Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm điều tra điều kiện tự nhiên nơi phân bố, tình hình khai thác và định

danh phân loại các loài cá tỳ bà bướm thu thập tại 6 tỉnh miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Nghiên cứu gồm hai nội dung: nội dung 1 điều tra điều kiện

tự nhiên nơi phân bố và khai thác cá tỳ bà bướm tại 6 tỉnh miền Trung bằng phương pháp phỏng vấn

trực tiếp người dân đánh bắt tại các vùng thu mẫu qua các phiếu câu hỏi đã soạn thảo trước; Nội dung

2 tiến hành định danh phân loại các loài cá tỳ bà bướm được thu thập dựa theo khóa định loại CITES

Identification Guide to the Fresh water Fish và hệ thống định loại của FAO. Kết quả ghi nhận: Địa

hình nơi cá phân bố ở 6 tỉnh miền Trung là như nhau đều là các con suối ở miền núi. Cá phân bố tại

vùng thượng nguồn và hạ nguồn của các con suối chảy qua vùng rừng từ Huế đến Phú Yên, cá bám

trên các tảng đá nơi nước chảy xiết, ở thượng nguồn cá tập trung nhiều hơn so với hạ nguồn; Sinh

cảnh nơi cá phân bố là những cây rừng mọc ven bờ suối. Nền đáy có nhiều đá, rong rêu bám đá là

nguồn thức ăn cho cá. Khu vực cá sinh sống thường có ánh sáng nhiều để tảo phát triển làm thức

ăn cho cá. Các yếu tố chất lượng nước ghi nhận: nhiệt độ 22 – 25oC, DO 4 mg/L, pH nước 5,5, độ

cứng nước 53,7 mgCaCO3/L, tốc độ dòng chảy một chiều dao động từ 0,36 – 0,42 m/s. Mùa vụ khai

thác cá là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch, cỡ cá khai thác từ 3 - 4 cm, sản lượng khai

thác ngày càng giảm từ năm 2003 đến nay. Kết quả nghiên cứu đã định danh phân loại được ba loài

cá tỳ bà bướm: Cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998), cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia

lineolata Valenciennes, 1846) và cá tỳ bà bướm đốm (Sewellia speciosa Roberts, 1998).

