Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam
Phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
là vấn đề có tính quy luật được quy định bởi sự vận động khách quan của đời sống kinh
tế - xã hội. Bài viết khái quát quá trình nhận thức, thực tiễn phân cấp, phân quyền và đề
xuất hướng về phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam
n phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phương. Nghị quyết cũng đã xác định các nguyên tắc phân cấp quản lý. Các lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý trong giai đoạn 2016-2020 được xác định trên các mặt: quản lý ngân sách nhà nước; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; quản lý đầu tư; quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức; quản lý đất đai. Ngoài ra, còn phải kể đến một số văn bản pháp luật quy định phân cấp đặc thù cho địa phương, như: Luật Thủ đô năm 2012 với các quy định phân cấp, phân quyền riêng cho Thủ đô Hà Nội, Nghị định số 93/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ Quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề phân cấp 19 Nhìn chung, các quy định pháp luật về phân cấp, phân quyền đã đem lại lợi ích cho cả Trung ương và địa phương, ngày càng được mở rộng trên các lĩnh vực, sâu về mức độ, đã nhận được phản ứng tích cực từ các địa phương. Tuy nhiên, còn không ít vấn đề đặt ra. Năm 2017, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) đã hoàn thành Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương. Dự án xem xét về phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương trên có thể nói có quy mô lớn nhất hiện nay, toàn diện các mặt quản lý ở địa phương. Báo cáo cho thấy có sự phân cấp mạnh mẽ của Trung ương cho địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bất cứ lĩnh vực nào cũng có rất nhiều vấn đề đặt ra qua điều tra và theo ý kiến của các địa phương1. Trong Báo cáo số 1219/ BC-BNV Tổng kết 3 năm thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 23/3/2019, Bộ Nội vụ cũng đã có một số nhận xét như sau: “Một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa được quy định rõ “và”Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấpchưa hợp lý, mạnh mẽ, đồng bộ”. Một vấn đề có tính nguyên tắc là phân cấp, phân quyền phải bảo đảm được sự kiểm soát của Trung ương đối với địa phương. Trong thực tế, việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân 1 Báo cáo Tổng hợp kết quả Dự án “Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương”, Chủ nhiệm: TS. Trần Văn Ngợi, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội, 2017, tr. 45-142. quyền của chính quyền cấp tỉnh, của địa phương đặt ra không ít các vấn đề. Đó là tình trạng trung ương thiếu thông tin, thiếu sự kiểm soát đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp, phân quyền, một số địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mang tính cục bộ, sự vi phạm pháp luật Điển hình về tình trạng thiếu kiểm soát của Trung ương cũng như năng lực tự kiểm soát của chính quyền địa phương qua các vụ việc vi phạm như: thu hồi đất ở Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh) (Thu Hằng, 2018), vi phạm xây dựng công trình trong rừng phòng hộ tại Sóc Sơn (Hà Nội) (Vương Trần, 2019), mua bán đất công ở Đà Nẵng trong vụ án Vũ Nhôm (Xuân Tùng, 2019), các sai phạm pháp luật trong xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh (Nam Trần - Trí Tuệ, 2019), vụ lừa dối xuất xứ hàng hóa điện tử của Tập đoàn Asanzo (Nhóm phóng viên Tuổi trẻ, 2019) 3. Một số nhận xét và kiến nghị Qua nghiên cứu quá trình phân cấp, phân quyền của Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay, có thể nêu những nhận xét chung sau: Thứ nhất, phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước và bảo đảm cung ứng dịch vụ công không xuất phát từ đòi hỏi chủ quan mà là yêu cầu khách quan của thực tiễn. Nó xuất hiện và được thực hiện ngay từ khi nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đang tăng mạnh và cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân cấp, phân quyền bắt đầu từ yêu cầu hợp lý hóa chức năng, nhiệm vụ quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cung ứng tốt nhất dịch vụ công cho cộng đồng dân cư địa phương. Càng về sau, trong khuôn khổ Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201920 nguyên tắc tập trung dân chủ, nó càng được nhận thức rõ hơn về yêu cầu dân chủ hóa đối với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương. Hiện nay, phân cấp, phân quyền vẫn là vấn đề lớn, có tính thời sự cao trong quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương ở nước ta. Thứ hai, tổng quát thành tựu và hạn chế trong phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cho thấy, việc phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nước ta vẫn đang tiếp diễn. Nguyên nhân là quy định pháp luật chưa hoàn chỉnh và chính quyền địa phương chưa thực thi tốt các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền cũng như sự kiểm soát của Trung ương còn hạn chế. Cụ thể là chưa xác định khoa học quan điểm tổng quát về vị trí, vai trò chức năng của chính quyền cấp tỉnh cũng như các cấp chính quyền địa phương khác để tiến hành phân cấp, phân quyền; phân cấp, phân quyền không rõ, thiếu mạch lạc; công tác phân cấp, phân quyền cũng tiến hành không thật bài bản, thiếu tiêu chí cũng như chương trình kế hoạch một cách rõ ràng; tồn tại vấn đề lợi ích giữa Trung ương và địa phương làm cản trở việc phân cấp, phân quyền Trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp, phân quyền, kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương về tính hợp pháp, hợp lý trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn còn bất cập. Việc thực hiện và các bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền của chính quyền địa phương còn khiếm khuyết, hạn chế. Điều đó thể hiện ở sự thiếu năng lực quản lý trong nhiều vụ việc sai trái pháp luật của chính quyền, đặc biệt là trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, giáo dục..., có thể dễ dàng thấy được những điều này qua các phương tiện truyền thông. Thứ ba, một điểm rất đáng chú ý thể hiện sự đổi mới trong nhận thức là việc Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương xác định rõ các nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương qua việc phân định thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước trung ương và chính quyền cấp tỉnh dưới hình thức phân quyền bên cạnh hình thức phân cấp. Sự hiện diện yếu tố “phân quyền” trong xác định thẩm quyền cho chính quyền địa phương là thể hiện nhận thức có tính cách mạng về vị trí, vai trò cũng như tương quan giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Cùng với nhận xét trên đây, xuất phát từ quan niệm và thực tiễn phân cấp, phân quyền hiện nay, xin có mấy đề xuất sau: Một là, cần xây dựng, hoàn thiện luận cứ khoa học hoàn chỉnh lý luận về phân cấp, phân quyền trong các điều kiện cụ thể Việt Nam. Cho đến nay, có số lượng lớn các công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng còn tản mạn, thiếu sự nghiên cứu tổng hợp, phân tích đầy đủ những thành quả nghiên cứu đó. Trong đó, mục tiêu quan trọng là làm rõ được tính quy luật của phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương - địa phương và cả giữa các cấp chính quyền địa phương; tính đặc thù, các nguyên tắc, điều kiện phân cấp, phân quyền ở Việt Nam; vấn đề lợi ích cấp, ngành; kiểm tra, giám sát của Trung ương đối với địa phương; các yếu tố tác động đến phân cấp, phân quyền... Ở nhiều nước, phân cấp, phân quyền quản lý đã đi xa hoặc rất xa chúng ta trong vấn đề này. Phân cấp, phân quyền có kiểm soát về nguyên tắc là cơ sở, điều kiện cho sự phát triển. Sự chậm trễ, trì trệ trong phân Vấn đề phân cấp 21 cấp, phân quyền hiện nay gây cảm giác rằng chúng ta nói tốt về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương nhưng thực tế thì nhận thức vấn đề chưa thật rõ và toàn diện, tính đến các chiều khác nhau trong phân cấp, phân quyền. Khi nhận thức khoa học về phân cấp, phân quyền còn hạn chế hay hoài nghi thì không thể có được niềm tin cũng như quyết tâm chính trị cao trong công việc không dễ dàng này. Hai là, trong nhiều văn bản chính trị, pháp lý, đánh giá của Đảng và Nhà nước đều thấy thường xuyên đặt vấn đề phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương với chính quyền cấp tỉnh và giữa các cấp chính quyền địa phương. Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vẫn xác định một trong những giải pháp là “Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ”. Phân cấp, phân quyền không thể làm trong một lần, bởi công việc này phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố khách quan, chủ quan khác, nói cách khác phân cấp, phân quyền có tính “động”, nhưng có thể thực hiện việc phân cấp, phân quyền một cách căn bản, tính “động” chỉ là các biến động nhỏ cần sửa đổi, bổ sung. Trạng thái phân cấp, phân quyền này có thể thấy ổn định ở nhiều nước phát triển và đang phát triển. Chúng ta chưa đạt tới trạng thái đó, vẫn còn trong tình trạng đòi hỏi phân cấp, phân quyền “mạnh mẽ”. Để đạt được sự phân cấp, phân quyền ổn định giữa Trung ương và địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương, cần triển khai mạnh công việc này một cách toàn diện và mức độ hợp lý các lĩnh vực quản lý và cung ứng dịch vụ công. Trên cơ sở nhận thức lý luận và xuất