Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu này nhằm thử nghiệm áp dụng hệ thống tuần hoàn nuôi cá chình Bông

(Anguilla marmorata) thương phẩm ở trong nhà với quy mô nông hộ. Thí nghiệm được bố trí trong

3 hệ thống tuần hoàn có kích thước và các thành phần như nhau. Mật độ nuôi cá chình là 90 con/m3

và trọng lượng cá thả ban đầu là 97± 0,2g/con. Chất lượng nước, tỷ lệ thay nước và lượng thức ăn

được ghi nhận hàng ngày. Tốc độ tăng trưởng cá được đánh giá định kỳ theo hàng tháng.

Trong suốt quá trình nuôi sử dụng thức ăn viên công nghiệp với lượng thức ăn từ 1% trọng lượng

thân/ngày. Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy chất lượng nước được duy trì ổn định và thích hợp

cho cá chình Bông phát triển trong điều kiện rất ít thay nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình của cá

chình Bông là 1,1 g/con/ngày và tỷ lệ sống đạt trung bình 98%. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng cá

thể trong quần đàn rất biến động và chia thành 3 nhóm 100-150g, 151-170g và 171-380 g. Đặc biệt,

trong suốt quá trình nuôi cá không thấy xuất hiện bất cứ bệnh đặc trưng. Vì vậy, cá nuôi trong hệ

thống này không sử dụng kháng sinh và hóa chất.

Kết quả 3 tháng nuôi thử nghiệm cho thấy cá chình Bông có thể nuôi ở mật độ cao trong hệ thống

tuần hoàn ít thay nước để giảm thiểu không gian sử dụng đất và nước, giảm ô nhiễm và an toàn sinh

học. Việc đánh giá toàn bộ chu kỳ nuôi cá chình Bông thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn sẽ

được nghiên cứu tiếp tục. Có thể khẳng định rằng đây là công nghệ phù hợp nuôi cá chình thương

phẩm trong nhà ở điều kiện thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 1