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 1

Trang 1

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 2

Trang 2

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 3

Trang 3

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 4

Trang 4

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 5

Trang 5

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 6

Trang 6

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 7

Trang 7

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 8

Trang 8

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 9

Trang 9

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 14940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung
Trung (Bảng 5) thì có 360 ý kiến cho rằng nơi cá 
tỳ bà bướm sinh sống là vùng núi nơi có nước 
chảy xiết. Mùa khô là thời điểm thuận lợi cho 
việc khai thác cá tỳ bà bướm. Trong tự nhiên, cá 
sinh sản tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 4 
đến tháng 7 trong năm. Khoảng thời gian này, thời 
tiết miền trung có mưa giông nên nhiệt độ thay 
đổi (từ cao xuống thấp) và đây có thể là điều kiện 
để cá tỳ bà bướm sinh sản. Kết quả ghi nhận này 
trùng với thông tin phỏng vấn từ người đánh bắt là 
khi có mưa giông thì cá tỳ bà bướm đẻ rất nhiều. 
Sản lượng khai thác cá tập trung nhiều ở Huế, Đà 
Nẵng và Quảng Nam càng vào miền nam thì sản 
lượng khai thác cá ít dần. Thành phố Hồ Chí Minh 
là thị trường tiêu thụ chính cá tỳ bà bướm được 
thu thập tại miền Trung.
3.4. Định danh loài
Đã xác định được 3 loài trong các mẫu 
được thu thập dựa theo khóa định loại CITES 
Identification Guide to the Fresh water Fish và 
hệ thống định loại của FAO.
3.4.1. Cá tỳ bà bướm đốm (Hình 3)
Bộ: Cypriniformes
 Họ: Balitoridae
 Giống: Sewellia
 Loài: Sewellia speciosa Roberts, 1998
 Tên tiếng anh: Spotted butterfly loach
 Tên tiếng việt: Cá tỳ bà bướm đốm
Bảng 6. Các chỉ tiêu đo cá tỳ bà bướm đốm Sewellia speciosa Roberts, 1998
Chỉ tiêu
Kích thước đo (mm)
Max Min Trung bình
Chiều dài chuẩn 60 38 48,90 ± 7,76
Chiều dài đầu 11 8 10,00 ± 2,12
92 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Chiều cao đầu 6 4 5,16 ± 0,87
Chiều dài cuốn đuôi 12 8 10,00 ± 1,58
Chiều cao đuôi 6,5 3,5 5,20 ± 1,35
Chiều rộng miệng 3 2 2,64 ± 0,6
Kết quả phân tích dựa vào hình thái học 
như sau: Vây lưng 9 tia, vây ngực 23 tia, vây 
bụng 19 tia. Không sọc đen trên thân. Không 
có dãy đồng tâm trên vây ghép (vây ngực và 
vây bụng). Gốc vây bụng ngang gốc vây lưng. 
Những mảng nhỏ nhô lên cao trên các tia vây 
ngực đầu tiên (các nốt nhỏ). Có nhiều đốm trên 
thân. Vây bụng đến gốc vây hậu môn. Thân và 
các vây có nhiều đốm nhỏ màu vàng trên nền 
nâu sẫm.
Bảng 7. Các đặc điểm hình thái của cá tỳ bà bướm đốm Sewellia speciosa Roberts, 1998
Chỉ tiêu Kết quả phân tích đề tài
Cá tỳ bà bướm đốm (Sewellia speciosa)
Roberts, 1998 Nguyễn Văn Hảo, 2005
Vây lưng 9 - 9
Vây ngực 23 20 – 22 23
Vây bụng 19
Vây bụng đến gốc vây 
hậu môn
19
Vây bụng chạm gốc vây 
hậu môn
19
So sánh kết quả phân tích dựa vào hình thái 
học của loài cá nghiên cứu với chỉ tiêu hình thái 
phân loại của Roberts (1998), Nguyễn Văn Hảo 
(2005) cho thấy các chỉ tiêu hình thái của cá 
chúng tôi thu thập tương đồng với loài Sewellia 
speciosa Roberts, 1998.
3.4.2. Cá tỳ bà bướm hổ (Hình 4)
Bộ: Cypriniformes
 Họ: Balitoridae
 Giống: Sewellia
 Loài: Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846)
 Tên tiếng anh: Butterfly loach
 Tên tiếng việt: Cá tỳ bà bướm hổ
Bảng 8. Các chỉ tiêu đo cá tỳ bà bướm hổ Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846)
Chỉ tiêu
Kích thước đo (mm)
Max Min Trung bình
Chiều dài chuẩn 55 35 42,75 ± 6,55
Chiều dài đầu 11 6,5 9,00 ± 1,87
Chiều cao đầu 6 4 4,89 ± 0,85
Chiều dài cuốn đuôi 11,5 7 9,63 ± 1,49
Chiều cao đuôi 5 3,5 4,25 ± 0,65
Chiều rộng miệng 2 1,5 1,70 ± 0,24
93TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 9. Các đặc điểm hình thái của cá tỳ bà bướm hổ Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846)
