Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc

TÓM TẮT

Đề tài “Ứng dụng di truyền phân tử, di truyền số lượng phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng cá

rô phi đỏ (Oreochromis spp.)” thực hiện năm 2014 – 2016 đã chọn giống qua 3 thế hệ từ G2 đến G4

cho tính trạng tăng trưởng và màu sắc đỏ đẹp. Đối với tính trạng tăng trưởng, hệ số di truyền ước

tính dao động từ 0,19 đến 0,29 và tăng dần qua từng thế hệ: 0,19 ± 0,09 ở G2, 0,22 ± 0,09 ở G3, và

0,29 ± 0,10 ở G4. Đối với tính trạng màu sắc, hệ số di truyền khá ổn định qua 3 thế hệ chọn giống

và dao động từ 0,27 đến 0,33. Hiệu quả chọn lọc của 3 thế hệ rô phi đỏ chọn giống G2, G3 và G4 dao

động từ 17,6 đến 49,8 g (giá trị tuyệt đối) hoặc 5,4 đến 14,2% (giá trị phần trăm). Sau 3 thế hệ chọn

lọc (từ G2 đến G4) thì hiệu quả chọn lọc tăng hơn 24% so với ban đầu.

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 1

Trang 1

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 2

Trang 2

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 3

Trang 3

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 4

Trang 4

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 5

Trang 5

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 6

Trang 6

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 7

Trang 7

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 8

Trang 8

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 9

Trang 9

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 17160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc

Kết quả cải thiện chất lượng giống cá rô phi đỏ qua 3 thế hệ chọn lọc
 và G4.
Thế hệ h2 c2
G
2
2.213,2 975,7 6.686,9 9.875,8 0,22 ± 0,09 0,10 ± 0,03
G3 2.230,9 934,5 8.566,9 11.732,0 0,19 ± 0,09 0,08 ± 0,04
G4 2.550,5 600,8 5.500,2 8.651,5 0,29 ± 0,10 0,07 ± 0,03
 = phương sai của ảnh hưởng di truyền cộng gộp, = phương sai của ảnh hưởng môi trường ương 
nuôi riêng rẽ, = phương sai của số dư, = phương sai kiểu hình, h2 = hệ số di truyền, và c2= 
ảnh hưởng của môi trường ương nuôi riêng rẽ.
Cá rô phi đỏ được báo cáo là có tăng trưởng 
kém hơn cá rô phi vằn (Thodesen và ctv., 2011) 
nuôi trong điều kiện tương tự trong ao nuôi 
nước ngọt. Khi so sánh tăng trưởng của cá rô 
18 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
phi đỏ chọn giống và cá rô phi vằn chọn giống 
tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nam 
Bộ thì xu hướng tương tự cũng được ghi nhận. 
Trong chương trình chọn giống hiện tại, do quần 
thể ban đầu G0 đa dạng về di truyền (Trịnh Quốc 
Trọng, 2013), và ảnh hưởng tiêu cực của cận 
huyết (cả ở G0 và ở những thế hệ sau như G1, G2, 
G3 và G4) bị loại trừ do việc ghép phối tránh cận 
huyết nghiêm ngặt, nên tăng trưởng của cá phụ 
thuộc vào bản chất di truyền của các nhóm cá 
thành phần tạo nên G0. Quần thể ban đầu G0 của 
cá rô phi đỏ chọn giống Việt Nam bao gồm cá 
có nguồn gốc từ Đài Loan, Ecuador, Malaysia, 
Israel và Thái Lan (Trịnh Quốc Trọng, 2013), 
đảm bảo tính đa dạng di truyền cho chọn giống 
dài hạn. Do đó, tăng trưởng của cá rô phi đỏ 
chọn giống của Việt Nam được kỳ vọng là có 
tăng trưởng tương tự như bất kỳ dòng rô phi đỏ 
nào trên thế giới.
Quần thể chọn giống cá rô phi đỏ Việt 
Nam có biến dị di truyền cộng gộp (thể hiện 
qua ) tương tự như cá rô phi vằn chọn giống 
tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nam 
Bộ, và tương đương với các quần thể rô phi 
chọn giống trên thế giới. Hệ số di truyền (h2) 
của tính trạng tăng trưởng (được ghi nhận bằng 
khối lượng thu hoạch) nằm trong khoảng trung 
bình được báo cáo (0,12 – 0,71) cho cá rô phi 
xanh (Thodesen và ctv., 2013a), cá rô phi vằn 
(Bentsen và ctv., 2012; Thodesen và ctv., 2011; 
Trịnh Quốc Trọng, 2013) và cá rô phi shiranus 
(Oreochromis shiranus) (Maluwa và Gjerde, 
2007). 
Màu sắc tại thời điểm thu hoạch
Các thành phần phương sai và thông số di 
truyền của tính trạng màu sắc khi thu hoạch 
của 3 thế hệ cá rô phi đỏ G
2
, G3 và G4 được 
trình bày trong Bảng 9. Hệ số di truyền (h2) 
của tính trạng màu sắc ở mức khá, duy trì ổn 
định qua 3 thế hệ chọn giống và tương tự cho 
cả 2 mô hình logit và probit (0,27 – 0,33), và 
đều khác biệt có ý nghĩa so với zero (Bảng 9). 
Hệ số di truyền ở mức khá cho phép nhận định 
chọn lọc sẽ giúp cải thiện tính trạng màu sắc 
trong những thế hệ tiếp theo.
Hệ số di truyền của màu sắc nằm trong 
khoảng tương tự như của khối lượng thu hoạch 
trong quần thể cá rô đỏ chọn giống tại Việt 
Nam. Tuy nhiên, hệ số di truyền thấp hơn nhiều 
so với quần thể chọn giống rô phi đỏ Progift tại 
Trung Quốc (0,51 ± 0,03) (Thodesen và ctv., 
2013a).
Bảng 9. Các thành phần phương sai, hệ số di truyền và ảnh hưởng của môi trường 
ương nuôi riêng rẽ của tính trạng màu sắc (‘đạt’, ‘không đạt’) 
trên 3 thế hệ rô phi đỏ chọn giống G
2
, G3 và G4.
Mô hình/Thế hệ h2
Mô hình logit
G
2
1,48 3,29 4,78 0,31 ± 0,03
G3 1,60 3,29 4,89 0,33 ± 0,03
G4 1,24 3,29 4,54 0,27 ± 0,03
Mô hình probit
G
2
0,42 1,00 1,42 0,30 ± 0,03
G3 0,46 1,00 1,46 0,32 ± 0,03
G4 0,39 1,00 1,39 0,28 ± 0,03
Cho cả mô hình logit và probit, phương sai số dư được cố định bằng 1. Đối với mô hình logit, khi tính 
toán phương sai kiểu hình thì phương sai số dư được nhân với (Gilmour và ctv., 2015). 
19TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Cá rô phi đỏ không phải là một loài rô phi 
thuần, mà là một nhóm cá rô phi với nhiều màu 
sắc khác nhau (ví dụ như đỏ, hồng, cam, vàng, 
v.v) được tạo ra bằng cách lai cá rô phi đen 
(Oreochromis mossambicus) đột biến màu với 
các loài cá rô phi khác nhằm có được những 
đặc tính mong muốn. Do đó, cá rô phi đỏ là 
con lai của hai hoặc nhiều hơn loài cá rô phi 
với mục đích chính là cải thiện tăng trưởng. 
Hầu hết cá rô phi đỏ tại Châu Á là con lai của 
cá rô phi đen và rô phi vằn (Romana-Eguia và 
ctv., 2004).
Hầu hết các quần thể cá rô phi đỏ đều có 
những cá thể có đốm đen ở nhiều mức độ khác 
nhau, làm giảm giá trị của cá thương phẩm. 
Mặc dù cá rô phi đỏ ở Châu Á và Mỹ La Tinh 
được chọn theo kiểu hình để giảm thiểu đốm 
đen, vẫn có một tỉ lệ cá khá lớn có nhiều đốm 
đen (diện tích đốm đen > 5% diện tích cơ thể) 
trong quần thể có nguồn gốc từ Ecuador và 
quần thể ban đầu G0. Quần thể ban đầu chọn 
giống cá rô phi đỏ tại Việt Nam được thành 
lập với sự đóng góp của cá rô phi đỏ Ecuador 
(80%), Malaysia (10%), Đài Loan (5%) và 
Thái Lan (5%). Nhóm rô phi đỏ Ecuador có rất 
nhiều đốm đen và tỉ lệ cá có màu sắc đạt yêu 
cầu là khá lớn. Lý do là cá rô phi đỏ Ecuador 
thương phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ 
dưới dạng philê, nên màu sắc bên ngoài không 
phải là một chỉ tiêu quan trọng. Ngược lại, cá 
rô phi đỏ tại Châu Á được tuyển lựa rất nghiêm 
ngặt theo màu sắc thuần nhất và không có đốm 
đen, là trường hợp của 3 nhóm cá Malaysia, 
Đài Loan và Thái Lan nhập nội.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Nghiên cứu này đã chọn lọc và nuôi vỗ 
thành thục cá bố mẹ từ thế hệ G1 (nước mặn 
=317 cá cái + 95 cá đực, nước ngọt = 390 cá cái 
+ 119 cá đực), G
2
 (812 cá cái + 251 cá đực) và 
G3 (706 cá cái + 374 cá đực) và sản xuất tổng 
cộng 483 gia đình.
Đối với tính trạng tăng trưởng, hệ số di 
truyền (h2) nằm ở mức trung bình khá (0,22 – 
0,29), gần như tương đương ở G
2
 (0,19 ± 0,09) 
và G3 (0,22 ± 0,09), sau đó tăng lên ở G4 (0,29 
± 0,10). Ảnh hưởng của môi trường ương nuôi 
riêng rẽ (c2) không vượt quá 10% phương sai 
kiểu hình (0,07 – 0,10), ở G
2 
là 0,10 ± 0,03, G
3 
là 0,08 ± 0,04 và G
4 
là 0,07 ± 0,03).
Đối với tính trạng màu sắc, hệ số di truyền 
(h2) của ở mức khá, duy trì ổn định qua 3 thế 
hệ chọn giống và tương tự cho cả 2 mô hình 
logit và probit (0,27 – 0,33) và đều khác biệt 
có ý nghĩa so với zero. Hệ số di truyền ở mức 
khá cho phép nhận định chọn lọc sẽ giúp cải 
thiện tính trạng màu sắc trong những thế hệ 
tiếp theo.
Hiệu quả chọn lọc của 3 thế hệ rô phi đỏ 
chọn giống G
2
, G3 và G4 dao động từ 17,6 đến 
49,8 g (giá trị tuyệt đối) hoặc 5,4 đến 14,2% (giá 
trị phần trăm). Sau 3 thế hệ chọn lọc (từ G
2
 đến 
G4) thì hiệu quả chọn lọc tăng hơn 24% so với 
ban đầu.
Đề xuất
Việc duy trì chương trình chọn giống dài 
hạn cá rô phi đỏ dựa trên nguồn vật liệu ban 
đầu được thành lập trong khuôn khổ đề tài là 
hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ quần thể chọn 
giống đã được chọn lọc qua 4 thế hệ và nhằm 
cải thiện hơn nữa tính trạng tăng trưởng và 
màu sắc của cá rô phi đỏ Việt Nam. Tính trạng 
chọn lọc chính vẫn là tăng trưởng, được ghi 
nhận thông qua khối lượng thu hoạch. Xem 
xét bổ sung tính trạng màu sắc và tỉ lệ sống 
vào chương trình chọn giống dài hạn. Nghiên 
cứu sử dụng chỉ thị phân tử cho truy xuất phả 
hệ, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng chung của môi 
trường (c2) do việc ương nuôi riêng rẽ các gia 
đình (trước khi đánh dấu) gây ra và tăng độ 
chính xác của ước tính các thông số di truyền, 
từ đó tăng hiệu quả chọn lọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bentsen, H.B., Gjerde, B., Nguyen, N.H., Rye, 
