Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt

Sử dụng các phương pháp kinh tế lượng, bài báo lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến

thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kinh tế hộ nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình có

tính thuần ngư cao và chịu ảnh hưởng ý nghĩa bởi các nhân tố gắn với hoạt động ngư nghiệp

như trình độ máy móc, trình độ kỹ thuật sản xuất, lòng yêu nghề, chất lượng giống nuôi, chất

lượng nguồn nước nuôi, số lượng máy sục khí và cơ sở hạ tầng. Các nhân tố thuộc về quy mô

sản xuất như diện tích nuôi, số vụ nuôi trong năm, hình thức nuôi lót bạt và số lượng máy

bơm nước có ảnh hưởng gia tăng doanh thu nuôi trồng thủy sản nhưng lại không ảnh hưởng

ý nghĩa đến thu nhập hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu này cho phép chúng tôi gợi mở một

số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản vùng ven biển

huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 1

Trang 1

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 2

Trang 2

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 3

Trang 3

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 4

Trang 4

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 5

Trang 5

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 6

Trang 6

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 7

Trang 7

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 8

Trang 8

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 9

Trang 9

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 13140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Yeunghe 0.075 (0.262) 0.168 (0.011) ** 0.127 (0.054) * 1.682
Trienvong 0.011 (0.866) -0.094 (0.138) -0.077 (0.228) 1.581
CLThucan -0.049 (0.574) 0.132 (0.121) 0.131 (0.124) 2.816
CLThuoc -0.001 (0.989) -0.094 (0.293) -0.075 (0.401) 3.130
CLGiong 0.153 (0.021) ** 0.219 (0.001) *** 0.212 (0.001) *** 1.616
CLNuoc 0.135 (0.046) ** 0.186 (0.005) *** 0.203 (0.002) *** 1.673
CSKN -0.013 (0.890) -0.105 (0.255) -0.102 (0.271) 3.345
CBKN -0.069 (0.494) 0.022 (0.820) 0.050 (0.609) 3.765
CSXH 0.066 (0.347) 0.082 (0.231) 0.053 (0.439) 1.848
CSHT 0.007 (0.920) -0.157 (0.015) ** -0.183 (0.005) *** 1.600
BN -0.141 (0.114) -0.121 (0.163) -0.520 (0.551) 2.936
BD -0.076 (0.359) 0.021 (0.797) 0.950 (0.243) 2.568
Hằng số -340.040 -240.484 -398.668
Số quan sát (N) 139 139 139
R2 0.633 (000) *** 0.651 (000) *** 0.649 (000) ***
Durbin – Watson 1.964 2.098 2.052
Kiểm định White 0.1266 > 0.05 0.2741 > 0.05 0.3634 > 0.05
Ghi chú: Giá trị P-value được mô tả trong dấu ngoặc đơn. * P-value < 0.1; ** P-value < 0.05; 
*** P-value < 0.01 (Nguồn: Kết quả khảo sát từ điều tra của tác giả)
3.2. Phân tích kết quả ước lượng
Kết quả ước lượng ở bảng 2 cho thấy, không như kỳ vọng, độ tuổi, trình độ học vấn, đa 
dạng hóa thu nhập không có ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận và doanh thu của hộ gia 
56 Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến
đình NTTS. Cá biệt, số nhân khẩu của hộ gia đình có ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận từ hoạt 
động NTTS ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này có thể được giải thích ở chiều cạnh gia đình 
nhiều nhân khẩu phần lớn là đối tượng phụ thuộc (người già và trẻ em), do vậy hiệu suất nuôi 
trồng có thể không cao. Như vậy, đặc điểm nhân khẩu học không có nhiều ảnh hưởng ý nghĩa 
