Tóm tắt kết quả nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2015
TÓM TẮT
Lưu giữ nguồn gen thủy sản là nhiệm vụ thường xuyên của ngành đã và đang được thực hiện tại
Trung Tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ và Trung Tâm Quốc gia Giống Hải sản
Nam Bộ, trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Trong giai đoạn 2005 – 2015 đã có
khoảng 10 đối tượng nước ngọt và 4 đối tượng nước lợ mặn đã và đang được bảo tồn, lưu giữ và
khai thác nguồn gen. Trong số này có 3 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, được đánh giá ở mức EN
và CR. Số lượng dao động từ 12 – 70 cá thể mỗi loài, hàng năm đều được thu thập bổ sung. Tỷ lệ
sống đạt được hơn 80% ở các hình thức nuôi ao, bể và lồng bè. Các nguồn gen này đang được đánh
giá sơ bộ và chi tiết nhằm hoàn thành xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, tiến tới thăm dò cho cá sinh sản,
khai thác nguồn gen và tái tạo quần đàn. Kết quả của nhiệm vụ ‘Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen và
giống thủy sản khu vực Nam Bộ’ đã tạo ra nguồn gen gốc, thuần chủng làm vật liệu tốt cho những
đề tài nghiên cứu sinh học và sản xuất giống nhân tạo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt kết quả nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2015
lạnh nhằm chủ động trong công tác sinh sản nhân tạo, lưu giữ các nguồn gen quý sắp tuyệt chủng. Bước đầu đã thành công trên một số loài cá như cá Tra (tỉ lệ thụ tinh 55 – 65%, tỉ lệ nở 70%), cá Basa (50 – 55%, 70%) và cá Hô (5 – 10%, 30%). Phân loại nguồn gen theo tiêu chuẩn của IUCN/FAO: EX (Extinct) =tuyệt chủng, EW (Extinct in the wild) =tuyệt chủng trong tự nhiên, CR (Critically Endangered) =rất nguy cấp, EN (Endangered) = nguy cấp, VU (Vulnerable) =sẽ nguy cấp, CD (Conversation Dependent) =phụ thuộc bảo tồn, NT (Near Threatened) =sắp bị đe dọa, LC (Least Concem) = ít lo ngại, DD (Date Deficient) = thiếu dẫn liệu, NE (Not Evaluated) = không đánh giá. B Các loài cá nước lợ mặn 1 Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) Sản xuất giống nhân tạo thành công, thương mại hóa 2 Cá chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus, Cantor, 1849) Sản xuất giống nhân tạo thành công 3 Cá mó đầu khum (Cheilinus undulatus Ruppell, 1835) Sinh sản nhân tạo thành công 4 Cá dứa (Pangasius sp.) Đang thu thập, thuần hóa, lưu giữ * Thông qua chương trình lưu giữ nguồn gen và dự án cá bản địa Mê kông (cá duồng, chài, mè hôi, ét mọi, bông lau) và dự án SUFA (cá cóc). Bảng 2. Hiện trạng các nguồn gen đang được lưu giữ STT Tên nguồn gen Nguồn gốc Phân loại nguồn gen (theo IUCN/ FAO) Nĕm bắt đầu Số lượng hiện có (con) (kg/ con) Phương pháp bảo tồn, lưu giữ A Nước lợ mặn 1.1 Cá Mó đầu khum (Cheilinus undulatus) Côn Đảo, Phú Quí, Trường Sa EN 2005 44 (2,6 –13,5) Ex-situ (bể) 107TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 1.2 Cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus) Tp. HCM, Đồng Nai NE (VU) 2005 40 (1,5 – 3,0) Ex-situ (bể) 1.3 Cá Dứa (Pangasius sp.) Vũng Tàu, Sóc Trĕng NE 2012 66 (1,5 – 3,7) Ex-situ (lồng bè) B Nước ngọt 2.1 Cá Vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) ĐBSCL CR 2007 18 (3,5 – 32,0) Ex-situ (ao), in- vitro (tinh đông lạnh) 2.2 Cá Trà sóc (Probarbus jullieni) ĐBSCL EN 2007 166 (2,2 – 5,5) Ex-situ (ao) 2.3 Cá Sửu (Boesemania microlepis) ĐBSCL Hiếm 2012 20 (0,7 – 2,5) Ex-situ (ao, bè) 2.4 Cá Hổ sọc nhỏ (Datnioides undecimradiatus) ĐBSCL Hiếm 2012 30 (0,4 – 0,7) Ex-situ (bể), in- vitro (tinh đông) 2.5 Cá Vồ đém (Pangasius larnaudii) ĐBSCL NE 2005 50 (3,0 –12,0) Ex-situ (ao) 3.3. Đánh giá nguồn gen Hiện nay, việc đánh giá sơ bộ và chi tiết tất cả các nguổn gen đang được lưu giữ thông qua các chỉ tiêu về đặc điểm thích nghi và thuần dưỡng, đặc điểm hình thái phân loại, đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, v.v...và đánh giá đa dạng di truyền đã được tiến hành, và đã đánh giá được từ 70 – 95% các chỉ tiêu trên các đối tượng đang lưu giữ. Bước đầu đã nghiên cứu đánh giá