Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam

TÓM TẮT Công tác quản lý, giám sát tàu cá đóng vai trò quan trọng trong vấn đề chống khai thác IUU, gỡ thẻ Vàng của EC. Nghiên cứu này tập trung đánh giá về hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá (VMS) tại các địa phương nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu thông tin sơ cấp và thứ cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam lần lượt là 814, 3.118, 748 chiếc; ii) có 16 % ngư dân hiểu rõ quy định và tính cấp thiết của hệ thống VMS; iii) có 3 tính năng của VMS được ngư dân đánh giá ở “mức yêu cầu cao”; iv) 5,3% ngư dân không yêu cầu phải giữ bí mật ngư trường khai thác; và v) công tác quản lý tàu cá còn thủ công, cần có hệ thống VMS hiện đại và quy trình quản lý, giám sát tàu cá khai thác trên biển

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 1

Trang 1

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 2

Trang 2

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 3

Trang 3

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 4

Trang 4

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 5

Trang 5

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 6

Trang 6

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3940
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam

Hiện trạng quản lý và triển khai hệ thống giám sát tàu cá khai thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam
ị đầy đủ 
Bảng 2: Thống kê hiện trạng trang bị thiết bị hàng hải trên tàu cá
TT Trang thiết bị
Tàu thuyền thực tế trang bị (n = 75)
Số lượng Tỷ lệ %
1 Đàm thoại tầm gần 75 100
2 Đàm thoại tầm xa 69 92,0
3 Định vị GPS 75 100
4 Định dạng AIS 64 85,3
5 Máy đàm thoại VX 1700 59 78,7
6 Thiết bị Movimar (đã từng sử dụng) 27 36,0
thiết bị đàm thoại tầm gần và định vị GPS, 
phục vụ tốt cho việc hải trình, khai thác trên 
biển. Đàm thoại tầm xa có khoảng 92%, Định 
dạng AIS có 85,3% tàu thuyền trang bị. Trong 
khi đó, chỉ có 36% tàu thuyền lắp đặt thiết bị 
Movimar, đây là nhóm tàu được hỗ trợ từ chính 
sách nhà nước. 
Khảo sát về thiết bị giám sát tàu cá (VMS) 
cho thấy: 100% ngư dân biết về yêu cầu, quy 
định này; trong đó: 58,7% ngư dân hiểu tương 
đối, có 21,3% ngư dân hiểu, khoảng 16% ngư 
dân hiểu rõ quy định và chỉ có khoảng 4% ngư 
dân hiểu rất rõ và nhận thức đầy đủ tính cấp 
thiết của việc trang bị hệ thống VMS khi tàu 
thuyền ra khơi khai thác.
2. Xác định yêu cầu về ứng dụng VMS cho 
ngư dân
Kết quả khảo sát về các yêu cầu tính năng 
mong muốn một thiết bị giám sát tàu cá nói 
chung và ứng dụng phần mềm phục vụ theo 
dõi tàu thuyền đối với ngư dân được thể hiện ở 
bảng 3 dưới đây:
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
Bảng 3 cho thấy: Các mong muốn của ngư 
dân tập trung ở mức “yêu cầu cao”, cụ thể 
100% ngư dân có yêu cầu cao về 03 tính năng 
của VMS, cụ thể: i) Liên lạc thoại, nhắn tin với 
bất kỳ số điện thoại nào trên toàn bộ vùng biển 
của Việt Nam; ii) Có nút nhấn khẩn cấp (phục 
vụ cho công tác cứu hộ cứu nạn) và iii) Cảnh 
báo cho các tàu khi đi vào vùng nguy hiểm; vi 
phạm vùng biển. Trong khi đó, vấn đề bảo mật 
thông tin ngư trường – vốn là văn hóa và yêu 
cầu từ lâu của ngư dân luôn muốn giữ kín– thì 
nay đã được “cởi mở” hơn khi có 5,3% số ngư 
dân không yêu cầu phải giữ bí mật trên thiết bị 
VMS. Tuy vậy, có thực tế rằng, ngư dân nhận 
