Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp

TÓM TẮT

Nghiên cứu sinh sản cá lăng vàng được thực hiện tại trại thực nghiệm Trường Cao đẳng cộng đồng

Đồng Tháp và Trường trung cấp nghề - giáo dục thường xuyên Hồng Ngự trong hai năm 2015 và

2016. Cá bố mẹ được thu gom từ tự nhiên khu vực Đồng Tháp. Để kích thích sinh sản cá, 2 loại

hormon được sử dụng là HCG và LRHa + DOM. Kết quả cho thấy, thời gian hiệu ứng kích dục tố

dao động từ 344,33 – 458,33 phút. Sức sinh sản thực tế cao nhất là 36.125,67 trứng/kg ở nghiệm

thức sử dụng (150µg + 5mg) LRHa + DOM. Trứng cá sau khi thụ tinh được chuyển sang bình weys

để ấp nở, nhiệt độ trong bể ấp được duy trì ổn định trong khoảng 28 – 300C nhờ hệ thống gia nhiệt

tự động. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất đạt 67,28% và 77,63%. Thời gian phát triển phôi cho đến

khi cá nở là 18 giờ 26 phút. Cá sau khi nở được chuyển sang bể composite thể tích 4m3 để ương,

mật độ ương là 10.000 con/m3. Thức ăn trong 6 ngày đầu là Moina, từ ngày thứ 7 trở đi tập cho cá

ăn thức ăn công nghiệp 40% đạm. Sau 30 ngày ương cá đạt chiều dài là (28,6 – 30,5) mm và trọng

lượng tương ứng là (0,26 – 0,32) g. Tỷ lệ sống của quá trình ương cá đạt (65,72 – 76,51)%.

