Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện trên 876 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng

Tàu và ĐBSCL và 141 mẫu nuôi theo mô hình QC/QCCT được thu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc

Trăng, Cà Mau và Kiên Giang từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017. Kết quả kiểm tra một số mầm

bệnh nguy hiểm như WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP bằng phương pháp PCR

cho thấy trên tôm giống tỷ lệ nhiễm Vibrio parahaemolyticus trong mùa khô là 1,63% và trong mùa

mưa là 3,11%; tỷ lệ nhiễm WSSV trong mùa khô là 1,17% và mùa mưa là 0,67% và tỷ lệ nhiễm

EHP trong mùa khô là 1,4% và trong mùa mưa là 4%. Trên tôm nuôi, tỷ lệ nhiễm WSSV trong mùa

khô là 8,06% và mùa mưa là 2,53%; tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus gây AHPND trong mùa khô

là 6,45% và mùa mưa là 2,53%; tỷ lệ nhiễm EHP trong mùa khô là 4,87% và mùa mưa là 10,73%.

So với năm 2015 và 2016 thì tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus trên tôm giống trong năm 2017 cao

hơn (2,42% trong năm 2016; 0,2% trong năm 2015). Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm WSSV trong năm 2017

thấp hơn (1,7% trong năm 2016; 3,4% trong năm 2015). Đối với EHP ghi nhận tỷ lệ nhiễm trong

năm 2017 giảm khoảng 3-4 lần so với năm 2015 và 2016.

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 1

Trang 1

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 2

Trang 2

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 3

Trang 3

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 4

Trang 4

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 5

Trang 5

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 6

Trang 6

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 7

Trang 7

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 8

Trang 8

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7420
Bạn đang xem tài liệu "Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017

