Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của astaxanthin và β - Glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp. Nghiên cứu gồm hai nội dung: nội dung 1 khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung astaxanthin vào thức ăn lên tăng cường màu sắc ở cá dĩa đỏ Symphysodon sp. được thực hiện trên cá có kích thước 6cm. Thí nghiệm gồm có ba nghiệm thức: (1) thức ăn được bổ sung astaxanthin từ chiết xuất với lượng 90 mg/kg thức ăn; (2): thức ăn được bổ sung astaxanthin bán trên thị trường với lượng 90 mg/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng: thức ăn không được bổ sung astaxatnhin. Sau 90 ngày thí nghiệm kết quả ghi nhận, cá ở nghiệm thức 2 có màu sắc đậm nhất, kế đến là nghiệm thức 1 và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Mặc dù cá dĩa ở nghiệm thức 1 có màu sắc nhạt hơn nhưng cá dĩa ở nghiệm thức 1 có thể lưu giữ màu được lâu hơn sau khi dừng cho ăn thức ăn có bổ sung sắc tố so với cá dĩa ở nghiệm thức 2. Như vậy, astaxanthin được chiết xuất từ sinh khối nấm men đã có tác dụng nâng cao màu sắc trên cá dĩa đỏ. Nội dung 2 khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung β - glucan vào thức ăn lên tăng cường sức đề kháng ở cá dĩa đỏ Symphysodon sp. được thực hiện trên cá có kích thước 6cm. Thí nghiệm tiến hành gồm 1 nghiệm thức đối chứng (thức ăn không bổ sung β-glucan) và 3 nghiệm thức bổ sung β-glucan vào thức ăn trong thời gian 30 ngày với liều lượng bổ sung là 0,1%, 0,5% và 1%. Sau 30 ngày thí nghiệm kết quả ghi nhận: Ở nghiệm thức cho ăn nồng độ 1% có khả năng kích thích miễn dịch cho cá dĩa thông qua hàm lượng tế bào bạch cầu trên 3500 tế bào trên ul. Ngoài ra cũng cho thấy β-glucan có khả năng kích thích tăng sức đề kháng hơn là trị bệnh

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 6

Trang 6

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 7

Trang 7

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Astaxanthin và β-glucan được chiết xuất từ sinh khối nấm men Rhodospridium sp. vào thức ăn cho cá dĩa đỏ Symphysodon sp
 bổ sung 
β-glucan, vi khuẩn Aeromonas hydrophila nồng 
độ 105 cfu/ml được cảm nhiễm vào cá. Phương 
pháp gây cảm nhiễm: Aeromonas hydrophila 
được dùng để gây cảm nhiễm bằng cách tiêm 
vào bụng cá 0,1 ml vi khuẩn ở nồng độ 105 cfu/
ml (dựa vào luận cứ Yang và cộng sự năm 2014 
khi nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan lên hệ 
miễn dich của tôm khi cho tôm ăn thức ăn có 
chứa 0,1% trong vòng 28 ngày, tổng số tế bào 
trong máu tăng lên so với mẫu đối chứng [10]). 
Cá đối chứng được tiêm bằng nước muối sinh 
lý (do vi khuẩn được hòa vào nước muối sinh 
lý để tiêm cho cá nên ở nghiệm thức đối chứng 
tiêm nước muối sinh lý để để chứng minh nước 
muối sinh lý không tác động đến quá trình gây 
bệnh). Sau khi cảm nhiễm, 2 nghiệm thức được 
thực hiện gồm NT1: cá tiếp tục được cho ăn 
thức ăn có bổ sung β-glucan và NT2: cá được 
cho ăn thức ăn bình thường không có bổ sung 
β-glucan. Tỉ lệ cá sống được theo dõi trong thời 
gian từ 7 – 10 ngày thì kết thúc thí nghiệm. Mỗi 
nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng bạch cầu và tỉ lệ 
sống cá thí nghiệm. 
Tất cả các số liệu thu thập được sau thí 
nghiệm được tính toán bằng chương trình Excel 
và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích 
phương sai ANOVA bằng phần mềm thống 
kê Minitab 16, sự khác biệt giữa các chỉ tiêu 
trong thí nghiệm giữa các nghiệm thức được so 
sánh bằng trắc nghiệm Tukey với mức ý nghĩa 
95%. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN
1. Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 
astaxanthin vào thức ăn lên tăng cường màu 
sắc ở cá dĩa đỏ Symphysodon sp.
