Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 05/2015 thông qua phỏng vấn 30 hộ nuôi

tôm sú và 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) nhằm đánh giá hiệu quả tài chính-kỹ thuật cũng

như tìm ra các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi. Kết quả cho thấy

quy mô nuôi tôm sú là 10.210,23±7.204,52 m2/hộ, nhỏ hơn TTCT (4.596,88±2.673,26 m2/hộ), mật

độ thả của tôm sú cũng thấp hơn nhưng hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) cao hơn (các giá trị tương ứng

là 36,50 con/m2 và 1,48 cho nuôi tôm sú so với 87,30 con/m2 và 1,40 cho nuôi TTCT) do thời gian

nuôi dài hơn. Năng suất và tỷ lệ sống của TTCT đạt 10,21 tấn/ha/vụ và 74,42%, cao hơn tôm sú

(7,80 tấn/ha/vụ và 66,12%). Tổng chi phí đầu tư và lợi nhuận đạt được từ nuôi TTCT là 756,62 và

581,37 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với tôm sú (737,22 và 696,26 triệu đồng/ha/vụ). Nuôi TTCT có

mức độ rủi ro cao hơn với 16,73% số hộ thua lỗ, tỷ lệ này ở tôm sú là 5,34%. TTCT được ưu tiên

hơn do năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và xu hướng nuôi nhiều. Kết quả hồi quy Binary logistic

cho thấy diện tích ao, số năm kinh nghiệm và số người trong gia đình là những yếu tố ảnh hưởng

đến lựa chọn đối tượng tôm nuôi của chủ hộ.