thấy hành trình khai thác được thể hiện và lưu 
vết trên phần mềm thì dù có mong muốn giữ bí 
mật cũng khó thực hiện được.
3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, 
giám sát tàu cá
3.1. Yêu cầu chung về quản lý, giám sát tàu cá
Theo quy định của Bộ NN&PTNT [8], tàu 
cá được đánh dấu bằng màu sơn để giám sát 
đánh bắt đúng theo vùng (ven bờ, lộng, khơi); 
tàu thuyền có Lmax từ 6 - 12m, toàn bộ cabin 
phải sơn màu xanh; tàu có Lmax từ 12 - 15m, 
toàn bộ cabin phải sơn màu vàng; tàu có Lmax 
từ 15m trở lên, toàn bộ cabin phải sơn màu ghi 
trắng sáng trước ngày 01/01/2020. Kết quả 
khảo sát việc hoàn thành công việc ở Khánh 
Hòa, Bình Định và Quảng Nam lần lượt đạt 
khoảng 30%, 45% và 45% so với quy định. 
Từ năm 2017 đến nay, các địa phương triển 
khai 03 hoạt động quản lý chính nhằm cải thiện 
nghề cá. Cụ thể, i) lập danh sách tàu thuyền 
theo phân vùng khai thác để tăng cường theo 
dõi, quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá hoạt động 
trên các vùng biển khơi; ii) nâng cao nhận thức 
cho ngư dân thông qua các buổi tập huấn, phổ 
biến quán triệt quy định; iii) sử dụng hệ thống 
VMS để kiểm soát hoạt động tàu cá và đảm bảo 
truy xuất nguồn gốc... Các giải pháp để giúp 
cho việc khắc phục “thẻ vàng” đạt được nhiều 
kết quả tích cực ở các địa phương đặc biệt là 
thực hiện theo đúng quy định của Luật Thủy 
sản và các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu 
(EC) về chấm dứt khai thác IUU. Ngoài ra, tình 
trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài từ 
tháng 10/2018 đến nay đã không được ghi nhận 
ở 3 địa phương nghiên cứu.
 Ngoài ra, yêu cầu của giám sát tàu cá thông 
qua thiết bị VMS lắp đặt trên tàu cá được quy 
định, với 05 tiêu chí quan trọng sau:
a) Phải được kết nối, đồng bộ với Trung tâm 
Dữ liệu Giám sát Tàu cá tại Tổng cục Thuỷ sản 
và 28 tỉnh, thành phố ven biển;
b) Tự động truyền qua hệ thống định vị vệ 
tinh với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí 
tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/
tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá 
có Lmax từ 24 mét trở lên; tối thiểu 08 vị trí/
ngày với tần suất 03 giờ/lần các thông tin: vị trí 
tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/
tháng/năm) đối với tàu có Lmax từ 15 mét đến 
dưới 24 mét; cảnh báo cho thuyền trưởng khi 
tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển;
c) Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ GPS 
Bảng 3: Kết quả khảo sát các yêu cầu của ngư dân về một thiết bị VMS
TT Mô tả tính năng
Yêu cầu (tỷ lệ %)
Không Yêu cầu Yêu cầu cao
1 Liên lạc thoại, nhắn tin với bất kỳ số điện thoại nào trên 
toàn bộ vùng biển của Việt Nam
0 0 100
2 Bảo mật thông tin (về ngư trường khai thác) 5,3 0 94,7
3 Tự động cập nhật tọa độ tàu thuyền qua tin nhắn (2h/lần) 0 5,3 94,7
4 Có nút nhấn khẩn cấp (phục vụ cho công tác cứu hộ cứu 
nạn, an ninh quốc phòng)
0 0 100
5 Cảnh báo cho các tàu khi đi vào vùng nguy hiểm; vi phạm 
vùng biển
0 0 100
6 Hỗ trợ quản lý cho chủ tàu qua web/ứng dụng điện thoại 
thông minh
1,3 20,0 78,7
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
hiển thị trên thiết bị VMS không quá 500 mét, 
độ tin cậy 99%;
d) Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng 
độc lập;
đ) Phải đảm bảo hoạt động bình thường 
trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu 
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 