Trang 1

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 2

Trang 2

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 3

Trang 3

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 4

Trang 4

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 5

Trang 5

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 6

Trang 6

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 7

Trang 7

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 8

Trang 8

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 9

Trang 9

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 9540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn
 RAS1, RAS2 và RAS3. 
Nitrite nitrogen giảm mạnh đầu chu kỳ nuôi 
nhưng có xu thế tĕng nhẹ dần ở cuối chu kỳ 90 
ngày nuôi. Nồng độ nitrate nitrogen biến động 
lớn (30-100 mg/L) trong bể nuôi tuần hoàn 
trong chu kỳ nuôi.
3.2. Sử dụng nước và thức ĕn
Hình 5. Lượng nước thay hàng ngày (bên trái) và thức ĕn (bên phải) trong hệ thống tuần hoàn 
nuôi cá chình Bông. Giá trị thể hiện trong hình là trung bình của 3 hệ thống RAS. Trục X thể hiện 
ngày nuôi bao gồm: ngày nuôi thứ 1-15 là chu kỳ nuôi cách ly; ngày nuôi thứ 16-27 là chu kỳ khởi 
động hệ thống; bw: trọng lượng thân của cá với giá trị trung bình.
Kết quả ở Hình 5 cho thấy, lượng nước sử 
dụng trong giai đoạn nuôi tĕng trưởng ít hơn 
nhiều so với các giai đoạn nuôi cách ly và giai 
đoạn khởi động hệ thống vì hệ thống lọc sinh 
học hoạt động đã cải thiện chất lượng nước nên 
thay nước không đáng kể, dù cho lượng thức ĕn 
sử dụng tĕng dần.
98 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.3. Kết quả nuôi tĕng trưởng trong 90 ngày nuôi
Bảng 3. Kết quả nuôi tĕng trưởng trong 90 ngày nuôi
 Hệ thống
Thông số Đơn vị RAS1 RAS2 RAS3 TBRAS±SD
Tổng thời gian nuôi ngày 90 90 90 90 ± 0,0
Số cá thả
con/hệ 
thống 322 323 323 322,7 ± 0,5
Số lượng cá còn sống
con/hệ 
thống 317 320 312 316,33 ± 3,3
Mật độ cá thả ban đầu con/m3 89,4 89,7 89,7 89,63 ± 0,1
Tổng khối lượng ban đầu kg/hệ thống 31,2 31,3 31,3 31,53 ± 0,1
Tổng khối lượng ngày nuôi 90 kg/hệ thống 59,0 63,0 59,0 60,32 ± 1,9
Trọng lượng trung bình ban đầu g/con 97,0 97,0 97,0 97 ± 0,0
Trọng lượng trung bình ngày nuôi 90 g/con 186,0 197,0 189,0 190,7 ± 4,6
Tổng khối lượng thức ĕn kg/hệ thống 63,5 65,4 65,0 64,6 ± 8,5
Hệ số chuyển đổi thức ĕn 2,3 2,1 2,4 2,3 ± 0,1
Tĕng trưởng g/con/ngày 1,0 1,1 1,0 1,1 ± 0,1
Tĕng trưởng đặc trưng
%/bw thân/
ngày 0,7 0,8 0,8 0,8 ± 0,0
Tỷ lệ sống % 98,4 99,1 96,6 98,0 ± 1,3
RAS1: hệ thống RAS số 1; RAS2: hệ thống RAS số 2; RAS3: hệ thống RAS số 3; TBRAS: giá trị trung bình của 
3 hệ thống RAS1, RAS2 và RAS3; SD: độ lệch chuẩn. bw: trọng lượng thân cá.
Sau 90 ngày nuôi tĕng trưởng, tốc độ tĕng 
trưởng trung bình là 1,1 g/con/ngày, FCR = 2,3 
và tỷ lệ sống đạt 96,6-99,1%. Tương đương với 
tỷ lệ chết của cá chình nuôi trung bình 0,7% / 
tháng nuôi. Tỷ lệ sống cộng gộp được tính bao 
gồm cá chết trong hệ thống nuôi và trốn thoát 
nhảy ra khỏi bể trong thời gian đầu thích nghi. 
IV. THẢO LUẬN
Các chỉ tiêu về môi trường nước cho cá 
chình Bông sinh trưởng tối ưu ít được công bố 
một cách chi tiết ở Việt Nam cũng như trên thế 
giới. Các chỉ tiêu cơ bản ảnh hưởng đến tĕng 
trưởng của cá chình Bông như TAN, NO
2
-N, 
pH, H
2
S, độ kiềm và ngoại trừ nhiệt độ trong 
nghiên cứu này được đánh giá thích hợp cho cá 
chình Bông phát triển (Chu Vĕn Công, 2005). 
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp lên khả nĕng bắt 
mồi của cá được trình bày ở trên. Nhiệt độ trung 
bình của chu kỳ nuôi này được đánh giá là thấp 
vì thả cá giống vào tết âm lịch, nhiệt độ không 
khí khá thấp mà trong hệ thống bể không trang 
bị hệ thống nâng và ổn định nhiệt độ nước. Các 
chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước như 
COD, BOD
5
, PO
4
-P và TP trong nước được 
đánh giá thấp hơn quy định xả thải của QCVN 