đến thu nhập hộ gia đình NTTS ở huyện Thăng Bình.
Như kỳ vọng, đặc trưng nghề nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập của hộ gia 
đình. Các nhân tố về số lượng máy sục khí, trình độ công nghệ máy móc, trình độ kỹ thuật sản 
xuất, chất lượng giống và chất lượng nguồn nước có ảnh hưởng đến lợi nhuận và thu nhập 
của hộ gia đình ở các mức ý nghĩa lần lượt 1%, 5%, 10%. Kết quả này phản ánh tính thuần ngư 
lớn trong cấu thành thu nhập của hộ gia đình NTTS ven biển huyện Thăng Bình, điều này cũng 
khá phù hợp với kết quả ước lượng về tác động không ý nghĩa của đa dạng hóa thu nhập đến 
thu nhập hộ. Các nhân tố diện tích, nuôi lót bạt, số ao nuôi và số vụ nuôi trong năm chỉ có ảnh 
hưởng làm gia tăng doanh thu NTTS ở các mức ý nghĩa thống kê 5%, 10%, nhưng không có 
ảnh hưởng ý nghĩa đến lợi nhuận và thu nhập của hộ gia đình. Điều này có thể được giải thích 
dưới chiều cạnh hiệu quả sản xuất (Doanh thu – Chi phí), theo đó gia tăng quy mô sản xuất 
đồng nghĩa với chi phí sản xuất gia tăng, song doanh số tăng thêm không bù đắp được mức 
tăng chi phí sản xuất, kết quả cuối cùng là quy mô sản xuất không ảnh hưởng đến lợi nhuận 
và thu nhập cuối cùng của hộ. Ngoài ra, kết quả ước lượng này cũng còn hàm ý rằng, NTTS 
theo hình thức quảng canh không đảm bảo hiệu quả bằng nuôi trồng theo mô hình thâm 
canh dựa trên trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng con giống, chất lượng nguồn 
nước. Thực tế cho thấy, nguồn nước NTTS vùng ven biển ở huyện Thăng Bình đang ngày càng 
ô nhiễm, nhất là nước mặt từ hệ thống sông ven biển. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối 
với phát triển bền vững ngành NTTS ven biển gắn với nâng cao thu nhập bền vững cho các 
hộ gia đình NTTS huyện. Ngoài ra, kết quả ước lượng cũng chỉ ra rằng, lòng yêu nghề có ảnh 
hưởng ý nghĩa đến lợi nhuận và thu nhập hộ gia đình NTTS. Điều này phù hợp với đặc thù 
nghề NTTS, theo đó lòng yêu nghề sẽ là động lực mấu chốt giúp ngư dân gắn bó với nghề 
NTTS, chủ động tìm tòi các phương pháp, kỹ thuật sản xuất, phòng bệnh cho vật nuôi góp 
phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Kết quả ước lượng cũng chỉ ra rằng, kinh nghiệm sản xuất, triển vọng nghề nghiệp, chất 
lượng thức ăn và chất lượng thuốc chữa bệnh không có ảnh hưởng ý nghĩa lên thu nhập của 
hộ gia đình. Như vậy, yếu tố kinh nghiệm không còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện 
và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình từ hoạt động NTTS. Điều này cũng phù hợp với thực 
tiễn địa phương rằng, đa số các ngư dân trẻ ứng dụng tốt hơn các mô hình sản xuất công 
nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả NTTS. Nguồn thức ăn và thuốc trị bệnh hầu hết được 
cung cấp bởi một số ít công ty sản xuất nên sự khác biệt trong chất lượng là không đáng kể 
và không ảnh hưởng ý nghĩa đến năng suất nuôi trồng. Nhìn chung, nhận định về triển vọng 
phát triển nghề nghiệp của hộ NNTS phụ thuộc rất nhiều về kết quả nuôi trồng hiện tại, và 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 (60) - 2019 57
đa phần không có nhiều khác biệt trong nhận định của hộ, kết quả điều tra cho thấy, có đến 
63,0% số hộ NTTS bi quan về triển vọng phát triển nghề NTTS trong tương lai. Đây là lý do 
khiến nhân tố triển vọng nghề nghiệp không có ảnh hưởng ý nghĩa đến thu nhập hộ.
Kết quả ước lượng cũng chỉ ra rằng, cơ chế chính sách của địa phương không có ảnh 
