Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung

Tóm tắt:

Tại các công ty chế biến thủy sản, người lao động ngoài phải làm việc trong điều kiện chứa

đựng nhiều yếu tố bất lợi, còn phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại thoát ra từ dung dịch sát

trùng (Chlorine), trong đó nguy cơ phơi nhiễm với khí Clo là rất lớn. Nghiên cứu này nhằm đánh

giá mức độ phơi nhiễm khí Clo trên hai nhóm đối tượng người lao động có tiếp xúc và không tiếp

xúc hoặc tiếp xúc rất ít với khí Clo ở 4 cơ sở chế biến thủy sản, theo phương pháp mô tả cắt

ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm tiếp xúc có nồng độ phơi nhiễm lớn hơn gấp 8,5 lần

so với nhóm đối chứng, 25/401 mẫu đo của nhóm tiếp xúc vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN

03:2019/BYT. Sơ chế là bộ phận có nồng độ phơi nhiễm trung bình khí Clo ở người lao động lớn

nhất, nồng độ trung bình là 1,124mg/m3.

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung trang 1

Trang 1

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung trang 2

Trang 2

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung trang 3

Trang 3

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung trang 4

Trang 4

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung trang 5

Trang 5

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 24100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung

Đánh giá mức độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao động trong các cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung
iệc pha chế dung dịch khử trùng này tuy đã
được các cơ sở chế biến thủy sản chuẩn hóa
thành các quy trình thao tác chuẩn (SOP) hướng
dẫn quy cách pha chế, định lượng cụ thể. Song
trong thực tế, tại nhiều cơ sở việc pha chế
thường được những người lao động thực hiện
ước lượng và thực hiện chưa đúng so với quy
định, thường xảy ra nhất ở công đoạn pha chế
dung dịch khử trùng vệ sinh cá nhân, dụng cụ và
nhà xưởng. Điều này khiến cho lượng khí Clo tự
do phát sinh ra môi trường lao động thường
không được kiểm soát. Việc kiểm soát nồng độ
khí Clo phát sinh trong quá trình sản xuất ở các
nhà máy chế biến thủy sản hầu như chưa được
quan tâm và thực hiện đúng theo quy định.
Như vậy, người lao động tại các cơ sở chế
biến thủy sản ngoài phải đối mặt với áp lực tăng
ca liên tục còn phải làm việc trong môi trường
Tóm tắt:
Tại các công ty chế biến thủy sản, người lao động ngoài phải làm việc trong điều kiện chứa
đựng nhiều yếu tố bất lợi, còn phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại thoát ra từ dung dịch sát
trùng (Chlorine), trong đó nguy cơ phơi nhiễm với khí Clo là rất lớn. Nghiên cứu này nhằm đánh
giá mức độ phơi nhiễm khí Clo trên hai nhóm đối tượng người lao động có tiếp xúc và không tiếp
xúc hoặc tiếp xúc rất ít với khí Clo ở 4 cơ sở chế biến thủy sản, theo phương pháp mô tả cắt
ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm tiếp xúc có nồng độ phơi nhiễm lớn hơn gấp 8,5 lần
so với nhóm đối chứng, 25/401 mẫu đo của nhóm tiếp xúc vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN
03:2019/BYT. Sơ chế là bộ phận có nồng độ phơi nhiễm trung bình khí Clo ở người lao động lớn
nhất, nồng độ trung bình là 1,124mg/m3.
