Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi

TÓM TẮT

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra ương từ bột lên hương 27 ngày trên bể xi măng 15 m2 theo các mật

độ và lượng thức ăn công nghiệp sử dụng khác nhau được đánh giá. Thí nghiệm thực hiện ở hai mật

độ khác nhau 1.335 con/m2 (MĐ1) và 2.000 con/m2 (MĐ2) và trong từng mật độ hai mức thức ăn

công nghiệp được áp dụng (LTA1 và LTA2). Mỗi nghiệm thức được lặp lại ở 5 bể ương và bố trí

hoàn toàn ngẫu nhiên. Lượng thức ăn tự nhiên, quản lý chỉ tiêu thuỷ lý hoá và kiểm tra mầm bệnh

thực hiện giống nhau ở các bể thí nghiệm. Tăng trưởng chiều dài ở ngày ương thứ 7, tăng trưởng

chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống khi kết thúc thí nghiệm ở ngày ương thứ 27 được thu thập. Số

liệu được phân tích ANOVA 2 yếu tố. Kết quả cho thấy 2 yếu tố thí nghiệm ảnh hưởng có ý nghĩa

thống kê lên sự tăng trưởng chiều dài của cá 7 ngày tuổi (ương ứng 12,1 và 12,9 mm so với 11,7

và 11,5 mm) và 27 ngày tuổi (tương ứng 3,67 và 3,81 cm so với 3,41 và 3,28 cm). Ở mật độ ương

MĐ1 và lượng thức ăn công nghiệp LTA2 có sự tăng trưởng về chiều dài của cá tốt nhất đạt 3,81

cm và khối lượng đạt 0,5 g/con. Tỷ lệ sống đạt cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các

nghiệm thức cho cả 2 yếu tố thí nghiệm mật độ và lượng thức ăn công nghiệp, cao nhất ở MĐ1 và

LTA2 (56,19%) và thấp nhất ở MĐ2 và LTA2 (42,99%). Các chỉ tiêu thuỷ lý hoá trong giới hạn cho

phép và sự xuất hiện mầm bệnh ít và thấp hơn ương trong ao. Kết quả về tăng trưởng và tỷ lệ sống

được so sánh với các nghiên cứu trước đó và cho thấy khả thi để có thể thực hiện nghiên cứu hoàn

thiện trên bể cùng quy mô hoặc lớn hơn. Các yếu tố thí nghiệm và giải pháp kỹ thuật khác cần xem

xét cho các nghiên cứu trong tương lai cũng được thảo luận.

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 1

Trang 1

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 2

Trang 2

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 3

Trang 3

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 4

Trang 4

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 5

Trang 5

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 6

Trang 6

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 7

Trang 7

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 8

Trang 8

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 16320
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi

Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi
thí 
nghiệm này nhưng chỉ cho ăn Artemia đến ngày 
thứ 4 và ở quy mô bể lớn hơn (15 m2), mở ra khả 
năng ương cá tiết kiệm chi phí hơn khi mà giá 
Artemia còn cao.
Từ tăng trưởng cao hơn có ý nghĩa thống 
kê về tăng trưởng theo chiều dài 7 và 27 ngày 
ương và khối lượng ở 27 ngày ương ở mật độ 
thấp 1.335 con/m2 (MĐ1) so với mật độ cao 
hơn 2.000 con/m2 (MĐ2), tăng trưởng chiều 
dài cao hơn có ý nghĩa thống kê ở mức thức 
ăn cao LTA2 so với mức thức ăn thấp LTA1 ở 
mật độ 1.335 con/m2 cho thấy để cải thiện tăng 
trưởng ở mật độ cá ương cao hơn, chúng ta cần 
cho lượng thức ăn tự nhiên (Artemia và Moina) 
hoặc/và lượng thức ăn công nghiệp cao hơn. 
Kết quả tỷ lệ sống trong nghiên cứu này 
(42,99-56,19%) cao hơn so với tỷ lệ sống 
(38,5% cho mật độ 1.500 con/m3 và 20,9% 
cho mật độ 3.000 con/m3) khi ương thời gian 
ngắn hơn (20 ngày), cho ăn thức ăn tươi sống 
(Artemia và Moina) với mật độ cao hơn và thức 
ăn bột trễ hơn (ngày thứ 9) của Nguyễn Văn 
Sáng và Nguyễn Thị Đang (2014). Nhóm tác 
giả này thực hiện thí nghiệm trên bể nhỏ 1,0 m3, 
cho ăn Artemia với lượng 9 RFL trong 6 ngày 
và Moina 1 con/ml nước ương và 2 con/ml nước 
ương tương ứng các ngày ương 2-6 và 7-11. Khi 
so sánh với nghiên cứu của nhóm Nguyễn Văn 
Sáng và Nguyễn Thị Đang (2014), chúng tôi 
thấy có sự khác biệt nữa có thể là nguyên nhân 
gây ra tỷ lệ sống thấp so với nghiên cứu này là 
các chỉ tiêu thuỷ hoá NH
3
 và NO2 một số ngày 
vượt ngưỡng.
Phạm Thị Hồng (2012) đã thực hiện thí 
nghiệm trên bể nhỏ 20 lít, mật độ 10 con/L, cho 
cá ăn ba ngày đầu là ăn luân trùng và cho ăn 
Moina trong thời gian còn lại với mật độ 3, 5 
và 7 cá thể/ml. Tỷ lệ sống ở mật độ thức ăn 5 cá 
thể/ml (41%) và nghiệm thức 7 cá thể/ml (45%) 
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở mật độ 
thức ăn 3 cá thể/ml là 31%. Tuy nhiên, kỹ thuật 
nuôi luân trùng nước ngọt sinh khối cần hoàn 
thiện thêm vì chi phí còn cao. Slembrouck và 
ctv., (2010) khảo sát chiều rộng miệng của cá ở 
2-7 ngày từ 5,5-8,5 mm và miệng mở cao hơn 
chiều cao thân của cá và dễ dàng bắt thức ăn 
vào miệng. Như vậy, có thể nhận xét rằng kích 
cỡ thức ăn như luân trùng, Artemia hay Moina 
không quá quan trọng đối với cá bột 2-7 ngày 
tuổi. Nghiên cứu kết hợp luân trùng với Moina 
trong cho cá ăn 10 ngày đầu khi ương bột lên 
hương 21 ngày tuổi và sau đó cho cá ăn bằng 
thức ăn công nghiệp từ ngày 10-21 trên bể 1 m3 
thì tỷ lệ sống của cá đạt 35% khi ương cá với 
mật độ 6.000 cá/m3 (Trần Văn Hương và ctv., 
2018). Tỷ lệ sống này cao hơn tỷ lệ sống ương 
trong ao đất (22,6-31,8%) tổng kết bởi Nguyễn 
Văn Sáng và ctv., (2011) và Lê Đức Liêm và 
ctv., (2017).
Qua tổng quan trong phần giới thiệu và thảo 
luận vừa nêu, cùng với kết quả nghiên cứu này 
cho thấy chúng ta có thể nâng cao tỷ lệ sống 
khi ương trong điều kiện có kiểm soát hơn ở hệ 
thống nuôi từ 20 lít đến 15 m2 với thức ăn khác 
Bảng 5. Kết quả theo dõi bệnh cá trong quá trình ương nuôi từ cá bột đến ngày 27
Nghiệm thức Số bể (N)
Số mẫu bị 
nhiễm trùng 
bánh xe (bể)
Ngày tuổi bị 
nhiễm trùng 
bánh xe (ngày)
Tỷ lệ 
nhiễm (%)
Cường độ 
nhiễm (%)
MĐ1
LTA1 5 1 25 80 30
LTA2 5 0
MĐ2
LTA1 5 1 20 40 30
LTA2 5 1 25 10 10
18 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
nhau là luân trùng, Artemia và Moina và kết 
hợp giữa chúng trong giai đoạn đầu. Một số tác 
giả cũng đưa ra các điều kiện để nâng cao tỷ 
lệ sống như tăng mật độ thức ăn (Slembrouck 
và ctv., 2009); ánh sáng trên bề mặt bể ương 