phát từ thực tiễn, cần nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, điều kiện phân cấp, phân quyền, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, ngành, lộ trình cụ thể và tổ chức thực hiện trong phân cấp, phân quyền. Hiện nay, cần tạo được một mặt bằng phân cấp tương đối hoàn chỉnh giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, sự phân cấp, phân quyền tiếp theo chỉ là sự hoàn chỉnh, cá biệt. Rất nhiều vấn đề phân cấp, phân quyền được đặt ra mà một bộ phận quan trọng đã được phát hiện trong các báo cáo nêu trên của Bộ Nội vụ sẽ được xem xét, xử lý theo chương trình, kế hoạch này. Tất nhiên, trong phân cấp, phân quyền không chỉ có điều tốt. Cần có sự cân nhắc toàn diện các mặt và lường trước mặt trái có thể có để lựa chọn phương án phân cấp, phân quyền tốt nhất, đồng thời có biện pháp dự phòng. Ba là, thực tiễn cho thấy không tránh khỏi bất cập, sự vi phạm pháp luật không mong muốn từ phía chính quyền cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức, thực hiện minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tự kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp tỉnh thì kiểm tra, giám sát từ cấp trên, bên ngoài phải được xác định là một trong những biện pháp rất có hiệu quả. Vai trò hàng đầu trong công tác kiểm tra, giám sát nhà nước đối với chính quyền địa phương là Chính phủ, các bộ, ngành. Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201922 Cần có các biện pháp tăng cường trách nhiệm tích cực và định rõ trách nhiệm pháp lý đối với người có chức trách kiểm tra, giám sát, trước hết là người đứng đầu và người trực tiếp thi hành công vụ trong cơ quan nhà nước trung ương khi không phát hiện, xử lý theo thẩm quyền đối với những bất cập trong quản lý, các hành vi phạm pháp, sai trái của chính quyền địa phương. Trong trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với chính quyền địa phương, trách nhiệm của cơ quan nhà nước Trung ương là phải biết và phải xử lý theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm mỗi khi có vấn đề tại địa phương. Một hướng giám sát rất hiệu quả đối với hoạt động của chính quyền cấp tỉnh cũng như chính quyền địa phương nói chung cần đặc biệt quan tâm là sự tham gia giám sát của các tổ chức xã hội, của người dân. Đây là lực lượng có tiềm năng to lớn đối với công việc này, cần biết coi trọng và trọng dụng nó trong thực tế. Cần thấy rằng, chính quyền địa phương tự quản ở nhiều nước, ngoài hình thức kiểm tra, giám sát của tòa án, của cơ quan cơ quan nhà nước cấp cao hơn, giám sát nhân dân mới là sức mạnh đặc biệt có sức nặng quan trọng. Đó là vì, trong nền dân chủ, quyền lực nhân dân được thể hiện qua khả năng lớn phát hiện các sai phạm, thiếu sót của chính quyền và tạo áp lực qua lá phiếu và các hình thức khác buộc chính quyền phải có những thay đổi, các xử lý cần thiết. Bốn là, nhìn suốt quá trình lịch sử, trong khuôn khổ của nguyên tắc tập trung dân chủ, xu hướng vận động và phát triển của chính quyền địa phương nước ta từ thái cực tập trung cao đang đi dần về phía dân chủ, tập trung được thực hiện theo cách phù hợp với thực tế hơn. Nói cách khác, tính chất nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng đang tiệm tiến đến gần tính chất nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tự quản. Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sự hiện diện hai chữ “phân quyền” cho chính quyền địa phương là dấu hiệu căn bản phản ánh điều này. Nếu như phân quyền (bên cạnh phân cấp) cho chính quyền địa phương được bao gồm ở mức độ đáng kể các công việc công cộng gắn với đời sống dân cư địa phương thì chúng ta đã có hoặc có rất nhiều yếu tố của tự quản địa phương hay chính quyền địa phương tự quản. Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được những rào cản để làm điều đó, bởi chính quyền địa phương tự quản là mô hình chính quyền địa phương không hoàn hảo về mọi mặt, nhưng có những ưu điểm căn bản trong việc phục vụ đời sống người dân địa phương, trong khuôn khổ lợi ích chung của quốc gia. Đó sẽ là chính quyền địa phương tự quản có tính đặc thù theo các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tài liệu tham khảo 1. Thu Hằng (2018), Dự án Thủ Thiêm sai phạm từ quy hoạch đến thu hồi đất, tái định cư, https://vietnamnet.vn/vn/ thoi-su/chong-tham-nhung/du-an-thu- thiem-sai-pham-tu-quy-hoach-den-thu- hoi-dat-tai-dinh-cu-475562.html 2. Vương Trần (2019), Xây dựng trái phép trên đất rừng Sóc Sơn: Sai phạm ở mức đáng báo động, https://laodong.vn/bat- dong-san/xay-dung-trai-phep-tren-dat- rung-soc-son-sai-pham-o-muc-dang- bao-dong-664637.ldo (xem tiếp trang 52)
File đính kèm:
- van_de_phan_cap_phan_quyen_giua_trung_uong_va_dia_phuong_o_v.pdf