Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết

bạch hoa xà (BHX) với hai loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila và

Edwardsiella ictaluri ở các mật độ 103, 106, 109 (CFU/mL). Bạch hoa xà

được chiết xuất bằng các phương pháp (i) đun trong nước cất ở 98 oC, (ii)

ngâm trong cồn 70% trong 3 ngày và (iii) ngâm trong cồn 70% trong 6 ngày.

Kết quả cho thấy, dịch chiết BHX từ ba phương pháp chiết xuất đều có tính

kháng mạnh (vòng kháng khuẩn từ 10 – 22 mm) đối với A. hyrophila và

E.ictaluri, tuy nhiên tính kháng của dịch chiết BHX được chiết xuất bằng

phương pháp gia nhiệt ở 98 oC, 3 giờ trong nước cất là thấp nhất. Tính

kháng khuẩn của dịch chiết BHX được chiết xuất bằng phương pháp ngâm 6

ngày trong cồn 70% với tỉ lệ BHX: dung môi (cồn) là 3:1 cho kết quả vòng

kháng khuẩn E. ictaluri cao nhất (X = 22,7 mm) ở mật độ vi khuẩn 109

CFU/ml và kết quả này cho thấy tính kháng khuẩn của dịch chiết BHX và

mật độ vi khuẩn có sự tương quan theo hướng tích cực.

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 1

Trang 1

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 2

Trang 2

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 3

Trang 3

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 4

Trang 4

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 5

Trang 5

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 6

Trang 6

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 7

Trang 7

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3840
Bạn đang xem tài liệu "Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila

Xác định tính kháng khuẩn của dịch chiết bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila
;10: Kháng trung bình 
X = 10: Kháng mạnh 
2.5 Xử lí số liệu 
Số liệu được tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn 
bằng chương trình Microsoft Excel và so sánh sự 
khác biệt thống kê bằng chương trình SPSS 20.0. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Kết quả 
3.1.1 Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết được 
chiết xuất bằng phương pháp gia nhiệt 
Vòng kháng khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà đạt 
(10,3 - 12,3 mm) đối với vi khuẩn Aeromonas sp. 
ở mật độ vi khuẩn 106 tốt hơn so với mật độ vi 
khuẩn 103 và 109 CFU/ml tương ứng từng tỷ lệ 
dịch chiết, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (P > 0,05). Với tỷ lệ 3:1, mật độ vi 
khuẩn 109 CFU/ml, kết quả vòng kháng khuẩn 
A.hydrophila của dịch chiết là 12,3 mm và khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 
kết quả vòng kháng khuẩn ở mật độ 103 và 106 
CFU/mL. 
Bảng 1. Kết quả thăm dò tính kháng khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà chiết xuất bằng phương pháp gia nhiệt 
Tỉ lệ BHX: 
DW 
Mật độ A.hydrophila (CFU/mL) Mật độ E.ictaluri (CFU/mL) 
103 106 109 103 106 109 
1:1 10,0 ± 0,3aA 10,3 ± 0,4aA 10,0 ± 0,9aA 9,9 ± 0,5Aa 12,2 ± 0,4aB 12,9 ± 0,3aB 
2: 1 11,4 ± 1,1aA 11,4 ± 0,3bA 10,6 ± 0,5aA 10,9 ± 0,6bA 13,3 ± 0,4aB 14,3 ± 0,3bC 
3:1 12,5 ± 0,7bA 12,3 ± 0,1cA 12,3 ± 0,4bA 12,7 ± 0,1cA 14,9 ± 0,9bB 15,4 ± 0,8cB 
Đối chứng 0 0 0 0 0 0 
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái in thường giống nhau trong cùng một cột, chữ cái in hoa giống nhau trong cùng một dòng 
thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 
Dịch chiết bạch hoa xà có tác dụng kháng khuẩn 
E.ictaluri mạnh hơn vi khuẩn A.hydrophila. Đối 
với vi khuẩn E.ictaluri, vòng kháng khuẩn của 
dịch chiết dao động từ 9,9 -15,4 mm. Dịch chiết 
chiết xuất với tỉ lệ 3:1 cho kết quả vòng kháng 
khuẩn lớn nhất (15,4 mm) tại mật độ vi khuẩn là 
109 CFU/ml, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05) so với vòng kháng khuẩn chiết xuất với 
các tỷ lệ 1:1 và 2:1 và cũng khác biệt có ý nghĩa 
thống kê so với vòng kháng khuẩn tại mật độ 
E.ictaluri 103, 106 CFU/ml. 
3.1.2 Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết được 
chiết xuất bằng phương pháp ngâm với cồn 
70% trong 3 ngày 
Đối với vi khuẩn A.hydrophila, vòng kháng khuẩn 
của dịch chiết Bạch hoa xà đạt thấp nhất với tỷ lệ 
1:1 (11,8 ± 0,1 mm) và mật độ vi khuẩn 103 
CFU/mL; đạt cao nhất (15,9 ± 0,3 mm) ở tỷ lệ 
dịch chiết 3:1 và mật độ vi khuẩn 109 CFU/mL. 
Với phương pháp chiết xuất bằng cồn 70% trong 
thời gian 3 ngày, vòng kháng khuẩn A.hydrophila 
đạt (11,8 – 15,9 mm) lớn hơn so với tác dụng của 
dịch chiết được chiết xuất bằng phương pháp gia 
nhiệt (10,3 – 12,3 mm). 
Dịch chiết BHX chiết xuất bằng cồn 70% và 
ngâm trong thời gian 3 ngày tác dụng lên vi khuẩn 
E.ictaluri tốt hơn, cho kết quả vòng kháng khuẩn 
cao hơn so với tác dụng lên vi khuẩn A. 
hydrophila và dịch chiết với tỉ lệ 3: 1 cũng cho kết 
quả vòng kháng khuẩn lớn nhất (15,3 – 20,4 mm) 