Kết quả ảnh hưởng astaxanthin lên màu sắc 
của cá dĩa được đánh giá thông qua điểm số 
màu sắc thể hiện ở Bảng 1. Sau ba tháng thí 
nghiệm, kết quả cho thấy màu sắc của cá dĩa đỏ 
ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống 
kê. Dựa vào kết quả về điểm số màu sắc trung 
bình và phân tích thống kê ANOVA một yếu tố 
của Bảng 1 thì cá dĩa có màu sắc đậm nhất ở 
nghiệm thức 2 (astaxanthin trên thị trường) với 
số điểm trung bình là 28,25; kế đến là nghiệm 
thức 1 (astaxanthin được chiết xuất từ sinh 
khối nấm men); nghiệm thức đối chứng không 
sử dụng astaxanthin cho kết quả màu sắc trên 
da cá dĩa nhạt nhất với 20,48 điểm. Điều này 
có thể do sản phẩm chiết xuất từ sinh khối nấm 
men có nguồn gốc tự nhiên nên tác dụng lên 
màu cho cá dĩa diễn ra chậm hơn theo một cơ 
chế tác động nhiều giai đoạn, còn sản phẩm 
astaxanthin trên thị trường được tổng hợp bằng 
con đường hóa học nên có tác động nhanh hơn. 
Theo đánh giá cảm quan từ nhóm nghiên cứu, 
cá dĩa khi được cho ăn thức ăn là tim bò chế 
biến có bổ sung astaxanthin chiết xuất từ sinh 
khối nấm men có thể lưu giữ màu được lâu hơn 
sau khi dừng cho ăn thức ăn có bổ sung sắc 
tố so với cá dĩa được cho ăn thức ăn bổ sung 
astaxanthin từ thị trường. Như vậy, astaxanthin 
được chiết xuất từ sinh khối nấm men có tác 
dụng cải thiện màu sắc trên cá dĩa đỏ.
Bảng 1. Điểm số màu sắc của cá dĩa đỏ ở các 
nghiệm thức
Nghiệm thức Điểm số
ĐC 20,48c ± 0,10
NT1 26,23b ± 0,20
NT2 28,25a ± 0,21
Ghi chú: Điểm số của mỗi lần lặp là trung bình cộng của 3 người tham 
gia đánh giá dựa vào bảng điểm của quạt so màu ± độ lệch chuẩn. Các 
chữ cái trên cùng một cột khác nhau là sai khác có ý nghĩa về mặt thống 
kê (P<0,05).
Mặc dù dựa vào kết quả đánh giá cảm quan 
của nhóm nghiên cứu về sự lưu giữ màu sắc 
trên cá dĩa thí nghiệm nhưng kết quả cũng cho 
thấy astaxanthin có nguồn gốc tự nhiên có 
một ảnh hưởng nhất định và hiệu quả đến màu 
sắc của cá dĩa đỏ. Điều này đã được Eaton và 
cộng sự năm 2016 kiểm chứng khi tiến hành 
thí nghiệm về ảnh hưởng của astaxanthin tổng 
hợp và astaxanthin tự nhiên lên cá Anh Đào 
Puntius titteya. Thí nghiệm thực hiện trong 12 
tuần với hai liều astaxanthin mỗi loại, 20 và 40 
mg/kg, được bổ sung vào thức ăn. Astaxanthin 
tự nhiên được sản xuất bằng phương pháp lên 
men vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens. 
102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
Khẩu phần ăn có chứa 20 mg/kg astaxanthin tự 
nhiên hay tổng hợp làm tăng màu đỏ của vây 
hậu môn và phần lưng phía trước cá đực. Trong 
khi đó, thức ăn đối chứng lại làm giảm màu 
đỏ trên cá Anh Đào. Đặc biệt, kết quả nghiên 
cứu cho thấy chỉ có liều 20 mg/kg astaxanthin 
tự nhiên làm thay đổi màu sắc trên cá cái [4]. 
