Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học

An toàn sinh học đang được áp dụng cho ngành nuôi tôm có thể được định nghĩa là:

Thực hành loại trừ các tác nhân gây bệnh đặc hiệu khỏi các loài thủy sản nuôi

 Đặc biệt là thông qua áp dụng kiểm dịch và sử dụng các đàn giống sạch bệnh (SPF) đã được chứng nhận.

Vấn đề thứ hai về các nguồn nước có kiểm soát đang được thực hiện thông qua việc lựa chọn địa điểm, thiết kế trang trại và quản lý nước tốt hơn

 

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 1

Trang 1

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 2

Trang 2

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 3

Trang 3

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 4

Trang 4

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 5

Trang 5

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 6

Trang 6

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 7

Trang 7

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 8

Trang 8

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 9

Trang 9

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pptx 53 trang xuanhieu 3620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học

Bài giảng Nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học
NUÔI TÔM THEO HƯỚNG 
 AN TOÀN SINH HỌC 
An toàn sinh học đang được áp dụng cho ngành nuôi tôm có thể được định nghĩa là : 
T hực hành loại trừ các tác nhân gây bệnh đặc hiệu khỏi các loài thủy sản nuôi 
 Đặc biệt là thông qua áp dụng kiểm dịch và sử dụng các đàn giống sạch bệnh (SPF) đã được chứng nhận. 
Vấn đề thứ hai về các nguồn nước có kiểm soát đang được thực hiện thông qua việc lựa chọn địa điểm, thiết kế trang trại và quản lý nước tốt hơn 
Áp dụng các chiến lược như nuôi tôm “không” thay nước và sử dụng các thiết bị xử lý nước để loại bỏ vật chủ mang mầm bệnh tiềm tàng khỏi nguồn nước . 
Các ưu điểm trong nuôi tôm an toàn sinh học là: 
- Giảm chi phí sản xuất 
(Không sử dụng kháng sinh, hóa chất, không thay nước và giảm chi phí thức ăn). 
Áp dụng các biện pháp sinh học hiệu quả. 
Giảm thiểu hay không thay nước nhằm hạn chế mầm bệnh vào ao nuôi. 
Sử dụng giống chất lượng có chứng nhận kiểm dịch, quản lý chất lượng nước và vệ sinh dụng cụ cá nhân. 
Sử dụng chế phẩm vi sinh. 
Giảm thiểu dịch bệnh. 
	- Tăng trưởng và năng suất tôm cao hơn so với hình thức nuôi thông thường. 
	- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp hơn. 
	- Hiệu quả nuôi cao hơn. 
Nuôi tôm an toàn sinh học bao gồm các bước sau: 
Chọn địa điểm, thiết kế ao nuôi, các khía cạnh về an toàn sinh học . 
	- Chuẩn bị ao (cải tạo, lấy nước, gây màu ...) 
	- Thả giống. (Chọn giống, pp thả giống ...) 
	- Quản lý chất lượng nước. 
Cách cho ăn, quản lý sức khỏe tôm. 
Người nuôi tôm cần nâng cao ý thức cộng đồng trong xử lý chất thải môi trường. 
	* Tình trạng nhiều hộ nuôi tôm trực tiếp xả nước thải và bùn ao ra sông, kênh hoặc ao mương khu vực lân cận, gây ô nhiễm và mặn hóa nguồn nước chung. 
Nếu ở quy mô nhỏ thì trong vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. 
Nhưng nếu diện tích nuôi lớn và việc phát thải diễn ra thường xuyên thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài. 
Một số biện pháp được khuyến cáo để xử lý nước thải, chất thải 
Nạo vét bùn đáy ao đến nơi xử lý riêng biệt và kiểm soát để mầm bệnh không lây nhiễm ra môi trường xung quanh. 
Rác thải sinh hoạt phải được phân loại, thu gom và xử lý ngoài khu vực nuôi tôm. 
Thực hiện chế độ nuôi tôm ít thay nước nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. 
QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG AO NUÔI TÔM 
Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như: 
 Oxy hoà tan. 
Độ trong của nước. 
Sự phát triển của tảo. 
Sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh,v.v. 
Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào: 
Chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm. 
Đặc biệt là chất thải hữu cơ. 
Chính vì vậy: 
