Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp

Năm 2003, Quốc hội khóa XI (tại kỳ họp thứ 3) đã thông qua

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Cũng vào năm đó, các quy

định về giám sát của Hội đồng nhân dân trong Luật tổ chức Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được ban hành. Việc ban hành các

quy định này là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý góp phần nâng

cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử ở

nước ta.

Qua quá trình thực hiện các quy định nói trên và các quy định

có liên quan khác, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân

dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giám sát của cơ quan dân

cử đã tập trung vào những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, xã

hội quan tâm và ngày càng công khai, minh bạch. Hoạt động giám sát

vì vậy được nhân dân đánh giá cao, qua đó góp phần nâng cao vai

trò, uy tín của các cơ quan dân cử.

Song bên cạnh những kết quả tích cực đó, thực tiễn hoạt động

giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng bộc lộ những mặt

hạn chế, bất cập. Ý kiến của các đại biểu dân cử cũng như các nhà

quản lý, nhà khoa học khá thống nhất ở một đánh giá tổng quát là

hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng

nhân dân còn chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân

khác nhau và một trong những nguyên nhân chủ yếu là các quy định

pháp luật về giám sát còn nhiều bất cập cả về chủ thể, đối tượng, nội

dung, phạm vi, hình thức giám sát

Để triển khai thi hành các quy định trong Hiến pháp 2013 về

giám sát, đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong hoạt

động giám sát của các cơ quan dân cử, dự án Luật hoạt động giám

sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đang được Quốc hội Khóa

XIII xem xét và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10. Trong bối cảnh

đó, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, Thư viện Quốc hội

và Viện Chính sách công và Pháp luật tiến hành biên soạn cuốn sách

“Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam: Vấn đề và

giải pháp”.

Mục đích của việc biên soạn cuốn sách là nhằm cung cấp thông

tin phục vụ các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và

các cơ quan hữu quan trong việc xem xét, thông qua Luật hoạt động

giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nhóm tác giả cũng

mong muốn cuốn sách này sẽ góp phần vào việc kỷ niệm 70 năm

Quốc hội Việt Nam. Và ngoài ra, cuốn sách cũng sẽ hướng tới phục

vụ công tác nghiên cứu khoa khọc pháp lý về tổ chức và hoạt động

của Quốc hội.

Với các mục đích đó, nội dung cuốn sách đi từ những vấn đề

lý luận về giám sát của cơ quan dân cử tới đánh giá thực trạng hoạt

động giám sát của cơ quan dân cử của nước ta thời gian qua và đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện

chức năng quan trọng này. Phương pháp tiếp cận và trình bày cuốn

sách cũng có những thay đổi so với cách thức thông thường cho phù

hợp với đối tượng độc giả chính của cuốn sách. Theo đó, những vấn

đề lý luận sẽ được trình bày dưới góc độ so sánh tham chiếu giữa

kinh nghiệm phổ quát của các nước với quan niệm giám sát của Việt

Nam. Phần thực trạng giám sát chỉ tập trung đánh giá những vấn đề

còn tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân để làm cơ sở cho việc

kiến nghị mà không đi sâu vào các kết quả đạt được trong suốt thời

gian qua. Phần giải pháp vừa kết hợp các kiến nghị chung và các

kiến nghị cụ thể đối với dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc

hội và Hội đồng nhân dân.

