Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa

TÓM TẮT

Mô hình nuôi luân canh tôm lúa (tôm lúa) là hình thức canh tác hiệu quả không chỉ về kinh tế, mà

còn là phương thức canh tác bền vững. Sau mỗi vụ nuôi tôm, các chất thải sinh ra chính là nguồn

dinh dưỡng tốt cho cây lúa. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa sử dụng dinh dưỡng từ các

sản phẩm thải từ nuôi tôm sẽ làm cho môi trường sạch hơn, khi lúa thu hoạch gốc rạ và hạt lúa sót

lại cung cấp một phần nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. Trong thời gian từ tháng 3-9/2016, 8

ao nuôi mô hình tôm lúa tại xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu được theo dõi chất lượng

nước và dịch bệnh trên tôm nuôi kết quả như sau: Do đặc thù của mô hình nuôi luân canh tôm lúa

được trao đổi nước thường xuyên nên chất lượng nước mô hình nuôi này phụ thuộc rất lớn vào chất

lượng nước của kênh cấp, đặc biệt là giá trị độ mặn. Các thông số chỉ thị ô nhiễm chưa ghi nhận sự

tích lũy ô nhiễm trong quá trình nuôi. Trong các ao nuôi được theo dõi phát hiện mầm bệnh MBV

trong hầu hết các cao nuôi (chiếm 100% ao nuôi). Tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng trên các ao theo dõi

không quá 2% quần đàn tôm, tuy nhiên đây vẫn là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm

nuôi mà chưa có giải pháp phòng triệt để. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vẫn còn là một trong những

bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt tôm nuôi, trong quá trình giám sát tỷ lệ bệnh này chiếm 75%

ao nuôi. Đối với phức hợp đầu vàng (YHCV) chưa phát hiện trường hợp nào trong nghiên cứu này.