(5945-1995-B) và có thể tái sử dụng trong nuôi 
trồng thủy sản. Nhiệt độ nước biến động theo xu 
thế tĕng dần và đạt lý tưởng cho cá chình Bông 
sinh trưởng và phát triển. Trong giai đoạn 17 
ngày đầu nhiệt độ nước ≤ 27oC được đánh giá là 
không thích hợp cho cá chình Bông. Sở dĩ nhiệt 
độ nước thấp là do nhiệt độ không khí lạnh đầu 
nĕm tác động trực tiếp. Tuy nhiên, nhiệt độ tĕng 
dần đạt ngưỡng thích hợp từ ngày nuôi thứ 19 
99TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
do khí hậu ấm lên, nhiệt độ nước đạt ≥ 27oC. 
Nhiệt độ của nước khi chảy qua trickling filter 
giảm 1-3oC (Nhut và ctv., chờ tạp chí đĕng). 
Để cải thiện nâng cao nhiệt độ nước, hệ thống 
trickling filter được di dời ra khỏi nhà nuôi để 
tiếp xúc với nhiệt độ không khí cao đã mang 
lại kết quả đáng kể (≥ 28oC) cá tiêu thụ thức ĕn 
nhiều hơn.
Hàm lượng oxy hòa tan tĕng dần ở giai 
đoạn đầu có thể do nguyên nhân tĕng cường vận 
tốc bơm, lượng thức ĕn thấp và trong thời gian 
này nhiệt độ thấp lượng oxy hòa tan cao. Từ 
ngày nuôi 11-23, lượng thức ĕn tĕng lên và nhiệt 
độ nước tĕng lên đáng kể với lưu tốc nước như 
nhau, oxy hòa tan trong bể nuôi có xu hướng 
ổn định. Sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ tĕng, 
lượng thức ĕn tĕng và sinh khối cá tĕng dẫn đến 
sự tiêu tốn oxy trong bể nuôi cao hơn, là nguyên 
nhân làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. 
Chính vì thế cuối chu kỳ hàm lượng oxy trong 
bể nuôi hướng giảm xuống. Tương tự như cá trê 
nuôi trong hệ thống tuần hoàn xảy ra cùng hiện 
tượng này (Bovendeur và ctv., 1987).
Mặc dù lượng thức ĕn tĕng lên đáng kể 
trong giai đoạn tĕng trưởng có thể làm sản 
phẩm thải của cá chình Bông tĕng nhưng nồng 
độ TAN tiếp tục có xu hướng giảm và duy trì ở 
mức 0,3 mg/L. Sự chênh lệch giữa các hệ thống 
thí nghiệm không đáng kể, chứng tỏ hệ thống 
lọc sinh học hoạt động bền vững suốt thời gian 
nuôi. Hệ vi khuẩn thực hiện quá trình nitrate 
hóa hoạt động được đánh giá chưa đến mức 
tới hạn so với thiết kế. Khi TAN tĕng lên hệ vi 
khuẩn phát triển sinh khối tĕng theo mối tương 
quan dương. Nhìn vào các chỉ tiêu chất lượng 
nước khác tại Bảng 2, các giá trị vẫn nằm trong 
ngưỡng hoạt động tối ưu của hệ vi sinh nitrate 
hóa. Sinh khối của chúng sẽ còn tiềm nĕng phát 
triển để khử TAN sinh ra khi cá đạt sinh khối 
200 kg/bể (tương đương với 6 kg thức ĕn tiêu 
thụ hàng ngày). Trong điều kiện cá đói được 
giữ trong bể nuôi, TAN từ sản phẩm bài tiết của 
cá tích lũy 5,5 mg/L (bể nuôi 3,6m3) trong 24h, 
ước tính khoảng 0,8g TAN tích lũy / kg cá/ngày 
nuôi . Đây là thông số rất quan trọng trong việc 
thiết kế và tính toán hệ thống lọc sinh học hay 
thay nước ở điều kiện nuôi. 
Nhìn chung hàm lượng NO
2
-N biến động 
theo hướng giảm dần theo thời gian và ổn định 
từ ngày thứ 15 đến cuối chu kỳ (NO
2
-N = 0,2 
mg/L). Sự tích lũy bất thường ở ngày nuôi thứ 
9 đến ngày nuôi 14 có nồng độ cao nhiều lần so 
với các ngày nuôi khác. Nồng độ cao bất thường 
này chưa được hiểu nguyên nhân. Số liệu ghi 
nhận cho thấy, các thời điểm này là thời điểm 
tĕng lượng thức ĕn đột ngột, thức ĕn dư thừa làm 
ô nhiễm nước và sinh khối vi khuẩn Nitrobacter 
sp chưa phát triển đủ để khử NO
2
-N trong khi 
đó Nitrosomonas sp. hoạt động mạnh mẽ. Bằng 
chứng cho thấy hàm lượng TAN vẫn duy trì ở 
giá trị thấp. Tuy vậy, nồng độ NO
2
-N được xem 
là cao nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe cá 
chình trong điều kiện sử dụng NaCl giảm tính 
độc của NO
2
-N. NaCl cung cấp Cl- làm tĕng khả 
nĕng trao đổi NO
2
-N thông qua tế bào chloride 
cell ở mang cá chuyển tải NO
2
-N trong máu ra 
môi trường nước. Trong thực tiễn, các trang trại 
nuôi cá chình ở Hà Lan thường sử dụng NaCl 
để giảm tính độc của NO
2
-N, thật sự đây là giải 
pháp hiệu quả.
Kết quả ở Hình 4 cho thấy nồng độ NO
3
-N 
trong bể nuôi có xu thế tĕng dần. Từ ngày nuôi 
