Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn cho thủy hải sản
Tóm tắt
Nuôi trồng thủy sản là một ngành cực kỳ đa dạng và phát triển nhanh chóng. Giai đoạn rất phát
triển của ngành này hiện đang sử dụng một lượng lớn thức ăn hỗn hợp chất lượng cao nhưng giá
rất đắt. Hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản đều phải đương đầu với những thách thức làm sao
để tăng lợi nhuận và duy trì sự bền vững về kinh tế. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng có thể sử
dụng các nguồn lipid và protein rẻ hơn kết hợp với lượng nhỏ bột cá và dầu cá để sản xuất thức
ăn cho thủy hải sản.
Sản phẩm của ngành chế biến phụ phẩm giết mổ như bột protein và mỡ động vật đã và đang
được sử dụng làm thức ăn nuôi trồng thủy sản từ vài thập kỷ nay. Các nghiên cứu ban đầu cho
rằng lipid và protein phụ phẩm có chất lượng tương đối thấp và khó tiêu hóa đối với cá. Tuy
nhiên, rất nhiều nghiên cứu công bố trong những năm gần đây lại cho thấy những phế phụ phẩm
động vật sẵn có ngày nay có chất lượng cao hơn nhiều những sản phẩm được tạo ra 20-30 năm
về trước. Phần lớn các sản phẩm chế biến là nguồn cung cấp năng lượng và protein tiêu hóa, a xít
amin thiết yếu, a xít béo và khoáng cho hầu hết các loài thủy hải sản với giá cả cạnh tranh. Các
sản phẩm bột protein và mỡ đặc biệt có giá trị đối với quá trình sản xuất thức ăn cho thủy hải sản
vì các thức ăn này đòi hỏi phải có hàm lượng protein và lipid cao hơn nhiều so với thức ăn của
các vật nuôi khác. Thức ăn có chứa hàm lượng bột protein phụ phẩm cao khi nuôi thủy sản đã
cho năng suất cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Các nghiên cứu cho thấy bột máu là thức ăn giàu
lysine sinh học sẵn có với ưu điểm vượt trội so với lysine tổng hợp. Một lượng đáng kể các loại
mỡ phụ phẩm (mỡ động vật nhai lại, mỡ lợn, mỡ gia cầm) cũng có thể được dùng làm thức ăn
cho thủy hải sản miễn là thức ăn đó được phối hợp để cung cấp đủ hàm lượng các a xít béo chưa
no mạch ngắn hoặc mạch dài nhằm làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các a xít béo no và có chứa lượng
a xít béo thiết yếu đáp ứng đủ nhu cầu của vật nuôi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn cho thủy hải sản
ng vài năm tới, dự báo sẽ không có sự biến động đáng kể về giá của mỡ phụ phẩm giết mổ. Việc thay thế một phần dầu cá trong khẩu phần thức ăn bằng những nguồn lipid giá rẻ này có thể tiết kiệm ngay lập tức một khoản tiền đáng kể. Giá của thức ăn thủy hải sản có thể giảm tới 3 đô la/tấn cho mỗi phần trăm dầu cá được thay thế bằng mỡ phụ phẩm. Có rất ít sự thay thế các thành phần thức ăn (ví dụ như thay thế bột cá) trong khẩu phần nuôi cá hồi có thể đem lại khoản tiết kiệm lớn như khi thay thế dầu cá bằng mỡ động vật. Mỡ động vật: Tỷ lệ tiêu hóa và khả năng sử dụng trong thức ăn Đối với cá, khả năng sử dụng mỡ động vật chế biến làm nguồn năng lượng phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ tiêu hóa của thành phần nguyên liệu này. Các nghiên cứu đã đưa ra các giá trị rất khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của các nguồn lipid có thành phần a xít béo khác nhau và ở những nhiệt độ nước khác nhau. Kết quả từ một thí nghiệm của Cho và Kaushik (1990) cho thấy tỷ lệ tiêu hóa của dầu cá và dầu thực vật (hạt cải, đậu tương và hạt lanh) luôn được duy 179 trì ở mức cao trong phạm vi biến động nhiệt độ nước lớn (50C đến 150C). Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu hóa của mỡ lợn và mỡ động vật nhai lại ở những môi trường nước lạnh hơn đều thấp hơn rõ rệt. Ngược lại, nhiệt độ môi trường nước không có ảnh hưởng đáng kể nào tới tỷ lệ tiêu hóa của các loại dầu có điểm tan chảy thấp hơn. Tuy nhiên, một số kết quả khác lại cho rằng tỷ lệ tiêu hóa của mỡ động vật nhai lại trên cá hồi vân là cao nếu khẩu phần ăn có chứa một lượng dầu cá nhất định (và hoặc là các nguồn lipid khác giàu a xít béo không no mạch ngắn và mạch dài). Bureau và cộng sự (2002) cho biết không có sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hóa của lipid (94%) giữa khẩu phần có 16% dầu cá và khẩu phần có 8% dầu cá + 8% mỡ động vật nhai lại trong điều kiện nhiệt độ nước thấp (7,50C). Ở nhiệt độ 150C, tỷ lệ tiêu hóa lipid trong khẩu phần có 8% dầu cá + 8% mỡ động vật nhai lại chỉ thấp hơn một chút so với khẩu phần chứa 16% dầu cá (95% so với 98%) (Bảng 6). Bảng 6. Tỷ lệ tiêu hóa lipid và khả năng sinh trưởng của cá hồi vân (khối lượng ban đầu = 7 g/con) nuôi bằng khẩu phần truyền thống có chứa dầu cá hoặc hỗn hợp dầu cá + mỡ động vật nhai lại ở nhiệt độ nước 7,50C hoặc 150C trong 12 tuần. Nhiệt độ nước 7,50C 150C Nguyên liệu Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3 Khẩu phần 4 Bột cá, cá trích, 68% CP 50 50 50 50 Gluten ngô, 60% CP 20 20 20 20 Dầu cá, cá trích 16 8 16 8 Mỡ bò, chất lượng tốt, màu trắng - 8 - 8 Thành phần hóa học Protein tiêu hóa (DP), % 44,0 43,5 44,9 44,4 Năng lượng tiêu hóa (DE), MJ/kg 19,5 19,9 20,9 20,8 DP/DE, g/MJ 22,6 21,9 21,5 21,3 Khả năng sản xuất Tỷ lệ tiêu hóa lipid, % 93 94 98 95* Tăng trọng, g/con 13,7 13,1 38,1 39,2 Hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trọng/thức ăn ăn vào 1,32 1,27 1,22 1,15 Năng lượng tích lũy, % năng lượng tiêu hóa ăn vào 47 47 50 48 * Sai khác có ý nghĩa thống kê so với khẩu phần đối chứng (Khầu phần 1) Nguồn: Bureau và cộng sự., 1997. Các giá trị ước tính tỷ lệ tiêu hóa lipid khác nhau giữa các nghiên cứu rất có thể là do hiệu ứng bổ trợ của các a xít béo không no mạch dài lên tỷ lệ tiêu hóa các a xít béo no, hiệu ứng này đã được mô tả rất rõ ở gia cầm. Tỷ lệ tiêu hóa của mỡ no thấp trong thí nghiệm của Cho và Kaushik (1990) có thể chỉ là hệ quả của phương pháp đã sử dụng. Cho và Kaushik (1990) đã sử dụng một khẩu phần cơ sở có hàm lượng lipid rất thấp (<3%). Khẩu phần cơ sở này sau đó được bổ sung với lượng đáng kể các nguồn lipid thử nghiệm (dầu cá, dầu đậu tương, mỡ lợn, mỡ động vật nhai lại) để tạo các khẩu phần thí nghiệm trong đó >80% lipid được cung cấp bởi các nguồn lipid thử nghiệm. Hơn 40 năm trước, người ta đã chứng minh rằng khi chỉ có mỡ no trong khẩu phần của gia cầm và các loài động vật khác thì tỷ lệ tiêu hóa rất thấp. Bổ sung một lượng nhỏ a xít béo không no mạch dài (ví dụ từ dầu đậu tương) vào khẩu phần có chứa mỡ động vật nhai lại đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tiêu hóa lipid ở gia cầm (Sibbald và cộng sự., 1962; Sibbald, 1978). Kết quả trình bày ở Bảng 6 cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu nói trên và cho thấy cá hồi vân 180 có thể sử dụng a xít béo no một cách hiệu quả ở nhiệt độ nước thấp khi khẩu phần có chứa dầu cá. Hàm lượng a xít béo no trong khẩu phần được khuyến cáo không nên vượt quá 40% tổng lượng a xít béo trong khẩu phần cho cá hồi vân bởi vì tỷ lệ tiêu hóa của lipid có thể giảm đáng kể khi bổ sung ở mức cao hơn. Đã có một số nghiên cứu nhằm xác định khả năng sử dụng mỡ gia cầm, mỡ lợn và mỡ động vật nhai lại trong khẩu phần của rất nhiều loài cá