Sự hiện diện của WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống và tôm nuôi theo mô hình QC/QCCT vùng chuyên tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2017
Đồ thị 1. Tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh trên tôm giống trong năm 2015, 2016 & 2017
Bảng 5. Kết quả kiểm tra WSSV, V. Parahaemolyticus và EHP trên tôm nuôi.
Loại tôm Tỉnh
% WSSV (+) % VP (+) % EHP(+)
Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa
Sú nuôi
Sóc Trăng 0 0 0 0 0 25,00
Bạc Liêu 0 0 0 0 25,00 0
Cà Mau 0 0 0 0 0 25,00
Kiên Giang 14,29 16,67 14,29 16,67 0 0
Tổng 6,30 6,00 6,30 6,00 6,30 11,76
Thẻ nuôi
Sóc Trăng 14,29 0 14,29 0 0 15,38
Bạc Liêu 0 0 0 0 0 0
Cà Mau 0 14,29 0 14,29 0 14,29
Kiên Giang 13,04 0 13,04 0 8,70 7,14
Tổng 8,70 1,60 8,70 1,6 4,3 9,68
TỔNG CỘNG 8,06 2,53 6,45 2,53 4,84 10,13
54 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. THẢO LUẬN
Ở Việt Nam, WSSV là một trong những 
nguyên nhân chính gây bệnh trên tôm nuôi và 
ảnh hưởng trầm trọng đến sản lượng. Ngay từ 
những năm 1993-1995 WSSV gây chết hàng 
loạt tôm nuôi ở Phú Yên, Khánh Hòa (1994), 
Bà Rịa-Vũng Tàu (1993) và các tỉnh ĐBSCL 
(1993-1994) (Đỗ Thị Hòa, 2002; Nguyễn Văn 
Hảo và ctv., 2004). Năm 1997-1998 bệnh xảy ra 
khắp các vùng nuôi tôm từ Hải Phòng đến các 
tỉnh Miền Trung (Bùi Quang Tề, 1998). Sau đó, 
bệnh xuất hiện hàng năm ở mức độ khác nhau 
ở hầu hết các tỉnh nuôi tôm ở Việt Nam. Kể từ 
năm 2006 đến nay năm nào bệnh đốm trắng 
cũng được tìm thấy trên tôm nuôi tuy nhiên tỷ 
lệ bệnh biến động theo từng năm và phụ thuộc 
rất nhiều vào thời tiết. Bệnh đốm trắng thường 
xuất hiện nhiều vào các tháng mùa mưa và nhiệt 
độ thấp. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm 
cao, biến động về các chỉ tiêu chất lượng nước 
là một trong những nguyên nhân gây sốc tôm 
nuôi và tạo điều kiện cho bệnh đốm trắng bùng 
phát. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra trên tôm giống 
tỉ lệ nhiễm vi rút này khá thấp (0,67 và 1,17% 
trong mùa mưa và mùa khô).
Tương tự, kết quả kiểm tra tỷ lệ nhiễm V. 
Parahaemolyticus gây AHPND trên tôm giống 
giao động từ 1,71% đến 8,7%. Tuy tỷ lệ nhiễm 
không cao nhưng khi thả xuống ao nuôi ghi nhận 
tỷ lệ chết do AHPND khá cao. Cụ thể là theo số 
liệu thống kê của Cục Thú Y (2016) kể từ năm 
2012 bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện hàng năm 
trên tôm nuôi. Tính đến cuối tháng 08/2016, 
tổng diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính là 
4.511,89 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ bị 
bệnh là 2.872,01 ha, tôm sú bị bệnh là 1.639,88 
ha. Theo nghiên cứu giám sát dịch bệnh trên 
tôm nuôi của Lê Hồng Phước và ctv., (2016) 
cho thấy tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus trên 
tôm nuôi ở mô hình tôm lúa là 17,71%. Trong 
khi ở mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh 
có tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus trong năm 
2015 và 2016 lần lượt là 35,48 và 13,89%. Với 
tỷ lệ nhiễm trên tôm giống không cao nhưng 
trên tôm nuôi thương phẩm từ 13-35%. Điều 
này cho thấy cần có sự lưu ý trong bước cải tạo 
ao tránh sự lưu lại của mầm bệnh từ vụ nuôi 
trước. Đồng thời chọn giống tốt và an toàn sinh 
học trong quá trình nuôi cũng rất cần thiết để 
hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm giống ở các khu 
vực cung cấp giống cho ĐBSCL giao động từ 
1,21% đến 10,26%; mùa mưa (4%) cao hơn 
mùa khô (1,4%). Bệnh do vi bào tử trùng được 
tìm thấy đầu tiên ở Thái Lan vào năm 2009 
(Tourtip và ctv., 2009). Theo Tourtip và ctv., 
(2009), bệnh do vi bào tử trùng ngày càng tăng 
cao ở các nước Đông Nam Á. Ngoài ra hiện nay 
có 1 tác nhân ký sinh trùng đã được tìm thấy 
nhưng chưa định danh được đó là tác nhân gây 
các biểu hiện bong tróc các microvilli cúa các tế 
bào thành ống gan tụy của tôm (Thitamadee và 
