Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã được thực hiện dựa vào cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (CGT) valuelinks

của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) năm 2008, thông qua

các cuộc khảo sát tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm sú tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc

Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Cụ thể đã khảo sát 67 đại lý và trang trại cung cấp con giống, thức

ăn và thuốc thủy sản; 339 hộ nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến (QCCT); 53 thương

lái và chủ vựa; 8 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (DNCBXK) và 54 chuyên gia trong ngành, cán

bộ kỹ thuật và lãnh đạo các địa phương. Hai công cụ được sử dụng chính trong nghiên cứu này là

lập sơ đồ CGT và phân tích kinh tế chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 khâu và 5 kênh phân

phối trong CGT tôm sú ở vùng Tây Nam Bộ (TNB). Trong đó, tôm sú phần lớn được tiêu thụ qua

kênh phân phối: Hộ nuôi  Thương lái  DNCBXK  Người tiêu dùng nước ngoài (xuất khẩu).

Có 3 sản phẩm tôm sú xuất khẩu chính, bao gồm: tôm sú xuất khẩu nguyên con đông lạnh (HOSO),

tôm sú xuất khẩu bỏ đầu, đông lạnh (HLSO) và tôm sú xuất khẩu bỏ đầu, lột vỏ, còn đuôi (PTO).

Trong đó, tôm PTO tạo được giá trị gia tăng và lợi nhuận cao nhất. Nhìn chung, phân phối lợi

nhuận giữa các tác nhân tham gia trong CGT chưa thực sự hợp lý, theo hướng bất lợi cho các hộ

nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cải thiện kênh phân phối thông qua các hoạt động

liên kết ngang và liên kết dọc, cũng như cắt giảm chi phí sản xuất tôm nguyên liệu là hai giải pháp

hữu hiệu để nâng cấp CGT tôm sú ở vùng TNB.

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 1

Trang 1

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 2

Trang 2

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 3

Trang 3

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 4

Trang 4

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 5

Trang 5

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 6

Trang 6

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 7

Trang 7

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 8

Trang 8

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 16920
Bạn đang xem tài liệu "Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ

Chuỗi giá trị tôm sú Quảng Canh ở vùng Tây Nam Bộ
 Nông dân 
Thương lái DNCBXK Tiêu dùng (Xuất 
khẩu/nội địa) chủ yếu TS được tiêu thụ qua 
kênh xuất khẩu. 
Trong quá trình hoạt động của các tác nhân 
tham gia trong 5 khâu của CGT có sự hỗ trợ 
thường xuyên của Phòng Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn (NN&PTNT) về kỹ thuật và tổ 
chức sản xuất cho các tác nhân tham gia trong 
khâu đầu vào và khâu sản xuất. 
Hình 2. Sơ đồ CGT tôm sú nuôi quảng canh cải tiến 
4.2. Mô tả chức năng chuỗi giá trị 
Chức năng cung cấp đầu vào 
(i) Cơ sở cung cấp giống: Các cơ sở cung 
cấp giống thường ở hai dạng là trại sản xuất 
giống và đại lý bán giống. Ngoài ra còn có 
những người bán con giống dạo, họ chở trong 
những thùng xốp hoặc trong những túi ny-lon 
(có bơm oxy) và chở đi phân phối dạo. Theo 
cách bán này, giá con giống thường được định 
với giá rẻ, và theo thông tin của một số hộ nuôi, 
việc mua tôm giống dạng này lại thành công. 
Trong khi đó, mua tôm giống tại các trại giống 
hoặc điểm phân phối giống thì lại không thành 
công. Do đó, phần lớn nông dân vẫn có thái độ 
nghi ngờ về chất lượng con giống tại các trại 
giống nói chung. Phần lớn nông hộ mua giống 
thường tin tưởng ở các Doanh nghiệp hoặc 
những trại giống uy tín như: Việt Úc, Minh Phú, 
Âu Vững..hoặc những nguồn giống tôm ở 
Bạc Liêu hoặc có nguồn gốc từ Miền Trung. 
Nhưng đa phần nông hộ chọn giống giá rẻ. 
(ii) Đại lý thức ăn và thuốc TYTS: Các hộ 
nuôi tôm cá thể được các đại lý bán thức ăn và 
thuốc thủy sản cho tín dụng (người nuôi sau khi 
thu hoạch sẽ thanh toán tiền cho đại lý). Có thể 
nói phần lớn đại lý thức ăn và thuốc TYTS là 
Nguyễn Phú Son và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 56-64 61 
người cung cấp tín dụng chủ yếu cho hộ nuôi. 
Họ rất thận trọng để chọn hộ đầu tư, và thường 
đầu tư khi tôm nuôi được từ 1,5 tháng đến 2 
tháng. Ngoài ra, một số đại lý thức ăn và thuốc 
TYTS còn tìm những nơi cung cấp giống chất 
lượng để mua và cung cấp con giống cho những 
hộ nuôi mà họ có đầu tư thức ăn và thuốc TYTS. 
Các đại lý cung cấp thức ăn và thuốc thủy sản 
ngoài chức năng cung cấp đầu vào cho các hộ 
nuôi, còn đảm nhận thêm chức năng tư vấn kỹ 
thuật nuôi và phòng trị bệnh tôm cho người 
nuôi để góp phần vào việc nuôi tôm thành công 
của hộ nuôi, có như vậy mới bảo đảm việc thu 
hồi lại vốn đầu tư cho nông hộ. 
Chức năng sản xuất 
Tham gia vào chức năng sản xuất hầu như 
chỉ có các hộ nông dân tham gia dưới hình thức 
nuôi riêng lẻ là chủ yếu, với quy mô diện tích 
bình quân khoảng 1 ha, thì hộ nuôi tôm sú cung 
cấp cho chuỗi khoảng 352 kg/ha. Có một số hộ 
nuôi tham gia vào các tổ hợp tác hoặc hợp tác 
xã để nuôi và cung cấp tôm nguyên liệu cho các 
thương lái, đại lý, các CSCB và DNCBXK. 
Tuy nhiên, tính chất hợp tác giữa các hộ nuôi 
còn rất đơn giản, chủ yếu là chia sẻ kinh 
nghiệm sản xuất, sử dụng chung đường nước 
và áp dụng kỹ thuật nuôi được hỗ trợ từ các 
chương trình, dự án trong và ngoài nước. Có 
một số tổ hợp tác và hợp tác xã đã liên kết được 