M., Ponzoni, R.W., Palada de Vera, M.S., 
Bolivar, H.L., Velasco, R.R., Danting, J.C., 
20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Dionisio, E.E., Longalong, F.M., Reyes, R.A., 
Abella, T.A., Tayamen, M.M., Eknath, A.E., 
2012. Genetic improvement of farmed tilapias: 
Genetic parameters for body weight at harvest in 
Nile tilapia (Oreochromisniloticus) during five 
generations of testing in multiple environments. 
Aquaculture 338–341: 56–65.
Khaw, H.L., Ponzoni, R.W., Hamzah, A., Abu-
Bakar, K.R., Bijma, P., 2012. Genotype by 
production environment interaction in the GIFT 
strain of Nile tilapia (Oreochromisniloticus). 
Aquaculture 326–329: 53–60.
Maluwa, A.O., Gjerde, B., Ponzoni, R.W., 
2006. Genetic parameters and genotype by 
environment interaction for body weight of 
Oreochromisshiranus. Aquaculture 259: 47–55.
Martinez, V., Neira, R., Gall, G. A. E., 1999. 
Estimation of genetic parameters from 
pedigreed populations: lessons from analysis of 
alevin weight in Coho salmon (Oncorhynchus 
kisutch). Aquaculture 180: 223–236.
Merican, Z., 2011. Tilapia is gaining popularity in 
Vietnam, Aquaculture Asia Pacific, pp. 40.
Ponzoni, R.W., Nguyen, N.H., Khaw, H.L., 
Hamzah, A., Bakar, K.R.A., Yee, H.Y., 
2011. Genetic improvement of Nile tilapia 
(Oreochromis niloticus) with special reference 
to the work conducted by the World Fish Center 
with the GIFT strain. Reviews in Aquaculture, 
3, 27−41.
R Core Team, 2014. R: A language and environment 
for statistical computing. R Foundation for 
Statistical Computing, Vienna, Austria. URL 
Sae-Lim, P., H. Komen, A. Kause, K. E. Martin, 
R. Crooijmans, J. A. M. van Arendonk, J. E. 
Parsons, 2013. Enhancing selective breeding 
for growth, slaughter traits and overall survival 
in rainbow trout (Oncorhynchusmykiss). 
Aquaculture 372–375: 89–96.
Trịnh Quốc Trọng, Han A. Mulder, Johan A.M. 
van Arendonk, Hans Komen. Heritability and 
genotype by environment interaction estimates 
for harvest weight, growth rate, and shape of 
Nile tilapia (Oreochromisniloticus) grown in 
river cage and VAC in Vietnam. Aquaculture 
384–387: 119–127. 
Vehvilainen, H., Kause, A., Kuukka-Anttila, 
H., Koskinen, H., and Paananen, T., 2012. 
Untangling the positive genetic correlation 
between rainbow trout growth and survival. 
Evolutionary Applications, pp. 732–745.
Weatherley, A.H., Gill, H.S., Casselman, J.M., 
1987. The biology of fish growth. Academic 
Press, London.Bentsen, H.B., Gjerde, B., 
Eknath, A.E., de Vera, M.S.P., Velasco, R.R., 
Danting, J.C., Dionisio, E.E., Longalong, F.M., 
Reyes, R.A., Abella, T.A., Tayamen, M.M., 
Ponzoni, R.W., 2017. Genetic improvement of 
farmed tilapias: Response to five generations of 
selection for increased body weight at harvest in 
Oreochromis niloticus and the further impact of 
the project. Aquaculture. 468, Part 1, 206-217.
Bentsen, H.B., Gjerde, B., Nguyen, N.H., Rye, 
M., Ponzoni, R.W., Palada de Vera, M.S., 
Bolivar, H.L., Velasco, R.R., Danting, J.C., 
Dionisio, E.E., Longalong, F.M., Reyes, R.A., 
Abella, T.A., Tayamen, M.M., Eknath, A.E., 
2012. Genetic improvement of farmed tilapias: 
Genetic parameters for body weight at harvest in 
Nile tilapia (Oreochromis niloticus) during five 
generations of testing in multiple environments. 
Aquaculture. 338–341, 56-65.
Dunham, R., 2011. Aquaculture and Fisheries 
Biotechnology: Genetic Approaches, 2nd 
Edition. CAB International.
Gilmour, A.R., Gogel, B.J., Cullis, B.R., Welham, 
S.J., Thompson, R., 2015. ASReml User Guide 
Release 4.1 Structural Specication. VNS 
International Ltd., Hemel Hempstead, HP1 
1ES, United Kingdom.
Gjedrem, T., 2005. Selection and breeding programs 
