Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng

TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) của tôm thẻ chân trắng khi sử dụng vi khuẩn Lactobacillus plantarum trộn vào thức ăn, đồng thời bổ sung C, N, P (đường trehalose, acid glutamic, KH2PO4 , và K2HPO4) theo tỷ lệ 10 : 1 : 0,1 vào môi trường nước. Kết quả cho thấy các nghiệm thức khi bổ sung C, N, P vào môi trường nước thì tỷ lệ sống của tôm thấp hơn so với các nghiệm thức không bổ sung C, N, P. Đối với 4 nghiệm thức không cảm nhiễm Vibrio parahaemolyticus thì tôm không có biểu hiện bệnh lý đặc trưng của AHPND, tỷ lệ sống của tôm rất cao từ 82,23 - 88,3%. Tuy nhiên, ở 4 nghiệm thức có cảm nhiễm V. parahaemolyticus thì tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức đối chứng dương có bổ sung và không bổ sung C, N, P lần lượt là 47 và 52%. Bên cạnh đó, ở nghiệm thức bổ sung L. plantarum và nghiệm thức bổ sung L. plantarum và C, N, P thì tỷ lệ sống đạt lần lượt là 83% và 80%. Kết quả mô bệnh học cho thấy ở 2 nghiệm thức bổ sung L. plantarum, L. plantarum và C, N, P, đồng thời cảm nhiễm V. parahaemolyticus thì tỷ lệ tôm bị nhiễm AHPND đạt lần lượt là 11,11 và 21,66% so với 2 nghiệm thức đối chứng dương có bổ sung và không bổ sung C, N, P lần lượt là 68,89% và 74,44%

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 12660
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng

Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus plantarum và C, N, P lên tỷ lệ sống và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng
 V. parahaemolyticus. 
Tỷ lệ sống (%) được tính bằng công thức (TLS%) = 
(số tôm thu / số tôm thả) ˟ 100%.
Dấu hiệu bệnh lý và khả năng kháng bệnh ở tôm: 
Sau khi cảm nhiễm, phát hiện tôm có dấu hiệu bệnh 
lý như lờ đờ, bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt, tiến hành thu 
mẫu, cố định và phân tích mô bệnh học. Ngoài ra, 
mẫu được thu định kỳ sau 3 ngày cảm nhiễm và khi 
117
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
kết thúc thí nghiệm bằng cách thu ngẫu nhiên 3 con 
tôm mỗi bể để tiến hành phân tích mô bệnh học, 
đồng thời theo dõi và ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý, 
thời gian tôm chết.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 
Các số liệu được phân tích bằng phương sai một 
yếu tố (ANOVA) trên phần mềm SPSS 16.0 với phép 
kiểm định Duncan’s Test và Tukey Test được sử dụng 
để xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức 
ý nghĩa p < 0,05. Tất cả các số liệu trong thí nghiệm 
được trình bày dưới dạng trung bình (Mean) ± sai 
số chuẩn (SE).
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2016 đến 
tháng 2/2017 tại Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học 
Cần Thơ.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Dấu hiệu bệnh lý và tỷ lệ chết của tôm
3.1.1. Dấu hiệu bệnh lý
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở các nghiệm thức 
ĐCD và ĐCD + CNP sau 72 giờ tôm có dấu hiệu 
lờ đờ, hoạt động kém, ăn ít hoặc bỏ ăn, ruột rỗng 
(Hình 1A/a), gan tụy teo, dai, có màu nhợt nhạt, 
mòn chủy và phụ bộ, kèm theo đó là những biểu 
hiện khác như mềm vỏ, giáp đầu ngực có đốm đen. 
Các dấu hiệu này tương tự như mô tả của Lightner 
và cộng tác viên (2012) và Flegel (2012) về các dấu 
hiệu bệnh lý đặc trưng về bệnh hoại tử gan tụy cấp 
tính. Trong khi đó, các nghiệm thức còn lại tôm có 
màu sắc tươi sáng, khối gan tụy bình thường, ruột 
đầy thức ăn (Hình 1B/b).