của Việt Nam [7].
3.2. Đối với hệ thống giám sát tàu cá
3.2.1. Yêu cầu chung
- Công tác quản lý, giám sát tàu cá, bao gồm 
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sử dụng trong 
công tác quản lý tại các Chi cục Thủy sản địa 
phương nghiên cứu (Khánh Hòa, Bình Định, 
Quảng Nam) được triển khai theo quy định 
ngành dọc.
- Luật Thủy sản quy định tàu cá được cơ 
quan quản lý cấp giấy phép khai thác thủy sản 
phải đáp ứng các điều kiện, trong đó phải có 
thiết bị VMS đối với tàu có Lmax từ 15m trở 
lên và thực hiện đánh dấu tàu cá.
- Đáng chú ý, Nghị định 26 quy định tàu 
thuyền khai thác thủy sản được quản lý theo 
chiều dài tàu thay vì theo công suất máy tàu 
như trước đây [7], được lược hóa tàu Bảng 4 
dưới đây. 
Bảng 4: Quy định vùng biển khai thác đối với từng nhóm tàu
TT Tàu cá có Lmax
Vùng biển quy định
Được phép hoạt động Không được phép hoạt động
1 < 12m Vùng ven bờ Vùng lộng, vùng khơi
2 12 ÷ < 15m Vùng lộng Vùng ven bờ, vùng khơi
3 Từ 15m trở lên Vùng khơi Vùng ven bờ, vùng lộng
Đồng thời, quy định tính năng phần mềm 
VMS tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá [7], 
với 05 yêu cầu chính cụ thể:
a) Phần mềm tại trung tâm dữ liệu giám sát 
tàu cá phải tương thích với các hệ điều hành 
Microsoft Windows, Android, IOS; có giao 
diện tiếng Việt trực quan. Quản lý toàn bộ 
thông tin tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình; 
cung cấp thông tin cho cơ quan quản để kiểm 
tra, giám sát hoạt động của tàu cá; quản lý được 
nhật ký khai thác, chống khai thác IUU;
b) Giao diện phần mềm hiển thị vị trí tàu, 
thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu 
báo động, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, 
thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của 
thiết bị VMS, gửi thông tin đến thiết bị VMS;
c) Có chức năng truy cập, tìm kiếm, lập 
bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo 
quy định, tạo khu vực để quản lý tàu và gửi 
cảnh báo tự động khi tàu ra/vào khu vực;
d) Kết nối, truyền dẫn thông tin với trung 
tâm dữ liệu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát 
tàu cá; phân cấp quyền sử dụng dữ liệu VMS;
đ) Bản đồ điện tử được sử dụng phải thể 
hiện rõ được vùng đặc quyền kinh tế của Việt 
Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt 
Nam, các vùng cấm đánh bắt, các cảng cá do 
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp.
3.2.2. Thực trạng triển khai lắp đặt thiết bị 
giám sát tàu cá
Tàu cá có Lmax từ 24m ở cả 3 địa phương 
Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam đã hoàn 
thành công tác trang bị trước ngày 01/7/2019 
theo quy định.
Tuy nhiên, đối với tàu có Lmax từ 15 – 
24m, cả nước lắp đặt VMS được khoảng 16,8% 
tàu, trong đó Khánh Hòa, Bình Định và Quảng 
Nam có tỷ lệ lắp đặt lần lượt là 20%, 18% và 
17,5%, tính đến hết 12/2019. 
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý tàu cá tại cơ 
quan chuyên môn
Công tác quản lý tàu cá được thực hiện theo 
mô hình quản lý ngành dọc, từ cấp trung ương 
xuống địa phương. Vì vậy, khi triển khai 1 hệ 
thống quản lý mới, cơ sở hạ tầng và trang thiết 
bị sử dụng ở địa phương nói chung, tại Khánh 
Hòa, Bình Định và Quảng Nam nói riêng được 
triển khai đồng bộ. Hiện tại, có 02 hệ thống 
Movimar và VX-1700 được triển khai trong 
quản lý tàu cá ở các Chi cục Thủy sản.
Mô tả về liên kết thông tin của hệ thống 