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 1

Trang 1

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 2

Trang 2

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 3

Trang 3

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 4

Trang 4

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 5

Trang 5

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 6

Trang 6

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 7

Trang 7

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 8

Trang 8

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 9

Trang 9

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 168 trang xuanhieu 4140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam vấn đề và giải pháp
ành pháp, 
hành chính với thông tin phiến diện một chiều, chủ yếu là thành tích, 
còn những mặt hạn chế, yếu kém ít được đề cập1. Nhiều ĐBQH băn 
1 Trong cuộc thảo luận tổ ĐBQH tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, ĐBQH Trương 
Trọng Nghĩa phát biểu: “Những con số nêu trong báo cáo của Chính phủ hời hợt, không 
trung thực, không phản ánh được tình hình”. Mai Hương, “Không thể cứu nền kinh tế 
bằng giải pháp bình thường”, Tuổi Trẻ, 22/5/2013, có tại: 
hoi/549659/khong-the-cuu-nen-kinh-te-bang-giai-phap-binh-thuong.html 
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 159 
khoăn về mức độ chính xác của các con số, chỉ tiêu trong báo cáo 
của Chính phủ1. Ngược lại, còn ít những thông tin phản biện, không 
cùng chiều với nhận định của số đông, mà vẫn phù hợp với mục tiêu 
chính sách, với quy định của pháp luật, có giá trị “cảnh báo”, “kiểm 
chứng” trong quá trình đi tìm những thông tin chính xác, chân thật.
Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho các ĐBQH trong 
hoạt động giám sát, cán bộ phục vụ thường thực hiện các công việc 
như: Tóm tắt quy định pháp luật, chính sách về nội dung/đối tượng 
giám sát; tổng hợp các vấn đề liên quan đến nội dung/đối tượng giám 
sát; tham gia viết báo cáo giám sát. Lượng thông tin được cung cấp 
cho các hoạt động này được đa số các đại biểu cho là đủ, hầu hết 
đánh giá ở mức độ “Trung bình” – “Nhiều”, chỉ một phần nhỏ (dưới 
20% ở tất cả các nội dung), cho rằng tài liệu là “Ít”2. Trong đó, thông 
tin cung cấp cho hoạt động Xem xét báo cáo đánh giá của cơ quan 
nhà nước được tỷ lệ đại biểu cao nhất cho là “Nhiều”, và thấp nhất 
là thông tin cho hai hoạt động Chất vấn và Giám sát giải quyết khiếu 
nại, đều chỉ chiếm 22.6%. 
Tuy nhiên, đánh giá về chất lượng thông tin phục vụ hoạt động 
giám sát lại chưa được khả quan. Đa số ý kiến cho rằng các tài liệu 
được cung cấp chỉ “Đáp ứng một phần”, hoặc “Đáp ứng phần lớn” 
yêu cầu đặt ra. Số đại biểu đánh giá các tài liệu này “Đáp ứng hoàn 
toàn” chiếm tỷ trọng rất ít (tối đa dưới 10% cho tất cả các nhóm 
1 Đoàn Thư ký kỳ họp, Báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về 
kinh tế -xã hội và NSNN, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, 28/5/2013.
2 Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd.
160 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
thông tin được khảo sát. Sự khác biệt ý kiến về chất lượng thông 
tin thể hiện rõ ở 2 hoạt động: “Tham gia các đoàn giám sát của 
UBTVQH, HĐDT và các UB” và “Tham gia các đoàn giám sát của 
Đoàn ĐBQH tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương”1. 
Biểu đồ: Đánh giá của Đại biểu kiêm nhiệm và Đại biểu chuyên 
trách về mức độ đáp ứng của thông tin phục vụ hoạt động giám sát. 
Kết quả khảo sát về đánh giá của cán bộ phục vụ Quốc hội về 
mức độ đáp ứng của các thông tin họ cung cấp đối với công việc 
của ĐBQH được mô tả trong biểu đồ dưới đây có nét tương đồng 
với kết quả thu được từ phía ĐBQH. Đa số các cán bộ cho ý kiến 
rằng những thông tin họ cung cấp “Đáp ứng một phần” – hoặc 
“Đáp ứng phần lớn” yêu cầu của Đại biểu. Số phần trăm cho rằng 
thông tin mình cung cấp “Đáp ứng hoàn toàn” yêu cầu của đại biểu 
là nhỏ (dao động từ 5 – 10%). Khoảng 5% cán bộ cho biết, các 