ở cường độ 0,1 lux (Mukai, 2011); sục khí 
bão hoà trên 90% và hàm lượng oxy hoà tan 
trên 6,4 mg/lít; nhiệt độ ương lý tưởng là 310C 
(Baras và ctv., 2011). Khi chúng ta áp dụng 
các giải pháp kỹ thuật như trong nghiên cứu 
này và như các tác giả vừa nêu thì chắc chắn 
sẽ tăng phi phí ương nuôi. Câu hỏi đặt ra liệu 
tỷ lệ sống cao và cá hương sau khi ương có 
phát triển tốt ở giai đoạn hương lên giống hay 
không, có mang lại hiệu quả kinh tế thật sự 
và được người sản xuất chấp nhận hay không. 
Trong nghiên cứu này, mật độ cao MĐ2 cho 
tăng trưởng chiều dài ngày ương 7 và 27, khối 
lượng ngày ương 27 thấp hơn mật độ thấp hơn 
MĐ1 nhưng tỷ lệ sống khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê. Người sản xuất có thể lựa 
chọn ương mật độ cao để có số lượng cá hương 
nhiều hơn, nhưng liệu tăng trưởng chậm ở giai 
đoạn cá hương có ảnh hưởng đến tăng trưởng 
và phát triển của cá ở giai đoạn sau cần phải 
có nghiên cứu tiếp theo. Tăng trưởng bù ở cá 
tra giống nuôi lên thịt được công bố bởi Rodul 
Amin và ctv., (2005) và trên cá basa giai đoạn 
cá hương 2g lên giống (Jiwyam và ctv., 2010), 
nhưng chưa có nghiên cứu và công bố cho cá 
tra giai đoạn hương lên giống.
Theo Đinh Thị Thuỷ và ctv., (2016) khi 
thực hiện thí nghiệm trong ao cho thấy không bổ 
sung Moina từ bên ngoài vào ao thì cho kết quả 
ương tốt hơn về tỷ lệ sống. Moina và Daphnia 
được xem là nguồn mang mầm bệnh vào trong 
hệ thống ương nuôi cần kiểm soát (Ebert, 2005). 
Hơn nữa, trong điều kiện ương cá có kiểm soát 
hơn, mật độ cá cao và cần lượng thức ăn tươi 
sống nhiều thì chúng ta cần nuôi luân trùng và 
Moina trong điều kiện kiểm soát để sạch bệnh 
và chi phí thấp là cần thiết để tránh rủi ro và 
giảm giá thành sản xuất cá hương, giống. 
Bệnh do ký sinh trùng gây ra là một trong 
những bệnh phổ biến trong ương cá tra lên 
hương 30 ngày tuổi trong ao chiếm 71,9% số 
hộ ương, tỷ lệ nhiễm cao 71,9% và mức độ thiệt 
hại 29,5% nếu không chữa trị phù hợp (Nguyễn 
Văn Sáng và ctv., 2011). Trong nghiên cứu này, 
ở cả 2 mật độ ương đều có xuất hiện với tỷ lệ 
thấp hơn 3/20 (chiếm 15%) bể nhiễm trùng bánh 
xe, nên các giải pháp phòng và trị bệnh cũng 
cần được thực hiện khi ương cá trên bể. Trong 
thí nghiệm, không phát hiện cá nhiễm các loại 
ký sinh trùng khác hay có dấu hiệu bệnh nhiễm 
khuẩn như xuất huyết và gan thận mủ.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận 
- Tăng trưởng về chiều dài tổng khi cá 
ương 7 ngày trong nghiên cứu này (11,59-12,51 
mm) gần tương đương với kết quả nghiên cứu 
cho ăn thức ăn Artemia đến 8 ngày tuổi công 
bố trước đây. 
- Mật độ ương 1.335 con/m2 cho tăng 
trưởng theo chiều dài 7 và 22 ngày ương và 
khối lượng 27 ngày ương cao hơn so với đật độ 
cao hơn 2.000 con/m2. Mức thức ăn cao LTA2 
cho tăng trưởng chiều dài cao hơn mức thức 
ăn thấp LTA1 ở mật độ 1.335 con/m2. Để cải 
thiện tăng trưởng ở mật độ cá ương cao hơn 
2.000 con/m2, cần cho lượng thức ăn tự nhiên 
(Artemia và Moina) hoặc/và lượng thức ăn 
công nghiệp cao hơn.
- Tỷ lệ sống đến ngày ương 27 không có 
sự khác biệt giữa các nghiệm thức của 2 yếu 
tố mật độ và lượng thức ăn công nghiệp trong 
nghiên cứu này. Kết quả tỷ lệ sống ương trên 
bể trong nghiên cứu này cao hơn các nghiên 
cứu đã công bố và đạt 42,99-56,19%, mở ra 
triển vọng hoàn thiện quy trình ở quy mô này 
và thử nghiệm ở quy mô lớn hơn khi áp dụng 
thêm giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác đã đưa ra 
trong phần thảo luận. 
- Ương trên bể có thể dễ dàng quản lý chất 