với các doanh nghiệp, đại lý cung cấp đầu vào 
và thu mua sản phẩm đầu ra, tuy nhiên số tổ 
chức kinh tế hợp tác này còn rất ít và năng lực 
liên kết của họ cũng còn rất yếu kém. 
Chức năng thu gom, phân loại 
Chức năng này chủ yếu là thương lái và đại 
lý thu mua. Đối với mô hình nuôi tôm quảng 
canh, thì thương lái đóng vai trò chủ yếu, có 
80% số hộ nuôi tôm QCCT bán tôm qua 
thương lái. Sau khi thu gom, thương lái có thể 
bán cho đại lý và doanh nghiệp, và chủ yếu là 
hợp đồng miệng. 
Chức năng chế biến 
Chủ yếu là các CSCB và các DNCBXK. 
Sản phẩm chế biến chủ yếu bỏ đầu đông lạnh 
xuất khẩu, Tôm chế biến có nhiều dạng: Đông 
lạnh nguyên con (HOSO), Bỏ đầu đông lạnh 
(Sơ-mi Block) (HLSO), Nobashi (lột vỏ, bỏ 
đầu ép duỗi), PTO (lột bỏ vỏ, đầu xẻ bướm có 
tẩm gia vị hoặc không, hoặc lột vỏ bỏ đầu còn 
đuôi), PD (lột vỏ bỏ đầu và lột vỏ đuôi, tươi 
hoặc hấp). 
Chức năng tiêu thụ 
Tiêu thụ gồm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 
Tiêu thụ nội địa phần lớn là tôm tươi sống (gọi 
là tôm oxy), thường loại tôm này do các đại lý 
hoặc các cơ sở chế biến mua trực tiếp ở ao nuôi 
và giao cho các điểm phân phối, nhà hàng ở các 
thành phố lớn. Thông thường là có đơn đặt 
hàng trước thì các đại lý tìm hộ nuôi thu mua. 
Ngoài ra tôm chế biến cũng được tiêu thụ, 
nhưng các doanh nghiệp chế biến cho rằng các 
sản phẩm chế biến tiêu thụ trong nước ít, chỉ 
khoảng 2-3% sản lượng chế biến của doanh 
nghiệp vì thị hiếu tiêu dùng của người Việt 
Nam không quen dùng thực phẩm (nhất là tôm) 
dạng đông lạnh. Theo VASEP (2018), trong 
năm 2017, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 
99 quốc gia trên thế giới, top 10 thị trường 
chính gồm EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, 
Hàn Quốc, Canada, Australia, khối ASAEN, 
Đài Loan, Thụy Sỹ; chiếm 96,4% tổng giá trị 
xuất khẩu tôm của Việt nam. Năm 2017, top 10 
doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam 
gồm Minh Phu SeaFood Corp; Stpimex; Quoc 
Viet co., LTD; Fimex Vn; Công ty TNHH chế 
biến thủy sản và xuất nhập khẩu Trang Khanh, 
AuVung SeaFood, Công ty Cổ phần thủy sản 
Việt Nam, Công ty Cổ phần chế biến thủy sản 
Tài Kim Anh; South Vina Shrimp và Thuan 
Phuoc Corp, chiếm 16,9% tổng kim ngạch xuất 
khẩu thủy sản và chiếm 36,3% tổng xuất khẩu 
tôm cả nước (VASEP, 2018). Trong top 10 các 
DNCBXK tôm thì Minh Phu Corp là doanh 
nghiệp xuất khẩu lớn nhất, chiếm 8,6% tổng 
kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước (VASEP, 
2018). 
Tóm lại, mỗi tác nhân trong CGT có chức 
năng thị trường khác nhau. Nông hộ giữ chức 
năng sản xuất để cung cấp nguồn nguyên liệu 
tôm đầu vào cho chế biến xuất khẩu, thương lái 
có chức năng thu gom từ các hộ nuôi/hợp tác 
xã, sau đó bán lại cho vựa. Các vựa thu mua 
tôm từ các hộ nuôi hoặc từ các thương lái, sau 
đó phân loại và bán lại cho các DNCBXK. Tập 
hợp nguyên liệu tôm từ các vựa trong và ngoài 
địa phương, các DNCBXK tiến hành chế biến 
62 Nguyễn Phú Son và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 56-64 
theo đơn đặt hàng của người mua. 