1 Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 161 
thông tin họ cung cấp “Không đáp ứng” yêu cầu1.
Biểu đồ 7: Đánh giá của cán bộ phục vụ về mức độ đáp ứng yêu 
cầu của thông tin cho ĐBQH
4.1.4. Thời gian dành cho hoạt động giám sát còn hạn hẹp
Lượng thời gian dành cho hoạt động giám sát của cơ quan dân 
cử là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Vào 
năm 2005, trong một hội nghị về hoạt động giám sát, nguyên Chủ 
tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã nhận xét: “thời gian, công sức, trí 
tuệ của Quốc hội dành cho hoạt động giám sát của Quốc hội chưa 
nhiều”2. Trong các năm gần đây, tỷ lệ thời gian Quốc hội dành cho 
hoạt động giám sát tại kỳ họp có xu hướng tăng nhưng cũng chỉ ổn 
định dần ở mức hơn 20% (xem biều đồ dưới đây). Bởi lẽ trong hơn 
một tháng đó, Quốc hội còn phải tiến hành rất nhiều công việc khác, 
đặc biệt là công tác lập pháp. Đây là một xu thế cần lưu ý trong việc 
1 Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd. 
2 Như Trang, ‘Giám sát mà nể nang, dĩ hòa vi quý là hại dân’, VNEXPRESS, 14/01/2005.
162 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
tổ chức các kỳ họp của Quốc hội.1 Chưa có thống kê cụ thể lượng 
thời gian dành cho hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kỳ 
họp của Quốc hội, cũng như không có thống kê về lượng thời gian 
dành cho hoạt động giám sát ở HĐND. Tuy nhiên, qua quan sát tổng 
quan, cũng như qua ý kiến của chính các đại biểu dân cử, có thể nói, 
lượng thời gian hiện có của Quốc hội và HĐND chưa đủ cho hoạt 
động này, cũng như đối với hoạt động khác của cơ quan dân cử.
Biểu đồ: Tỷ lệ % các phiên họp toàn thể dành cho hoạt động 
giám sát trên tổng số các phiên họp từ kỳ 1 đến kỳ 8 Quốc hội 
khóa XIII2
Không những thế, các ĐBQH, đại biểu HĐND kiêm nhiệm 
thường không có thời gian cần thiết dành cho nhiệm vụ giám sát. 
Hơn 70% ĐBQH kiêm nhiệm và một tỷ lệ lớn hơn ở HĐND sẽ rất 
1 Thư viện Quốc hội, Báo cáo tổng hợp “Hoạt động của Quốc hội trong năm 2014: những 
số liệu thống kê và một số phân tích” 2015.
2 Thư viện Quốc hội, Dẫn trên, Chú thích số 1.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 163 
khó có thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu bởi các 
công việc ở nơi làm việc chính. Thời gian mà các đại biểu kiêm 
nhiệm dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu chỉ đủ để tham 
gia các kỳ họp và tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ 
họp. Hệ quả là, gánh nặng hoạt động giám sát được đặt chủ yếu lên 
vai các đại biểu chuyên trách, cả ở Quốc hội và HĐND. Chính vì 
vậy, như biểu đồ dưới đây cho thấy, đại đa số các nhóm đối tượng 
được phỏng vấn đều coi việc “thiếu đại biểu chuyên trách là nguyên 
nhân làm giảm hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”1. Đối 
với HĐND chưa có khảo sát tương tự, nhưng qua các ý kiến trên 
các diễn đàn, việc thiếu thời gian chuyên tâm được coi là một trong 
những nguyên nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả giám sát.
Biều đồ 9: Tỷ lệ người trả lời về nguyên nhân làm giảm hiệu quả 
giám sát 
0
20
40
60
80
100
Nguyên nhân thiếu đại biểu chuyên trách
94.9
81.6
68
83.9
93.6
ĐBQH ĐTBGS Cử tri TCXH Chuyên gia
1 Văn phòng Quốc hội và SIDA, Báo cáo Nghiên cứu đánh giá hiệu qủa hoạt động giám sát 
của Quốc hội, Hà Nội, 4/2007.
164 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
Sự kịp thời là một trong những yêu cầu của đại biểu đối với 
thông tin phục vụ hoạt động tại Quốc hội, HĐND. Tuy nhiên, trên 
thực tế, nhiều loại thông tin cung cấp cho đại biểu thường chậm. 
Thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến của ĐBQH trước mỗi kỳ họp 
còn ít. Trước mỗi kỳ họp của QH, các ĐBQH nhận được quá nhiều 
tài liệu (hàng ngàn trang tài liệu), mà thời gian gửi cho QH chỉ trước 
kỳ họp khoảng 10 ngày thì các ĐBQH sẽ rất khó có đủ thời gian 
chuẩn bị ý kiến góp ý một cách có chất lượng1. Qua nhiều kỳ họp của 
nhiều nhiệm kỳ, các ĐBQH đều nhận xét, tài liệu gửi thường muộn, 