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 1

Trang 1

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 2

Trang 2

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 3

Trang 3

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 4

Trang 4

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 5

Trang 5

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 6

Trang 6

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 7

Trang 7

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 8

Trang 8

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 9

Trang 9

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 16380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre
ng chi phí có ảnh hưởng trực tiếp 
đến hiệu quả sản xuất (Lê Xuân Sinh và ctv., 
2006). Chi phí nuôi TTCT có phần cao hơn tôm 
sú do chi phí con giống và thức ăn cao hơn.
 (a) Tôm thẻ chân trắng b) Tôm sú
Hình 3: Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi TTCT (a) và tôm sú (b)
3.3.2. Doanh thu và lợi nhuận
Giá thành nuôi tôm sú cao hơn giá thành 
TTCT khoảng 10,000 đồng/kg (Bảng 4), sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), 
cao hơn kết quả nghiên cứu năm 2011 của Lê 
Xuân Sinh và ctv., (68,52 nghìn đồng/kg) và 
Thế Đạt (55,00 nghìn đồng/kg) do sự gia tăng 
của các loại chi phí đầu vào. Doanh thu bình 
quân từ nuôi TTCT cao hơn tôm sú (Bảng 4) 
do đạt năng suất cao hơn, tuy giá bán tôm sú 
có cao hơn TTCT do kích cỡ lớn hơn nhưng 
không đủ bù đắp cho phần năng suất thấp hơn 
của tôm sú. Lợi nhuận thu được từ TTCT cao 
hơn tôm sú hơn 40 triệu đồng/ha/vụ do mật độ 
thả thấp hơn và năng suất thấp hơn. Tỷ suất 
lợi nhuận tôm sú đạt 0,54 lần, thấp hơn TTCT 
(0,99 lần). Chính vì lẽ đó người dân có xu 
hướng nuôi TTCT nhằm đạt được hiệu quả tài 
chính cao hơn. Theo quan điểm của nhà đầu 
tư, người nuôi có nhiều vốn hoặc sử dụng vốn 
114 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
vay ngân hàng thì nên lựa chọn TTCT, dù mức 
độ rủi ro cao hơn nhưng hệ số quay vòng vốn 
nhanh (2,50 tháng) nên có thể nhanh chóng 
xoay vòng vốn và tái đầu tư (Nguyễn Thanh 
Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012).
Bảng 4: Hiệu quả tài chính
Thông tin TTCT Tôm sú
N=30 N=30
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 756,62±500,54a 581,37±380,22b
Giá thành bình quân (1.000 đồng/kg) 63,62±32,64a 74,55±23,38b
Giá bán bình quân (1.000 đồng/kg) 124,02±13,30a 197,84±38,82b
Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 1.493,84±720,27a 1.277,63±603,06b
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 737,22±219,74a 696,26±222,82b
Tỉ suất lợi nhuận 0,99±0,49a 0,54±0,23b
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng (tôm sú và tôm thẻ) có các chữ các khác nhau thì khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (P<0,05)
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết 
định lựa chọn đối tượng tôm nuôi
3.4.1. Các yếu tố chủ quan và khách quan 
ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi
Tại địa bàn nghiên cứu, có 65% số hộ nuôi 
tôm đã từng chuyển đổi đối tượng tôm nuôi với 
số lần chuyển đổi trung bình là 1,72 lần/hộ.Để 
hạn chế rủi ro trong sản xuất, người nuôi thường 
chuyển đổi qua lại giữa hai đối tượng này. Tôm 
sú được lựa chọn để nuôi do các yếu tố như ít 
bệnh; ít rủi ro, hạn chế về vốn, và kinh nghiệm 
sẵn có (46,70 đến 76,70%). Đối với các hộ nuôi 
TTCT, lý do để lựa chọn canh tác đối tượng này 
do năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và theo xu 
hướng hiện nay của vùng (Bảng 5). Giá cả có 
mức ảnh hưởng không lớn đến quyết định lựa 
chọn đối tượng tôm nuôi do thị trường luôn thay 
đổi, người nuôi không dự báo trước được nên 
họ ít quan tâm đến yếu tố này khi lựa chọn đối 
tượng tôm nuôi (13,30 – 16,70%). Trong tương 
lai, có 63,3% hộ nuôi tôm sú dự định chuyển 
sang nuôi TTCT trong khi chỉ có 30% số hộ 
đang nuôi TTCT dự định chuyển sang nuôi tôm 
sú. Kết quả này dự báo sẽ tiếp tục có sự lựa chọn 
đối tượng TTCT để nuôi nhiều hơn trong tương 