Cá cũng như các loài động vật khác không 
thể tổng hợp mới carotenoid [5]. Màu sắc của 
chúng chủ yếu dựa vào carotenoid từ thức ăn 
[8]. Các loài thủy sản nuôi áp dụng bổ sung 
sắc tố trong thức ăn như: Các loài cá biển: họ 
cá hồi biển (Salmonid), cá hồi vân, cá vược đỏ; 
Cá nước ngọt: họ cá chép, cá rô phi, cá vàng; 
Giáp xác: tôm biển và tôm nước ngọt. Tương 
tự, Lovatelli và ctv năm 2009 cũng báo cáo 
rằng astaxanthin là sắc tố đã được sử dụng từ 
lâu để sản xuất thức ăn cho các nghành công 
nghiệp nuôi cá hồi [7]. Sự hấp thụ 2 loại sắc 
tố astaxanthin và canthaxanthin phụ thuộc vào 
loài [3]. Carotenoid trong khẩu phần thức ăn 
cung cấp có thể cải tiến và gia tăng màu sắc của 
da như ở cá cảnh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa 
quan trọng với các loài cá cảnh. Sắc tố của cá 
vàng và cá koi được cải tiến bởi việc bổ sung 
carotenoid và những loài cá này có khả năng 
chuyên hóa zeaxanthin thành astaxanthin. Tuy 
nhiên, cá vàng thiếu khả năng chuyển hóa lutein 
và giới hạn khả năng chuyển đổi β-carotene 
thành astaxanthin. Tippawan Paripatananont 
và ctv năm 1999, đã thực hiện thí nghiệm để 
xác định liều tối ưu của astaxanthin đới với cá 
vàng (Carassius auratus). Cá vàng được cho 
ăn các khẩu phần có chứa 0, 25, 50, 75 và 100 
mg astaxanthin/kg trong 4 tuần. Sự hình thành 
sắc tố trên da cá được đo bằng cách đánh giá 
cảm quan và đém các tế bào sắc tố được sinh 
ra trong tế bào hạ bì của da cá. Cả hai cách đều 
cho thấy 36 – 37 mg/kg astaxanthin là liều tối 
ưu để kích thích màu sắc ở cá. Tiếp tục quan sát 
cá trong 4 tuần sau thí nghiệm cho thấy cá được 
kích thích bởi chế độ ăn astaxanthin có màu 
sắc ổn định. Vì vậy, cho ăn thức ăn có bổ sung 
astaxanthin có thể là một cách thích hợp đối 
với những nhà sản xuất cá vàng để kích thích 
màu sắc ở cá trưởng thành được nuôi trong môi 
trường không có tảo. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống 
của cá được cải thiện đáng kể khi trong khẩu 
phần thức ăn có bổ sung sắc tố astaxanthin so 
với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên tác dụng 
của astaxanthin đối với tăng trọng của cá thì 
không đáng kể [9]. Một nghiên cứu của Trịnh 
Thị Lan Chi năm 2010 về thử nghiệm bổ sung 
sắc tố astaxanthin và canthaxanthin vào thức 
ăn cho cá chép Nhật (cá chép Koi – Cyprinus 
carpio) nhằm duy trì màu sắc cá cho thấy: 
Với hàm lượng bổ sung > 25 mg/kg thức ăn, 
astaxanthin có tác dụng tích cực trong việc cải 
thiện màu sắc ở cá chép Nhật, trong đó hàm 
lượng hiệu quả nhất là 78,22 ± 5,84 mg/kg thức 
ăn. Định kỳ 3 tháng / lần cho cá ăn thức ăn 
có bổ sung astaxanthin với hàm lương 78,22 ± 
5,84 mg/kg liên tục trong 2 tháng sau đó ngưng 
1 tháng rồi lại tiếp tục lặp lại chu kỳ trên. Hoặc 
cho cá ăn thức ăn có bổ sung astaxanthin với 
hàm lượng 80 mg/kg trong 2 tháng, sau đó 
giảm còn 51,5 ± 13,86 mg/kg thức ăn để duy trì 
màu sắc của cá. Tương tự như astaxanthin, với 
hàm lượng bổ sung > 25 mg/kg, canthaxanthin 
có tác dụng cải thiện màu sắc của cá chép Nhật 
và hàm lượng hiệu quả nhất là 137,97 ± 7,20 
mg/kg [1]. 
Hình 1. Màu sắc của cá dĩa khi cho ăn thức ăn có astaxanthin ở các nghiệm thức.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103
2. Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 
β-glucan vào thức ăn lên tăng cường sức đề 
kháng ở cá dĩa đỏ
2.1 Kết quả ảnh hưởng β-glucan đến số lượng 
bạch cầu của cá dĩa
Sau 30 ngày cho cá ăn thức ăn có bổ sung 
β-glucan với các nồng độ khác nhau 0,1%, 
0,5% và 1 %, mang cá ở nghiệm thức cho ăn ở 
nồng độ 1% và 0,5% có màu đỏ tươi và lượng 
máu nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng 
do bên trong sợi mang chứa nhiều tế bào hồng 
cầu hơn.