tương ứng từng mật độ vi khuẩn (Bảng 2), khác 
biệt có ý nghĩa thống kê so với vòng kháng khuẩn 
ở các tỉ lệ 1:1 và 2: 1 (12,7 – 17,8 mm). 
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 60 – 67 
64 
Bảng 2. Kết quả thăm dò tính kháng khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà chiết xuất 
bằng phương pháp ngâm trong cồn 70% thời gian 3 ngày 
Tỷ lệ BHX : 
cồn 70% 
Mật độ A.hydrophila (CFU/mL) Mật độ E.ictaluri (CFU/mL) 
103 106 109 103 106 109 
1:1 11,8 ± 0,1aA 11,8 ± 0,5aA 13,3 ± 0,4aB 12,7 ± 0,2aA 14,5 ± 0,6aB 15,4 ± 0,4aB 
2:1 13,0 ± 0,5bA 13,3 ± 0,2bA 14,2 ± 0,4bB 13,7 ± 0,1bA 15,7 ± 0,1bB 17,8 ± 0,8bC 
3:1 14,2 ± 0,6cA 14,8 ± 0,3cA 15,9 ± 0,3cB 15,3 ± 0,8cA 17,2 ± 0,6cB 20,4 ± 0,7cC 
Đối chứng 0 0 0 0 0 0 
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái in thường giống nhau trong cùng một cột, chữ cái in hoa giống nhau trong cùng một dòng 
thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 
3.1.3 Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết được 
chiết xuất bằng phương pháp ngâm với cồn 70% 
trong 6 ngày 
Vòng kháng khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà 
trên vi khuẩn A. hydrophila. thấp nhất tỷ lệ 1:1 
(13,4 - 15,6 mm) và cao nhất ở tỷ lệ 3:1 (16,9 - 
19,8 mm) với các mật độ vi khuẩn khác nhau. Ở 
mật độ vi khuẩn 106, 109 CFU/mL, với cả 3 tỷ lệ 
dịch chiết đều cho kết quả vòng kháng khuẩn từ 
(14,2 - 17,7 mm) và khác biệt rất có ý nghĩa thống 
kê (P < 0,05). Ở mật độ vi khuẩn A. hydrophila 
109 CFU/mL, kết quả vòng kháng khuẩn dao động 
từ 15,6 - 19,8 mm, khác biệt có nghĩa thống kê so 
với kết quả vòng kháng khuẩn đạt được ở mật độ 
vi khuẩn 10 3 CFU/mL (13,4 - 16,9 mm). 
Bảng 3. Kết quả thăm dò tính kháng khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà chiết xuất 
bằng phương pháp ngâm trong cồn 70% thời gian 6 ngày 
Tỷ lệ BHX : 
cồn 70% 
Mật độ A. hydrophila (CFU/mL) Mật độ E. ictaluri. (CFU/mL) 
103 106 109 103 106 109 
1:1 13,4 ± 0,6aA 14,2 ± 0,8aA 15,6 ± 0,3aB 14,6 ± 0,4aA 15,8 ± 0,4aA 18,7 ± 1,3aB 
2:1 14,5 ± 0,2aA 15,8 ± 0,5bA 17,8 ± 1,3bB 15,9 ± 0,2bA 18,0 ± 0,3bB 20,5 ± 1,5abC 
3:1 16,9 ± 1,2bA 17,7 ± 0,6cA 19,8 ± 1,0cB 17,5 ± 0,4cA 19,1 ± 0,8cB 22,7 ± 0,5bC 
Đối chứng 0 0 0 0 0 0 
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái in thường giống nhau trong cùng một cột, chữ cái in hoa giống nhau trong cùng một dòng 
thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). 
Vòng kháng khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà 
trên vi khuẩn E.ictaluri ở các mật độ vi khuẩn 103, 
106, 109 CFU/mL cho kết quả thấp nhất ở tỷ lệ 1:1 
(14,6 - 18,7 mm) và cao nhất ở tỷ lệ 3:1 (17,5 - 
22,7 mm). Mật độ vi khuẩn càng tăng thì vòng 
kháng khuẩn càng lớn. Cụ thể là kết quả vòng 
kháng khuẩn đạt cao nhất là 22,7 mm với tỷ lệ 
dịch chiết 3:1 và mật độ vi khuẩn 109 CFU/mL, 
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với vòng 
kháng khuẩn thấp nhất ở mật độ vi khuẩn 103 
CFU/mL (14,6 ± 0,4 mm). So với kết quả vòng 
kháng khuẩn A. hydrophila, tác dụng kháng khuẩn 
của dịch chiết Bạch hoa xà đối với vi khuẩn 
E.ictaluri thể hiện tốt hơn và phương pháp ngâm 