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 5

Trang 5

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 6

Trang 6

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 7

Trang 7

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 8

Trang 8

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 14100
Bạn đang xem tài liệu "Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) tại Đồng Tháp
Khi nhiệt độ tăng cao hơn mức cài đặt thì máy 
nước nóng sẽ ngưng hoạt động và khi nhiệt độ 
xuống thấp dưới mức cài đặt thì máy nước nóng 
sẽ hoạt động trở lại để cung cấp nhiệt độ cho 
bể ấp.
13TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 5: Cấu tạo mô hình hệ thống bình Weys ấp nở trứng cá có gia nhiệt
2.2.3. Ương cá lăng bột
Cá được ương trong bể composite thể tích 
4m3, mật độ ương là 10.000 con/m3. Bể trước 
khi ương được vệ sinh sạch sẽ. Cấp khoảng 0,8 
– 1m nước, sau đó bố trí cá bột vào ương.
Sau khi cá hết noãn hoàng thì cấp trứng 
nước vào bể ương, lượng trứng nước duy trì 
khoảng 5 con/mL, nếu kiểm tra thấy ít thì cấp bổ 
sung. Từ ngày thứ 7 bắt đầu tập cho cá ăn thức 
ăn công nghiệp dạng bột, có độ đạm là 40%. 
Đến ngày thứ 10 thì cá chuyển sang ăn thức ăn 
công nghiệp hoàn toàn.
Trong quá trình ương từ ngày thứ 9 trở đi 
cá có sự phân đàn, tiến hành phân cỡ định kỳ 1 
tuần/lần.
Đến ngày 30 thì tiến hành thu hoạch, xác 
định tỷ lệ sống, chiều dài và trọng lượng của cá.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu ở các thí nghiệm được tính toán 
giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng chương 
trình phần mềm Excel 2003 và SPSS 16.0. So 
sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức dựa 
vào phân tích ANOVA và phép thử DUNCAN ở 
mức ý nghĩa p<0,05.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả sinh sản nhân tạo
Cá bố mẹ sau khi nuôi thuần dưỡng 2 tuần 
được tiến hành kiểm tra mức độ thành thục 
trước khi đưa vào sinh sản nhân tạo. 
14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 6: Cá cái và buồng trứng
Tiến hành mổ một số cá cái có khối lượng 
từ 310 – 450g để thu buồng trứng, xác định một 
số chỉ tiêu sinh sản. Các chỉ tiêu thu thập được 
thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh sản
Chỉ tiêu Kết quả
Tỷ lệ thành thục 88,7%
Hệ số thành thục 26,7%
Sức sinh sản tuyệt đối 32.750 trứng 
Sức sinh sản tương đối 93.324 trứng/kg cá cái
Qua bảng trên ta thấy cá lăng vào mùa sinh 
sản đạt tỷ lệ thành thục khá cao (90%) với hệ 
số thành thục là 26,7%. Kết quả này cao hơn 
so với kết quả của Ngô Văn Ngọc (2003) hệ số 
thành thục của cá lăng vàng là 20,8 – 25%. Có 
thể giải thích cho sự khác biệt này có thể do cá 
tự nhiên thành thục tốt hơn so với cá nuôi vỗ 
trong ao đất. Kết quả này cũng cao hơn cá lăng 
nha khi hệ số thành thục của loài này chỉ là 3,6 
– 8,5% (Ngô Văn Ngọc, 2003). Nguyên nhân 
là cá lăng vàng có kích thước nhỏ nhưng khối 
lượng buồng trứng lớn.
Sức sinh sản của cá lăng vàng rất cao so với 
các loài cá da trơn khác vì chúng có hệ số thành 
thục cao và kích thước trứng khá nhỏ, đường 
kính trứng chín từ 1,17 - 1,32mm (Bộ thủy sản, 
2005). Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của 
cá lăng vàng kích thước 310 – 450g theo ghi 
nhận của chúng tôi lần lượt là 93.324 trứng/
kg cá cái và 32.750 trứng. Theo Bộ thủy sản 
(2005), sức sinh sản tuyệt đối của cá cái có khối 
lượng 774,4 g là 39.079 trứng, kết quả này cao 
hơn ghi nhận của chúng tôi có thể do sự khác 
biệt về kích cỡ cá thí nghiệm.
Kích thích sinh sản nhân tạo cá lăng vàng 
bằng 2 loại hormone là HCG và LRH
a
 + DOM 
kết quả được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 3: Kết quả kích thích sinh sản cá lăng vàng
Nghiệm thức
T
hiệu ứng
(phút)
SSS thực tế 
(trứng/kg)
Tỷ lệ thụ 
tinh (%)
Tỷ lệ nở 
(%)
Tỷ lệ sống 
hết noãn 
hoàng (%)
HCG (UI/Kg)
3000 352,33a 25.469,67a 66,22a 77,63a 95,81a
4000 344,33a 25.442,33a 65,83a 77,48a 96,16a