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 1

Trang 1

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 2

Trang 2

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 3

Trang 3

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 4

Trang 4

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 5

Trang 5

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 6

Trang 6

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 7

Trang 7

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 8

Trang 8

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 9

Trang 9

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 16800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và mầm bệnh trên tôm nuôi mô hình nuôi luân canh tôm lúa
03mg/L và 18-234mg/L.
Hình 10. Diễn biến TSS trong ao nuôi và kênh cấp mô hình nuôi tôm lúa
 COD trong ao nuôi và nước kênh cấp
Hàm lượng COD trong các ao nuôi và kênh 
cấp đều cao hơn 10mg/L trong suốt thời gian 
khảo sát. Trong đó ghi nhận hàm lượng COD 
trong các kênh cấp dao động từ 6,4-22,4mg/L, 
trong các ao nuôi từ 8,6-25,3mg/L, hàm lượng 
COD trong các kênh cấp thấp hơn so với trong 
các ao nuôi. Từ Hình 11 còn ghi nhận có hiện 
tượng tích luỹ các chất hữu cơ trong ao nuôi. 
Đối với mô hình này các chất hữu cơ sẽ giảm 
khi các nông hộ xen canh trồng lúa.
Hình 11. Diễn biến COD trong ao nuôi và kênh cấp mô hình nuôi tôm lúa
109TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Mật độ Vibrio tổng số cao vượt trên 1.000 
CFU/ml chỉ phát hiện trong ở 1 hộ nuôi, các 
ao nuôi còn lại không ghi nhận mật độ Vibrio 
cao vượt ngưỡng trong suốt quá trình giám 
sát ao nuôi. Đối với kênh cấp ghi nhận tần 
suất mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số cao vượt 
ngưỡng chỉ chiếm khoảng 8-16% lượt quan 
trắc. Điều này cho thấy việc lấy nước vào ao 
nuôi cần hết sức thận trọng nhất là ở mô hình 
tôm lúa thường lấy nước trực tiếp vào ao nuôi 
mà không qua diệt khuẩn.
3.3. Kết quả theo dõi bệnh trên tôm
Kết quả kiểm tra mầm bệnh MBV, HPV, 
WSSV, YHCV, Vibrio parahaemolyticus và 
EHP trên tôm định kỳ 1 tuần/lần cho mô hình 
nuôi tôm lúa ở huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu 
được trình bày trong Bảng 3 cho thấy hầu hết 
các ao nuôi đều ghi nhận có tôm nhiễm bệnh 
MBV, tỷ lệ phát hiện mầm bệnh trong ao nuôi 
chiếm 33,3-70,8% lượt giám sát với tỷ lệ nhiễm 
chung là 49,72% (Hình 13). Đối với mô hình 
nuôi tôm lúa mật độ thả nuôi thấp, diện tích 
ao nuôi lớn nên người nuôi ít đầu tư chi phí, 
chất lượng tôm giống không tốt, không kiểm tra 
mầm bệnh trước khi thả nuôi nên tỷ lệ nhiễm 
MBV khá cao. Kết quả kiểm tra MBV trên tôm 
nuôi cho thấy 100% ao nuôi xuất hiện bệnh này. 
Bệnh do MBV không gây chết hàng loạt tôm 
nuôi nhưng làm tôm chậm lớn vì vậy giảm năng 
suất thu hoạch. Tỷ lệ nhiễm WSSV không cao 
(1-2%) nhưng đối với WSSV cần được lưu ý vì 
gây chết hàng loạt và mức độ lây lan mạnh. Đối 
với phức hợp đầu vàng YHCV chưa ghi nhận 
trường hợp nhiễm nào trong thời gian giám sát. 
Ngoài ra còn ghi nhận sự hiện diện của bệnh 
AHPND rải rác trong các ao được giám sát tại 
xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, 
tỷ lệ ao nuôi có mầm bệnh khá cao (75% ao 
nuôi) và tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus chung 
là 17,7%.
Kết quả phân tích còn phát hiện dương tính 
với EHP (vi bào tử trùng) gây ra chậm lớn trên 
tôm, thời gian ghi nhận dương tính rải rác trong 
các lượt quan trắc và tuần suất xuất hiện thấp, tỷ 
lệ nhiễm EHP chung là 3,13%. Tuy nhiên số ao 
nuôi dương tính với EHP chiếm 75% số ao nuôi 
được giám sát.
 Vibrio tổng số trong ao nuôi và nước 
kênh cấp
Kết quả ghi nhận mật độ Vibrio tổng số 
trong các ao nuôi và kênh cấp đều thấp hơn 
1.000CFU/ml. Tuy nhiên đối với TS-1 thông số 
này thường xuyên vượt ngưỡng và mật độ vi 
khuẩn cao hơn 1.000 CFU/ml từ 5-25 lần. Mật 
độ vi khuẩn trong ao nuôi này biến động mạnh 