BHX trong với cồn 70% trong 6 ngày cho vòng 
kháng khuẩn cao nhất. 
3.1.4. Ảnh hưởng của phương pháp chiết xuất 
lên tính kháng khuẩn của dịch chiết 
Đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila 
Vòng kháng khuẩn của dịch chiết BHX dao động 
từ 10 – 19,8 mm, lớn hơn 10 mm, tính kháng 
mạnh đối với vi khuẩn Aeromonas (Theo Jan 
Hudzicki, 2009). Bạch hoa xà khi chiết xuất với tỉ 
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 60 – 67 
65 
lệ 3:1 luôn cho vòng kháng khuẩn từ 13,3 – 19,8 
mm, lớn hơn và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05) so với vòng kháng khuẩn được tạo ra từ 
dịch chiết chiết xuất với tỉ lệ 2:1 và 1:1. Bên cạnh 
đó, vòng kháng khuẩn của dịch chiết được chiết 
xuất bằng cồn 70% trong 6 ngày đạt lớn nhất 
(19,8 mm ± 0,2 mm) đối với vi khuẩn có mật độ 
109 CFU/ml. Như vậy, kết quả thí nghiệm cho 
thấy, phương pháp ngâm lá BHX tươi trong cồn 
70% cho ra dịch chiết có tác dụng kháng 
Aeromonas hydrophila tốt nhất. 
Bảng 4. Kết quả thăm dò tính kháng khuẩn của dịch chiết BHX đối với vi khuẩn A.hydrophila 
PP 
Mật độ A. hydrophila 
103 CFU/ml 
Mật độ A. hydrophila 
106 CFU/ml 
Mật độ A. hydrophila 
109 CFU/ml 
1:1 2:1 3:1 1:1 2:1 3:1 1:1 2:1 3:1 
PP1 10,0±0,3a 11,4±1,1a 12,5±0,7a 10,3±0,4a 11,2±0,3a 12,3±0,1a 10,0±0,9 a 10,6±0,5a 12,3±0,4a 
PP2 11,8±0,1b 13,0±0,5b 14,2±0,6a 11,8±0,5b 13,3±0,2b 14,8±0,3b 13,3±0,4 b 14,2±0,4b 15,9±0,3b 
PP3 13,4±0,6c 14,5±0,9c 16,9±1,2b 14,2±0,8c 13,3±0,2b 17,7±0,6c 15,6±0,3 c 17,8±1,3c 19,8±1,2c 
Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). 
Đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 
Vòng kháng khuẩn của dịch chiết BHX đối với vi 
khuẩn E.ictaluri lớn hơn so với vòng kháng vi 
khuẩn A.hydrophila, thấp nhất đạt 9,9 mm đối với 
dịch chiết chiết xuất bằng phương pháp gia nhiệt 
với nước cất và cao nhất là 22,7 mm khi BHX 
được chiết xuất với tỉ lệ 3:1 bằng cồn 70% trong 6 
ngày, tương ứng mật độ vi khuẩn 109 CFU/ml. 
Dịch chiết được chiết xuất phương pháp gia nhiệt 
trong nước cất luôn cho kết quả vòng kháng 
khuẩn thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05) so với vòng kháng khuẩn của hai 
phương pháp chiết xuất bằng cồn 70% (Bảng 5) 
Bảng 5. Kết quả thăm dò tính kháng khuẩn của dịch chiết BHX đối với vi khuẩn E.ictaluri 
PP 
Mật độ E.ictaluri 
103 CFU/ml 
Mật độ E.ictaluri 
106 CFU/ml 
Mật độ E.ictaluri 
109 CFU/ml 
1:1 2:1 3:1 1:1 2:1 3:1 1:1 2:1 3:1 
PP1 9,9±0,5a 10,9±0,6a 12,7±0,1a 12,2±0,4a 13,3±0,4a 14,8±0,9a 12,9±0,3a 14,3±0,3a 15,4±0,8a 
PP2 12,7±0,2b 13,7±0,1b 15,3±0,8b 14,5±0,6b 15,7±0,1b 17,2±0,6b 15,4±0,4b 17,8±0,8b 20,4±0,7b 
PP3 14,6±0,5c 15,9±0,2c 15,9±0,2b 15,8±0,4c 18±0,3c 19,1±0,8c 18,7±1,3c 17,8±0,8b 22,7±0,5c 
 Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 
Như vậy, BHX được chiết xuất bằng phương pháp ngâm trong cồn 70% từ 3 – 6 ngày đều cho kết quả 
kháng khuẩn A.hydrophila và E. ictaluri mạnh. Mật độ vi khuẩn càng cao thì dịch chiết được chiết xuất 
với tỉ lệ 3:1 cho vòng kháng càng lớn. 
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 60 – 67 
66 
3.2 Thảo luận 
Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri là 
vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên cá, gây thiệt hại 
đáng kể và đã kháng nhiều loại kháng sinh. 
A.hydrophila gây bệnh đốm đỏ trên cá, tỉ lệ tử 
vong từ 30 – 70%, đối với cá tra, cá basa giai 
đoạn giống có thể lên đến 100% (Bùi Quang Tề, 
2004) và đã kháng mạnh nhiều kháng sinh mạnh 
như Ampicillin, Tetracycline, Novobiocin, ... 
(Orozoval et al., 2008), kháng hoàn toàn với 
Cefalexin, Trimethoprim/Sunfamethoxazol 
(Quách Văn Cao Thi và ctv., 2014). Vi khuẩn E. 
ictaluri gây bệnh gan thận mũ trên cá da trơn, tỉ lệ 
tử vong thường 60 – 70%, đã kháng nhiều kháng 
sinh như Streptomycin (83%), Oxytetracycline 
(81%), Trimethoprim (73%) (Tu Thanh Dung et 
al., 2008). 
Theo Quách Văn Cao Thi và ctv., (2014), có 30 
dòng vi khuẩn A.hydrophila và 30 dòng vi khuẩn 
E. ictaluri đã kháng thuốc kháng sinh. Vi khuẩn 
E. ictaluri chỉ còn nhạy với kháng sinh nhóm 
penicillin như ampicillin, amoxicillin và 2 loại 
kháng sinh này được Quách Văn Cao Thi và ctv., 
(2014) đề xuất sử dụng trong điều trị bệnh gan 
thận mủ gây ra trên cá tra. Thuốc kháng sinh 
Erythromycin thiocyanate được Đặng Thị Hoàng 
Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012) thử 
nghiệm điều trị bệnh do E.ictaluri trên cá tra. 
Chủng vi khuẩn E. ictaluri rất nhạy với thuốc 
kháng sinh Erythromycin thiocyanate với vòng 
kháng khuẩn dao động từ 20-25 mm và cá bị bệnh 
gan thận mủ do E. ictaluri gây ra đã có sự cải 
thiện tình trạng, tỉ lệ chết thấp hơn khi không sử 
dụng Erythromycin thiocyanate. 
Kết quả thăm dò tính kháng khuẩn của thảo dược 
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được 
công bố nhiều trên các báo khoa học. Theo Huỳnh 
Kim Diệu, (2010), có một số cây thuốc nam có 
hoạt phổ kháng mạnh trên vi khuẩn E. ictaluri 
như cây bàng, ổi, trầu không, cỏ sữa lá, rau dừa 
nước, cỏ mực. Kết quả vòng kháng khuẩn của 
dịch chiết BHX trong thí nghiệm đối với 
A.hydrophila và E. ictaluri tương đương với kết 
quả thăm dò hoạt tính kháng khuẩn của một số 
cây thuốc nam như bàng (18 -19 mm), cỏ mực (11 
– 24 mm), ổi (17 – 21 mm), diệp hạ châu xanh (16 
– 21 mm). Đa số các dịch chiết thảo dược đều có 
tính kháng khuẩn E. ictaluri mạnh hơn đối với vi 
khuẩn A.hydrophila (Huỳnh Kim Diệu, 2010). 
Như vậy, các kết quả nghiên cứu về thử hoạt tính 
kháng khuẩn của các cây thuốc nam đã vạch ra 
hướng mới, nghiên cứu sử dụng các cây thuốc 
nam trong điều trị bệnh do Aeromonas hydrophila 
và Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá, nhằm thay 
thế kháng sinh, tránh được tồn dư kháng sinh 
trong sản phẩm, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. 
Hình 2a: Vòng kháng khuẩn đối với E. ictaluri, mật độ 
109 CFU/mL 
A.BHX chiết xuất bằng cồn 70% , ngâm 3 ngày 
B.BHX chiết xuất bằng cồn 70% , ngâm 3 ngày 
Hình 2b: Vòng kháng khuẩn đối với A.hydrophila, 
mật độ 109 CFU/mL 
C.BHX chiết xuất bằng cồn 70% , ngâm 3 ngày 
D.BHX chiết xuất bằng cồn 70% , ngâm 3 ngày 
A B C D 
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 25 (2), 60 – 67 
67 
4. KẾT LUẬN 
Dịch chiết Bạch hoa xà được chiết xuất bằng 