khác nhau (xem bài tổng quan của Bureau và cộng sự., 2002). Số liệu trình bày trong các nghiên cứu này cho thấy bổ sung mỡ động vật ở mức 30- 40% tổng lượng lipid trong khẩu phần không gây bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào đến khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, và chất lượng sản phẩm của hầu hết các loài cá được nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã cho thấy một cách rõ ràng là khẩu phần có chứa mỡ động vật phải đồng thời có chứa hàm lượng đáng kể a xít béo không no n-3 và/hoặc n-6, đáp ứng đủ nhu cầu a xít béo thiết yếu của cá và duy trì tỷ lệ tiêu hóa lipid thích hợp. Kết luận Các loại thức ăn hỗn hợp trộn sẵn dùng cho thủy hải sản thường có hàm lượng protein và chất béo cao và chủ yếu được lấy từ bột cá và dầu cá. Do giá thành cao và khả năng cung cấp bột và dầu cá về lâu dài ngày càng hạn chế, việc sử dụng ngày càng tăng các nguồn lipid và protein rẻ tiền hơn trong thức ăn thủy hải sản là điều không tránh khỏi. Do đó, các nhà sản xuất thức ăn cần có thông tin về giá trị dinh dưỡng của rất nhiều nguồn lipid và protein có hiệu quả kinh tế cao hơn. Protein và mỡ động vật phụ phẩm được sản xuất ở Bắc Mỹ hiện nay có tỷ lệ tiêu hóa tương đối cao và đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng để có thể sử dụng làm thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao cho thủy hải sản. Protein và mỡ chế biến từ phụ phẩm giết mổ là những nguồn dinh dưỡng chính có giá cả cạnh tranh và cũng có thể được sử dụng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thức ăn giá rẻ hơn. Đã có đầy đủ thông tin về giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm chế biến, cho phép các nhà sản xuất thức ăn sử dụng sáng suốt những nguyên liệu này để sản xuất thức ăn cho thủy hải sản. Tài liệu tham khảo Abery, N.W., M.R. Gunasekera, and S.S. De-Silva. 2002. Growth and nutrient utilization of Murray cod Maccullochella peelii peelii (Mitchell) fingerlings fed diets with levels of soybean and blood meal varying. Aquaculture Research. 33:279-289. Alexis, M.N., E. Papaparaskev, A. Papoutsoglou, and V. Theochari. 1985. Formulation of practical diets for rainbow trout (Salmo gairdneri) made by partial or complete substitution of fish meal by poultry by-products and certain plant by-products. Aquaculture. 50:61-73. Allan G.L., S. Parkinson, M.A. Booth, D.A.J. Stone, S.J. Rowland, J. Frances, and R. Warner- Smith. 2000. Replacement of fish meal in diets for Australian silver perch, Bidyanus bidyanus: I. Digestibility of alternative ingredients. Aquaculture. 186: 293– 310. Bureau, D.P., A.M. Harris, and C.Y. Cho. 1999. Apparent digestibility of rendered animal protein ingredients for rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Aquaculture. 180:345-358. 181 Bureau, D.P., A.M. Harris, D.J. Bevan, L.A. Simmons, P.A. Azevedo, and C.Y. Cho. 2000. Use of feather meals and meat and bone meals from different origins as protein sources for rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) diets. Aquaculture. 181:281-291. Bureau, D.P., J. Gibson, and A. El-Mowafi. 2002. Use of animal fats in aquaculture feeds. In : Cruz-Suarez, L.E., D. Ricque-Marie, M. Tapia-Salazar, and R. Civera-Cerecedo (Eds.) Avances en Nutricion Acuicola V. Memorias del VI Simposium Internacional de Nutricion Acuicola. 3-7 September 2002. Cancun, Quintana Roo, Mexico. Cho, C.Y., and S.J. Kaushik. 