Ngoài việc chọn chất đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lí tốt chất thải lắng tụ, giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những biện pháp rất cần thiết cho tất cả các hệ thống ao nuôi tôm. 
Chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có sự khác biệt giữa các ao nuôi: 
1- Ðất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước. 
2- Ðất từ bờ ao bị rửa trôi. 
3 - Phân tôm 
4 - Thức ăn thừa. 
5 - Xác chết của phiêu sinh vật. 
6 - Các loại vôi, khoáng chất. 
7 - Chất lơ lửng do nguồn nước cấp.  
 Trong các nguồn gốc sinh ra chất thải lắng tụ trong ao thì chất thải sinh ra từ sự xói lở ao nuôi có thể góp phần đáng kể vào sự hình thành chất lắng tụ. 
Nhưng chúng thường không là nguồn gốc chính của sự hình thành chất hữu cơ. 
Chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ phân tôm, thức ăn thừa và xác chết của phiêu sinh vật. 
Tác hại của chất thải trong ao nuôi tôm 
 Chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm sinh ra hai sản phẩm chính có tính độc cao đối với nuôi tôm là: 
- NH 3 và H 2 S . 
 Khí NH 3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy chất đạm có trong các vật chất hữu cơ qua hai dạng: 
- Ở điều kiện hiếu khí (tức là điều kiện có ôxy) 
- Yếm khí (tức là điều kiện không có ôxy). 
 Khí H 2 S chỉ sinh ra từ các chất hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí. 
Những lớp đất yếm khí có chất hữu cơ thường có màu đen đặc thù. 
Nếu H 2 S hiện diện trong ao nuôi ở nồng độ cao, ta có thể nhận ra bằng đặc điểm có mùi trứng thối đặc trưng của H 2 S. 
Tuy nhiên, khi nồng độ H 2 S cao đủ để phát hiện bằng mùi thối thì có lẽ chúng đã vượt trên mức gây độc cho tôm. 
Tính độc của NH 3 và H 2 S tùy thuộc vào nồng độ của chúng, độ pH và các thông số khác. 
NH 3 trở nên độc hơn khi pH cao còn H 2 S lại độc hơn khi pH thấp. 
Một số biện pháp 
 quản lý chất thải trong ao nuôi tôm 
Chuẩn bị ao kỹ 
Quản lý thức ăn 
Quản lý tốt màu nước ao nuôi 
Chọn nguồn nước cấp thích hợp 
Gom tụ chất thải và tránh khuấy động chất trong ao nuôi 
Loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi 
Khi hút bùn cần thải vào các vị trí không gây ảnh hưởng cho những người nuôi tôm chung quanh. 
Ngoài ra, việc sử dụng ao chứa lắng và nuôi mật độ vừa phải cũng là một giải pháp tốt trong việc quản lý chất thải.  
Tóm lai: 
 Nhằm tạo điều kiện môi trường và sinh học tốt hơn cho đàn tôm bị nhiễm bệnh để tăng khả năng chống lại bệnh. 
Trong nuôi tôm an toàn sinh học cần thực hiện các bước sau đây: 
a)      Các biện pháp tác động vật lý: 
 (Tăng sục khí, kiểm soát nhiệt độ, cải thiện chế độ cho ăn, loại bỏ bùn và chất hữu cơ, xử lý nước thải) để cải thiện điều kiện môi trường. 
b)      Các biện pháp tác động hóa học: 
	- Bao gồm kiểm soát pH và độ mặn, giảm amonia và nitrit, sử dụng thuốc kháng sinh 
c)       Sử dụng các biện pháp sinh học: 
	- Chủ yếu là việc sử dụng các chế phẩm sinh học probiotic (men vi sinh) bao gồm một hỗn hợp các loài vi khuẩn để thiết lập các cộng đồng vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. 
Bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ đa dạng sinh học. 
- Cho ra thị trường các sản phẩm hữu cơ 
- Không sử dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi trồng. 
- Không dùng sinh vật biến đổi gien, các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien, loại bỏ các công nghệ chưa được kiểm chứng, không tự nhiên. 
 - Đáp ứng môi trường sống thích hợp cho đối tượng nuôi, quản lý dịch bệnh lấy phòng bệnh là chính. 
- Duy trì chất lượng hữu cơ của sản phẩm nuôi trồng trong suốt quá trình nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch. 
 - Cung cấp được dấu hiệu phân biệt sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ trong chuỗi cung ứng sản phẩm. 
Sản phẩm tôm hữu cơ 
Thực hiện và quản lý được những yếu tố trên cũng là góp phần cho một mùa vụ tôm thành công, từ đó giúp cho nghề nuôi tôm ngày càng bền vững hơn 
Xin chúc quí Bà con nuôi tôm đạt năng suất cao! 
Xin cảm ơn! 
Trạm Khuyến nông Cù Lao Dung 
ĐT: 0939398612 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_nuoi_tom_theo_huong_an_toan_sinh_hoc.pptx