5000 351,67a 25.818,33a 67,28a 76,85a 96,72a
LRH
a
+DOM 
(µg + mg)/kg
100 + 5 453,33b 35.968,67b 66,49a 76,79a 94,15a
120 + 5 452,33b 35.933,67b 67,13a 75,57a 95,44a
150 + 5 458,33b 36.125,67b 66,22a 76,52a 96,25a
Ghi chú: Số liệu trong cùng một cột có ký hiệu mũ khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
15TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Từ kết quả trên ta thấy, đối với thời gian 
hiệu ứng kích dục tố trong các nghiệm thức 
kích thích cá lăng vàng sinh sản cùng một loại 
kích dục tố thì không có sự khác biệt giữa các 
nồng độ tiêm khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên 
có sự khác biệt giữa 2 loại kích dục tố, các 
nghiệm thức sử dụng HCG có thời gian hiệu 
ứng ngắn hơn so với nghiệm thức sử dụng 
LRH
a
 + DOM (p<0,05). Kết quả này có sự đối 
nghịch so với kết quả trong nghiên cứu của Bùi 
Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011), 
nhưng loại tương đồng với kết quả của Vũ Thị 
Hậu (2007). Có thể thời gian và địa điểm bố 
trí thí nghiệm cũng như liều lượng kích dục tố 
khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian hiệu ứng 
kích dục tố.
Sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng 
trong thí nghiệm này dao động từ 25.442,33 – 
36.125,67 trứng/kg, kết quả này cũng tương tự 
với kết quả được Bộ thủy sản (2005) công bố 
(sức sinh sản thực tế là 20.841 trứng/kg (cá cỡ 
327 g) và 87.110 trứng/kg (cá nặng 1,589 kg). 
Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức sử 
dụng cùng loại hormone (p>0,05), nhưng lại có 
sự khác biệt khi sử dụng các loại hormone khác 
nhau, các nghiệm thức sử dụng LRH
a
+DOM 
để kích thích sinh sản cá lăng vàng cho kết quả 
sức sinh sản thực tế cao hơn (p<0,05), kết quả 
này cũng tương tự nhận định của Bùi Thanh 
Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011). Trong 
nghiên cứu của Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn 
Tường Anh (2011), nhóm tác giả này cho 
rằng các nghiệm thức sử dụng HCG có sức 
sinh sản thực tế thấp (21.124,67 – 24.182,33 
trứng /kg) điều này cũng được khẳng định lại 
trong nghiên cứu này, khi sức sinh sản thực 
tế cao nhất ở nghiệm thức sử dụng HCG đạt 
được là 25.818,33 trứng/kg với nồng độ kích 
dục tố là 5.000 UI/kg cá cái. Đối với nghiệm 
thức sử dụng LRH
a
+DOM, sức sinh sản thực 
tế dao động trong khoảng 35.933,67 trứng/kg 
đến 36.125,67 trứng/kg, kết quả này thấp hơn 
kết quả mà nhóm tác giả Bùi Thanh Tuấn và 
Nguyễn Tường Anh (2011) công bố khi cho 
cá lăng vàng đẻ chính vụ (46.189 – 47.325,67 
trứng/kg) nhưng lại cao hơn so với kết quả của 
Vũ Thị Hậu (2007) (21.156 - 24.200 trứng/kg). 
Như vậy, có thể thấy rằng sức sinh sản thực tế 
của cá lăng ngoài việc khác nhau do loại và 
liều lượng kích dục tố còn phụ thuộc vào thời 
điểm cho sinh sản và nguồn gốc cá bố mẹ. 
Trong khi đó, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ 
sống cho đến khi cá hết noãn hoàng đều không 
có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05). 
Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống cho đến khi 
cá hết noãn hoàng cao nhất lần lượt là 67,28%, 
77,48% và 96,72%. Kết quả này cao hơn nhiều 
so với các kết quả mà nhóm tác giả Bùi Thanh 
Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011), Vũ Thị 
Hậu (2007) tìm ra. Sự khác biệt về tỷ lệ thụ 
tinh so với các nghiên cứu trước có thể do cá 
được tuyển chọn từ nguồn cá tự nhiên có trải 
qua quá trình nuôi thuần dưỡng trước khi cho 
đẻ hai tuần, trước khi tiến hành sinh sản được 
tuyển chọn rất kỹ càng, cá bố mẹ thành thục 
tốt, chất lượng buồng trứng và buồng sẹ cao 
do đó tỷ lệ thụ tinh được cải thiện đáng kể. Sự 
khác biệt về tỷ lệ nở có thể đến từ việc cải tiến 
quy trình kỹ thuật ấp trứng trong bình Weys 
có hệ thống gia nhiệt tự động, nhiệt độ trong 
bể ấp được duy trì ổn định và tối ưu cho sự 
phát triển của phôi. Theo Nguyễn Văn Kiểm và 
Phạm Minh Thành (2009) thì nhiệt độ làm ảnh 