được một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh sản của các loài lưu giữ để làm cơ sở cho bước nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, tái tạo quần đàn như: mùa vụ sinh sản, sức sinh sản, tỷ lệ thành thục, tỷ lệ đẻ, thụ tinh, tỷ lệ nở, v.v... Bảng 3. Hình thái phân loại các nguồn gen đang lưu giữ. Hình dạng ngoài Hệ thống phân loại Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Perciformes Họ Labridae Giống Cheilinus(Lacepede, 1801) Loài Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835) - Tiêu chuẩn IUCN: EN A2bd + 3bd - Tiêu chuẩn Việt Nam: EN 108 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Perciformes Họ Ephippidae Giống Proteracanthus Loài Proteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849) - Tiêu chuẩn IUCN: NE - Tiêu chuẩn Việt Nam: VU Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Siluriformes Họ Pangasiidae Giống Pangasius (Valenciennes, 1840) Loài Pangasius sp. Tiêu chuẩn Việt Nam: NE Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Siluriformes Họ Pangasiidae Giống Pangasius (Valenciennes, 1840) Loài Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 Tiêu chuẩn Việt Nam: NE Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Siluriformes Họ Pangasiidae Giống Pangasius Valenciennes, 1840 Loài Pangasius sanitwongsei Smith, 1931 - Tiêu chuẩn IUCN: CR - Tiêu chuẩn Việt Nam: CR 109TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Perciformes Họ Datnioididae Giống Datnioides (Bleeker, 1853) Loài Datnioidesundecimradiatus (Roberts và Kottelat, 1994) Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Perciformes Họ Sciaenidae Giống Boesemania (Trewavas, 1977) Loài Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae Giống: Probarbus Loài: Probarbus jullieni Sauvage, 1880 - Tiêu chuẩn IUCN: EN - Tiêu chuẩn Việt Nam: EN Cho đến nay, những thông tin về phân loại hình thái của các nguồn gien trong chương trình đã được thực hiện khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, thông tin về di truyền truyền quần thể chưa được thực hiện. Các thông tin về dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của các nguồn gen được thực hiện và cập nhật liên tục theo từng nĕm; thông tin về phân bố, dinh dưỡng của các nguồn gen cũng được thường xuyên nghiên cứu để cập nhật vào cơ sở dữ liệu nguồn gen phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ. 3.4. Tư liệu hóa nguồn gen và trao đổi thông tin Các nguồn gen sau khi đánh giá đều đã tư liệu hóa dưới các hình thức phiếu điều tra, phiếu miêu tả, hình vẽ, bản đồ phân bố, chụp ảnh, hồ sơ nguồn gen và xây dựng cơ sở dữ liệu tin học (quygenria2.com, gcaria1.org). Thông tin tư liệu bao gồm: - Thông tin chung như tên loài, mức độ nguy cấp, hệ thống phân loại, đặc điểm phân bố và vùng sinh thái, nguồn gốc thu thập, nĕm 110 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II bắt đầu lưu giữ, địa điểm lưu giữ, hình thức lưu giữ và số lượng cá thể, - Đánh giá nguồn gen bao gồm đặc điểm hình thái, phân loại,đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh trưởng và đặc điểm sinh sản. Việc tư liệu hóa nguồn gen sau khi tập hợp các dữ liệu đánh giá, xây dựng hồ sơ lưu trữ cho từng nguồn gen thông qua các chỉ tiêu về thuần dưỡng, 35-40 chỉ tiêu hình thái, từ 5-10 chỉ tiêu sinh học sinh sản và di truyền, khả nĕng khai thác và sử dụng. Hiện nay đã xây dựng được đến 90% các thông tin thứ cấp, lưu trữ và khai thác trên bản cứng và bản mềm là trang web chung của nhiệm vụ. Sự phân bố của các loài thủy sản mang tính khu vực, nên các thông tin nghiên cứu được tư liệu hóa và liên tục cập nhật, trao đổi giữa các đơn vị trong hệ thống bảo tồn nguồn gen nhằm theo đúng định hướng về nội dung, đánh giá kết quả thực hiện được qua các giai đoạn và trao đổi kinh nghiệm để khắc phục những khó khĕn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn. Tĕng cường hợp tác quốc tế cũng cần được quan tâm trong công tác thu thập nguồn gen, trao đổi thông tin và phương pháp lưu giữ. Đồng thời cung