Chỉ tiêu Kết quả phân tích đề tài
Cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata)
Kottelat, 1994 Nguyễn Văn Hảo, 2005
Vây lưng 9 8 7
Vây ngực 20 - 21 21 – 22 20 - 21
Vây bụng 17 - 18 17 - 18 17 - 18
Kết quả phân tích dựa vào hình thái học như 
sau: Có 3 sọc đen đậm trên thân. Có 2 dãy đồng 
tâm trên vây ngực và vây bụng (vây ghép). Gốc 
vây bụng ngang gốc vây lưng. Những mảng nhỏ 
nhô lên cao trên các tia vây ngực đầu tiên. Gốc 
vây ngực cách xa mép miệng. Vây lưng 9 tia, 
vây ngực 20 – 21 tia, vây bụng 17 – 18 tia. Vây 
bụng đến gốc vây hậu môn.
Kết quả phân tích dựa vào hình thái học 
của loài cá nghiên cứu với chỉ tiêu hình thái 
phân loại của Kottelat (1994), Nguyễn Văn Hảo 
(2005) cho thấy các chỉ tiêu hình thái của cá 
chúng tôi thu thập cũng tương đồng với loài tỳ 
bà bướm hổ Sewellia lineolata (Valenciennes, 
1846).
3.4.3. Cá tỳ bà bướm beo (Hình 5)
Bộ: Cypriniformes
 Họ: Balitoridae
 Giống: Sewellia
 Loài: Sewellia elongate Roberts, 1998
 Tên tiếng anh: Satr butterfly loach
 Tên tiếng việt: Cá tỳ bà bướm beo
Bảng 10. Các chỉ tiêu đo cá tỳ bà bướm beo Sewellia elongate Roberts, 1998
Chỉ tiêu
Kích thước đo (mm)
Max Min Trung bình
Chiều dài chuẩn 55 31 40,4 ± 12,1
Chiều dài đầu 13 6 9,1 ± 3,2
Chiều cao đầu 5,5 3 4,2 ± 1,22
Chiều dài cuốn đuôi 14 8 9,2 ± 4,13
Chiều cao đuôi 6,2 3 4,26 ± 1,73
Chiều rộng miệng 2 1,5 1,86 ± 0,26
Kết quả phân tích dựa vào hình thái học 
như sau: Vây lưng 9 tia, vây ngực 24 – 27 
tia, vây bụng 18 – 20 tia. Không có sọc đen. 
Không có dãy đồng tâm. Gốc vây bụng nằm 
sau gốc vây lưng. Có các nốt ở 2 bên mõn. Vây 
bụng vượt qua hậu môn nhưng không đến gốc 
vây hậu môn. So sánh các chỉ tiêu hình thái 
trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loài cá 
chúng tôi thu thập có điểm tương đồng với loài 
cá tỳ bà bướm beo Sewellia elongate Roberts, 
1998 (Bảng 11).
94 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 11. Các đặc điểm hình thái của cá tỳ bà bướm beo Sewellia elongate Roberts, 1998
Chỉ tiêu
Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi
Cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate) 
Roberts, 1998
Vây lưng 9 -
Vây ngực 24 – 27 22 – 24
Vây bụng 18 - 20 20
IV. THẢO LUẬN
Cá tỳ bà bướm (Sewellia) là giống cá nước 
ngọt bản địa tại Việt Nam đã và đang được khai 
thác vụ phục cho xuất khẩu. Tuy nhiên các 
nghiên cứu về cá tỳ bà bướm cho đến nay vẫn 
chưa được quan tâm nhiều. Theo ghi nhận từ 
các tài liệu hiện có, những nghiên cứu về cá tỳ 
bà bướm mới chỉ dừng lại ở mức độ phân loại, 
phân bố và nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh 
sản của cá. Hiện nay việc định danh các loài 
cá tỳ bà bướm còn có nhiều điểm chưa thông 
nhất. Nghiên cứu mới nhất của Võ Điều và ctv., 
(2019) đã kết luận rằng hai loài cá tỳ bà bướm 
(giống Sewellia) phân bố ở Thừa Thiên Huế 
là tỳ bà bướm hổ có tên khoa học là Sewellia 
lineolata Valenciennes, 1846 và tỳ bà bướm đốm 
có tên khoa học là Sewellia albisuera Freyhof, 
2003. Tuy nhiên, khi so sánh kết quả phân loại 
của hai loài trên với một số kết quả nghiên cứu 
khác thì có một số điểm không tương đồng đặc 
biệt là loài cá tỳ bà bướm đốm. Kết quả nghiên 
cứu định danh của chúng tôi cho rằng, cá tỳ bà 
bướm hổ có tên khoa học là Sewellia lineolata 
Valenciennes, 1846 và tỳ bướm đốm có tên khoa 
học là Sewellia speciosa Roberts, 1998. Kết quả 
định danh cá tỳ bà bướm đốm của chúng tôi 
giống với kết quả so sánh hình thái phân loại của 
một số tác giả Vũ Cẩm Lương (2008), Nguyễn 
Văn Hảo (2005), Kottelat (1994) cũng cho rằng 
cá tỳ bà bướm đốm có tên khoa học là Sewellia 
speciosa Roberts, 1998. Mẫu cá tỳ bà bướm beo 
chúng tôi thu thập tại Bình Định có tên khoa 
học là Sewellia elongate Roberts, 1998. Đây là 
loài phân bố duy nhất tại tỉnh Bình Định. Theo 
như tài liệu tổng hợp trong các loài thuộc giống 
Sewellia, Việt Nam có đến 8 loài, phân bố của 
các loài ở khu vực miền trung. Tuy nhiên theo 