1990. Nutritional energetics in fish: energy and protein utilization in rainbow trout (Salmo gairdneri). World Review of Nutrition and Dietetics. 61: 132-172. Cho, C. Y., S.J. Slinger, and H.S. Bayley. 1982. Bioenergetics of salmonid fishes: energy intake, expenditure and productivity. Comparative Biochemistry Physiology. 73B:25-41. Cho, C.Y., and S.J. Slinger. 1979. Apparent digestibility measurement in feedstuffs for rainbow trout (Salmo gairdneri). Proc. World Symp. on Finfish Nutrition and Fishfeed Technology, Hamburg June 20-23, 1978. Vol.II. Berlin. pp. 239-247. Dabrowski, K., S.C. Bai, and T. Yanik. 1995. Replacing fish meal protein in salmonid fish diets. Director’s Digest, #263. Fats and Proteins Research Foundation, Inc. da Silva, J.G. and A.Oliva-Teles. 1998. Apparent digestibility coefficients of feedstuffs in seabass (Dicentrarchus labrax) juveniles. Aquat. Living Resour. 11 (1998) 187-191. Davies, S.J., J. Williamson, M. Robinson, and R.I. Bateson. 1989. Practical inclusion levels of common animal by-products in complete diets for tilapia (Oreochromis mossambicus, Peters). M. Takeda, T. Watanabe, (Eds.). The Current Status of Fish Nutrition in Aquaculture. Proc. Third Int. Symp. on Feeding and Nutr. in Fish, Toba, Japan, Aug 28 - Sept. 1, 1989. pp. 325-332. Dong, F.M., R.W. Hardy, N.F. Haard, F.T. Barrows, B.A. Rasco, W.T. Fairgrieve, and I.P. Forster. 1993. Chemical composition and protein digestibility of poultry by-product meals for salmonid diets. Aquaculture. 116: 149-158. El-Haroun, E.R., and D.P. Bureau. 2004. Assessing bioavailability of lysine in different blood meals using a slope-ratio assay with rainbow trout. Aquaculture Association of Canada Annual Meeting, October16-20, 2004, Quebec, Canada (abstract). Fowler, L.G. 1990. Feather meal as a dietary protein source during parr-smolt transformation in fall chinook salmon. Aquaculture. 89:301-314. Fowler, L.G. 1991. Poultry by-product meal as a dietary protein source in fall chinook salmon diets. Aquaculture. 99:309-321. Gomes da Silva, J., and A. Oliva-Teles. 1998. Apparent digestibility coefficients of feedstuffs in seabass (Dicentrarchus labrax) juveniles. Aquatic Living Resources. 11:187-191. Gaylord, T.G., and D.M. Gatlin III. 1996. Determination of digestibility coefficients of various feedstuffs for red drum (Sciaenops ocellatus). Aquaculture. 139:303-314. Hajen, W.E., R.M. Beames, D.A. Higgs, and B.S. Dosanjh. 1993a. Digestibility of various feedstuffs by post-juvenile chinook salmon (Oncorhynchus tshawytscha) in sea water. 1. Validation of technique. Aquaculture. 112:321-332. Hajen, W.E., D.A. Higgs, R.M. Beames and B.S. Dosanjh. 1993b. Digestibility of various feedstuffs by post-juvehnile chinook salmon (Oncorhynchus tshawytscha) in sea water. 2. Measurement of digestibility. Aquaculture. 112:333-348. 182 Henrichfreise, B. 1989. Bewertung von aufgeschlossenem Getreide und hydrolysiertem Federmehl in der Ernahrung von Regenbogenforellenfuttern. Diss. Landwirtsch Fak. Rheinische Friedrich-Wilhelms-Univ. Bonn. Higgs, D.A., J.R. Markert, D.W. Macquarrie, J.R. McBride, B.S. Dosanjh, C. Nichols, and G. Hoskins. 1979. Development of practical dry diets for coho salmon, Oncorhynchus kisutch, using poultry by-product meal, feather meal, soybean meal, and rapeseed meal as major protein sources. Proc. World Symp. on Finfish Nutrition and Fishfeed Technology, Hamburg June 20-23, 1978. Vol.II. Berlin. pp. 191-218. Hua, K., and D.P. Bureau. 