28
chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi do quy trình sản
xuất, đặc thù lao động, gánh nặng và căng thẳng
lao động. Môi trường lao động ngoài điều kiện vi
khí hậu không thuận lợi như độ ẩm lớn, nhiệt độ
thấp và kém thông thoáng do tốc độ lưu thông
không khí thấp, người lao động còn tiếp xúc với
các hóa chất độc hại thoát ra từ dung dịch sát
trùng (Chlorine), trong đó nguy cơ phơi nhiễm
với khí Clo là rất lớn.
Theo Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe
nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA), Viện Quốc gia về
An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ
(NIOSH) và Hội nghị của các chuyên gia về vệ
sinh công nghiệp của chính phủ Hoa Kỳ
(ACGIH); Giới hạn tiếp xúc cho phép và giới hạn
phơi nhiễm khuyến nghị với khí Clo đều ở mức
1ppm (2,9mg/m3) trong 15 phút (STEL) và
0,5ppm (1,45mg/m3) tiếp xúc trong 8 giờ [1]. Tại
Việt Nam QCVN 03:2019/BYT của Bộ Y tế quy
định mức giới hạn Clo trung bình 8 giờ trong
không khí vùng làm việc là 1,5mg/m3 và từng lần
tối đa là 3mg/m3. Theo phân loại độc tính của
Clo [2] về các mức tiếp xúc thì công nhân chế
biến thủy sản chỉ phơi nhiễm với Clo ở nồng độ
thấp và chịu những ảnh hưởng về sức khỏe của
tiếp xúc mạn tính. Tuy nhiên, việc tiếp xúc
thường xuyên với nồng độ khí Clo ở mức vượt
tiêu chuẩn cho phép trong điều kiện các giải
pháp cải thiện điều kiện lao động ở các cơ sở
chế biến thủy sản vẫn chưa thật sự hiệu quả sẽ
gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
của người lao động.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu khí Clo cá nhân của 501 người lao động
thuộc hai nhóm tiếp xúc và nhóm đối chứng của
4 cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung.
Nhóm tiếp xúc gồm các bộ phận: tiếp nhận
nguyên liệu, sơ chế, tinh chế (tinh chế, cân, xếp
khuôn, bao gói), vệ sinh, pha chế và KCS.
Nhóm đối chứng gồm các bộ phận: Văn
phòng, nhà bếp, cơ điện, cấp đông.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu KHCN
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2020
Hình 1. Dụng cụ và nơi pha chế
dung dịch khử trùng chlorine
ở 1 cơ sở chế biến thủy sản khảo sát
Bảng 1. Nồng độ Chlorine sử dụng tại các công
đoạn khử trùng
&iF F{QJ ÿRҥn vӋ sinh, 
khӱ trùng 
NӗQJ ÿӝ dung 
dӏch chlorine sӱ
dөng (ppm) 
1ѭӟc rӱa ӫng 100-200 
1ѭӟc rӱa tay 10 -50 
1ѭӟc rӱa dөng cө (sӑt
ÿӵng, bàn chӃ biӃn, bàn 
VRL EăQJ WҧL Pi\ FѭD
dөng cө...) 
100-200 
1ѭӟc vӋ sinh nӅQ Wѭӡng 100-200 
1ѭӟc rӱa bán thành 
phҭm 10-50 
29
Kết quả nghiên cứu KHCN
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2020
- Phương pháp Khảo sát, đo đạc lấy mẫu và
phân tích mẫu khí Clo trong không khí: Theo
thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nhiệp và
môi trường tập 1.
- Phương pháp đánh giá độ phơi nhiễm:
Độ phơi nhiễm trung bình cho một người
trong một khoảng thời gian làm việc là 8 giờ,
được xác định bằng cách lấy một hoặc nhiều
hơn mẫu trong quá trình làm việc:
TLV – TWA8: độ phơi nhiễm trung bình của
một người trong 8 giờ làm việc
C: Nồng độ khí Clo
T: Thời gian tiếp xúc
- Tiêu chuẩn đánh giá:
- Phương pháp xử lý số liệu: Nhập và xử lý số
liệu theo phần mềm Excel, rút ra các thông số:
Trung bình cộng, độ lệch chuẩn, min, max,