4.3. Phân tích kinh tế chuỗi tôm sú nuôi 
QCCT 
Phân tích kinh tế chuỗi TS nuôi theo hình 
thức QCCT được thực hiện chủ yếu trên kênh 
phân phối: Nông dân =>Lái thu gom => 
DNCBXK => xuất khẩu. Có 3 sản phẩm xuất 
khẩu chính sẽ được phân tích, bao gồm tôm sú 
xuất khẩu nguyên con, đông lạnh (HOSO), tôm 
sú xuất khẩu bỏ đầu, đông lạnh (HLSO) và sản 
phẩm tôm sú xuất khẩu bỏ đầu, lột vỏ, còn đuôi, 
đông lạnh (PTO). 
4.3.1. Sản phẩm tôm sú xuất khẩu dạng 
HOSO (nguyên con đông lạnh) 
Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, từ 1 tấn tôm 
nguyên liệu tạo ra giá trị gia tăng là 146,449 
triệu đồng, trong đó tác nhân là hộ nuôi đóng 
góp 59,9%, tác nhân thương lái đóng góp 8,2%, 
tác nhân doanh nghiệp đóng góp 31,9%. Kênh 
này tạo ra giá trị gia tăng thuần 56,331 triệu 
đồng, phân phối cho hộ nuôi là 47,4%, thương 
lái 10.6% và doanh nghiệp CBXK là 42,0%. 
Bảng 2 
Phân tích kinh tế chuỗi từ 1 tấn tôm nguyên liệu, sản phẩm HOSO 
 Đơn vị tính: 1000đ 
Khoản mục Người nuôi tôm Thương lái DN CBXK Tổng 
Giá bán (Doanh thu) 165.000 177.000 223.665 
Chi phí trung gian 77.216 165.000 177.000 
Giá trị gia tăng (GTGT) 87.784 12.000 46.665 146.449 
Tỷ lệ GTGT (%) 59,9 8,2 31,9 100,0 
Chi phí tăng thêm 61.092 6.026 23.000 
Giá trị gia tăng thuần 26.692 5.974 23.665 56.331 
Tỷ lệ GTGT thuần (%) 47,4 10,6 42,0 100,0 
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu khảo sát 2017. 
4.3.2. Đối với sản phẩm tôm sú xuất khẩu 
dạng HLSO (bỏ đầu, đông lạnh) 
Số liệu ở Bảng 3 chỉ ra rằng, từ 1 tấn tôm 
nguyên liệu tạo ra giá trị gia tăng là 159,423 
triệu đồng, trong đó tác nhân là hộ nuôi đóng 
góp 55,1%, tác nhân thương lái đóng góp 7,5%, 
tác nhân doanh nghiệp đóng góp 37,4%. Kênh 
này tạo ra giá trị gia tăng thuần 69,861 triệu 
đồng, phân phối cho hộ nuôi là 38,2%, thương 
lái 8,6% và doanh nghiệp CBXK là 53,2%. 
Bảng 3 
Phân tích kinh tế chuỗi từ 1 tấn tôm nguyên liệu, sản phẩm HLSO 
 Đơn vị tính: 1000đ 
Khoản mục Người nuôi tôm Thương lái DN CBXK Tổng 
Giá bán (Doanh thu) 165.000 177.000 236.639 
Chi phí trung gian 77.216 165.000 177.000 
Giá trị gia tăng (GTGT) 87.784 12.000 59.639 159.423 
Tỷ lệ GTGT (%) 55,1 7,5 37,4 100,0 
Chi phí tăng thêm 61.092 6.026 22.444 
Giá trị gia tăng thuần 26.692 5.974 37.195 69.861 
Tỷ lệ GTGT thuần (%) 38,2 8,6 53,2 100,0 
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu khảo sát 2017. 
Nguyễn Phú Son và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 56-64 63 
4.3.3. Sản phẩm TS xuất khẩu dạng PTO 
(bỏ đầu, lột vỏ, còn đuôi-đông lạnh) 
Kết quả phân tích ở Bảng 4 cho thấy, từ 1 tấn 
tôm nguyên liệu tạo ra giá trị gia tăng là 187,952 
triệu đồng, trong đó tác nhân là hộ nuôi đóng góp 
47,5%, tác nhân thương lái đóng góp 6,5%, tác 
nhân doanh nghiệp đóng góp 46,0%. Kênh này 
tạo ra giá trị gia tăng thuần 94,968 triệu đồng, 
phân phối cho hộ nuôi tôm là 28,1%, thương lái 
6,3% và doanh nghiệp CBXK là 65,6%. 
Bảng 4 
Phân tích kinh tế chuỗi từ 1 tấn tôm sú nguyên liệu, sản phẩm PTO 
Đơn vị tính: 1000 đồng 