hưởng đến thời gian nở, tỷ lệ nở của trứng và 
tỉ lệ dị hình của cá bột. Nhiệt độ thích hợp cho 
quá trình phát triển phôi của những loài cá có 
xuất xứ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 
27 – 310C (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn 
Kiểm, 2009). Như vậy, khi ấp nở trứng cá lăng 
vàng trong hệ thống bình Weys có hệ thống gia 
nhiệt tự động giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ nở và 
tỷ lệ sống của cá bột.
3.2. Quá trình phát triển phôi của cá lăng
Thời gian phát triển phôi của cá lăng vàng 
đến lúc trứng nở là phút ở điều kiện nhiệt độ 
nước là 28 - 300C là 18 giờ 26 phút và được thể 
hiện ở hình 7. 
16 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Phôi cá sau 10 phút Phôi cá sau 20 phút Phôi cá sau 0,5 giờ Phôi cá sau 2 giờ
Phôi cá sau 8 giờ Phôi cá sau 10 giờ Phôi cá sau 12 giờ Phôi cá sau 14 giờ
Phôi cá sau 16 giờ Cá nở sau 18 giờ 26 phút
Hình 7: Quá trình phát triển phôi của cá lăng vàng
Kết quả tương tự cũng được ghi nhận bởi 
Ngô Văn Ngọc (2004) khi tác giả này cho rằng 
thời gian nở của cá lăng vàng từ 28 ÷ 32 giờ 
tính từ lúc trứng được thụ tinh. Trong điều kiện 
ấp trứng bằng bình Weys thời gian phát triển 
phôi kéo dài từ 18 ÷ 20 giờ. Một số loài khác 
như cá mè trắng và cá trôi Ấn Độ thời gian 
phát triển phôi cũng tương tự (16 – 18 giờ và 
14 – 16 giờ) (Phạm Minh Thành và Nguyễn 
Văn Kiểm, 2009).
Qua kết quả này ta thấy rằng, thời gian phát 
triển phôi của cá lăng vàng ngắn hơn so với một 
số loài cá khác. Theo Đỗ Minh Tri (2008) thời 
gian phát triển phôi của cá hú ở điều kiện nhiệt 
độ nước 28 – 290C là 26 – 28 giờ. Ở điều kiện 
nhiệt độ 28 – 290C thời gian phát triển phôi của 
cá chép là 36 – 38 giờ; cá trê là 26 – 28 giờ (Phạm 
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Như 
vậy thời gian phát triển phôi của cá sẽ phụ thuộc 
vào loài và nhiệt độ nước trong bể ấp.
3.3. Kết quả ương cá lăng.
Cá được ương trong bể composite thể tích 
4m3, mật độ ương là 10.000 con/m3. Bể trước 
khi ương được vệ sinh sạch sẽ. Cấp khoảng 0,8 
– 1m nước, sau đó bố trí cá bột vào ương. Tổng 
số bể ương là 2 bể, đến ngày thứ 9 tiến hành san 
thưa kết hợp với phân cỡ cá. Các yếu tố môi 
trường được theo dõi trong suốt quá trình thí 
nghiệm và được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 4: Chỉ tiêu chỉ tiêu chất lượng nước 
của bể ương.
Yếu tố thủy lý hóa Biên độ dao động
Nhiệt độ (0C) 27 – 30
NH3 (mg/L) 0 – 0,003
pH 6,5 – 8
DO (mg/L) 3,5 – 6
Nhìn chung các yếu tố môi trường dao động 
không đáng kể và đều nằm trong khoảng thích 
hợp cho sự phát triển của cá bột.
17TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Trong quá trình ương cá bắt mồi tốt, sau 
những ngày đầu sử dụng thức ăn tự nhiên đến 
ngày thứ 7 cá đã bắt đầu sử dụng được thức ăn 
công nghiệp và đến ngày thứ 10 cá đã sử dụng 
thức ăn công nghiệp hoàn toàn (Hình 8).
Cá bột 10 ngày tuổi Với thức ăn ở ống tiêu hóa
Hình 8: Cá bột 10 ngày tuổi
Sau thời gian ương 30 ngày tuổi tiến hành 
thu hoạch và xác định các chỉ tiêu sản xuất. Kết 
quả được thể hiện trong bảng 4 dưới đây.
Bảng 5: Kết quả quá trình ương cá lăng vàng.
Chỉ tiêu Kết quả
Chiều dài (mm) 28,6 – 30,5
Trọng lượng (g) 0,26 – 0,32
Tỷ lệ sống (%) 65,72 – 76,51
Qua kết quả này ta thấy, cá lăng vàng trong 
giai đoạn 30 ngày tuổi tăng trưởng về chiều 
dài và trọng lượng khá cao, từ kích cỡ ban đầu 
3,18mm sau quá trình ương đạt 30,5mm và 
trọng lượng 0,32g. Cá đạt tỷ lệ sống tương đối 
cao trong quá trình ương. Tổng số cá bột thu 
được trong quá trình ương nuôi là 56.892 con.
IV. KẾT LUẬN
Cá lăng vàng sinh sản tốt với cả hai loại 
kích dục tố là HCG và LRH
a
. Thời gian hiệu 
ứng kích dục tố dao động từ 344,33 – 458,33 
phút. Sức sinh sản thực tế cao nhất là 36.125,67 
trứng/kg ở nghiệm thức sử dụng (150µg + 5mg) 
LRH
a
 + DOM. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao 
nhất đạt 67,28% và 77,63%.