phương pháp gia nhiệt hay ngâm trong cồn 70% 
đều có tính kháng mạnh đối với vi khuẩn 
Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri 
Dịch chiết BHX được chiết xuất bằng cồn 70% 
trong thời gian ngâm 6 ngày cho kết quả kháng 
khuẩn Aeromonas hydrophila và Edwardsiella 
ictaluri cao nhất. Tuy nhiên, tác dụng kháng 
khuẩn của dịch chiết Bạch hoa xà đối với vi khuẩn 
E. ictaluri luôn cao hơn so với vi khuẩn 
A.hydrophila. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bùi Quang Tề, Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Hữu Dũng, 
Nguyễn Thị Muội, 2000. Giáo trình bệnh học 
thủy sản. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông 
Nghiệp. 
Bộ y tế, 2008. Kỹ thuật bào chế và sinh dược học 
các dạng thuốc, tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Y 
học. 
Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 
2012. Thử nghiệm điều trị bệnh do vi khuẩn 
Edwardsiella ictaluri trên cá Tra (Pangasius 
hypophthamus) bằng thuốc kháng sinh 
Erythromycin thiocyanate. Tạp chí khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ, 2012:22c. 146-154 
Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc 
Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và 
kỹ thuật. 
Huỳnh Kim Diệu, 2010. Hoạt tính kháng vi khuẩn 
gây bệnh trên cá của một số cây thuốc nam ở 
Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ, 2010:15b. 222-229. 
Jan Hudzicki, 2009. Kirby - Bauer Disk Diffusion 
Susceptibility Test Protocol. 
N.Didry, L.Dubrevil and M.Pinkas,1994. 
Activity of anthroquinone and napthoquinone 
compounds on oral bacteria Diepharmazie: 
Vol.49 (9) 681-683. 
Orozoval P., Chikova V., Kolarova V., Nenova 
R., and Najdenskil H., 2008. Antibiotic 
resistance of potentially pathogenic 
Aeromonas strains, Trakia journal of sciences, 
6:71-77 
Quách Văn Cao Thi, Từ Thanh Dung, Đặng Phạm 
Hòa Hiệp, 2014. Hiện trạng kháng thuốc 
kháng sinh trên hai loài vi khuẩn Edwardsiella 
ictaluri và Aeromonas hydrophila gây bệnh 
trên cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp 
chí KH Trường ĐHCT. Số chuyên đề thủy sản 
năm 2014: 7 -14. 
Trương Thị Đẹp, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn 
Thị Thu Ngân và Liêu Hồ Mỹ Trang, 2005. 
Thực vật dược. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo 
dục. 
Trương Công Quyền, Vũ Công Thuyết (1986), 
Thực hành dược khoa, Hà Nội: NXB 
Y học, trang 505-507. 
Từ Thanh Dung, M.Crumlish, Nguyễn Thị Như 
Ngọc, Nguyễn Quốc Thịnh và Đặng Thụy Mai 
Thy, 2004. Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng 
gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). 
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Chuyên 
ngành thủy sản, 137-142. 
Tu Thanh Dung, Freddy H., Nguyen A.T., Patric 
S., Margo B. and Annemie D., 2008. 
Antimicrobial susceptibility pattern of 
Edwardsiella ictaluri isolates from natural 
outbreaks of bacillary necrosis of 
Pangasianodon hypophthalmus in Vietnam, 
Microbial drug resistance, 14 (4): 311-316. 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_tinh_khang_khuan_cua_dich_chiet_bach_hoa_xa_plumbag.pdf