ctv., 2016). Vi bào tử trùng hiện tại cũng được tìm 
thấy trên tôm nuôi ở Ấn Độ (Rajendran và ctv., 
2016; Kesavan và ctv., 2016).
Tỷ lệ nhiễm đốm trắng và V. 
parahaemolyticus gây AHPND trên tôm 
nuôitrong những tháng đầu năm 2017 cao hơn 
những tháng cuối năm. Do thời tiết năm nay có 
diễn biến khá bất thường (có những trận mưa 
bất thường trong cả những tháng đầu năm) có 
thể làm tạo điều kiện cho bệnh đốm trắng và 
gan tuỵ cấp bùng phát. Nghiên cứu của Rahman 
và ctv., 2007a,b cho thấy nhiệt độ có liên quan 
đến sự nhân lên của WSSV. Nhóm tác giả này 
bố trí thí nghiệm gây nhiễm tôm với các nghiệm 
thức khác nhau và thay đổi nhiệt độ giữa 27 và 
33oC. Ở nghiệm thức 27oC liên tục trong thời 
gian gây nhiễm tôm với WSSV cho thấy tôm có 
dấu hiệu đốm trắng sau 24h và chết rất sớm sau 
36 giờ gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm đạt 100% sau 60 
giờ gây nhiễm. Ở nghiệm thức duy trì nhiệt độ 
nước ổn định ở 33°C cho tỷ lệ chết rất thấp từ 
0-10%. Ở nghiệm thức trước gây nhiễm duy trì 
ở 27oC nhưng sau gây nhiễm duy trì ở 33oC cho 
thấy mức độ chết ở mức thấp hơn so với nhóm 
nghiệm thức ổn định ở 27oC. Tỷ lệ chết ở nghiệm 
thức này đạt 100% sau 96 giờ gây nhiễm. Kết 
quả thí nghiệm này cho thấy khi tăng nhiệt độ 
có khả năng ức chế sự nhân lên của WSSV. 
55TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Điều này khá trùng hợp trong thực tế khi nhiệt 
độ thấp, mưa nhiều thì khả năng bùng phát dịch 
bệnh đốm trắng cũng tăng cao. Một số nghiên 
cứu trên thế giới như Tendencia và Verreth 
(2011), Gao và ctv., (2011) cho thấy yếu tố độ 
mặn thấp, hàm lượng Vibrio tổng số trong nước 
ao cao và sự biến động nhiệt độ trong ngày lớn 
là những yếu tố liên quan tới sự bùng phát bệnh 
đốm trắng trên tôm. Ở điều kiện nhiệt độ trên 
35oC và dưới 15oC sự xuất hiện của bệnh đốm 
trắng giảm rõ rệt và khoảng nhiệt độ từ 25-28oC 
là thích hợp nhất cho sự phát triển của WSSV. 
Theo nghiên cứu của Phuoc và ctv., (2008, 
2009) cho thấy hiện tượng đồng cảm nhiễm của 
WSSV và Vibrio campbellii làm tăng mức độ 
và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng trong điều 
kiện phòng thí nghiệm. Theo nhóm tác giả này 
thì khi tôm bị nhiễm với WSSV thì sẽ làm tăng 
khả năng mẫn cảm với Vibrio campbellii. Kết 
quả gây nhiễm tôm với WSSV và sau 24 giờ 
với Vibrio campbellii cho thấy tỷ lệ chết tăng 
đáng kể ở nghiệm thức gây nhiễm với WSSV 
và Vibrio campbellii. Đối với nghiệm thức gây 
nhiễm với đơn tác nhân ghi nhận chết chậm hơn 
và tỷ lệ chết cũng thấp hơn..
V. KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Đối với mẫu tôm giống tỷ lệ nhiễm Vibrio 
parahaemolyticus trong mùa khô là 1,63% và 
trong mùa mưa là 3,11%. Tỷ lệ nhiễm WSSV 
trong mùa khô là 1,17% và mùa mưa là 0,67%. 
Đối với vi bào tử trùng ghi nhận tỷ lệ nhiễm 
trong mùa khô là 1,4% và trong mùa mưa là 4%. 
Tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh trên 141 tôm 
nuôi QC/QCCT thu tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc 
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang trong năm 2017 
như sau: tỉ lệ nhiễm WSSV trong mùa khô là 
8,06% và mùa mưa là 2,53%; tỉ lệ nhiễm V. 
parahaemolyticus gây AHPND trong mùa khô 
là 6,45% và mùa mưa là 2,53%; tỉ lệ nhiễm EHP 
trong mùa khô là 4,87% và mùa mưa là 10,73%.
So với năm 2015 và 2016 thì tỷ lệ nhiễm 
V. parahaemolyticus trên tôm giống trong năm 
2017 cao hơn (2,42% trong năm 2016; 0,2% 
trong năm 2015). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm WSSV 
trong năm 2017 thấp hơn (1,7% trong năm 
2016; 3,4% trong năm 2015). Đối với EHP ghi 
nhận tỷ lệ nhiễm trong năm 2017 giảm khoảng 
3-4 lần so với năm 2015 và 2016.
5.2. Đề nghị
Tiếp tục khảo sát tình trạng nhiễm WSSV, 
EHP và V. parahaemolyticus trên tôm giống và 
tôm thương phẩm ở các tỉnh thuộc ĐBSCL để 
có thông tin cảnh báo kịp thời đồng thời cũng 