hưởng ý nghĩa thống kê lên thu nhập của hộ NTTS. Các chính sách khuyến ngư đối với NTTS 
ở vùng ven biển huyện Thăng Bình có vai trò rất mờ nhạt và không có ảnh hưởng ý nghĩa lên 
thu nhập hộ gia đình. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các hoạt động tập huấn, tọa đàm về NTTS 
vẫn chủ yếu do doanh nghiệp cung ứng thức ăn, con giống, thuốc chữa bệnh chủ động thực 
hiện, vai trò hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất và các hỗ trợ khác của 
cơ quan quản lý ngành là chưa cao. Bên cạnh đó, vai trò của cán bộ khuyến ngư cấp xã đối với 
hoạt động NTTS cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt cán bộ khuyến ngư cấp xã còn thiếu năng 
động, kiến thức về chuyên môn trong hỗ trợ các hộ gia đình phát triển sản xuất. Điều này thể 
hiện rất rõ qua kết quả điều tra, có đến 79,85% số hộ nuôi cho rằng chính sách khuyến ngư 
ở mức kém trở xuống, chỉ có 9,35% số hộ cho rằng chính sách khuyến ngư ở mức tốt, có đến 
87,05% số hộ cho rằng vai trò của cán bộ khuyến ngư cấp xã ở mức thấp và rất thấp, và chỉ có 
1% số hộ cho rằng vai trò của cán bộ khuyến ngư cấp xã ở mức cao. Các chính sách an sinh xã 
hội thực hiện cho vùng ven biển không có nhiều khác biệt cho các hộ NTTS, điều này khiến 
sự khác biệt trong nhận định chính sách không khác nhau giữa các hộ NTTS vùng ven biển.
Thật ngạc nhiên, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng âm đến thu nhập của hộ NTTS ở mức ý 
nghĩa 1%. Điều này cho thấy, các hộ dân nuôi trồng ở vùng có cơ sở hạ tầng phát triển lại 
không đạt được mức thu nhập cao. Tuy nhiên, kết quả ước lượng này lại không mâu thuẫn 
với thực tiễn huyện Thăng Bình. Theo đó, hoạt động NTTS được đầu tư bài bản theo hình thức 
thâm canh thường được thực hiện ở những khu vực xa trung tâm, hẻo lánh hơn, ở đó quỹ đất 
dành cho NTTS còn nhiều. Trong khi đó, ở những khu vực có hạ tầng phát triển tốt, hoạt động 
nuôi trồng thường thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, không được hộ chú trọng hoặc không thể mở 
rộng do hạn chế về quỹ đất nuôi trồng.
Địa bàn cư trú không ảnh hưởng ý nghĩa thống kê lên thu nhập, lợi nhuận và doanh thu 
NTTS của hộ gia đình ven biển huyện Thăng Bình. Điều này cho thấy không có sự khác biệt ý 
nghĩa trong thu nhập giữa các hộ nuôi trồng ở các xã ven biển của huyện. Điều này cũng khá 
phù hợp với thực tiễn rằng, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội không có sự khác 
biệt giữa các xã ven biển trong cùng huyện Thăng Bình. 
3. Kết luận và hàm ý chính sách
Sử dụng các mô hình định lượng, bài báo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu 
nhập hộ gia đình NTTS ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Các kết quả ước lượng 
chỉ ra rằng, thu nhập hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: máy sục khí, trình độ máy 
móc, trình độ kỹ thuật sản xuất, lòng yêu nghề, chất lượng giống nuôi, chất lượng nguồn 
nước và cơ sở hạ tầng địa phương. Ngược lại, các nhân tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học, 
58 Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến
kinh nghiệm sản xuất, triển vọng phát triển, chất lượng thức ăn, chất lượng thuốc chữa bệnh, 
chính sách khuyến ngư, vai trò của cán bộ khuyến ngư, chính sách địa phương và đặc điểm 
địa bàn cư trú không có ảnh hưởng ý nghĩa lên thu nhập hộ gia đình. Kết quả ước lượng cũng 
chỉ ra rằng, các nhân tố về quy mô diện tích, số ao nuôi, số vụ nuôi trong năm và hình thức 