giữa các lần khảo sát do mô hình nuôi thả mật 
độ thấp trên diện tích rộng nên việc kiểm soát 
gặp rất nhiều khó khăn. 
Hình 12. Diễn biến Vibrio tổng số trong ao nuôi và kênh cấp mô hình nuôi tôm lúa
110 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. THẢO LUẬN
Theo dõi chất lượng nước trong các ao nuôi 
tôm là một phần không thể thiếu trong quy trình 
nuôi, các yếu tố thủy lý hóa ảnh hưởng rất lớn 
đến thành công của một vụ nuôi. Theo Nguyễn 
Anh Tuấn (2003) và Boyd (1998), hàm lượng 
ammonia thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2mg/
L và khí NH3 phải nhỏ hơn 0,1mg/L, như vậy 
giá trị ammonia trong hầu hết các ao nuôi đều 
nằm trong khoảng khuyến cáo.
Theo Chen và Chin (1988), LC
50
-24 giờ của 
nitrite lên các giai đoạn nauplius, zoea, mysis và 
postlarvae của tôm P. monodon tương ứng là 5,0 
mg/L, 13,20 mg/L, 20,65 mg/L và 61,87 mg/L. 
Các nghiên cứu LC
50
-96 giờ của nitrite đối với 
tôm P. monodon cho thấy trong giai đoạn giống, 
LC
50
-96 giờ của nitrite là 54,76 mg/L (Chen 
và Lei, 1990); tôm kích cỡ lớn hơn (91,0 ± 8,0 
mm) là 171 mg/L (Chen ctv., 1990b). Trong 
một nghiên cứu khác, Chen ctv., (1990) báo cáo 
LC50-96 giờ của nitrite đối với tôm Penaeus 
chinensis (39,6±1,8 mm; 0,36±0,06 g) là 37,71 
mg/L. Chen và Lin (1991) khảo sát ảnh hưởng 
của nitrite trên tôm Penaeus penicillatus (38,5 
- 47,5 mm) ở nồng độ muối 25‰ và 34‰ thì 
LC50-96 giờ của nitrite tương ứng là 38,52 
mg/L và 40,85 mg/L. Lin và Chen (2003) báo 
cáo rằng tôm L. vannamei giống (56 ± 9,6 mm) 
có khả năng chịu đựng độ độc của nitrite cao 
hơn các loài tôm biển nêu trên với LC50-96 
lần lượt là 76,5; 178,3 và 321,7mg/L ở nồng độ 
muối 15‰; 25‰ và 35‰ (pH 8,02, nhiệt độ 
Bảng 3. Tần suất xuất hiện bệnh trên tôm nuôi mô hình tôm lúa 
Nông hộ Số mẫu kiểm tra MBV HPV WSSV YHCV AHPND EHP
BA-1 24 14 0 0 0 6 1
BA-2 24 17 0 0 0 9 1
CX-1 24 8 0 1 0 10 0
CX-2 24 14 0 1 0 3 1
TS-1 24 13 2 0 0 1 0
TS-2 24 10 0 1 0 2 1
TS-3 24 8 0 0 0 3 1
TS-4 24 8 0 0 0 0 1
Ghi chú: MBV, HPV, YHCV được kiểm tra bằng phương pháp mô học, EHP được kiểm 
tra bằng phương pháp PCR. AHPND và WSSV được kiểm tra bằng cả 2 phương pháp 
Hình 13. Tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh trên các ao mô hình tôm lúa
111TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
18°C). Như vậy, giá trị nitrite trong các ao nuôi 
chưa gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm nuôi.
Theo Bhatnagar & Devi (2013) trích dẫn 
Bhatnagar và ctv., (2004), hàm lượng phosphate 
được đề nghị là 0,05-0,07 mg/L tối ưu và hiệu 
quả; 1,0 mg/L tốt cho thực vật phù du và tôm 
nuôi. Hầu hết hàm lượng phosphate ghi nhận 
được trong ao nuôi mô hình tôm lúa đều thấp 
hơn 0,6mg/L rất thích hợp cho thực vật phù du 
phát triển. Như vậy giá trị phosphate trong các 
ao nuôi vượt mức khuyến cáo.
Sự dư thừa thức ăn, sự bài tiết của vật nuôi, 
xác động thực vật phù du là nguồn chính phát 
sinh các chất hữu cơ trong ao nuôi. Đây cũng 
chính là nguồn tích luỹ làm gia tăng hàm lượng 
các chất hữu cơ theo thời gian nuôi, đồng thời 
tạo nguồn dinh dưỡng cho thực vật phù du phát 
triển cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi mô 
hình tôm lúa.
Nằm ở hạ lưu sông Mekong, trong các tháng 
mưa lũ, phù sa từ thượng nguồn đổ về cùng với 
việc rửa trôi bụi đất trên bờ kênh mương đã góp 
phần làm gia tăng hàm lượng TSS trong các 
kênh cấp. Theo Nguyễn Thanh Long (2008), 
mức độ tích luỹ chất rắn lơ lững trong ao nuôi 
tôm sú thâm canh không thay nước và không bổ 
sung nước là 746,6mg/L. 
Theo Ganesh và ctv., (2010), mật độ Vibrio 
trong thủy sản nên ở mức <103 CFU/ml. Trong 
nghiên cứu của Heenatigala và Fernando (2016) 
thu mẫu nước từ ao nuôi tôm ở Sri Lanka cho 
kết quả Vibrio tổng cao hơn 103 CFU/ml nước. 
Trong mô hình nuôi ít thay nước và sử dụng 
phân hữu cơ, vô cơ gây màu, mật độ nuôi cao, 
thức ăn dư thừa, lượng phân thải ra, tảo nở hoa 
và tàn là những yếu tố làm tăng mật độ Vibrio 