khoảng tin cậy (95%), số lượng mẫu >1,5, số
lượng mẫu >1,45 và giá trị t test để đánh giá.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thông
qua các phiếu điều tra để khảo sát, thu thập các
số liệu về thời gian tiếp xúc, tần suất tiếp xúc và
thời gian ca làm việc của người lao động.
2.3. Kỹ thuật thực hiện
- Kỹ thuật lấy mẫu khí Clo: Lấy mẫu cá nhân.
- Kỹ thuật xác định Clo trong không khí bằng
phương pháp so màu theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 4877-89: Không khí vùng làm việc
phương pháp xác định Clo.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thời gian, tần suất và phương thức tiếp
xúc với khí Clo của người lao động tại các cơ
sở chế biến thủy sản
3.1.1. Phương thức tiếp xúc
Ở nhóm tiếp xúc, chủ yếu người lao động sẽ
tiếp xúc với chất khử trùng chlorine dạng dung
dịch lúc vệ sinh cá nhân hoặc khi rửa bán thành
phẩm. Chỉ có người lao động ở bộ phận pha chế
có thể tiếp xúc với chất khử trùng chlorine dạng
bột hoặc dạng dung dịch trong quá trình pha
chế. Ở nhóm đối chứng, chỉ rất ít người có thể
tiếp xúc với khí clo khi họ có việc phải đi vào
trong xưởng. Khí clo được giải phóng ra từ dung
dịch chất khử trùng và tồn tại trong không khí
môi trường làm việc, người lao động sẽ tiếp xúc
trực tiếp qua đường hô hấp (hít thở qua đường
mũi hoặc đường miệng).
3.1.2. Thời gian và tần suất tiếp xúc
Thời gian và tần suất tiếp xúc với khí Clo của
người lao động ngoài được đánh giá thông qua
thời gian tiếp xúc trực tiếp với chất khử trùng
chlorine, còn phải tính thêm thời gian người lao
động làm việc trong môi trường có chứa khí Clo
(thường là 8 giờ - thời gian người lao động làm
việc tại các phân xưởng).
Kết quả khảo sát (Bảng 3) ở nhóm tiếp xúc
cho thấy bộ phận pha chế là bộ phận có thời
gian tiếp xúc với khí Clo thông qua thời gian tiếp
xúc với chất khử trùng lớn nhất, trung bình 800
giây và tần suất tiếp xúc trung bình chỉ 2,3
lần/ca. Đây là bộ phận thực hiện các công việc
pha chế các dung dịch khử trùng chlorine từ chất
khử trùng gốc có dạng nước hoặc dạng bột ở
nồng độ rất cao (nồng độ Clo khoảng 70%)
thành các dung dịch có nồng độ nhỏ hơn để
phục vụ công tác vệ sinh khử trùng ở các phân
xưởng sản xuất. Các bộ phận tiếp theo với các
yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt trong vấn đề khử
trùng nữa là sơ chế và tinh chế có thời gian tiếp
xúc trung bình lần lượt là 312,5 giây và 265 giây
với tần suất tiếp xúc trung bình lần lượt là 31,25
và 26,5 lần/ca. Ở đa số các công ty việc pha chế
TLV – TWA8 =
8
...2211 NNTCTCTC 
Bảng 2. Tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuҭn STEL 
(mg/m3)
8 giӡ
(mg/m3)
QCVN 03:2019/BYT 3 1,5 
OSHA, NIOSH, ACGIH 2,9 1,45 
máy, chính vì vậy độ phân tán của các mẫu trong
mỗi nhóm cho kết quả lớn.
Kết quả khảo sát (Bảng 4) cho thấy số lượng
mẫu khí Clo cá nhân vượt tiêu chuẩn cho phép
theo QCVN 03:2019/BYT của nhóm tiếp xúc là
25/401 mẫu chiếm tỷ lệ 6,23%. Số lượng mẫu
khí Clo vượt tiêu chuẩn cho phép theo OSHA,
NIOSH và ACGIH là 30/401 mẫu chiếm tỷ lệ
7,48%. Nồng độ phơi nhiễm khí Clo ở người lao
động ở nhóm đối chứng ở các cơ sở chế biến
thủy sản khảo sát tương đối thấp. Không có mẫu
cá nhân nào vượt tiêu chuẩn cho phép theo
QCVN 03:2019/BYT và theo tiêu chuẩn cho
phép của thế giới.