2006. Modelling digestible phosphorus content of salmonid fish feeds. Aquaculture (in press). Hua, K., L. Liu, and D.P. Bureau. 2005. Determination of phosphorus fractions in animal protein ingredients. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 53:1571-1574. Lee, S.M. 2002. Apparent digestibility coefficients of various feed ingredients for juvenile and grower rockfish (Sebastes schlegeli). Aquaculture. 207:79-95. Lupatsch, I., G.W Kissil, D. Sklan, and E. Pfeffer. 1997. Apparent digestibility coefficients of feed ingredients and their predictability in compound diets for gilthead seabream, Sparus aurata L. Aquaculture Nutrition. 3:81-89. Luzier, M.J., R.C. Summerfelt, and H.G. Ketola. 1995. Partial replacement of fish meal with spray-dried blood powder to reduce phosphorus concentrations in diets for juvenile rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum). Aquaculture Research. 26:577-587. McGoogan, B.B., and R.C. Reigh. 1996. Apparent digestibility of selected ingredients in red drum (Sciaenops ocellatus) diets. Aquaculture. 141:233-244. National Research Council. 1993. NRC Nutrient Requirements of Fish. National Academy Press, Washington, DC. Robaina, L., F.J. Moyano, M.S. Izquierdo, J. Socorro, J.M. Vergara, and D. Montero. 1997. Corn gluten meal and meat and bone meals as protein sources in diets for gilthead seabream (Sparus aurata): Nutritional and histological implications. Aquaculture. 157:347-359. Shimeno, S., T. Mima, T. Imanaga, and K. Tomaru. 1993. Inclusion of combination of defatted soybean meal, meat meal, and corn gluten meal to yellowtail diets. Nippon Suisan Gakkaishi. 59:1813-1962. Sibbald, I.R., S.J. Slinger, and G.C. Ashton. 1962. Factors affecting the metabolizable energy content of poultry feeds. 2. Variability in the M.E. values attributed to samples of tallow and undegummed soybean oil. Poultry Science. 40:303-308. Sibbald, I.R. 1978. The true metabolizable energy values of mixtures of tallow with either soybean oil or lard. Poultry Science. 57:473-477. Steffens, W. 1987. Further results of complete replacement of fish meal by means of poultry by- product meal in feed for trout fry and fingerling (Salmo gairdneri). Archives Animal Nutrition. 38:1135-1139. Steffens, W. 1994. Replacing fish meal with poultry by-product meal in diets for rainbow trout, Oncorhynchus mykiss. Aquaculture. 124:27-34. 183 Stone, D.A.J., G.L. Allan, S. Parkinson, and S.J. Rowland. 2000. Replacement of fish meal in diets for Australian silver perch, Bidyanus bidyanus - III. Digestibility and growth using meat meal products. Aquaculture. 186:311-326. Sugiura, S.H., F.M. Dong, C.K. Rathbone, and R.W. Hardy. 1998. Apparent protein digestibility and mineral availabilities in various feed ingredients for salmonid feeds. Aquaculture. 159:177- 202. Tacon, A.G.J. 2004. Estimated major finfish and crustacean aquafeed markets: 2000 to 2003. International Aquafeed. 7(5):37-41. Tacon, A.G.J., and A.J. Jackson. 1985. Utilization of conventional and unconventional protein sources in practical fish feeds. Cowey, C.B., Mackie, A.M., Bell J.G. (Eds.). Nutrition and Feeding of Fish. Academic Press, London, U.K. pp. 119-145. Watanabe T., T. Takeuchi, S. Satoh, and V. Kiron. 1996. Digestible crude protein contents in various feedstuffs determined with four fresh water fish species. Fisheries Science. 62:278-282.
File đính kèm:
- cac_san_pham_che_bien_tu_phu_pham_giet_mo_trong_thuc_an_cho.pdf