nuôi lót bạt chỉ ảnh hưởng đến doanh thu NTTS nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận và 
thu nhập của hộ gia đình. Điều này cho thấy, kinh tế hộ gia đình NTTS ven biển huyện Thăng 
Bình có tính thuần ngư rất cao. Các kết quả ước lượng trên cho phép đề xuất một số hàm ý 
chính sách sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và tiến bộ kỹ thuật trong NTTS ở vùng ven biển 
huyện Thăng Bình. Kết quả ước lượng đã chỉ rõ vai trò của trình độ máy móc và kỹ thuật sản 
xuất đối với gia tăng lợi nhuận và thu nhập của hộ gia đình. Do vậy, việc thúc đẩy đổi mới công 
nghệ, kỹ thuật nuôi trồng có thể giúp hộ nâng cao năng suất nuôi trồng, góp phần cải thiện 
thu nhập hộ. Hiện nay, có nhiều công nghệ NTTS mới có thể nâng cao hiệu quả nuôi trồng 
bền vững như quy trình nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, ứng 
dụng công nghệ NTTS đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council), ứng dụng 
công nghệ Semi Biofloc, thâm canh và siêu thâm canh, Chính quyền huyện Thăng Bình cần 
nghiên cứu và ứng dụng thí điểm một số mô hình NTTS thích hợp vào vùng ven biển huyện 
Thăng Bình. Cần có chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện và chuyển giao công nghệ NTTS mới 
cho các hộ gia đình, trong đó trước mắt chú trọng khuyến khích ngư dân đầu tư đồng bộ hệ 
thống máy sục khí nhằm nâng cao hiệu quả NTTS.
Thứ hai, kết quả ước lượng cũng chỉ ra vai trò rất quan trọng của chất lượng giống đối 
với nâng cao thu nhập và lợi nhuận của hộ NTTS. Do vậy, các cơ quan chuyên ngành thủy sản 
các cấp cần thực hiện quản lý, kiểm soát tốt chất lượng con giống, siết chặt quản lý các nguồn 
giống chưa được kiểm định, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thường xuyên kiểm tra 
chất lượng giống của các cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản trên địa bàn. Qua đó, đảm 
bảo các con giống được cung cấp cho các hộ nuôi phải đảm bảo chất lượng. Kiên quyết xử lý 
nghiêm các cơ sở cung ứng giống không đảm bảo chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện 
cho các cơ sở sản xuất giống đổi mới công nghệ sản xuất để tạo ra con giống chất lượng cao, 
phù hợp với điều kiện của địa phương. 
Thứ ba, kết quả ước lượng cũng chỉ ra vai trò của chất lượng nguồn nước phục vụ NTTS 
hiện nay đối với nâng cao lợi nhuận và thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, trong bối cảnh 
chất lượng nguồn nước vùng ven biển huyện Thăng Bình đang ngày càng suy giảm, chính 
quyền các cấp cần có những biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng nguồn nước, hạn 
chế ô nhiễm môi trường, kiểm soát và xử lý kịp thời nguồn nước có dịch bệnh trong quá trình 
NTTS. Biện pháp khả dĩ trước mắt là khuyến khích các hộ nuôi trồng đầu tư hệ thống ao lọc, 
xử lý các nguồn nước xả thải trước khi đưa ra môi trường. Quy hoạch và xây dựng các vùng 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 04 (60) - 2019 59
NTTS tập trung ven biển của huyện trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển vùng phía Đông 
của tỉnh Quảng Nam, trong đó chú trọng đến xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung 
theo từng vùng nuôi.
Thứ tư, kết quả phân tích cho thấy chính sách khuyến ngư và cán bộ khuyến ngư đóng 
vai trò khá mờ nhạt trong nâng cao thu nhập hộ gia đình. Do vậy, cần thực hiện một cách thực 
chất hơn các chính sách khuyến ngư và chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khuyến 