A a
B b
Hình 1. Hình tôm và gan tụy tôm. (A) Tôm nhiễm AHPND, 
(a) gan tụy tôm nhiễm AHPND (B) Tôm khỏe, (b) gan tụy tôm khỏe
3.1.2. Ảnh hưởng của L. plantarum và C, N, P lên 
tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy 
cấp tính trên tôm thẻ chân trắng
- Tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm 
Nhìn chung, các nghiệm thức có bổ sung C, N, P
vào trong môi trường nước thì tỷ lệ sống lại thấp 
hơn so với các nghiệm thức không bổ sung C, N, P.
Kết quả còn cho thấy nghiệm thức khi bổ sung C, 
N, P và cảm nhiễm V. parahaemolyticus đã làm giảm 
tỷ lệ sống ở mức có ý nghĩa thống kê so với nghiệm 
thức chỉ cảm nhiễm V. parahaemolyticus (ĐCD) thể 
hiện lần lượt là 52 và 47%. Điều này có thể kết luận 
rằng việc bổ sung C, N, P làm giảm tỷ lệ sống của 
tôm thí nghiệm (Hình 2). Ở các nghiệm thức không 
cảm nhiễm V. parahaemolyticus thì tỷ lệ sống của 
tôm rất cao từ 82,2 - 88,3%, các nghiệm thức này 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng 
âm. Tuy nhiên, ở các nghiệm thức có cảm nhiễm 
V. parahaemolyticus thì tỷ lệ sống giảm, thấp nhất là 
ở nghiệm thức bổ sung C, N, P, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Chỉ riêng 
ở nghiệm thức bổ sung L. plantarum, có cảm nhiễm 
V. parahaemolyticus và bổ sung C, N, P thì tỷ lệ sống 
vẫn đạt khá cao và không khác biệt có ý nghĩa thống 
kê so với nghiệm thức đối chứng âm. Tóm lại, khi 
trộn L. plantarum vào thức ăn đồng thời bổ sung 
C, N, P vào môi trường nước trên tôm có cảm nhiễm 
V. parahaemolyticus thì tỷ lệ sống của tôm được cải 
thiện đáng kể (80%) so với nghiệm thức cảm nhiễm 
V. parahaemolyticus và bổ sung C, N, P (47%).
118
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
Hình 2. Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng sau 14 ngày cảm nhiễm
Kết quả thí nghiệm tương đồng với nghiên cứu 
của Scharifuzzaman và cộng tác viên (2011) khi bổ 
sung vi sinh vật có lợi vào đường ruột sẽ mang lại 
hiệu quả về mặt dinh dưỡng, tăng đáp ứng miễn 
dịch và khả năng đề kháng bệnh của vật nuôi. 
Tương tự, các nghiên cứu của Nogami và Maeda 
(1992), Nogami và cộng tác viên (1997) cho biết khi 
bổ sung Lactobacillus vào thức ăn cũng giúp tăng 
tỷ lệ sống của giáp xác cũng như cải thiện sức khỏe 
và tăng tỷ lệ sống của cá tầm (Sparus aurata) và cá 
hồi (Oncorhynchus mykiss). Kết quả nghiên cứu 
này cũng phù hợp với với nghiên cứu của Natesan 
và cộng tác viên 2012, khi cho tôm sú ăn vi khuẩn 
Lactobacillus trong điều kiện có cảm nhiễm vi khuẩn 
V. alginolyticus, tỷ lệ sống cũng được cải thiện từ 
20% lên đến 87% trong 10 ngày cảm nhiễm. Ngoài 
ra, khi cho sinh vật ăn LAB, chúng sẽ làm tăng hệ 
thống miễn dịch để chống lại mầm bệnh vi sinh vật 
(Andlid et al., 1995; Balcázar et al., 2006). Các cơ chế 
này đã chứng minh được vi khuẩn lactic thí nghiệm 
có khả năng làm tăng tỉ lệ sống của tôm trong môi 
trường có sự xuất hiện của mầm bệnh hoại tử gan 
tụy cấp tính.
3.2. Kết quả phân tích mô bệnh học
Kết quả phân tích mô học bệnh học cho thấy 
100% mẫu tôm trước khi cảm nhiễm và các nghiệm 
thức không cảm nhiễm V. parahaemolyticus đều bình 
thường với sự hiện diện của số lượng lớn các không 
bào (tế bào B) và tế bào dự trữ (tế bào R) (Hình 3A). 