Trứng nở sau khi thụ tinh 18 giờ 26 phút ở 
điều kiện nhiệt độ là 28 - 300C.
Sau 30 ngày ương cá đạt chiều dài, trọng 
lượng và tỷ lệ sống tương ứng là (28,6 – 30,5)
mm, (0,26 – 0,32)g và (65,72 – 76,51)%. Tổng 
số cá bột thu được trong quá trình ương nuôi là 
56.892 con.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội 
tiết học sinh sản cá. NXB Nông nghiệp Hà 
Nội. 238 trang.
Bộ Thủy Sản, 2005. Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng 
thương phẩm (tài liệu tập huấn dùng cho dự 
án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá 
lăng vàng.
Ngô Văn Ngọc, 2002. Kết quả nghiên 
cứu sản xuất giống nhân tạo cá 
lăng vàng (Mystus nemurus Vanlenciennes, 
1839)-Tr 104 – 107. Nhà xuất bản Nông 
nghiệp. Tập san khoa học kỹ thuật Nông lâm 
nghiệp, Số 3/2002.
Ngô Văn Ngọc, 2004. Quy trình công 
nghệ sản xuất giống nhân tạo cá 
lăng vàng (Mystus nemurus Vanlenciennes, 
1839).
Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất 
giống & nuôi cá lăng nha, cá lăng 
vàng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 94 trang.
Vũ Thị Hậu, 2007. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo 
cá lăng vàng (Mystus nemurus) tại Khánh Hòa.
Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Tường Anh và Nguyễn 
Đình Mão, 2014. Hormon và sự điều khiển 
sinh sản ở cá. NXB Nông nghiệp. 107 trang.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. 
18 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. 
NXB Nông nghiệp. 215 trang.
Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh, 2011. So 
sánh ba phương thức dùng hormone kích thích 
sinh sản cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus 
Valenciennes, 1839) 
 Đỗ Minh Tri, 2008. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất 
giống cá hú (Pangasius conchophilus). Luận 
án thạc sĩ.
Nguyễn Văn Tư, 2011. Nghiên cứu bước đầu về 
đặc điểm sinh học của cá trê Phú Quốc (Clarias 
gracilentus). Tạp chí KHKT NLN.
INDUCED SPAWNING OF NEMURUS CATFISH (Hemibagrus 
nemurus Valenciennes, 1839) IN DONG THAP PROVINCE
Nguyen Thi Long Chau1*, Mai Đinh Bang2 
ABSTRACT
The research for induced spawning of Nemurus catfish (Hemibagrus nemurus Valenciennes, 1839) 
was carried out at the Dong Thap Community College and Hong Ngu Vocational Training and 
Continuing School between 2015 and 2016. Broodstock was catched from the wild in Dong Thap. 
Inducing agents used including HCG (Human Chorionic Gonadotropin) and LRH
a
 + DOM (Lu-
teinising Hormone – Releasing Hormone analogue and Domperidone). The result showed that, the 
spawning time ranged from 344,33 – 458,33 minutes. The highest level of actual relative fecundity 
was 36.125,67 eggs.kg-1 ((150µg + 5mg) LRH
a
 + DOM). After fertilization, all of eggs were tran-
ferred to weys tank system to hatching. During the hatching period, the temperature was remained 
from 28 – 300C by automatic heating system. The highest level of fertilization and hatching rate 
were 67,28% and 77,63% respectively. The hatching period took approximately 18 hours and 26 
minutes. After 3 days of hatching, finished – yolk sac – fry were tranferred to fibre glass tanks for 
nursing at density of 10.000 inds/m3. Moina were used to feed the fries in the first 6 days. After that, 
formulate diet were used (40CP). The result showed that, the total length and weight and survival 
rate were (28,6 – 30,5)mm, (0,26 – 0,32)g and (65,72 – 76,51)% respectively at the day of thirty.
Keywords: Nemurus catfish, maturation, artificial propagation, fertilizition rate, hatching rate.
Người phản biện: TS. Nguyễn Tuần
Ngày nhận bài: 5/12/2016
Ngày thông qua phản biện: 12/12/2016
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 Dong Thap Community College
2 Hong Ngu Vocational Training and Continuing School
* Email: ntlchau.dtcc@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfsinh_san_nhan_tao_ca_lang_vang_hemibagrus_nemurus_valencienn.pdf