Theo kết quả đếm lượng bạch cầu trong 
Hình 2, lượng bạch cầu ở nghiệm thức cho ăn 
Hình 2. Tổng số tế bào bạch cầu sau khi bổ sung β-glucan.
thức ăn có bổ sung 1% β-glucan là cao nhất 
3,58±0,39×103 tb/ul, cao hơn nhiều so với 
nghiệm thức đối chứng là 1,55±0,18×103 tb/
ul. Ở nghiệm thức bổ sung 0,5% β-glucan số 
lượng bạch cầu tăng 2,98±1,26×103 tb/ul và 
ở nghiệm thức 0,1% β-glucan số lượng bạch 
cầu là 1,93±0,29×103 tb/ul, tăng không đáng 
kể so với nghiệm thức đối chứng. Đồng thời, 
qua kết quả đếm lượng bạch cầu cũng cho thấy 
tổng số tế bào bạch cầu trong máu có sự thay 
đổi so với nghiệm thức đối chứng không bổ 
sung β-glucan. Kết quả này cũng tương tự như 
kết quả nghiên cứu của Yang và cộng sự năm 
2014 khi nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan 
lên hệ miễn dich của tôm khi cho tôm ăn thức 
ăn có chứa 0,1% trong vòng 28 ngày, tổng 
số tế bào trong máu tăng lên so với mẫu đối 
chứng [10]. Đồng thời, qua kết quả đếm lượng 
bạch cầu cũng cho thấy tổng số tế bào bạch 
cầu trong máu có sự thay đổi so với nghiệm 
thức đối chứng không bổ sung β-glucan. Do 
đó β-glucan có tác động lên cá thể khỏe mạnh 
làm tăng số lượng bạch cầu trong máu từ đó hệ 
miễn dich của cá có thể được tăng cường. 
2.2. Kết quả ảnh hưởng của β-glucan lên tỉ lệ 
sống của cá bị nhiễm khuẩn
Sau khi cho cá ăn ở nồng độ có trộn 1% 
β-glucan, quan sát thấy cá khỏe vẫn ăn thức ăn 
như bình thường, chứng tỏ chế phẩm β-glucan 
an toàn cho cá dĩa. Sau 30 ngày, nồng độ vi 
khuẩn 105 cfu/ml được tim vào toàn bộ cá ở 
các nghiệm thức và cá tiếp tục được cho ăn 
thức ăn có trộn chế phẩm với ba nồng độ khác 
nhau. Sau khi tiêm khuẩn, cá vẫn ăn thức ăn có 
trộn chế phẩm nhưng lượng ăn ít hơn trước khi 
tiêm khuẩn. Sau 10 ngày, ở nghiệm thức 1 cho 
cá tiếp tục ăn thức ăn có bổ sung β-glucan, cá 
chết nhiều với tỉ lệ trên 50%. Đối với nghiệm 
thức không cho ăn β-glucan (NT đối chứng) và 
nghiệm thức trộn β-glucan với nồng độ 0,1%, 
tỉ lệ chết của cá tương đương với tỉ lệ chết của 
cá ở nghiệm thức 2 khi không cho cá ăn thức 
ăn có bổ sung β-glucan sau khi tiêm khuẩn vào 
cá. Ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 
bổ sung 0,1% β-glucan, sau khi tiêm khuẩn, 1 
số cá có biểu hiện lở loét ở vị trí tiêm và có dấu 
hiệu xuất huyết ở vùng mang và miệng.
Ở nghiệm thức bổ sung 0,5%, số lượng cá 
còn sống ở cả 2 nghiệm thức tiếp tục cho ăn 
và không cho ăn β-glucan không có sự thay 
đổi, tỉ lệ sống đều cao trên 50%, lần lượt là 
67,78±3,85% và 72,2±1,92%. Ở nghiệm thức 
bổ sung β-glucan cao nhất 1%, tỉ lệ sống của cá 
đạt khoảng 81,1±1,92% và không có sự khác 
biệt giữa việc tiếp tục cho cá ăn β-glucan và 
không cho cá ăn β-glucan.
104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
Như vậy, β-glucan có ảnh hưởng đến tỉ lệ 
sống của cá dĩa khi cá bị nhiễm khuẩn. Kết quả 
có thể do β-glucan làm tăng khả năng miến 
dịch của cá, giúp cá có khả năng kháng lại 
với vi khuẩn gây bệnh Aeromonas hydrophila. 