lượng nước và có thể cải thiện tỷ lệ nhiễm bệnh. 
Cá nhiễm ký sinh là trùng bánh xe với tỷ lệ 
nhiễm thấp 3/20 bể thí nghiệm bị nhiễm (tỷ lệ 
15%) so với ương trong ao của các tác giả khác 
công bố (71,9%). 
19TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
5.2. Đề xuất
Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung:
- Áp dụng các giải pháp tổng hợp như tăng 
mật độ thức ăn tự nhiên, che tối phù hợp, sục 
khí phù hợp, nhiệt độ cao và phù hợp.
- Sản xuất thức ăn tự nhiên như luân trùng 
và Moina sạch bệnh và chi phí giảm.
- Khả năng tăng trưởng và sức khoẻ của cá 
hương từ thí nghiệm ương trên bể (trong điều 
kiện kiểm soát hơn) lên cá giống nhằm đáp ứng 
yêu cầu của người sản xuất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản, Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 439 trang.
Đinh Thị Thuỷ, Thi Thanh Vinh, Nguyễn Diễm Thư, 
Nguyễn Thành Nhân, Mã Tú Lan, Nguyễn Thanh 
Trúc, Đoàn Văn Cường, Nguyễn Hồng Quân, 
Trần Cường Thịnh, Võ Minh Sang, 2016. Nghiên 
cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống 
và chất lượng cá tra từ giai đoạn bột lên giống ở 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng 
kết Khoa học đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2014 - 
2016), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II, 
Bộ NN& PTNT, 150 trang. 
Lê Đức Liêm, Bùi Đức Hồng, Phan Thị Thu, Nguyễn 
Phương Thảo, Huỳnh Kim Anh, 2018. Báo cáo 
tổng kết nhiệm vụ: Kiểm tra chất lượng đàn cá 
tra bố mẹ chọn giống, Bộ NN&PTNT, 57 trang. 
Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Thị Đang, 2014. Ảnh 
hưởng của mật độ cá và lượng thức ăn artemia 
lên tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon 
hypophthalmus) ương từ bột đến hương trên bể 
composite. Tạp chí Nghề Cá Sông Cửu Long, 
41-48.
Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình 
Khôi, Trịnh Quốc Trọng, Ngô Hồng Ngân, 
Nguyễn Thế Vương, Nguyễn Thị Đang, Nguyễn 
Quyết Tâm, Trịnh Quang Sơn, 2012. Chuyển 
giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất 
lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng 
cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo 
khoa học tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thủy sản 2, 70 trang.
Phạm Thị Hồng, 2012. Khảo sát thành phần thức 
ăn tự nhiên trong ao ương và ống tiêu hoá cá 
tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn 
từ bột lên hương. Luận văn tốt nghiệp cao học, 
ngành Nuôi trồng Thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản, Đại 
Học Cần Thơ. 
Trần Văn Hương, Lê Văn Hậu, Vũ Thị Thanh Hương, 
Nguyễn Quốc Bình, 2018. Báo cáo nghiệm thu 
đề tài hoàn thiện quy trình ương cá tra giống 
sạch bệnh quy mô sản xuất. Sở NN&PTNT Tp. 
Hồ Chí Minh, 33 trang. 
Tài liệu tiếng Anh
Baras, E., Raynaud, T., Slembrouck, J., Caruso, D., 
Cochet, C., Legendre, M., 2011. Interactions 
between temperature and size on the growth, 
size heterogeneity, mortality and cannibalism in 
cultured larvae and juveniles of the Asian catfish, 
Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage). 
Aquaculture Research 42, p. 260-276.
Ebert D., 2005. Ecology, Epidemiology, and 
Evolution of Parasitism in Daphnia [Internet]. 
Bethesda (MD): National Library of Medicine 
(US), National Center for Biotechnology 
Information. Available from: 
nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?db=Books.
Jiwyam, W., 2010. Growth and compensatory growth 
of juvenile Pangasius bocourti Sauvage,1880 