thứ 3 đến ngày 17, xu thế tĕng theo hàm số 
NO
3
-N (mg/L) = 3,3 * ngày nuôi + 35,16 trong 
điều kiện không thay nước. Tuy nhiên, thay 
nước 100 -200 L nước /ngày đã duy trì NO
3
-N 
≤ 100 mg/L (khoảng 80 mg/L) và sau ngày 
nuôi 33 nồng độ NO
3
-N tiếp tục giảm với cùng 
chế độ thay nước. Sở dĩ có sự thay đổi xu thế 
giảm là do tác động chính bởi thay nước khống 
chế nồng độ NO
3
-N và một phần nhỏ quá trình 
phản nitrate (denitrification process) thụ động 
xảy ra trong quá trình nuôi; quá trình này khử 
khoảng 19-21% N trong hệ thống đã được báo 
cáo (Bovendeur và ctv., 1987; van Rijin và ctv., 
2006). NO
3
-N được xem ít độc đến các loài 
cá nuôi nói chung ở mức ≤ 300 mg/L và thậm 
chí có vài trường hợp 1000 mg/L (Timmons 
và Ebeling, 2010). Tuy vậy, sự nghiên cứu tác 
động của NO
3
-N lên tĕng trưởng cá chình Bông 
100 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
chưa được nghiên cứu và báo cáo chi tiết. Trong 
nghiên cứu này chúng tôi thận trọng tham khảo 
nồng độ NO
3
-N duy trì được đề nghị cho cá trê 
nuôi thương phẩm (Schram và ctv., 2014) áp 
dụng cho cá chình ≤ 100 mg/L để bảo đảm sự 
thành công của công nghệ và các bước tiếp theo 
cải tiến kỹ thuật và xác định chính xác sự ảnh 
hưởng NO
3
-N lên tĕng trưởng cá chình Bông.
Tỷ lệ thay nước được thể hiện chi tiết ở Hình 
5, lượng nước thay ở giai đoạn xử lý mầm bệnh 
từ 50-100%/ ngày, tỷ lệ thay nước giảm xuống 
khi kết nối khởi động hệ thống lọc sinh học từ 
20 -45%/ ngày. Tỷ lệ thay nước giảm xuống 
rất thấp 0- 5% ở giai đoạn nuôi tĕng trưởng từ 
ngày nuôi 37-59, chủ yếu là bù thêm nước cho 
quá trình xả bùn thải và bù vào lượng nước bốc 
hơi. Từ đó, cho thấy rằng hệ thống tuần hoàn rất 
hạn chế thay nước. Với tỷ lệ thay nước trong thí 
nghiệm này thấp hơn so với báo cáo của các tác 
giả khác rằng thông thường hệ thống RAS thay 
nước từ 10 -15%/ngày (Timmons và Ebeling, 
2010). Tổng khối lượng nước sử dụng được tính 
là 1,33 m3/kg cá được đánh giá chấp nhận được 
ở giai đoạn đầu nuôi cá chình.
Khẩu phần lượng thức ĕn cho ĕn được tính 
khoảng 1% trọng lượng thân nằm trong khoảng 
khuyến cáo của nhà sản xuất thức ĕn. Trong khi 
đó, các báo cáo khác cho thấy cá chình nên cho 
ĕn 3-5% trọng lượng thân nuôi ao hay lồng bè. 
Có thể khẳng định rằng nuôi trong lồng bè và 
nuôi ao không kiểm tra thức ĕn một cách hoàn 
toàn chính xác và không thể xác định lượng 
thức ĕn dư vì cá kéo thức ĕn ra khỏi sàng, dòng 
nước sẽ cuốn trôi. Theo quan sát của chúng tôi 
cá chình có đặc tính ĕn theo từng đàn, cắn xé 
thức ĕn và không ĕn mãnh vụn nhỏ, đây là đặc 
điểm ảnh hưởng đến tiêu phí thức ĕn. Chính vì 
thế tại Châu Âu trang trại cá chình thường sử 
dụng thức ĕn dạng viên bán nổi để nuôi nĕng 
suất cao, FCR thấp (1,2) và dễ kiểm soát so với 
thức ĕn bột dính như Việt Nam và Trung Quốc. 
Qua đó, có thể khẳng định rằng trọng lượng 
thân cá chình từ 110 – 210 g có thể ĕn 1-3% 
trọng lượng thân/ ngày như nhà sản xuất thức ĕn 
là hợp lý với kết quả nghiên cứu này.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Chất lượng nước trong bể nuôi hệ thống 
tuần hoàn bảo đảm cho sự sinh trưởng và phát 
triển của cá chình Bông nuôi thương phẩm. Yếu 
tố nhiệt độ rất quan trọng cho nuôi cá chình 
Bông liên quan đến tiêu hóa và bắt mồi: ≤ 26oC 
tiêu thụ thức ĕn kém, từ 27-28oC tiêu thụ thức 
ĕn tốt. Hệ thống nuôi tuần hoàn thay nước từ 0 – 
32,8%/ ngày, trung bình 4,9%/ngày vẫn duy trì 
được chất lượng nước tối ưu cho cá chình sinh 
trưởng và phát triển. 
Cá chình Bông nuôi trong hệ thống tuần 
hoàn được cho ĕn 4 lần/ngày bằng thức ĕn viên 
công nghiệp với tỷ lệ 1% trọng lượng thân/ngày 
ở trọng lượng 97-210 g/con. Tốc độ tĕng trưởng 
đạt tốc độ tĕng trưởng trung bình 1,1g/con/ngày, 
FCR = 2,3 và tỷ lệ sống đạt 96,6 - 99,1% và 
bệnh không xuất hiện trong quá trình nuôi.
Để hoàn toàn không thay nước và hạn chế 