Điều này chứng tỏ, β-glucan có khả năng 
giúp cá phòng bệnh do vi khuẩn Aeromonas 
hydrophila. Liều bổ sung thích hợp cho cá khi 
kết hợp với β-glucan là 1%, đồng thời việc tiếp 
tục bổ sung β-glucan sau khi cá bị nhiễm khuẩn 
không có thay đổi nhiều so với nghiệm thức 
không bổ sung β-glucan sau khi cá bị nhiễm 
khuẩn. Từ kết quả thử nghiệm trên cá, xác định 
được chế phẩm bổ sung cho thức ăn cho cá có 
thể làm đậm màu của cá và làm tăng hệ miễn 
dịch để phòng bệnh với hàm lượng astaxanthin 
và β-glucan lần lượt là 90mg/kg thức ăn và 10g/
kg thức ăn. Từ đây có thể tạo ra chế phẩm chứa 
hỗn hợp cả hai chất bổ sung thức ăn cho cá dĩa 
có chứa đồng thời astaxanthin và β-glucan như 
hàm lượng trên.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu ghi nhận: Astaxanthin 
được chiết xuất từ sinh khối nấm men có 
tác dụng cải thiện màu sắc trên cá dĩa đỏ 
Symphysodon sp ở liều 90 mg/kg thức ăn sau 
khi cho cá ăn trong ba tháng. Sau 30 ngày cho 
cá ăn thức ăn có bổ sung β-glucan ở nồng độ 
1% có khả năng kích thích miễn dịch cho cá dĩa 
thông qua hàm lượng tế bào bạch cầu trên 3500 
tế bào trên µl và tỉ lệ sống của cá đạt 81,1%. 
Từ kết quả thử nghiệm trên đã xác định được 
Hình 3. Tỉ lệ sống của cá 10 ngày theo dõi sau khi gây nhiễm.
Hình 2. Cá dĩa bị xuất huyết ở vùng miệng và mang ở NT đối chứng (a) và cá bị lở loét 
ở vị trí tiêm ở NT bổ sung 0,1% β-glucan (b).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105
chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho cá để làm 
tăng màu sắc và sức đề kháng của cá dĩa với 
hàm lượng astaxanthin và β-glucan lần lượt là 
90mg/kg thức ăn và 10g/kg thức ăn. 
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng sử 
dụng trực tiếp sinh khối nấm men để bổ sung 
vào thức ăn cho cá. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trịnh Thị Lan Chi. 2010. Thử nghiệm bổ sung sắc tố astaxanthin và canthaxanthin vào thức ăn cho cá chép 
Nhật (cá chép koi - Cyprinus carpio). Đề tài cấp thành phố. Sở Khoa Học và Công nghệ Tp.HCM.
2. Ngô Đại Nghiệp, 2017. Nghiên cứu quy trình sản xuất astaxanthin và β-glucan để bổ sung vào thức ăn cho 
cá dĩa đỏ. Đề tài cấp thành phố. Sở Khoa Học và Công nghệ Tp.HCM.
Tiếng Anh
3. Buttle, L., Crampton, V., & Williams, P. 2001. The effect of feed pigment type on fl esh pigment deposition 
and colour in farmed Atlantic salmon, Salmo salar L. Aquaculture Research, 32 (2): 103 – 111.
4. Eaton,L., Clezy,K; Snellgrove, D.; Sloman,K. (2016), The behavioural effects of supplementing diets with 
synthetic andnaturally sourced astaxanthin in an ornamental fi sh (Puntius titteya), Applied Animal Behaviour 
Science 182, pp. 94–100.
5. Gupta, S. K., Jha, A. K., Pal, A. K., and Venkateshwarlu, G.,(2007), Use natural carotenoid for pigment 
in fi sh, Natural product radiance, Vol 6(1), pp. 46-49, Central Institute of Fisheries Education, Marahashtra, 
Indian.
6. Le Thanh Hung, Vu Cam Luong and L. Weschen, 2005. Current state and potential of ornamental fi sh 
production in Hochiminh City. Sterling University Newsletter No. 2.
7. Lovatelli Alessandro and ChenJiaxin., 2009. Use of environmental friendly feed additives and probiotics in 
Chinese aquaculture. Yellow Sea Fisheries Research Institute, China.
8. Torrissen, O.J., Hardy, R.W., Shearer, K.D., Scott, T.M., Stone, F.E., (1990), Effects of dietarycanthaxanthin 
level and lipid level on apparent digestibility coeffi cients for cantha-xanthin in rainbow trout (Oncorhynchus 
mykiss), Aquaculture 88, pp. 351–362.
9. Tippawan Paripatananont, Jirasak Tangtrongpariroi, Achariya Sailasuta and Nantarika Chansue, 1999. Effect 
os astaxanthin on the pigmentation of goldfi sh Carassius auratus. In: Journal of the world aquaculture Society 
30 (4), pp. 454 – 460.
10. Yang CC, Chen SN, Lu CL, Chen S, Lai KC, et al. (2014) Effect of Mushroom Beta Glucan (MBG) on 
Immune and Haemocyte Response in Pacifi c White Shrimp (Litopenaeus vannamei). J Aquac Res Development 
5: 275 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_viec_bo_sung_astaxanthin_va_glucan.pdf