Tôm không có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh 
hoại tử gan tụy cấp tính. Trái lại, các nghiệm thức có 
cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus có sự biến 
đổi vùng gan tụy với mức độ ảnh hưởng tùy thuộc 
theo từng nghiệm thức. Tôm ở nghiệm thức có cảm 
nhiễm V. parahaemolyticus (ĐCD); nghiệm thức cảm 
nhiễm V. parahaemolyticus và bổ sung C, N, P (ĐCD 
+ CNP); nghiệm thức cảm nhiễm V. parahaemolyticus 
và bổ sung L. Plantarum (VP + plan); và nghiệm 
thức cảm nhiễm V. Parahaemolyticus, bổ sung 
L. plantarum và C, N, P (VP + plan + CNP) sau khi 
cảm nhiễm V. parahaemolyticus 3 ngày đã xác định 
được lần lượt có 7/9, 8/9, 2/9 và 3/9 mẫu gan tụy tôm 
có những dấu hiệu bệnh tích điển hình của AHPND 
tương tự mô tả của Lightner và cộng tác viên (2012) 
trên tôm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính như: là cấu 
trúc của mô gan tụy bị biến đổi, ống gan tụy không có 
tế bào B, F và R và các tế bào gan thoái hóa và rơi vào 
lòng ống, xuất hiện hiện tượng melamin hóa ở vùng 
gan hoại tử và xuất hiện của các tế bào máu quanh 
các cụm vi khuẩn trong vùng bị hoại tử (Hình 3B).
Sau lần thu mẫu thứ nhất, khi phát hiện tôm có 
dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn và màu sắc nhạt màu, tiến 
hành thu mẫu và phân tích mô bệnh học. Kết quả 
đã cho thấy rằng 60% mẫu tôm thu được ở nghiệm 
thức có cảm nhiễm V. Parahaemolyticus và nghiệm 
thức cảm nhiễm V. parahaemolyticus và bổ sung 
C, N, P có dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy cấp tính 
như ống gan tụy teo, giảm số lượng tế bào B, R, F, các 
tế bào gan thoái hóa và rơi vào lòng ống. Tương tự, 
ở các nghiệm thức cảm nhiễm V. parahaemolyticus 
và bổ sung L. plantarum, và nghiệm thức cảm nhiễm 
V. Parahaemolyticus bổ sung L. palntarum và C, N, P
cũng cho thấy rằng có 0, 10% mẫu gan tụy tôm 
có dấu hiệu tương tự. Tuy nhiên, đến khi kết thúc 
thí nghiệm thì hầu hết mẫu gan tụy tôm khi phân 
tích mô bệnh học đều có dấu hiệu bình thường 
ngoại trừ 1 mẫu gan tụy ở nghiệm thức cảm nhiễm 
119
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
V. parahaemolyticus và bổ sung C, N, P (ĐCD + CNP)
còn có biểu hiện giảm số lượng tế bào B, R, F, các tế 
bào gan cũng bị thoái hóa và rơi vào lòng ống. Tóm 
lại, ở các nghiệm thức cho ăn L. plantarum và cảm 
nhiễm V. parahaemolyticus thì gan tụy tôm ít bị ảnh 
hưởng của sự cảm nhiễm AHPND ngay khi có sự 
bổ sung C, N, P vào môi trường nước.
Hình 3. Hình kết quả mô học gan tụy tôm
Hình A: Gan tụy tôm khỏe. Hình B: gan tụy tôm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus ( ) ống gan tụy teo, giảm 
số lượng tế bào B, R, F ( ) tế bào thoái hóa rơi vào lòng ống, ( ) tế bào máu tập trung xung quanh ống gan tụy, 
melanin hóa
Xét về mối tương quan giữa tỷ lệ sống và khả năng 
kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khi bổ sung 
L. plantarum vào thức ăn, đồng thời cảm nhiễm 
V. parahaemolyticus đã cho thấy L. plantarum khi 
được bổ sung vào thức ăn đã làm tăng tỷ lệ sống của 
tôm ngay khi có sự cảm nhiễm V. parahaemolyticus. 
Thêm vào đó, khi bổ sung C, N, P vào môi trường 
nước thí nghiệm thì đã làm tăng tỷ lệ nhiễm AHPND. 