Khoản mục Người nuôi tôm Thương lái DNCBXK Tổng 
Giá bán (Doanh thu) 165.000 177.000 265.168 
Chi phí trung gian 77.216 165.000 177.000 
Giá trị gia tăng (GTGT) 87.784 12.000 85.168 184.952 
Tỷ lệ GTGT (%) 47,5 6,5 46,0 100,0 
Chi phí tăng thêm 61.092 6.026 22.849 
Giá trị gia tăng thuần 26.693 5.974 62.319 94.986 
Tỷ lệ GTGT thuần (%) 28,1 6,3 65,6 100,0 
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu khảo sát 2017. 
Nhìn chung, phân phối lợi nhuận giữa các 
tác nhân tham gia trong CGT, bao gồm các hộ 
nuôi, thương lái và các DNCBXK chưa thực sự 
hợp lý, theo hướng không có lợi cho các hộ nuôi 
(trong cả 3 loại sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận được 
phân phối cho các hộ nuôi đều thấp hơn 50% 
tổng lợi nhuận đạt được trên 1 tấn tôm nguyên 
liệu của toàn CGT). Kết quả phân tích cũng cho 
thấy chênh lệch giá bán giữa các hộ nuôi và 
thương lái bình quân khoảng 15.000 đ/kg, trong 
khi đó chênh lệch này giữa các thương lái và 
DNCBXK khoảng bình quân là 55.000 đ/kg, do 
vậy nếu các hộ nuôi thực hiện được liên kết trực 
tiếp được với các DNCBXK sẽ mang lại mức 
lợi nhuận được phân phối cao hơn. 
Số liệu ở các Bảng 2; 3 và 4 cho thấy, đối 
với sản phẩm tôm chế biến càng sâu, càng tạo 
ra GTGT và GTGT thuần (lợi nhuận) càng cao. 
Cụ thể, GTGT được tạo ra từ sản phẩm PTO 
cao hơn so với sản phẩm HOSO. Trái lại, sản 
phẩm tạo GTGT càng thấp (HOSO) lại có tỷ lệ 
phân phối lợi nhuận hợp lý hơn so với sản 
phẩm tạo GTGT cao (PTO). Đây là lý do gì sao 
các DNCBXK luôn mong đợi mua được càng 
nhiều tôm nguyên liệu có kích cỡ lớn, do tôm 
nguyên liệu có kích cỡ càng lớn càng tạo ra 
được nhiều sản phẩm xuất khẩu dạng PTO hơn. 
Để đáp ứng nhu cầu này của các DNCBXK, 
các hộ nuôi cũng cần nâng cao trình độ sản xuất 
sao cho đạt tỷ trọng tôm có kích thước lớn càng 
cao để có thể đạt được giá cả cao. 
Ngoài ra, để nâng cao tỷ lệ phân phối lợi 
nhuận, các hộ nuôi cũng có thể thực hiện các 
giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất thông qua 
việc áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến, 
cũng như tăng cường mối liên kết với những nhà 
cung cấp con giống, thức ăn thủy sản để hưởng 
được chiết khấu thương mại, nhằm giảm được 
một phần chi phí sản xuất từ việc sử dụng các 
yếu tố đầu vào. Một số hộ nuôi tạo được mối 
liên kết với những nhà cung cấp đầu vào dưới 
hình thức liên kết ngang (tổ hợp tác/hợp tác xã), 
lúc đó các hộ nuôi sẽ có được con giống và thức 
ăn thủy sản có chất lượng cao và ổn định hơn, 
từ đó cũng góp phần cắt giảm được chi phí sản 
xuất do sản lượng nuôi cao. 
Tóm lại, để nâng cấp CGT TS ở vùng TNB, 
liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm vẫn là 
64 Nguyễn Phú Son và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 56-64 
giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cấp CGT. Kế 
đó, việc áp dụng những kỹ thuật nuôi tiên tiến 
cũng là giải pháp tích cực góp phần nâng cao 
lợi nhuận của toàn CGT, và do vậy nâng cấp 
được toàn bộ CGT sản phẩm TS ở vùng TNB. 
5. Kết luận 
Có 5 khâu trong CGT TS được nuôi dưới 