ngư cơ sở trong phát triển NTTS. Các chính sách khuyến ngư cần hướng đến hỗ trợ về kỹ 
thuật, công nghệ sản xuất, xử lý nguồn nước, dịch bệnh trong NTTS. 
Tài liệu tham khảo:
Al Jabri, O. M. A. R., Collins, R., Sun, X., Omezzine, A., Belwal, R. (2015). Determinants of 
Smallscale Fishermen’s Income on Oman’s Batinah Coast. Marine Fisheries Review, 75 (3), 21- 32.
Châu Ngọc Hòe và Hồ Thị Kim Thùy (2018). Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia 
đình khu vực nông thôn ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học xã hội 
miền Trung, 5, trang....
Comrey. (1973). A first course in factor analysis. Academic. New York.
Ghimire, R., Huang, W. C., & Shrestha, R. B. (2014). Factors affecting nonfarm income 
diversification among rural farm households in central Nepal. International Journal of 
Agricultural Management and Development, 4(1047-2016-85513), 123-132.
Ghirmai Tesfamariam Teame và cộng sự (2016). Factors Affecting Rural Households’ 
Income Diversification: Case of Zoba Maekel, Eritrea. American Journal of Business, Economics 
and Management.
Hoàng Hồng Hiệp và cộng sự. (2018). Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập 
và những giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ ngư dân vùng bãi ngang ven biển tỉnh Quảng 
Nam. Đề tài khoa học cấp tỉnh 2016-2018, Quảng Nam.
Hoàng Hồng Hiệp. (2016). Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của 
các hộ ngư dân khai thác hải sản xa bờ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: một tiếp cận thực 
nghiệm. Hội thảo khoa học Phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, 
tháng 6/2016.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. 
NXB Hồng Đức.
Krishna, A. (2004). Escaping poverty and becoming poor: who gains, who loses, and 
why?. World development, 32(1), 121-136.
Mwanza, J. F. (2011). Assessment of Factors of household capital/assets that influence 
income of smallholder farmers under International Development Enterprises (IDE) in Zambia 
(Doctoral dissertation, Thesis. Ghent University, Belgium). 
60 Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự. (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người 
dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 18a, 
240-250.
Safa, M. S. (2005). Socio-economic factors affecting the income of small-scale agroforestry 
farms in hill country areas in Yemen: A comparison of OLS and WLS determinants. Small-scale 
Forest Economics, Management and Policy, 4(1), 117-134.
Senadza, B. (2012). Non-farm Income Diversification in Rural Ghana: Patterns 
and Determinants. African Development Review, 24(3), 233-244.
Sesabo, J. K., & Tol, R. S. (2005). Factors affecting income strategies among households 
in Tanzanian coastal villages: implications for development-conservation initiatives. Research 
Unit Sustainability and Global Change, Hamburg University Working Paper FNU-70.
Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using Multivariate Statistics (3rd ed.). New York: 
Harper Collins.
Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình. (2018). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 
năm 2018 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2019. Thăng Bình, Quảng Nam.
Xiong, Zhang-lin; Niu, Ying. (2010). Factors Affecting the Income of Farmers. Asian 
Agricultural Research, 2(5), 18 – 26.

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_thu_nhap_ho_gia_dinh_nuoi_trong_thuy_s.pdf