Kết quả này cũng tương đồng với Al-Ani (1980) cũng 
cho thấy khi bổ sung đường trehalose, acid glutamic, 
KH2PO4 và K2HPO4 vào môi trường thí nghiệm đã 
thúc đẩy sự phát triển của V. Parahaemolyticus. Tuy 
nhiên, khi bổ sung L. plantarum vào thức ăn thì kết 
quả về tỷ lệ sống đã được cải thiện đáng kể và tỷ lệ 
nhiễm bệnh giảm đi. Kết quả thí nghiệm này cũng 
tương đồng với Đỗ Thị Thanh Dung và cộng tác viên 
(2017) cũng đã xác định L. plantarum có khả năng 
kháng với V. parahaemolyticus. Felipe và cộng tác 
viên (2016) đã sử dụng L. plantarum trộn vào thức 
ăn cho tôm thẻ chân trắng đã làm tăng chất lượng 
và hệ thống miễn dịch của tôm đồng thời tỷ lệ sống 
được cải thiện đáng kể từ 74,65% ở nghiệm thức 
không bổ sung L. plantarum lên 83,02% ở nghiệm 
thức bổ sung L. plantarum. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Khi bổ sung acid glutamic, đường trehalose, 
KH2PO4, K2HPO4 theo tỷ lệ C, N, P: 15; 1; 0,1 vào 
môi trường nước thí nghiệm đã làm tăng tỷ lệ chết 
của tôm đồng thời cũng làm gia tăng khả năng bùng 
phát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ. Tuy 
nhiên, việc bổ sung L. plantarum vào thức ăn thì đã 
làm giảm đáng kể tỷ lệ chết cũng như tỷ lệ nhiễm 
AHPND ngay khi có sự hiện diện của C, N, P. Vậy 
L. plantarum có thể sử dụng trong phòng AHPND 
trên tôm nuôi.
4.2. Đề nghị
Thử nghiệm xác định khả năng kháng bệnh hoại 
tử gan tụy cấp tính của các chủng L. plantarum trong 
các ao nuôi tôm thẻ thâm canh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Thanh Dung, Võ Đình Quang và Phan Thị 
Phượng Trang, 2017. Phân lập và tuyển chọn 
Lactobacilus spp. Kháng với V. parahaemolyticus gây 
hội chứng tôm chết sớm tại Sóc Trăng. Tạp chí Phát 
triển Khoa học và Công nghệ, 5-15pp.
Nguyễn Thị Trúc Linh, Nguyễn Trọng Nghĩa, Đặng 
Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú, 2017. Ảnh 
hưởng của việc bổ sung vi khuẩn lactic vào thức ăn 
lên khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính 
trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). 
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 52b: 
122-130.
Tổng cục Thủy sản, 2015. Báo cáo tổng hợp quy hoạch 
nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 
đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn - Viện Kinh tế và Quy hoạch 
Thủy sản. 139pp.
A B
120
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
Al-Ani, F.Y., Z.M. Al-Khafaji, 1980. Minimal growth 
requirements for Vibrio parahaemolyticus strain 12. 
Iraqi J. Sci. Vol. 21, No.1, 1-13.
Andlid T., R. Vazque-Juarez, L. Gustafsson, 1995. Yeast 
colonizing the intestine of rainbow trout (Salmo 
gairdneri) and turbot (Scophthalmus maximus). 
Microb. Ecol. 30, 321-334. 
Ashenafi M, Busse M., 1991. Growth potential 
of Salmonella infantis and Escherichia coli in 
fermenting tempeh made from horsebean, pea 
and chickpea and their inhibition by Lactobacillus 
plantarum. J Sci Food Agric 1991; 55: 607-615.
Balcázar J. L, IgnaciodeBlas, ImanolRuiz-Zarzuela, 
David Cunningham, DanielVendrell, José 
LuisMúzquiz, 2006. The role of probiotic in 
aquaculture. Veterinary Microbiology, Volume 114 
(2006), Issues 3-4, pages 173-186.
Cebeci A, Gurakan C., 2003. Properties of protential 
probiotic Lactobacillus plantarum strains. Food 
Microbiol; 20: 511-518.
Felipe N. V., Adolfo. J, José L.P.M., Celso C.B.N., Jairo 
S.S. Walter Q.S., Mariana S., Luis A.V., 2016. Use 
of probiotic-supplemented diet on a Pacific white 
shrimp farm. R. Bras. Zootec., 45(5): 203-207.