làm cơ sở dữ liệu cho so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh 
hàng năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Hảo, 2004. Báo cáo khoa học đề tài: 
Nghiên cứu một số bệnh do virus trên tôm nuôi 
thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đỗ Thị Hòa, 2002. Báo cáo khoa học đề tài: Nghiên 
cứu bệnh virus đốm trắng trên tôm sú và đề xuất 
biện pháp trị bệnh tại Khánh Hòa.
Cục Thú Y, 2016. Báo cáo tham luận tại hội nghi 
bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản, 
trọng tâm là nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL 
thích ứng với xâm nhập mặn, Bạc Liêu 03/2016.
Lê Hồng Phước, 2016. Báo cáo tổng kết đề tài giám 
sát dịch bệnh trên tôm nuôi vùng ĐBSCL 2016.
Bùi Quang Tề, 2003 Bệnh của tôm nuôi 
và biện pháp phòng trị. Nhà xuất 
Bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang: 184
Tài liệu tiếng Anh
Chayaburakul K., Gary Nash, Phusit 
Pratanpipat, Siriporn Sriurairatana, Boonsirm 
Withyachumnarnkul, 2004. Multiple pathogens 
found in growth-retarded black tiger shrimp 
Penaeus monodon cultivated in Thailand 60: 
89–96.
Flegel, T.W. (2012) Historic emergence, impact 
and current status of shrimp pathogens in Asia. 
Journal of Invertebr Pathol 110: 166-173.
Gao, H., Kong, J., Li, Z., Xiao, G., Meng, X, 2011. 
Quantitativeanalysis of temperature, salinity 
and pH on WSSV pro -liferation in Chinese 
shrimp Fenneropenaeus chinensisby real-time 
PCR. Aquaculture312: 26-31.
Han, J.E., Mohney, L.L., Tang, K.F.J., Pantoja, 
C.R., Lightner, D.V, 2015. Plasmid 
mediated tetracycline resistance of Vibrio 
parahaemolyticus associated with acute 
56 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in 
shrimps. Aquaculture Reports (2): 17–21.
Huang, C., Zhang, L., Zhang, J., Xiao, L., Wu, 
Q., Chen, D., Li, J.K, 2001. Purification and 
characterization of White Spot syndrome virus 
(WSSV) produced in an alternate host: crayfish, 
Cambarus clarkii. Virus Res.76(2):115-25.
Kesavan K, Mani R, Toshiaki I, Sudhakaran R, 
2016. Quick report on prevalence of shrimp 
microsporidian parasite Enterocytozoon 
hepatopenaei in India. Aquaculture Research
Kiatpathomchai W, Boonsaeng V, Tassanakajon 
A, Wongteerasupaya C, Jitrapakdee S, Panyim S, 
2001.A non-stop, single-tube, semi-nested PCR 
technique for grading the severity of white spot 
syndrome virus infections in Penaeus monodon. 
Dis Aquat Organ. 2001 Dec 5;47(3):235-9
Lightner, D.V., Redman, R.M., Pantoja, C.R., 
Noble, B.L., Loc Tran, 2012. Early Mortality 
Syndrome. Global aquaculture advocate 
2/2012, p40
Panakorn, S., 2012. Opinion article: more on early 
mortality syndrome in shrimp. Aqua Culture 
Asia Pacific, 8 (1): 8-10.
Phuoc, L.H., Corteel, M., Nauwynck, H.J., 
Pensaert, M.B., Alday-Sanz, V., Van den 
Broeck, W., Sorgeloos, P., Bossier, P., 2008. 
Increased susceptibility of white spot syndrome 
virus infected Litopenaeus vannamei to Vibrio 
campbellii. J. Environ. Microbiol. 10 (10), 
2718–2727.
Phuoc, L.H., Corteel, M., Thanh, NC., Nauwynck, 
H.J., Pensaert, M.B., Alday-Sanz, V., Van den 
Broeck, W., Sorgeloos, P., Bossier, P., 2009. 
Effect of dose and challenge routes of Vibrio 
spp. on co-infection with white spot syndrome 
virus in Penaeus vannamei. Aquaculture290: 
61–68
Prachumwat, A.A., Thitamadee, S., Sriurairatana, 
S., Chuchird, N., Limsuwan, C. Jantratit, 
W., Chaiyapechara, S., Flegel, T.W., 2012. 
Shotgun sequencing of bacteria from AHPNS, 
a new shrimp disease threat for Thailand. 
Poster, National Institute for Aquaculture 
Biotechnology, Mahidol University, Bangkok, 
Thailand (Poster available for free download at 
www.enaca.org) 
Rahman, M.M., Corteel, M., Dantas-Lima, J.J., 
Wille, M., Alday-Sanz, V., Pensaert, M.B., 
Sorgeloos, P., Nauwynck, H.J., 2007a. Impact of 