thậm chí sát ngày thảo luận mới nhận được các báo cáo, tờ trình2. 
Chính vì thời gian quá ngắn, nên rất khó khăn cho ĐBQH nghiên 
cứu để có thể sử dụng thông tin vào công việc ở Quốc hội. Từ phía 
các cán bộ phục vụ, 79% số người trả lời phiếu hỏi cho rằng nhiều 
cơ quan, tổ chức không sẵn sàng cung cấp thông tin hoặc không cung 
cấp thông tin kịp thời cho cơ quan, đơn vị phục vụ Quốc hội. 
Ở HĐND, cũng vì tài liệu của kỳ họp thường được gửi đến 
muộn, các đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, các Ban gặp nhiều 
khó khăn trong hoạt động, trong đó có các hoạt động giám sát như 
chất vấn, xem xét báo cáo v.v Các đại biểu muốn nghiên cứu sâu, 
1 Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd; Nguyên Lâm, “Tài liệu gửi ĐBQH: chưa tinh 
và còn rất chậm”, Người Đại biểu nhân dân, số 15/11/2008.
2 Biên bản thảo luận ở hội trường về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 
2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc 
hội, 5/6/2013. Ý kiến của ĐBQH tại các cuộc tọa đàm năm 2012 cũng cho biết, báo cáo kinh 
tế - xã hội được trình Quốc hội khá muộn. Còn trước đây, có những báo cáo về những vấn 
đề rất quan trọng như dự án bô-xít Tây Nguyên, mở rộng Hà Nội...cũng gửi đến ĐBQH 
chậm.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 165 
tham khảo ý kiến của cử tri, ý kiến của các cơ quan truyền thông đại 
chúng, ý kiến của các chuyên gia cũng khó có điều kiện để thực hiện. 
Chính vì thế, chất lượng các phiên chất vấn, thảo luận về các báo 
cáo, các cuộc giám sát v.v nhiều khi còn chưa sâu, chưa đi đến tận 
cùng. Trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp, nhiều ý kiến nhận xét, 
cả tài liệu chính thức và thông tin tham khảo gửi cho Ðoàn ÐBQH 
còn chậm trễ1. Nhất là trong một số lĩnh vực cụ thể, thông tin để tham 
gia hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế, là một trong những lý do 
làm cho đại biểu ngại tham gia các đoàn giám sát. 
4.2 Nguyên nhân
Những hạn chế, vướng mắc liên quan đến điều kiện đảm bảo 
cho hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND xuất phát từ những 
nguyên nhân khác nhau, từ khuôn khổ pháp luật, cách thức tổ chức 
công việc, năng lực làm việc.
Trước hết việc đổi mới tổ chức bộ máy của Văn phòng Quốc 
hội, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND còn chậm, chưa đáp ứng 
kịp với những thay đổi to lớn, toàn diện trong yêu cầu công việc. 
Qua những lần sửa đổi, các văn bản pháp luật liên quan đến bộ máy 
giúp việc của cơ quan dân cử vẫn còn những điểm hạn chế, bất cập, 
không phù hợp với thực tế. Hơn nữa, do những thay đổi trong khuôn 
khổ pháp luật về Quốc hội, HĐND như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật 
Tổ chức chính quyền địa phương, khuôn khổ pháp luật về bộ máy 
giúp việc càng bộc lộ những điểm, cần được sửa đổi, hoàn thiện như 
1 Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd.
166 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
Nghị quyết 545, Nghị quyết về tổ chức, hoạt động của Văn phòng 
Quốc hội.
Bên cạnh đó, trong nhận thức về bộ máy giúp việc đang có những 
vướng mắc. Khái niệm “giúp việc” đang được hiểu theo nhiều nghĩa 
khác nhau. Có quan điểm cho rằng, giúp việc là tổ chức các điều kiện 
về mặt hậu cần, hành chính cho các đại biểu hoạt động, cụ thể như 
công tác bảo đảm đi lại, ăn nghỉ, công văn, giấy tờ, tài chính, hoặc 
chú ý hơn đến mảng hành chính – hậu cần. Theo quan điểm khác, 
giúp việc bao hàm cả công tác tham mưu, tư vấn, cung cấp thông tin 
cho đại biểu dân cử1. Do có quan niệm khác nhau, cho nên có những 
nơi, những thời điểm, những trường hợp, mảng công việc tham mưu 
về chuyên môn, thông tin không được coi trọng, làm giảm hiệu quả 
công việc, trong đó có tham mưu cho hoạt động giám sát của Quốc 
hội, HĐND.
Về cách thức tổ chức công việc, trong các cơ quan nhà nước, 
chưa có cơ quan nào tổ chức theo mô hình 3 khối như Văn phòng 
Quốc hội (khối các đơn vị phục vụ Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của 