lai.Như vậy, việc phát triển nhanh đối tượng 
TTCT có khả năng gây mất cân bằng và khó 
quản lý cho các cơ quan chức năng.
Bảng 5: Lý do lựa chọn đối tượng tôm nuôi
TTCT (N=30) Tôm sú (N=30)
Yếu tố chủ quan % Yếu tố chủ quan %
- Có nhiều vốn 33,30 - Vốn ít 60,00
- Nhiều lao động gia đình 23,30 - Nhiều kinh nghiệm 46,70
- Nhiều kinh nghiệm 10,00 - Cần ít lao động 16,70
Yếu tố khách quan % Yếu tố khách quan %
- Năng suất cao 83,30 - Ít dịch bệnh 76,70
- Thời gian nuôi ngắn 80,00 - Thời gian nuôi dài 33,30
- Xu hướng nuôi nhiều 53,30 - Kỹ thuật đơn giản 20,00
- Lợi nhuận cao 16,70 - Giá cao, ổn định 13,30
115TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.4.2. Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến 
việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi
Hàm hồi quy Binary Logistic là hàm thống 
kê được sử dụng để dự báo về khả năng lựa 
chọn đối tượng tôm nuôi của nông hộ.Do đây là 
hàm dựa vào các yếu tố thuộc về sản xuất để dự 
báo xác suất lựa chọn một đối tượng tôm nuôi 
nên các yếu tố thuộc về bên ngoài, không biết 
trước được hoặc chưa xảy ra (như nhu cầu thị 
trường, giá cả, giá thành,) không được đưa 
vào mô hình. Kết quả từ Bảng 6 có giá trị Sig. 
chung toàn mô hình là 0,000<0,05, cho thấy mô 
hình có ý nghĩa thống kê và khá phù hợp để ứng 
dụng dự đoán. Chỉ số 2-log likelihood không 
cao lắm thể hiện độ phù hợp khá tốt của mô hình 
tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng 
Ngọc, 2008). Hệ số tương quan Cox & Snell R 
Square cho thấy có 84,60% sự biến thiên của 
biến phụ thuộc đã được giải thích từ mô hình. 
Trong 30 hộ nuôi TTCT, mô hình dự đoán đúng 
29 hộ (mức chính xác 96,67%), kết quả tương 
tự cho mô hình nuôi tôm sú, như vậy, mức độ 
chính xác chung của mô hình khá cao (96,67%).
Bảng 7 thể hiện mối tương quan giữa các 
biến, trong đó các biến số độc lập X1; X2; X3 là 
các biến độc lập nội tại thuộc về sản xuất có ảnh 
hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi (có ý 
nghĩa thống kê với giá trị Sig < 5 %). Từ kết quả 
hồi quy, mô hình được viết như sau:
Loge[P(Y=1)/P(Y=0)] = 1,213 + 2,10X1 
–4,21X2 -2,04X3
Bảng 6: Kết quả kiểm định tính chính xác của mô hình
Quan sát
TTCT
Đối tượng tôm nuôi Mức độ chính xác 
của kết quả dự báoTôm sú
Đối tượng tôm nuôi TTCT 29 1 96,67
Tôm sú 1 29 96,67
Tỷ lệ chính xác dự báo chung của mô hình hồi quy tương quan 
Logistic
96,67
Bảng 7: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Các biến phụ thuộc Hệ số Beta S.E. Thống kê Wald Sig Exp (B)
X1: Số năm kinh nghiệm (năm) 6,821 1,962 8,122 0,004 2,101
X2: Tổng diện tích nuôi (m
2) - 11,131 8,662 5,410 0,008 4,213
X3: Số người trong gia đình (người) - 0,256 0,041 3,520 0,019 0,085
Hệ số a0 1,213 3,779 1,161 0,775 2,039
Có 3 biến độc lập ảnh hưởng đến xác suất 
lựa chọn đối tượng tôm nuôi, bao gồm: (X1) Số 
năm kinh nghiệm (năm); (X2)Diện tích nuôi 
(m2); và (X3)số người trong gia đình (người). 
Biến X1 cho thấy các hộ nuôi tôm có số năm 
kinh nghiệm càng lâu thì sẽ lựa chọn nuôi tôm 
sú do đã quen với loài nuôi truyền thống này. 
Khi kinh nghiệm tăng lên một năm thì khả năng 
lựa chọn nuôi tôm sú tăng lên 2,10 lần (Exp(B) 
= 2,10). Điều này khá phù hợp với điều kiện 
thực tế khi ở Bến Tre, tôm sú là đối tượng nuôi 
ban đầu được người dân lựa chọn. Biến diện 
tích nuôi tôm X2 có quan hệ nghịch với tôm sú, 
những hộ có diện tích nuôi lớn thì có xu hướng 
chọn nuôi TTCT nhằm tận dụng được diện tích 
để xoay vòng vốn nhờ canh tác nhiều vụ trong 
năm và đạt lợi nhuận cao. Exp (X2) cho thấy 
khi diện tích tăng lên một m2 thì xác suất hộ đó 
chọn nuôi TTCT tăng lên 4,21 lần. Biến X3 thể 
hiện quan hệ thuận với đối tượng TTCT. Khi 
116 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
số người trong gia đình tăng lên 1 người (đồng 
nghĩa với việc có nhiều lao động gia đình tham 
gia vào nuôi tôm) thì xác suất hộ đó nuôi TTCT 
tăng lên 2,04 lần để tận dụng lao động gia đình 
và do đối tượng này cần nhiều lao động và công 
chăm sóc hơn tôm sú.