tổng trong ao nuôi (Moriarty, 1997; Lloberra và 
ctv., 1991). Do đặc thù của mô hình nuôi, việc 
xử lý chất lượng nước các ao nuôi mô hình tôm 
lúa không có hiệu quả kinh tế do vậy khi phát 
hiện vibrio tổng số trong ao nuôi TS-1 rất cao 
hộ nuôi cũng đã xử lý diệt khuẩn nhưng hiệu 
quả đạt được vẫn chưa cao.
Ngoài ra, các mẫu kiểm tra bệnh tôm cho 
thấy hầu hết các ao nuôi đều ghi nhận có tôm 
nhiễm bệnh MBV. Đối với mô hình nuôi tôm 
lúa mật độ thả nuôi thấp, diện tích ao nuôi lớn 
nên người nuôi ít đầu tư chi phí, chất lượng 
tôm giống không tốt, không kiểm tra mầm bệnh 
trước khi thả nuôi nên tỷ lệ nhiễm MBV khá 
cao. Bệnh do MBV không gây chết hàng loạt 
tôm nuôi nhưng làm tôm chậm lớn vì vậy giảm 
năng suất thu hoạch. Nhiệm vụ sau khi phát 
hiện mầm bệnh MBV trong ao nuôi đã khuyến 
cáo người dân nên kiểm tra mầm bệnh trước 
khi thả nuôi hoặc chọn cơ sở tin cậy để mua 
giống nhằm giảm rủi ro. Tỷ lệ nhiễm WSSV 
không cao (1-2%) nhưng đối với WSSV cần 
được lưu ý vì gây chết hàng loạt và mức độ 
lây lan mạnh. Đối với trường hợp phát hiện 
dương tính với WSSV, AHPND nhiệm vụ đã 
điện thoại thông báo cho hộ nuôi, đưa ra một 
số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại cho 
người nuôi và tránh lây lan.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Mô hình nuôi luân canh tôm lúa được trao 
đổi nước thường xuyên nên chất lượng nước mô 
hình nuôi này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng 
nước của kênh cấp, đặc biệt là giá trị độ mặn. 
Các thông số chỉ thị ô nhiễm chưa ghi nhận sự 
tích lũy ô nhiễm trong quá trình nuôi.
Trong năm 2016 bệnh hoại tử gan tụy cấp 
tính vẫn còn là một trong những bệnh nguy 
hiểm gây chết hàng loạt tôm nuôi. Tỷ lệ nhiễm 
bệnh đốm trắng trên các ao theo dõi không 
quá 2% tuy nhiên đây vẫn là một trong những 
bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi mà chưa có 
giải pháp phòng triệt để. Các mầm bệnh trên 
mô hình tôm lúa chủ yếu là MBV và Vibrio 
parahaemolyticus, do thả nuôi với mật độ thấp 
trên diện tích lớn nên việc chữa trị thường không 
mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
5.2. Đề xuất
Cần kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi 
trường cũng như tình trạng sức khỏe tôm nuôi 
để có biện pháp ứng phó kịp thời và sớm nhất. 
Các hộ nuôi cần kiểm tra chất lượng con giống 
trước khi thả nuôi để giảm thiểu rủi ro.
112 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phuong, Ðặng 
Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải, 2003. Quản lý 
sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ 4. 
Nguời dịch: Danida-Bộ Thủy sản 2003. 
Nguyễn Thanh Long, Võ Thành Toàn, 2008. Đánh 
giá mức độ tích luỹ đạm, lân trong mô hình nuôi 
tôm sú thâm canh. Tạp chí khoa học Đại học 
Cần Thơ 2008.
Tài liệu tiếng Anh
Bhatnagar, A., Devi, P., 2013.Water quality 
guidelines for the management of pond fish 
culture. International journal of environmental 
sciences 3.
Boyd, C.E. and Tucker, C.S., 1998. Pond 
Aquaculture Water Quality Management. 
Kluwer Academic Publishing, Boston, MA, 
USA. 
Chang, Y.S., Lo, C.F., Peng, S.E., Liu, K.F., Wang, 
C.H., Kou, G.H., 2002. White spot syndrome 
virus (WSSV) PCR-positive Artemia cysts 
yield PCR-negative nauplii that fail to transmit 
WSSV when fed to shrimp postlarvae. Dis 
Aquat Organ 49.
Chen, J. C. and Chin T. S., 1988. Acute toxicity of 
nitrite to tiger prawn, Penaeus monodon, larvae. 
Aquaculture, 69. 
Chen, J.C., Lei S.C., 1990. Toxicity of Ammonia 
and Nitrite to Penueus monodon Juveniles. 
Journal of the World Aquaculture Society, 21. 
Chen, J.C., Lin, C.Y., 1991. Lethal effects of 
ammonia and nitrite on Penaeus penicillatus 
juveniles at two salinity levels. Comp. Biochem. 
Physiol. 
Chen, J.C., Liu P.C. and Lei S.C., 1990.Toxicities 
of ammonia and nitrite to Penaeus monodon 
adolescents. Aquaculture, 89.
Dung, Le Canh., 2009. Environmental and Socio-
Economic Impacts of Integrated RiceShrimp 