in aquaculture. Springer Netherlands.
Gjedrem, T., 2012. Genetic improvement for the 
development of efficient global aquaculture: A 
personal opinion review. Aquaculture. 344–349, 
12-22.
Maluwa, A.O., Gjerde, B., 2007. Response to 
selection for harvest body weight of Oreochromis 
shiranus. Aquaculture. 273, 33-41.
Ngô Phú Thỏa, Mai Văn Nguyễn, Phạm Ngọc 
Tuyên, Nguyễn Hữu Ninh, 2015. Ước tính 
thông số di truyền của quần đàn rô phi vằn 
(Oreochromis nilotitus) qua 6 thế hệ chọn giống 
sinh trưởng nhanh trong điều kiện nước lợ mặn. 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
115-119.
Romana-Eguia, M.R.R., Ikeda, M., Basiao, Z.U., 
21TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Taniguchi, N., 2004. Genetic diversity in 
farmed Asian Nile and red hybrid tilapia stocks 
evaluated from microsatellite and mitochondrial 
DNA analysis. Aquaculture. 236, 131-150.
Thodesen, J., Rye, M., Wang, Y.-X., Yang, K.-
S., Bentsen, H.B., Gjedrem, T., 2011. Genetic 
improvement of tilapias in China: genetic 
parameters and selection responses in growth 
of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) after six 
generations of multi-trait selection for growth 
and fillet yield. Aquaculture. 322, 51-64.
Thodesen, J., Rye, M., Wang, Y.-X., Li, S.-J., 
Bentsen, H.B., Gjedrem, T., 2013a. Genetic 
improvement of tilapias in China: Genetic 
parameters and selection responses in growth, 
pond survival and cold-water tolerance of 
blue tilapia (Oreochromis aureus) after four 
generations of multi-trait selection. Aquaculture. 
396–399, 32-42.
Thodesen, J., Rye, M., Wang, Y.-X., Li, S.-J., 
Bentsen, H.B., Yazdi, M.H., Gjedrem, T., 2013b. 
Genetic improvement of tilapias in China: 
Genetic parameters and selection responses in 
growth, survival and external color traits of red 
tilapia (Oreochromis spp.) after four generations 
of multi-trait selection. Aquaculture. 416, 354-
366.
Trịnh Quốc Trọng, 2013. Optimisation of selective 
breeding program for Nile tilapia (Oreochromis 
niloticus), Animal Breeding and Genetics Group, 
Department of Animal Science. Wageningen 
University, Wageningen, the Netherlands, pp. 
176.
WorldFish Center, 2004. GIFT Technology Manual: 
An aid to Tilapia selective breeding. WorldFish 
Center, Penang, Malaysia.
22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1 National Breeding Centre for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No. 2
*Email: trongtq@gmail.com
GENETIC IMPROVEMENT OF RED TILAPIA 
AFTER 3 GENERATIONS OF SELECTION
Trinh Quoc Trong1*, Pham Dang Khoa1, Le Trung Dinh1, Nguyen Thanh Tien1, 
Nguyen Thanh Vu1, Nguyen Thi Dang1, Nguyen Thi Kieu Nga1, Vo Thi Hong Tham1, 
Tran Huu Phuc1, Nguyen Trung Ky1, Huynh Thi Bich Lien1
ABSTRACT
The project “Application of quantitative and molecular genetics to improve growth of red tilapia 
(Oreochromis spp.)” (year 2014 – 2016) selected for 3 generation from G
2 
to G
4, 
aiming at growth and 
external colour. Heritability estimate for growth was ranged from 0.19 to 0.29, and increased over 
time: 0.19 ± 0.09 for G
2
, 0.22 ± 0.09 for G3, and 0.29 ± 0.10 for G4. For external colour, heritability 
was relatively stable over 3 generations, ranging from 0.27 to 0.33. Response to selection of G
2
, G
3 
and G
4 
ranged from 17.6 to 49.8 g (trait unit) or 5.4 to 14.2% (percentage). After 3 generations of 
selection (from G
2 
to G4) accumulated response was 24%.
Keywords: red tilapia, growth, external colour, genetic parameters.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 20/11/2017
Ngày thông qua phản biện: 10/12/2017
Ngày duyệt đăng: 15/12/2017

File đính kèm:

  • pdfket_qua_cai_thien_chat_luong_giong_ca_ro_phi_do_qua_3_the_he.pdf