Flegel T.W., 2012. Historic emergence, impact and 
current status of shrimp pathogens in Asia. Journal 
of Invertebrate Pathology 110: 166-173.
Lightner D. V., 1996. Viral diseases. In A Handbook of 
Pathology and Diagnostic Procedures for Diseases of 
Penaeid Shrimp ed. McVey, A: 1-72. Baton Rouge, 
LA: World Aquaculture Society.
Lightner D.V., R. M. Redman, C. R. Pantoja, B. L. 
Noble, Loc Tran, 2012. Early Mortality Syndrome 
Affects Shrimp in Asia. Global Aquaculture Advocate, 
January/February 2012: 40.
Loc Tran, L. Nunan, R. M. Redman, L. L. Mohney, C. 
R. Pantoja, K. Fitzsimmons, D. V. Lightner, 2013. 
Determination of the infectious nature of the agent of 
acute hepatopancreatic necrosis syndrome affecting 
penaeid shrimp. Diseases of aquatic organisms, 105: 
45-55.
Natesan Sivakumar, Muthuraman Sundararaman 
and Gopal Selvakumar, 2012. Probiotic effect 
of Lactobacillus acidophilus against Vibriosis in 
juvenile shrimp (Penaeus monodon). African Journal 
of Biotechnology, Vol. 1191. PP. 15811-15818.
Nogami K. and M. Maeda, 1992. Bacteria as Biocontrol 
agents for rearing larvae of the crab  Portunus 
trituberculatus. Canadian Journal of Fisheries and 
Aquatic Sciences, 1992, 49(11): 2373-2376.
Nogami K., K.  Hamasaki, M.  Maeda, K.  Hirayama, 
1997. Biocontrol method in aquaculture for rearing 
the swimming crab larvae Portunus trituberculatus. 
Hydrobiologia, Volume 358, Issue 1-3, pp 291-295.
OIE, 2006. Manual of diagnostic test for aquatic animal, 
2006. White spot disease. https://www.oie.int/doc/
ged/D6505.PDF. 
Scharifuzzaman S.M., A. Abbass, J. W. Tinsley, B. 
Austin, 2011. Subcellular components of probiotics 
Kocuria SM1 and rhodococcus SM2 induce protective 
immmunity in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss, 
Walbaum) against Vibrio anguillarum. Fish shellfish 
Immunology: 30, 347-353.
Sirikharin, R., Taengchaiyaphum, S., 
Sritunyalucksana, K., Thitamadee, S., T.W. Flegel, 
R. Mavichak, 2014. A new and improved PCR 
method for detection of AHPND bacteria. National 
Science and Technology Development Agency. 1-3.
Zorriehzahra M.J., Banaederakhshan, R., 2015. 
Early Mortality Syndrome (EMS) as new Emerging 
Threat in Shrimp Industry. Advances in Animal and 
Veterinary Sciences, 3: 64-72.
Effect of Lactobacillus plantarum supplementation 
and C, N, P on the survival rate and resistance 
to acute hepatopanceatic necrosis disease in white leg shrimp 
Nguyen Thi Truc Linh, Tran Thi Hong To, 
Duong Hoang Oanh, Nguyen Thi Hong Nhi, 
Phan Thi Thanh Truc, Dang Thi Hoang Oanh, Truong Quoc Phu
Abstract 
This study aimed to evaluate the survial rate and acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) resistant ability 
of white leg shrimp (Litopaeneus vanamei) as supplemented Lactobacillus plantarum in feed and C, N, P (trehalose, 
acid glutamic, KH2PO4, K2HPO4) with the ratio at 10 : 1 : 1 in water environment. The result indicated that the survival 
rate of shrimp in experiment with C, N, P were lower than that in experiment without C, N, P. In experiment without 
V. parahaemolyticus challenge, shrimp did not have principle signs of AHPND and the survival rates were very high 
(82,23 - 88.3%). Histopathology of shrimp hepatopancreas in this experiment also did not show unnormal signs of 
hepatopancreatic structure. However, 4 experiments with V. parahaemolyticus challenge showed that the survival 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_viec_bo_sung_vi_khuan_lactobacillus_plantarum.pdf