hình thức quảng canh. Tương ứng có 5 chức 
năng thị trường: cung cấp sản phẩm đầu vào, 
sản xuất, thu gom và sơ chế, chế biến, thương 
mại và tiêu thụ sản phẩm. TS nuôi theo hình 
thức QCCT được tiêu thụ chủ yếu cho thị 
trường xuất khẩu qua 5 kênh phân phối khác 
nhau. Trong đó, kênh phân phối chính là sản 
phẩm TS được các hộ nuôi bán cho thương lái. 
Sau đó, thương lái bán lại cho các DNCBXK 
để phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Chính 
quyền địa phương và các ngân hàng thương 
mại là 2 tổ chức hỗ trợ cho hầu hết các tác nhân 
tham gia trong các khâu của CGT. Đơn vị hỗ 
trợ về kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất 
thường xuyên cho các tác nhân tham gia trong 
khâu cung cấp đầu vào và khâu sản xuất là các 
Phòng NN&PTNT tại các địa phương. 
Đối với thị trường xuất khẩu, có 3 sản 
phẩm chính là sản phẩm TS xuất khẩu nguyên 
con đông lạnh (HOSO), TS xuất khẩu bỏ đầu, 
đông lạnh (HLSO) và TS xuất khẩu bỏ đầu, lột 
vỏ, còn đuôi (PTO). Trong đó, sản phẩm PTO 
tạo ra GTGT và lợi nhuận cao nhất. Tỷ lệ phân 
phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong 
CGT chưa thực sự hợp lý, theo hướng không 
có lợi cho các hộ nuôi. 
Đối với CGT TS nuôi theo hình thức 
QCCT, để nâng cấp CGT này, giải pháp cải 
thiện kênh phân phối thông qua việc tăng 
cường các mối liên kết là cần thiết, nâng cao 
trình độ sản xuất cho các hộ nuôi và tăng cường 
mối liên kết dọc giữa các hộ nuôi với những tác 
nhân cung cấp sản phẩm đầu vào cũng trở nên 
rất quan trọng để phát triển CGT TS một cách 
bền vững 
Tài liệu tham khảo 
GTZ (2007). Cẩm nang ValueLinks -Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị -Xuất bản lần 
thứ nhất. https://www.sme-gtz.org.vn/Portals/0/AnPham/ValuaLinks%20Manual-VN_V. 
%20071023.pdf 
GTZ. (2008). ValueLinks: The methodology of value chain promotion. Eschborn, Germany. 
Tổng Cục thống kê. (2015). Niên giám thống kê 2015. 
Lộc, V.T.T. (2009). Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp 
chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 134, 3-8. 
Lộc, V.T.T., & Son, N.P. (2011). Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSCL. Tạp chí khoa học 
Đại học Cần Thơ, 19a, 96-108. 
Lộc, V.T.T., & Son, N.P. (2013). Giáo trình Phân tích Chuỗi giá trị sản phẩm (Ứng dụng trong 
lĩnh vực nông nghiệp). NXB Đại học Cần Thơ. 
Trang, N.T., Tú, V. H., Khải, H.V., & Trần Minh Hải (2018). Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình 
lúa tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 54(09D), 
149-156. 
VASEP. (2015). Thị trường nhập khẩu tôm năm 2014. Retrieved from 
Tuc/751_39593/Nam-2014-nhap-khau-tom-vao-My-tang-12.htm 
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2015). Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Retrieved from https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-5528-QD-BNN-TCTS-2015-quy-hoach-nuoi-tom-nuoc-lo-
vung-Dong-bang-song-Cuu-Long-365023.aspx 

File đính kèm:

  • pdfchuoi_gia_tri_tom_su_quang_canh_o_vung_tay_nam_bo.pdf