daily fluctuations of optimum (27°C) and high 
water temperature (33°C) on Penaeus vannamei 
juveniles infected with white spot syndrome 
virus (WSSV). Aquaculture 269: 107–113.
Rahman, M.M., Corteel, M., Wille, M., Alday-
Sanz, V., Pensaert, M.B., Sorgeloos, P., 
Nauwynck, H.J., 2007b. The effect of raising 
water temperature to 33°C in Penaeus vannamei 
juveniles at different stages of infection 
with white spot syndrome virus (WSSV). 
Aquaculture272: 240–245
Rajendran, K.V., Vijayan, K.K., Santiago, T.C., 
1999. Experimental host range and 
histopathology of white spot syndrome virus 
(WSSV) in shrimps, prawns, crabs and lobsters 
from India with a note on the carrier/reservoir 
hosts. J. Fish Dis22: 183-191.
Tang, K.F.J., Pantoja, C.R., Redman, R.M., 
Han, J.E., Tran, L.H., Lightner, D.V., 2015. 
Development of in situ hybridization and PCR 
assays for the detection of Enterocytozoon 
hepatopenaei (EHP), a microsporidian 
parasite infecting penaeid shrimp. J Invertebr 
Pathol.130: 37–41.
Tendencia, E.A., Verreth, J.A.J., 2011. Temperature 
fluctuation, low salinity, watermicroflora: 
risk factors for WSSV outbreaks in Penaeus 
monodon. Isr J Aquacult-Bamid 63: 1−7
Thitamadee, S., Prachumwat, A., Srisala, J., 
Jaroenlak, P., Salachan, P.V., Sritunyalucksana, 
K., Flegel, T.W., Itsathitphaisarn, O., 2016. 
Review of current disease threats for cultivated 
penaeid shrimp in Asia. Aquaculture 452, 69-
87.
Tourtip, S., Wongtripop, S., Stentiford, G.D., 
Bateman, K.S., Sriurairatana, S., Chavadej, 
J., Sritunyalucksana, K., Withyachumnarnkul, 
B., 2009. Enterocytozoon hepatopenaei sp. 
Nov. (Microsporida: Enterocytozoonidae), 
a parasite of the black tiger shrimp Penaeus 
monodon (Decapoda: Penaeidae): Fine structure 
and phylogenetic relationships. Journal of 
invertebrate pathology 102(1): 21-29.
57TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
OCCURRENCE OF WSSV, Vibrio parahaemolyticus CAUSING 
AHPND AND EHP IN POSTLARVAE AND EXTENSIVE-FARMED 
SHRIMP IN THE MEKONG DELTA, VIETNAM IN 2017
Nguyen Hong Loc1, Le Hong Phuoc1*
ABSTRACT
879 postlarvae samples collected at Ninh Thuan, Binh Thuan, Vung Tau and in the Mekong Delta 
and 141 extensive-farmed shrimp samples collected at Bac Lieu, Soc Trang, Ca Mau and Kien 
Giang were tested for several pathogens including WSSV, Vibrio parahaemolyticus and EHP by 
PCR technique. In the dry season, the percentage of postlarvae samples positive with WSSV, 
Vibrio parahaemolyticus and EHP were 1.17%; 1.67% and 1.4%, respectively; and the percentage 
of farmed shrimp samples positive with WSSV, Vibrio parahaemolyticus and EHP were 8.08; 
6.45% and 4.87%, respectively. In the rainy season, the percentage of postlarvae samples positive 
with WSSV, Vibrio parahaemolyticus and EHP were 0.67%; 3.11% and 4%, respectively; and the 
percentage of farmed shrimp samples positive with WSSV, Vibrio parahaemolyticus and EHP were 
2.53%; 2.53% and 10.73%, respectively. In comparison with the percentage of postlarve samples 
positive with the three pathogenic agents collected in 2015 and 2016, the percentage of postlarve 
samples positive with V. parahaemolyticus in 2017 was higher; the percentage of postlarve samples 
positive with WSSV in 2017 was lower, and the percentage of postlarve samples positive with EHP 
in 2017 descreased about three times.
Keywords: Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease; Entorocytozoon hepatopenaei; Polymerase 
Chain Reaction.
Người phản biện: TS. Đinh Thị Thủy
Ngày nhận bài: 02/12/2017
Ngày thông qua phản biện: 10/12/2017
Ngày duyệt đăng: 15/12/2017
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemics, Research Institute for 
 Aquaculture No.2
*Email: lehongphuoc@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfsu_hien_dien_cua_wssv_vibrio_parahaemolyticus_gay_ahpnd_va_e.pdf