kết quả điều tra tại 6 tỉnh miền trung của chúng 
tôi, hiện nay ngoài tự nhiên chỉ thu thập được 3 
loài cá tỳ bà bướm (hổ, đốm và beo). Điều này 
có thể do một số loài cá tỳ bà khác đã không còn 
do môi trường sống ngoài tự nhiên thay đổi, do 
con người khai thác quá mức làm suy kiệt nguồn 
lợi này. Ngoài ra, cũng có thể do giới hạn đề tài 
nên chúng tôi chưa đi điều tra hết tất cả các con 
suối nơi cá tỳ bà bướm sinh sống nên chưa thu 
thập được tất cả các loài thuộc giống Sewellia. 
Cá tỳ bà bướm là loài phân bố ở các con 
suối nước ngọt, nơi có dòng chảy mạnh và có 
hàm lượng oxy hòa tan cao từ Huế vào Phú Yên. 
Trong đó, cá tỳ bà bướm hổ phân bố từ Huế 
đến Phú Yên, cá tỳ bà bướm đốm ở Huế và Đà 
Nẳng, cá tỳ bà bướm beo chỉ có ở Bình Định và 
sản lượng cá ít hơn so với hai loài còn lại. Hiện 
nay, ba loài cá tỳ bà bướm được chúng tôi thu 
thập đã và đang được người dân khai thác để 
phục vụ cho thị trường cá cảnh. Cá sống ở khe 
suối, nước chảy mạnh nên điều kiện thời tiết 
ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ khai thác cá. 
Mùa khô nước cạn, chảy nhẹ, thuận lợi cho việc 
Hình 3. Cá tỳ bà bướm đốm Hình 4. Cá tỳ bà bướm hổ Hình 5. Cá tỳ bà bướm beo
95TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
khai thác cá, vào mùa mưa nước chảy rất mạnh 
và nguồn nước lại sâu nên việc khai thác cá gặp 
nhiều khó khăn. Theo kết quả phỏng vấn người 
đánh bắt cá cho thấy, vào mùa mưa có nhiều đơn 
hàng đặt mua cá với giá khá cao nhưng lượng cá 
khai thác không đủ để cung cấp. Chính vì vậy 
đã tạo nên tính mùa vụ của cá tỳ bà bướm ở thị 
trường cá cảnh TpHCM và xuất khẩu. Trong các 
loài cá tỳ bà bướm khai thác cho xuất khẩu hiện 
nay thì cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) là 
loài được khai thác nhiều nhất để phục vụ cho 
xuất khẩu (Nguyễn Duy Thuận và ctv., 2018). 
Với tình trạng khai thác quá mức mà không có 
sự can thiệp của chính quyền địa phương nên 
nguồn cá ngoài tự nhiên ngày càng giảm dần 
về sản lượng khai thác hằng năm và có nguy cơ 
tuyệt chủng nguồn lợi này.
Căn cứ vào các kết quả trên chúng tôi khẳng 
định ba loài cá tỳ bà bướm đã thu thập tại 6 tỉnh 
miền Trung trong nghiên cứu này là Sewellia 
lineolata Valenciennes, 1846 (cá tỳ bà bướm 
hổ), Sewellia speciosa Roberts, 1998 (cá tỳ bà 
bướm đốm), Sewellia elongate Roberts, 1998 
(cá tỳ bà bướm beo).
V. KẾT LUẬN
Cá tỳ bà bướm phân bố ở các con suối nơi 
có nước chảy xiết tại các tỉnh miền trung, các 
yếu tố môi trường sống của cá bao gồm: nhiệt 
độ nước 22o – 25oC, pH nước 6,0, DO 4mg/L, 
độ cứng 53,7 mgCaCO
3
/L, độ trong 20 – 80 cm, 
tốc độ dòng chảy một chiều 0,38 – 0,42. Mùa vụ 
khai thác cá chủ yếu là mùa nắng, cỡ cá khai thác 
từ 3 - 4 cm. Sản lượng khai thác cá tỳ bà bướm 
ngày càng giảm và có nguy cơ cạn kiệt nguồn 
cá ngoài tự nhiên. Việc khai thác cá không có sự 
quản lý của chính quyền địa phương. Đã định 
danh được 3 loài cá tỳ bà bướm trong các mẫu 
cá thu tại 6 tỉnh miền Trung: Cá tỳ bà bướm 
beo (Sewellia elongate Roberts, 1998), cá tỳ 
bà bướm hổ (Sewellia lineolata Valenciennes, 
1846) và cá tỳ bà bướm đốm (Sewellia speciosa 
Roberts, 1998).
VI. KIẾN NGHỊ 
Cần tiếp tục nghiên cứu thuần dưỡng môi 
trường sống của cá trong điều kiện nhân tạo để 
hướng đến nghiên cứu sinh sản loài cá này để 
phục vụ cho xuất khẩu cá cảnh và bảo tồn cá tỳ 
bà bướm ngoài tự nhiên.
LỜI CẢM ƠN 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Sở 
Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Trung 
tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công 
nghệ cao đã hỗ trợ kinh phí cho thực hiện nghiên 
cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Võ Điều, Trần Văn Việt, Phan Đỗ Dạ Thảo, 2019. 
Định danh thành phần loài cá tỳ bà bướm 
(Sewellia spp.) phân bố ở Thừa Thiên Huế dựa trên 
đặc điểm hình thái và DNA mã vạch. Tạp chí 
Khoa học đại học Huế, 3C, trang 1 -12.
Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam, tập 