Quốc hội, khối các đơn vị phục vụ các ban của Uỷ ban thường vụ 
Quốc hội và khối các đơn vị phục vụ chung). Do vậy, mặc dù đã có 
những cố gắng nhất định trong sự phối hợp, song vẫn gặp không ít 
những khó khăn, lúng túng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều 
hành bộ máy. Nhiều hoạt động còn chồng lấn, do chưa cá biệt hoá 
được lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng loại đơn vị trong cơ cấu tổ 
1 Bùi Ngọc Thanh, Nâng cao chất lượng tham mưu giúp việc của Văn phòng Quốc hội, 
trong sách Sáu mươi năm Quốc hội Việt Nam, 2007.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 167 
chức của Văn phòng Quốc hội1. Trong lĩnh vực giám sát, điều này 
được thể hiện qua những trường hợp phục vụ cho chương trình giám 
sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐDT và các Ủy ban cần có 
sự tham gia của nhiều đơn vị.
Công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch 
cán bộ thực hiện chưa tốt, chưa đồng bộ, chưa khoa học; cơ chế đánh 
giá cán bộ còn chưa khách quan; chưa có sự kết hợp đúng đắn giữa 
lợi ích và nghĩa vụ trong mỗi cá nhân, đơn vị. Do đó, chưa tạo ra 
được khả năng khơi nguồn, khuyến khích và phát huy sức mạnh trí 
tuệ cá nhân kết hợp với sức mạnh trí tuệ của tập thể cơ quan2. Hơn 
nữa, cơ chế tuyển dụng, đào tạo công chức được áp dụng một cách 
đồng nhất như đối với bộ máy công vụ của các cơ quan hành pháp. 
Trong khi đó, Quốc hội và HĐND là cơ quan chính trị, vì vậy bộ máy 
giúp việc cho cơ quan này cũng mang nhiều nét đặc thù so với các 
cơ quan khác. Với hình thức đào tạo như các công chức hành pháp, 
trong nội dung đào tạo công chức Quốc hội hiện nay, các tri thức 
về cách thức tổ chức công việc của Quốc hội chưa được chú trọng. 
Công chức Quốc hội của nước ta hiện nay tuy được trang bị đầy đủ 
kiến thức về từng lĩnh vực chuyên môn sâu nhưng tri thức chung về 
luật Quốc hội còn thiếu. Bên cạnh đó, cũng cần phải nói thêm rằng, 
sự thiếu hụt này còn xuất phát từ chính thực trạng nhu cầu áp dụng 
thực tế những kiến thức này là không nhiều.
Mặt khác, những mặt hạn chế trong công tác tham mưu về chuyên 
môn, cung cấp thông tin, dịch vụ nghiên cứu ở Quốc hội, HĐND 
1 Văn phòng Quốc hội và UNDP, tlđd.
2 Văn phòng Quốc hội và UNDP, tlđd.
168 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
cũng có nguyên nhân một phần do nhu cầu của chính đại biểu dân 
cử đối với thông tin, dịch vụ nghiên cứu không được cao. Đối với 
các cơ quan, đơn vị trong Quốc hội, theo một nghiên cứu khảo sát, 
có những đại biểu cho biết, đã qua nhiều kỳ họp nhưng chưa yêu 
cầu các đơn vị thuộc VPQH cung cấp thông tin lần nào1. Một số đại 
biểu nhận xét, nhìn chung các ĐBQH chưa sử dụng quyền này nhiều 
để có thông tin kịp thời phục vụ hoạt động ở nghị trường; chưa chủ 
động phản ánh các nhu cầu cụ thể về thông tin2. Còn theo ý kiến 
của nhiều cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, các đại biểu 
kiêm nhiệm ở địa phương hầu như không yêu cầu Văn phòng Đoàn 
ĐBQH và HĐND cung cấp thông tin, lý do vì đại biểu hoặc không 
có nhu cầu, hoặc không biết về quyền này3. Kết quả khảo sát bằng 
phiếu hỏi cũng cho thấy, tỷ lệ đại biểu chủ động thường xuyên yêu 
cầu, đề nghị cung cấp thông tin là không cao, chiếm vào khoảng 16-
34% số đại biểu tùy thuộc vào đối tượng được yêu cầu. Do yêu cầu, 
nhu cầu từ phía đại biểu không cao, cho nên việc cung cấp thông tin, 
dịch vụ nghiên cứu khó có động lực phát triển sâu rộng hơn.
1 Ý kiến của các ĐBQH tại tọa đàm ở An Giang, ngày 13/7/2012, trong khuôn khổ nghiên 
cứu của Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd.
2 Ý kiến của các ĐBQH tại tọa đàm ở Hà Nội, ngày 5/9/2012, trong khuôn khổ nghiên cứu 
của Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd.
3 Ý kiến của các cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tại tọa đàm ở Hạ Long, ngày 
13/8/2012, trong khuôn khổ nghiên cứu của Ban Công tác đại biểu và Quỹ châu Á, tlđd.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoat_dong_giam_sat_cua_co_quan_dan_cu_o_viet_nam_va.pdf