3.5. Thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi TTCT và tôm sú ở tỉnh Bến Tre
Hình 4: Thuận lợi chủ yếu của các hộ nuôi tôm
Người nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre có nhiều 
thuận lợi về điều kiện tự nhiên và các điều 
kiện kinh tế xã hội.Kết quả điều tra cho thấy, 
những thuận lợi chủ yếu bao gồm người nuôi 
có kinh nghiệm lâu năm đối với đối tượng nuôi 
này (53,3% tổng số hộ); Đa số các hộ có nuôi 
tôm trên ao nhà, không phải thuê đất nên giúp 
giảm chi phí sản xuất (23 - 30%); TTCT là đối 
tượng kinh tế quan trọng tại địa phương, do đó 
người dân được tham gia nhiều lớp tập huấn về 
kỹ thuật nuôi (hơn 40%).Ngoài ra còn có một số 
thuận lợi quan trọng khác như vốn tự có, cơ sở 
hạ tầng phục vụ nuôi tôm đã được hoàn thiện, 
chất lượng nguồn nước tốt và một số thuận lợi 
khác (Hình 4).
Hình 5: Khó khăn chủ yếu của các hộ nuôi tôm
Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm đó là 
dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là đối 
tượng TTCT (96,72% tổng số hộ). Một số yếu 
tố thuận lợi bên trên lại là những khó khăn cho 
một số hộ khác như thời tiết, chất lượng nguồn 
nước, cơ sở hạ tầng hay vị trí ao (Hình 5). Điều 
này là do sự phát triển chưa đồng bộ giữa các 
vùng nuôi tôm trong tỉnh và còn phụ thuộc vào 
đặc điểm riêng của từng hộ cũng như nhận thức 
khác nhau của người dân.
117TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. KẾT LUẬN
Nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Bến Tre tuy 
xuất hiện trễ hơn so với các tỉnh khác trong 
vùng ĐBSCL nhưng cũng là nghề truyền thống 
và mang lại giá trị kinh tế khác cao. Người dân 
đã có kỹ thuật nuôi khá tốt nên các yếu tố kỹ 
thuật không quá khác biệt giữa hai đối tượng, 
đặc biệt là về kết cấu ao nuôi do phần lớn người 
nuôi TTCT là từ người nuôi tôm sú chuyển sang. 
Một số chỉ tiêu kỹ thuật khác biệt đáng kể là mật 
độ nuôi, thời gian nuôi và năng suất đạt được.
Quy mô nuôi TTCT cũng lớn hơn tôm sú.Nuôi 
TTCT mang lại hiệu quả tài chínhcao hơn tôm 
sú với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn, 
tuy nhiên, mức độ đầu tư và rủi ro cũng cao hơn. 
Phần lớn các hộ đều chuyển đổi qua lại giữa 
hai đối tượng nuôi ở hiện tại nhưng trong thời 
gian sắp tới người dân có xu hướng chuyển sang 
nuôi TTCT nhiều hơn.Kết quả hồi quy Binary 
Logistic chỉ ra có ba yếu tố sản xuất ảnh hưởng 
đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi bao gồm 
số năm kinh nghiệm, diện tích tôm nuôi và số 
người trong gia đình.Như vậy, các cơ quan chức 
năng có thể xem xét quy mô nuôi tôm hiện tại 
cũng như đặc điểm nhân khẩu của hộ nuôi để dự 
đoán sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi của người 
dân. Từ đó cung cấp thông tin cho việc quản lý 
và đưa ra biện pháp can thiệp hay quản lý thích 
hợp nhằm cân bằng sự phát triển của hai đối 
tượng này tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đàm Thị Phong Ba, 2007. Phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở Đồng 
bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học chuyên 
ngành Kinh tế nông nghiệp.Khoa Kinh tế và 
quản trị kinh doanh.Đại học Cần Thơ.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Tập 2. 
Nhà Xuất Bản Hồng Đức.
 - Trung tâm Xúc tiến đầu 
tư và khởi nghiệp, 2016. Bảng đồ hành chính 
tỉnh Bến Tre. 
view/Ban-do-quy-hoach-cac-Khu-cong-
nghiep-4/ Truy cập ngày 07/12/2016.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh 
Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Phân 
tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) 
ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội nghị 
khoa học thủy sản lần 4 .Đại học Cần Thơ. 
Trang 524-536.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc 
Khuyên và Từ Thanh Truyền, 2006. Tác động 
về mặt xã hội của hoạt động nuôi trồng thủy sản 
mặn lợ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. 
Tạp chí khoa học, quyển 2, Đại học Cần Thơ.
NACA, 2006. Evaluation of the impact of the 
Indian Ocean tsunami and US anti-dumping 