II. NXB. Nông nghiệp Hà Nội. 
Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngọt. NXB 
Nông Nghiệp. 263 trang.
Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Thuận, 2009. Cấu trúc 
thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh 
Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 
55, 61–71. 
Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú và Vũ Thị Phương 
Anh, 2018. Dẫn liệu về thành phần loài cá xương 
(Osteichthys) ở khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa 
Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Cần Thơ, chuyên đề: Thủy sản, 54(2), 7–18. 
Tài liệu tiếng Anh
Freyhof, J., 2003. Sewellia albisuera a new balitorid 
loach from Central Vietnam (Cypriniformes: 
Balitoridae). Ichthyol. Explor. Freshwaters v. 14 
(no.3): 225 – 230.
Kottelat M., 1994. Rediscovery of Sewellia lineolata 
in Annam, Viet Nam (Teleostei: Balitoridae), 
Zoologische Mededelingen, 68(11), 109–112. 
Rainboth, W.J., 1996. FAO species identification 
field guide for fisheries purpose. Fish of the 
Cambodian Mekong. FAO, Rome. 265p.
Roberts, T.R., 1998. Systematic revision of the 
Balitorid loach genus Sewellia of Vietnam and 
laos, with diagnoses of four new species. Raffles 
Bulletin of Zoology 46(2): 271-288.
96 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1 The Research & Development Center for High Technology Agriculture 
* Email: lienkimnguyen85@gmail.com
INVESTIGATION, COLLECTION AND IDENTIFICATION 
SOME SPECIES BELONG TO Sewellia spp. AT THE CENTRAL 
PROVINCES OF VIETNAM
Nguyen Thi Kim Lien1*, Truong Thi Thuy Hang1, Ngo Khanh Duy1
ABSTRACT
The study aims to investigate the natural conditions of distribution, the exploitation and identification 
of fishs belonging to to Sewellia spp. groups collected in Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai 
and Phu Yen (six central provinces of Vietnam). The study consists of two main contents: Fristly, 
to investigate the natural conditions of distribution and the exploitation of Sewellia spp. in the six 
central provinces by fisher survey in the study sites through questionnaires; Secondly, taxonomic 
identification of the Sewellia spp. collected based on CITES Identification Guide to the Fresh 
water Fish and FAO classification system. The result demonstrated that the topography of the fish 
distributed in the six central provinces is the same, all are waterstreams in the mountain areas. Fish 
are distributed at the upstream and downstream of streams flowing through the forest from Hue 
to Phu Yen, many fishs stick on the rocks where the water flow is fast, and fish distribution at the 
upstream are more concentrated than that at the downstream. The habitat of fish distribution area 
is the forest where waterstream flowthrough. The mossy rocky bottom is the main food source for 
fish. The area where the fish live often has high level of light suitable for algae development and 
served as the food source for the fish. The water quality factors recorded: temperature of 22 - 250C, 
DO 4 ppm, water pH 5.5, water hardness 53.7 mgCaCO
3
/l, the one-way flow rate ranging from 0.36 
to 0.42 m/s. The fishing season is the sunny season from March to October of the solar calendar, 
the fish has exploited at size ranging from 3 to 4 cm, the catch production has been decreasing from 
2003 to the present. Identified three species of fish from Sewellia spp: Sewellia lineolata, Sewellia 
speciosa and Sewellia elongate.
Keywords: Butterfly, investigation, natural conditions, exploitation, identification.
Người phản biện: TS. Nguyễn Phúc Cẩm Tú
Ngày nhận bài: 17/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 26/10/2019
Ngày duyệt đăng: 31/10/2019
Người phản biện: PGS.TS. Trần Đắc Định
Ngày nhận bài: 14/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 26/10/2019
Ngày duyệt đăng: 31/10/2019

File đính kèm:

  • pdfdieu_tra_thu_thap_va_dinh_danh_cac_loai_ca_ty_ba_buom_sewell.pdf