cấp các thông tin tư liệu về nguồn gen cho các cơ quan khoa học, sản xuất khi có nhu cầu. 3.5. Kết quả khai thác nguồn gen và phát triển nguồn gen Trước đây, một số nguồn gen cá nước ngọt đã được khai thác và phát triển giống thành công, cung cấp cá bố mẹ hậu bị chất lượng cao để thay thế đàn cá bố mẹ đã già và kém chất lượng như cá Tra, cá Mè vinh, v.v.... Trong giai đoạn 2011 – 2015, hai đối tượng cá Trà sóc và cá Hô đã và đang nằm trong chương trình khai thác nguồn gen cấp Bộ, Nhà nước. Trong đó cá Hô đã hoàn toàn chủ động sản xuất giống nhân tạo không những góp phần khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi tự nhiên trong các thủy vực mà còn đa dạng hóa giống loài nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cá Vồ đém cũng đã được sản xuất giống thành công, con giống đã được cung cấp ra thị trường khi có nhu cầu. Đối tượng cá lợ mặn đưa vào khai thác nguồn gen giai đoạn 2005 – 2006 là cá Chẽm đã mang lại hiệu quả cao, hiện nay là đối tượng nuôi và xuất khẩu phổ biến có giá trị kinh tế cao. Hai đối tượng đã và đang đưa vào khai thác nguồn gen trong giai đoạn sau này là cá Mó đầu khum (2010 – 2012), nhiệm vụ chỉ mới thành công ở mức độ sinh sản nhân tạo, tạo ra cá bột khỏe mạnh, chưa ương nuôi thành cá giống để phát tán phục vụ cho công tác bảo tồn và tái tạo nguồn lợi, từ đó đến nay chương trình phải tạm dừng vì thiếu hụt nguồn kinh phí để tiếp tục nghiên cứu nhằm sản xuất được cá giống, hoàn thiện được quy trình sản xuất giống nhân tạo. Trong khi đó, Nhiệm vụ khai thác nguồn gen cá Chìa vôi được triển khai từ 2012 – 2015. Hiện nay nhiệm vụ đã bước đầu chủ động sản xuất được con giống nhân tạo, gầy dựng được đàn cá hậu bị bố mẹ thế hệ F1 nhằm phục vụ cho công tác sản xuất giống ở giai đoạn tiếp theo nhằm tái tạo quần đàn và tĕng thêm đối tượng nuôi cho người dân. 111TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Bảng 4. Danh sách các loài cá tiêu biểu đã đưa vào khai thác và phát triển nguồn gen TT Loài cá Kết quả đạt được Chương trình (nĕm) 1 Cá Chẽm (Lates calcarifer) Sản xuất giống nhân tạo thành công, thương mại hóa con giống, ra khỏi danh mục lưu giữ Sản xuất giống 2005 – 2006 2 Cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus) Sản xuất giống nhân tạo thành công SUDA (2008 – 2010) Khai thác Quỹ gen (2012 – 2015) 3 Cá Mó đầu khum (Cheilinus undulatus) Sinh sản nhân tạo thành công, chưa sản xuất được con giống Khai thác Quỹ gen (2010 – 2012) 4 Cá Hô (Catlocarpio siamensis) Sản xuất giống nhân tạo thành công, thương mại hóa con giống, đã đưa ra khỏi danh mục lưu giữ Khai thác Quỹ gen (2012 – 2015) 5 Trà sóc (Probarbus jullieni) Sản xuất giống nhân tạo thành công Khai thác Quỹ gen (2012 – 2015) 6 Cá Vồ đém (Pangasius larnaudii) Sản xuất giống nhân tạo thành công, chuẩn bị đưa ra khỏi danh sách bảo tồn Sản xuất giống thường niên IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận Trong khuôn khổ các chương trình lưu giữ nguồn gen, đã lưu giữ an toàn mẫu vật sống của các nguồn gen đang được bảo tồn (từ 18-166 cá thể/nguồn gen), đánh giá ban đầu và đánh giá chi tiết các nguồn gen và xây dựng được cơ sở dữ liệu cho các nguồn gen. Công tác bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển nguồn gen đã mang lại một số kết quả thiết thực và có hiệu quả cao. 8 nguồn gen đang được lưu giữ, trong đó có 04 nguồn gen được đánh giá từ mức sẽ nguy cấp đến rất nguy cấp (VU, EN, CR). Tư liệu hóa được từ 75-90% các chỉ tiêu cho các nguồn gen đang được lưu giữ. Có nhiều loài đã sinh sản tái tạo quần đàn trong điều kiện nuôi giữ, số nguồn gen đã được khai thác và phát triển là hơn 07 nguồn gen như: cá Tra, Ba sa, Mè vinh, Hô, Vồ đém, cá Chẽm, 4.2. Đề xuất Các nguồn gen quý hiếm, số lượng cá thể ít nên thu thập bổ sung hàng nĕm như cá Vồ cờ, Mó đầu khum, Hổ sọc nhỏ, cá Sửu, để đảm bảo số lượng phục vụ cho công tác nghiên cứu sản xuất giống tái tạo quần đàn. Tiếp tục các nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo nhằm khai thác và phát triển nguồn gen một cách hiệu quả. 112 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Tố Vân Cầm, Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Xuân Toản và Nguyễn Thị Kim Vân, 2006 – 2007. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ nhánh ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản nước lợ, mặn’, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II,14 – 34 trang. Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Xuân Toản và Nguyễn Thị Kim Vân, 2008 – 2009. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ nhánh ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản nước lợ, mặn’, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 34 trang. Nguyễn Hữu Thanh và Nguyễn Thị Kim Vân, 2010 – 2011. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ nhánh ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản nước lợ, mặn’, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 34 trang. Nguyễn Hữu Thanh và Nguyễn Thị Kim Vân, 2012. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ ‘Khai thác nguồn gen cá mó phục vụ phát triển bền vững’, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 84 trang. Thi Thanh Vinh, Nguyễn Hữu Thanh, Huỳnh Hữu Ngãi, Trịnh Quốc Trọng, 2007 – 2011. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ nhánh ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản nước ngọt’, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Nguyễn Vĕn Sáng, Trịnh Quốc Trọng, Trình Trung Phi, Nguyễn Hữu Thanh, 2012. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản khu vực Nam Bộ’, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 50 trang. Trịnh Quốc Trọng, Nguyễn Hữu Thanh, Trần Hữu Phúc, Phạm Đĕng Khoa, Huỳnh Hữu Ngãi, 2013. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản khu vực Nam Bộ’, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 50 trang. Nguyễn Hữu Thanh và Huỳnh Hữu Ngãi, 2014. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản khu vực Nam Bộ’, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 40 trang. Nguyễn Hữu Thanh, Huỳnh Hữu Ngãi, 2015. Báo cáo khoa học tổng kết nhiệm vụ nhánh ‘Bảo tồn, lưu giữ nguổn gen và giống các loài thủy sản khu vực Nam Bộ’, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 55 trang. IUCN,(2010), Red List of Threatened Species.Version 2010.2. 113TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II RESULTS OF GENE POOL CONSERVATION OF FISHES IN SOUTHERN VIETNAM DURING 2005-2015 Nguyen Huu Thanh1*, Huynh Huu Ngai2, Trinh Quoc Trong2 ABSTRACT Gene pool conservation of fish, since 1992, has been a routine activity of the National Breeding Center for Southern freshwater Aquaculture and National Breeding Center for Southern Marine Aquaculture of Research Institute for Aquaculture No.2. To this day,10 freshwater and 4 marine fish species have been successfully conserved and reproduced in captivity. Among them, three species are categorized in the top list of rare, endangered and critically endangered species. Database on their biological profiles with information of 12 to 70 individuals per species are being recorded and updated regularly. Survival rate was over 80% when fishes for gene pool conservation were kept in ponds, tanks or cages. Their database on fish gene pool will supply information for further their artificial reproduction and exploitation. Results of the project ‘Conservation of aquatic gene pool in southern Vietnam’ have established wild, pure genetic materials for further research on fish biology and reproduction. Keywords: database, gene pool conservation. Người phản biện: ThS. Nguyễn Vĕn Trọng Ngày nhận bài: 26/7/2016 Ngày thông qua phản biện: 15/8/2016 Ngày duyệt đĕng: 05/9/2016 1 National Breeding Centre for Southern Marine Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No2. 2 National Breeding Centre for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No2. *Email: thanhmarinefish@yahoo.com
File đính kèm:
- tom_tat_ket_qua_nhiem_vu_luu_giu_bao_ton_nguon_gen_thuy_san.pdf