relative to ration. Aquaculture 306, 393-397.
Margolis, 1967. The use of ecological terms in 
parasitology, pp. 131-133.
Mukai, Y., 2011. Remarkably high survival rates 
under dim light conditions in sutchi catfish 
Pangasianodon hypophthalmus larvae. Fisheries 
Science 77: 107-111.
Rodul Amin, A.K.M, Bapary, M.A.J., Islam, M.S., 
Shahjahan, M., Hossain, M.A.R., 2005. The 
impacts of compensatory growth on food intake, 
growth rate and efficiency of feed utilization 
in Thai pangas (Pangasius hypophthalmus). 
Pakistan Journal of Biological Science 8, 766-
770.
Slembrouck, J., Baras, E., Subagja, J., Hung, L.T., 
Legendre, 2009. Survival, growth and food 
conversion of cultured larvae of Pangasianodon 
hypophthalmus, depending on feeding level, prey 
density and fish density, Aquaculture 294: 52-59.
Slembrouck, J., Baras, E.C., Cochet, D., Caruso, 
M., Lgendre, 2010. Morphological factors 
behind the early mortality of culture larvae of the 
Asian catfish, Pangasianodon hypophthalmus, 
Aquaculture 298: 211-219.
20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
GROWTH AND SURVIVAL RATE OF STRIPED CATFISH 
(Pangasianodon hypophthalmus) NURSED IN CEMENT TANKS 
FROM LARVAE TO 27-DAY FRY 
Nguyen Van Sang1*, Tran Huu Phuc2, Ha Thi Ngoc Nga2, Nguyen Thị Hong Nhung2, 
Nguyen Huynh Duy2 , Nguyen The Vuong2, Dang Van Truong2
ABSTRACT
This study determines growth and survival rate for striped catfish from larvae to 27-day-old fry in 
15 m3 cement tanks. Two levels of stocking density, 1.335 ind/m2 (MD1) and 2.000 ind/m2 (MD2) 
and two commercial feeding levels (LTA1 and LTA2) were randomly conducted with 5 replicates. 
The type and feeding levels of zooplankton, water quality management and pathogen testing were 
performed similarly in all experimental tanks. Total length at the 7th day of nursing, total length, 
weight and survival rate at the end of the study (at 27th day) were measured. The data were analyzed 
by two-way ANOVA. Stocking densities and feeding levels influenced significantly the length of 
the 7-day-old fry (12,1 and 12,9 mm compared with 11,7 and 11,5 mm, respectively) and 27-day-
old fry (3,67 and 3,81 cm compared with 3,41 and 3,28 cm, respectively). The larvae stocking 
density of MD1 and the feeding level of LTA2 resulted in the highest growth in terms of length 
and weigth with 3,81 cm and 0,5 g/ind, correspondingly. Survival rate was high and the difference 
was not statistically significant between experiments of both the larvae stocking densities and the 
feeding levels. Survival rate was highest at MD1 and LTA2 (56,19%) and lowest at MD2 and LTA2 
(42,99%). The occurrence of pathogens was lower than nursing in earthen pond. Results of growth 
and survival rate were compared with previous studies and were found that it is feasible to perform 
a complete study in the cement tanks of the same or larger size. Other experimental parameters and 
technical solutions were also considered and discussed for future research.
Keywords: body length, body weight, cement tank, striped catfish fry, survival rate.
Người phản biện: TS. Đinh Thị Thủy
Ngày nhận bài: 20/12/2018
Ngày thông qua phản biện: 26/12/2018
Ngày duyệt đăng: 31/12/2018
1 Research Institute for Aquaculture No. 2 
2 National Breeding Centre for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No. 2 
* Email: nguyenvansang1973@yahoo.com; sangnv.ria2@mard.gov.vn

File đính kèm:

  • pdftang_truong_va_ty_le_song_ca_tra_pangasianodon_hypophthalmus.pdf