thải một lượng chất thải rắn đáng kể trong quá 
trình nuôi cá chình Bông trong hệ thống RAS, 
hệ thống khử nitrate xử lý chất thải rắn (nguồn 
carbon hữu cơ nội tại) được đề nghị kết hợp với 
hệ thống lọc sinh học hiếu khí. 
101TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Chu Vĕn Công, 2005. Nghiên cứu xây dựng quy 
trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Chình tại 
miền Trung Việt Nam. Báo cáo khoa học nĕm 
2005, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, 
65 trang.
Tài liệu tiếng Anh
APHA, 1999. Standard methods for the 
examination of water and waste water, 20th 
edition. American public health association, 
American water works association, water 
pollution control federation, Washington DC.
Bovendeur, J., Eding, E.H., Henken, A.M., 
1987. Design and performance of a water 
recirculation system for high-density culture 
of the African catfish, Clarias gariepinus 
(Burchell 1822). Aquaculture 63, 329-353.
Nhut, N., Quan, N.H., Hao, N.V., Verreth, J.A.V., 
Eding, E.H., Verdegem, M.C.J., Submitted. 
Nutrient mass balances, water quality and 
water use of striped catfish ( Pangasianonodon 
hypophthalmus, Sauvage, 1878) in flow-
through and recirculation systems. Aquaculture 
Engineering.
Schram, E., Roques, J.A.C., Abbink, W., 
Yokohama, Y., Spanings, T., de Vries, P., 
Bierman, S., van de Vis, H., Flik, G., 2014. The 
impact of elevated water nitrate concentration 
on physiology, growth and feed intake of 
African catfish Clarias gariepinus (Burchell 
1822). Aquaculture Research 45, 1499-1511.
Timmons, M.B., Ebeling, J.M., 2010. 
Recirculating aquaculture NRAC Publication 
No. 401-2010, 948 p.
van Rijn, J., Tal, Y., Schreier, H.J., 2006. 
Denitrification in recirculating systems: Theory 
and applications. Aquacultural Engineering 
34, 364-376.
102 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
PRELIMINARY RESULTS OF APPLICATION OF INDOOR 
RECIRCULATING AQUACULTURE SYSTEM FOR MARBLED 
EEL (Anguilla marmorata) CULTURE
 Nguyen Nhut1*, Nguyen Hong Quan1, Dinh Hung1
ABSTRACT
The aim of this study is to apply recirculating aquaculture system (RAS) for indoor grow-out of 
marbled eel (Anguilla marmorata) at household scale. Three RASs with same dimension, compo-
nents and functions were set up for experiment and stocked with the eel juveniles of 97g ± 0,2 ind-1 
in average weight and at a density of 90 ind m-3. Water quality, water exchange and feeding level 
were recorded daily but fish growth rate and mortality were determined monthly.
The feeding level was accounted for 1% body weight day-1during culture period. The 90-day culture 
period showed that water quality was stable and acceptable for fish growth, although amount of wa-
ter exchange was low. Individual growth was 1,1g per day and survival rate was about 98%. After 
three months of culture, the individual body weight of fish was found to be differentiated in three 
groups: 100-150g, 151-170g and 171-380g per fish. Particularly, fish disease was not recognized 
during culture. Thus, fish culture in RAS did not indicate any antibiotics and chemicals. 
The Marbled eel culture with a high density in RAS results in reduction of room, land and pollution 
but enhancement of biosecurity. A full production cycle for the Marbled eel culture in the RAS 
should be further researched. The results of the experiment indicate that the indoor RAS technology 
can be adapted for eel culture in Hochiminh City.
Keywords: Marbled eel, RAS, biosecurity, water quality. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Phúc Cẩm Tú
Ngày nhận bài: 27/7/2016
Ngày thông qua phản biện: 03/8/2016
Ngày duyệt đĕng: 05/9/2016
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2.
* Email: nhut300676@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_nuoi_ca_chinh_bong_anguilla_marmorata_thuon.pdf