giám sát tàu cá sử dụng công nghệ tích hợp 
định vị vệ tinh GPS và sóng HF (VX-1700) 
như hình 2:
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
Hình 2 cho thấy: kênh liên lạc của hệ thống 
giám sát tàu cá sử dụng công nghệ tích hợp 
định vị vệ tinh GPS và sóng HF (VX-1700) 
như sau: Hằng ngày khi ngư dân thực hiện 
nhắn tin về trạm bờ, dữ liệu từ tàu cá sẽ được 
truyền về trạm bờ tại Chi cục Thủy sản, các dữ 
liệu được xử lý và lưu trữ, cung cấp thông tin 
cho Chi cục Kiểm ngư và Trung tâm Tìm kiếm 
Cứu nạn. Ngoài ra, VX-1700 là thiết bị liên lạc 
tầm xa, nên có chức năng liên lạc thoại về đất 
liền như trạm bờ, Đài thông tin Duyên hải khi 
muốn trao đổi thông tin hay trong các trường 
hợp khẩn cấp. Đây là ưu điểm của thiết bị VX-
1700 trong công tác quản lý, đảm bảo an toàn 
trên biển cho ngư dân so với phương pháp quản 
lý thủ công như lâu này của cơ quan quản lý. 
Tuy nhiên, hệ thống này chưa đáp ứng được 
các yêu cầu cơ bản và cần thiết của quy định 
tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP, chẳng hạn như: 
thiết bị tự động gửi vị trí tọa độ tàu 2-3h/lần, 
lưu vết trên hệ thống, có phần mềm ứng dụng 
theo dõi vị trí tàu.
Từ năm 2017 trở về trước, các cơ quan quản 
lý thủy sản chủ yếu quản lý tàu cá thông qua 
fi le MS. Excel dữ liệu thông tin: tên chủ tàu, 
số đăng ký tàu, thông số kỹ thuật của tàu, nghề 
khai thác Các thông tin này ở dạng tĩnh, 
quản lý ở dạng thủ công. Khảo sát thực tế thấy 
rằng có nhiều hạn chế, bất cập trong công tác 
quản lý, chưa có hệ thống quản lý giám sát hiện 
đại phục vụ giám sát tàu trực tiếp trên biển theo 
thời gian thực, cụ thể: 
- Chưa ứng dụng công nghệ thông tin và 
internet vào công tác quản lý. 
- Chưa có các thông tin về tọa độ tàu được 
cập nhật tự động qua GPS, các thông tin về tìm 
kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; 
- Hạn chế về thông tin chấp hành lệnh điều 
động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạ 
của cơ quan có thẩm quyền;
- Hạn chế về thông tin tình hình khai thác 
trên biển, thông tin sản lượng, đối tượng khai 
thác và dự báo ngư trường;
- Hạn chế về thông tin vi phạm pháp luật 
trong hoạt động nghề cá, an ninh trên biển;
Hiện nay, các Chi cục Thủy sản còn đang 
gặp khó khăn trong quản lý, khai thác và sử 
dụng thông tin dữ liệu khi có nhiều thiết bị 
được ngư dân trang bị. Vấn đề ứng dụng công 
nghệ thông tin vào quản lý tàu thuyền còn mới 
mẻ, mức độ am hiểu về công nghệ thông tin, 
an toàn, bảo mật thông tin đối với cán bộ quản 
lý nghề cá còn hạn chế. Đồng thời, phân cấp 
và phân quyền trong hoạt động theo dõi, chỉnh 
sửa và truy xuất dữ liệu trên hệ thống chưa chặt 
chẽ; sẽ nảy sinh vấn đề về xác định quyền và 
trách nhiệm, đặc biệt trong vấn đề xác định để 
xử lý trách nhiệm của đơn vị, cá nhân khi xảy 
ra sự cố trong an toàn thông tin và công tác 
quản lý tàu thuyền khi vi phạm quy định.
Khi triển khai đồng loạt hệ thống giám sát 
tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị 
Hình 2. Liên kết thông tin hệ thống VX-1700.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75
giám sát hành trình lắp đặt trên tàu thuyền khai 
thác, kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát 
tàu cá để quản lý, giám sát hành trình và hoạt 
động của tàu trên các vùng biển theo thời gian 
thực thông qua hệ thống thông tin vệ tinh GPS. 
Lúc này, rất cần có các giải pháp về kỹ thuật 
và quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý VMS.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Khánh Hòa có số lượng tàu nhiều nhất 
trong 3 địa phương nghiên cứu, 9.791 chiếc 
nhiều hơn cả tổng số tàu của 2 tỉnh Bình Định 
và Quảng Nam cộng lại (9.565 tàu cho cả 2 
tỉnh).
- Công tác khắc phục thẻ Vàng đang được 
thực hiện quyết liệt ở các địa phương. 
- chủ tàu trang bị đầy đủ thiết bị đàm thoại 
tầm gần và định vị GPS, phục vụ tốt cho việc 
hải trình, khai thác trên biển.
- 100% ngư dân biết về yêu cầu, quy định 
lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và có mong 
muốn ở mức yêu cầu cao.
- 100% tàu có Lmax từ 24m trở lên được 
trang bị VMS; đối với tàu có Lmax từ 15 – 
24m, cả nước lắp đặt VMS được khoảng 16,8% 
tàu, trong đó Khánh Hòa, Bình Định và Quảng 
Nam có tỷ lệ lắp đặt lần lượt là 20%, 18%, 
17,5%, tính đến hết 12/2019.
- Quản lý tàu cá hiện nay là thủ công thông 
qua fi le excel dữ liệu thông tin: tên chủ tàu, số 
đăng ký tàu, thông số kỹ thuật của tàu, nghề 
khai thác Các thông tin này ở dạng tĩnh, quản 
lý ở dạng thủ công. Chưa có hệ thống quản lý 
giám sát hiện đại phục vụ giám sát tàu trực tiếp 
trên biển theo thời gian thực.
- Chưa có quy trình quản lý, khai thác và sử 
dụng thông tin khi có hệ thống quản lý giám sát 
tàu cá hiện đại.
2. Kiến nghị
- Các địa phương cần quyết liệt, tập trung 
tháo gỡ khó khăn để hoàn thành việc lắp đặt 
thiết bị giám sát tàu cá theo quy định.
- Tổng cục Thủy sản cần có Danh mục các 
thiết bị VMS được cấp phép với bảng so sánh 
tính năng, giá thành để ngư dân có thêm 
thông tin lựa chọn thiết bị VMS phù hợp.
- Tổng cục Thủy sản và các Chi cục Thủy 
sản địa phương cần xây dựng quy trình quản lý, 
khai thác và sử dụng thông tin khi có hệ thống 
quản lý giám sát tàu cá hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn phòng Chính phủ. 2013. Quy hoạch tổng thể phát truyển thủy sản đến năm 2020, tâm nhìn 2030. Quyết 
định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/8/2013. Hà Nội
2. Văn phòng Quốc hội. 2017. Luật thủy sản. Luật số 18/2017/QH14, ngày 21/11/2017. Hà Nội
3. Chi cục Thủy sản Khánh Hòa. 2019. Báo cáo tổng kết công tác quản lý thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. Báo 
cáo tổng kết. Nha Trang
4. Chi cục Thủy sản Bình Định. 2019. Báo cáo tổng kết công tác quản lý thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. Báo 
cáo tổng kết. Nha Trang
5. Chi cục Thủy sản Quảng Nam. 2019. Báo cáo tổng kết công tác quản lý thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. Báo 
cáo tổng kết. Nha Trang
6. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. 2016. Nghị quyết số 19/2016/NQ – HĐND về tăng cường 
công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Nam. Tam Kỳ.
7. Văn phòng Chính phủ. 2019. Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. 
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, ngày 08/3/2019. Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2018. Thông tư quy định về đăng kiểm viên tàu cá, công nhận cơ 
sở đăng kiểm tàu cá đảm bảo an toàn kỹ thuật tàu cả, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công cụ thủy sản; xóa 
đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá. Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT, ngày 15/11/2018. Hà Nội

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_quan_ly_va_trien_khai_he_thong_giam_sat_tau_ca_kh.pdf