mekong 
River Basin. Many migration fish species of the Mekong River Basin concentrate on spawning at the 
beginning of the flood season, eggs or larvae drifted from upstream or spawning grounds to channels, 
flooded rice-fields and flooded areas for shelter, growth and development. Study on monitoring fish larvae 
resources is to assess fisheries resources and forecast the variation of fisheries resources in the Mekong 
River Basin. Fish larvae and fingerling were sampled from 1st June to 30th September 2019 at the low 
tide by Bongo nets and Bag nets in Mekong and Bassac rivers where nearby Cambodia border. Fish 
samples were stored in plastic jars containing 70% ethanol for identification and analysis at Research 
Institute for Aquaculture No. 2. Total of 928 samples was analysis, and the results showed that 128 
species belonging to 11 orders and 32 families, in which 73 species in Bassac river and 118 species in 
Mekong river were identified. The highest species composition occurred in September with 94 species, 
and Cyprinidae family is the most abundant with 38% of total fish species. The highest fish larvae density 
was in July and in August, with 22 inds/1.000m3 water and 27 inds/1.000m3 water, respectively. The 
trend of species composition abundance has increased over the flood season; while fish density has been 
decreased in the opposite trend. 
 Keywords: density, fish larvae and fingerling, species composition, variation, Mekong and Bassac rivers
1 Research Institute for Aquaculture No.2 
* Email: tthuyvy670@gmail.com
Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh Tùng
Ngày nhận bài: 28/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 12/11/2019
Ngày duyệt đĕng: 25/12/2019
Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước
Ngày nhận bài: 28/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 15/11/2019
Ngày duyệt đĕng: 25/12/2019

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_bien_dong_thanh_phan_loai_mat_do_ca_bot_va_ca_con_o.pdf