tuties on the shrimp farming sector of South and 
South-East Asia. 77pp.
Nguyễn Sỹ Minh, 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất 
của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân 
trắng thâm canh ở tỉnh Kiên Giang.Luận văn tốt 
nghiệp Cao học chuyên ngành nuôi trồng thủy 
sản, Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. 
So sánh hiệu quả đầu tư mô hình tôm sú và 
TTCT ở Bến Tre. Tạp chí Thương mại thủy 
sản.Số 155.
Nguyễn Thành Phước, 2005. Ảnh hưởng của mật 
đọ lên năng suất và hiệu quả kinh tế trong ao 
nuôi tôm thâm canh ở huyện Kiên Lương và thị 
xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sỹ 
chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy 
Sản, đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn và Võ Văn 
Bé, 2008. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và 
kinh tế của mô hình nuôi tôm sú (Penaneus 
monodon) thâm canh rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. 
Tạp chí Khoa học Trường đại học Càn Thơ. Số 
chuyên đề thủy sản, quyển 2. Trang 157-167.
Thế Đạt, 2011. Sản lượng tôm thẻ chân trắng 
ở Đồng bằng Sông Cửu Long vượt 57%.
luong- tom-the-chan- t rang-o-DBSCL-
vuot-57/201112/116022.vnplus. Truy cập ngày 
14/04/2015.
Tổng cục Thống kê, 2016. Số liệu thống kê 
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản sơ 
bộ năm 2015. https://gso.gov.vn/default.
aspx?tabid=717. Truy cập ngày 07/12/2016.
Tổng cục Thủy sản, 2014. Tình hình sản xuất, xuất 
khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2014. http://
www.fistenet.gov.vn/f-thuong-mai-thuy-san/a-
xuat-nhap-khau/tinh-hinh-san-xuat-xuat-khau-
118 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EFFICIENCIES AND PRODUCTION FACTORS WHICH AFFECT 
TO SELECTION OF SHRIMP SPECIES FOR INTENSIVE 
FARMING MODEL IN BEN TRE PROVINCE
Nguyen Thi Kim Quyen1*, Tran Nhat Hoai1
ABSTRACT
This study was conducted from December, 2014 to May, 2015 through interviewing 30 black ti-
ger shrimp (BTS) farming households and 30 white leg shrimp (WLS) farming households of in-
tensive system in order to evaluate technical-financial efficiencies as well as to find out produc-
tion factors which effect to selection of shrimp species for culture of the households. The results 
show that scale of BTS farming was 10,210.23±7,204.52 m2/household, smaller than that of WLS 
(4,596.88±2,673.26 m2); stocking density of BTS was smaller but feed conversion ratio (FCR) 
was higher in comparison to WLS (corresponding numbers were 36.50 ind./m2 and 1.48 compared 
to 87.30 ind./m2 and 1.40) due to longer farming period. Productivity and survival rate of WLS 
reached 10.21 ton/ha/crop and 74.42%, higher than that of BTS (7.80 ton/ha/crop and 66.12%). 
Total production cost and net profit from WLS farming (756.62 and 581.37million VND/ha/crop, 
respectively) were also higher than that figures of BTS (737.22 and 696.26 million VND/ha/crop, 
respectively). WLS culture had higher risk ratio with 16.73% of farms losing, this figure in BTS 
being 5.34%. WLS was preferred for culture because of high productivity, short farming period 
and much farming trend. The result of Binary Logistic model illustrates that pond’s area, cultured 
experience and farmer’s ages were production factors which affected to choices of shrimp species 
for farming of the households.
Keywords: Ben Tre, Binary Logistic, black tiger shrimp, efficiencies, technique-finance, white leg 
shrimp
Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm
Ngày nhận bài: 25/11/2016
Ngày thông qua phản biện: 09/12/2016
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University.
* Email: ntkquyen@ctu.edu.vn
thuy-san-9-thang-111au-nam-2014/, truy cập 
ngày 01/06/2016.
Tổng cục Thủy sản, 2016. Ngành thủy sản tổng 
kết năm 2015. 
tin-tuc-su-kien/a-tin-van/nganh-thuy-san-
tong-ket-cong-tac-nam-2015/. Truy cập ngày 
07/12/2016.

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_va_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_lua_chon_doi_tuong_t.pdf