Farming: Companion Modelling Case Study 
in Bac Lieu Province, Mekong Delta, Vietnam. 
PhD Thesis. Chulalongkorn University, 
Thailand.
Ganesh E.A., S. Das, K. Chandrasekar, G. Arun. 
& S. Balamurugan., 2010. Monitoring of total 
heterotrophic bacteria and Vibrio spp. in an 
aquaculture pond. Current Research Journal of 
Biological Sciences 2.
Han, J.E., Kathy, F.J. Tang, Loc H. Tran, Donald 
V. Lightner., 2015. Photorhabdusinsect-related 
(Pir) toxin-like genes in a plasmid of Vibrio 
parahaemolyticus, the causative agent of acute 
hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) of 
shrimp. Dis Aquat Organ.
Heenatigala P.P.M and Fernando M.U.L., 2016. 
Occurrence of bacteria species responsible for 
vibriosis in shrimp pond culture systems in Sri 
Lanka and assessment of the suitable control 
measures. Sri Lanka J. Aquat., Sci. 21.
Kiatpathomchai, W., Boonsaeng, V., Tassanakajon, 
A., Wongteerasupaya, C., Jitrapakdee, S., 
Panyim, S., 2001. A non-stop, single-tube, 
semi-nested PCR technique for grading the 
severity of white spot syndrome virus infections 
in Penaeus monodon. Dis Aquat Organ 47.
Lightner, D.V., 1996. A Handbook of Shrimp 
Pathology and Diagnostic Procedures for 
Diseases of Cultured Penaeid Shrimp. World 
Aquaculture Society, Baton Rouge.
Lloberra, A.T., M.L. Bulalacao, & A. Tan., 1991. 
Effect of farming phase and inplant processing 
on the microbiological quality of prawn 
(Penaeus monodon). In: Indo-Pacific Fishery 
Commission Working Party on Fish Technology 
and Marketing 19 (22), Food and Agriculture 
Organization ofthe United nations, Rome.
Moriarty, DJW., 1997. The role of microorganisms 
in aquaculture ponds. Aquaculture 151.
Tang, K.F.J., Pantoja, C.R., Redman, R.M., 
Han, J.E., Tran, L.H., Lightner, D.V., 2015. 
Development of in situ hybridization and PCR 
assays for the detection of Enterocytozoon 
hepatopenaei (EHP), a microsporidian parasite 
infecting penaeid shrimp. J Invertebr Pathol. 
113TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 10 - THÁNG 12/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ASSESSMENT OF WATER QUALITY AND DISEASES 
ON RICE-SHRIMP CULTURE ROTATION
Nguyen Thanh Truc1*, Le Hong Phuoc1, Thoi Ngoc Bao1, Dang Ngoc Thuy1, Tran Minh Thien1
ABSTRACT
The rice-shrimp culture rotation is an efficient farming system in both economic aspect and 
sustainable development. The waste at the end of each culture cycle is the valuable nutrient source 
for rice field. Water quality and disease control are two of the main factors. Development of the rice 
field bases on the waste help to improve the quality of environment. Paddy grain and straw are the 
natural feed for shrimp. This study was conducted from March to August, 2016. Eight rice-shrimp 
culture rotation ponds at Loc Ninh commune, Hong Dan District, Bac Lieu was observed for water 
quality and diseases during one cultured cycle. It was found that water quality in rice-shrimp culture 
rotation model is totally depend on water quality from the suppiled canal especially salinity. Other 
parameters as indicator of pollution have been recorded at lower warning value for development of 
aquatic animals. Monodon Baculo virus (MBV) was detected from all eight observed shrimp ponds. 
The prevalence of White Spot Disease was less than 2% but it was considered as the most serious 
disease in shrimp culture. In our study, Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) was 
found in 75% of observed pond. 
Keywords: disease, rice-shrimp culture rotation, sustainable culture, water quality.
Người phản biện: TS. Nguyễn Nhứt
Ngày nhận bài: 12/11/2017
Ngày thông qua phản biện: 30/11/2017
Ngày duyệt đăng: 12/12/2017
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquacul-
ture No2.
*Email: ksthanhtruc2002@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_dien_bien_chat_luong_nuoc_va_mam_benh_tren_tom_nuoi.pdf