So sánh kết quả phơi nhiễm giữa hai nhóm
cho ta thấy nhóm tiếp xúc có kết quả phơi nhiễm
nồng độ Clo trung bình trong không khí là
0,640mg/m3 lớn hơn gấp 8,5 lần so với nhóm
đối chứng (0,075 mg/m3). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p<0,05, t=1,964).
Các bộ phận trong nhóm tiếp xúc mà người
lao động có nồng độ phơi nhiễm khí Clo vượt
tiêu chuẩn cho phép là Sơ chế, tinh chế và Pha
chế (Bảng 5).
dung dịch khử trùng được người lao động thực
hiện ngay trong các phân xưởng sản xuất (khu
vực mà họ phụ trách).
Trong nhóm đối chứng, chỉ có bộ phận cấp
đông (hầm đông và hầm bảo quản) là người
lao động có tiếp xúc với khí Clo khi thực hiện
công tác vệ sinh cá nhân như tay, ủng với thời
gian tiếp xúc trung bình của cả 4 cơ sở là 45
giây và tần suất tiếp xúc là 4,5 lần/ca. Các bộ
phận còn lại như Cơ diện, nhà bếp, văn phòng
do tính chất và vị trí làm việc cách xa xưởng
sản xuất nên họ sẽ không hoặc rất ít khi tiếp
xúc với khí Clo.
3.2. Đánh giá nồng độ phơi nhiễm với khí Clo
của người lao động tại các cơ sở chế biến
thủy sản
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại 4 cơ
sở chế biến thủy sản sản xuất các loại sản phẩm
khác nhau, việc sử dụng và pha chế các loại và
nồng độ chất khử trùng trong quá trình sản xuất
cũng tương đối khác nhau. Ngoài ra, việc sử
dụng chất khử trùng chlorine cũng có sự khác
nhau giữa các bộ phận trong nhóm tiếp xúc hoặc
nhóm không tiếp xúc của trong cùng một nhà
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2020
Kết quả nghiên cứu KHCN
30
Bảng 3. Thời gian tiếp xúc với chất khử trùng của hai nhóm nghiên cứu
Tên 
nhóm Bӝ phұn
Tәng thӡi gian tiӃp
xúc trӵc tiӃp vӟi
chҩt khӱ trùng 
chlorine (giây/ca) 
Tҫn suҩt tiӃp xúc 
trӵc tiӃp vӟi chҩt
khӱ trùng chlorine 
(lҫn/ca) 
Thӡi gian ca làm 
viӋc có tiӃp xúc 
vӟi khí Clo 
(giӡ/ca) 
Nhóm 
tiӃp xúc 
TiӃp nhұn
nguyên liӋu 120 12 8 
6ѫ FKӃ 321,5 31,25 8 
Tinh chӃ 265 26,5 8 
KCS 155 15,5 8 
VӋ sinh 212,5 15,5 8 
Pha chӃ 800 2,3 8 
Nhóm 
ÿӕi
chӭng
CҩS ÿ{QJ 45 4,5 8 
&ѫ ÿLӋn, nhà bӃp,
YăQ SKòng - - -
Sơ chế là bộ phận có nồng độ phơi nhiễm trung
bình khí Clo ở người lao động là lớn nhất trong cả
ba nhóm trên, nồng độ phơi nhiễm trung bình là
1,124 mg/m3. Đây cũng là bộ phận có số lượng
mẫu khí Clo cá nhân vượt tiêu chuẩn cho phép theo
QCVN 03:2019/BYT là 19/124 mẫu chiếm tỷ lệ
15,32%. Số lượng mẫu khí Clo vượt tiêu chuẩn cho
phép theo tiêu chuẩn thế giới là 22/124 mẫu chiếm
tỷ lệ 17,74%. Pha chế và tinh chế cũng là những bộ
phận có mẫu khí Clo cá nhân vượt các tiêu chuẩn
cho phép lần lượt là 4/200 và 2/7 mẫu. Đây là ba bộ
phận có thời gian tiếp xúc, tần suất tiếp xúc và nồng
độ phơi nhiễm khí Clo lớn nhất trong tất cả các bộ
phận sản xuất mà đề tài đã khảo sát.
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2020
Kết quả nghiên cứu KHCN
31
Tên nhóm TiӃp xúc Ĉӕi chӭng
Sӕ Oѭӧng mүu 401 100 
Trung bình 0,640 0,075 
Ĉӝ lӋch chuҭn 0,523 0,078 
Min 0,02 0,02 
Max 1,91 0,305 
Khoҧng tin cұy (95%) 0,05 0,01 
SL mүX Yѭӧt TCCP VN 
(>1,5mg/m3) 25 0 
SL mүX Yѭӧt TCCP ThӃ giӟi
(>1,45mg/m3) 30 
0
Bảng 4. Nồng độ phơi nhiễm khí Clo của người lao động ở hai nhóm nghiên cứu
Bảng 5. Nồng độ phơi nhiễm khí Clo của người lao động ở các bộ phận của nhóm tiếp xúc
Tên bӝ phұn 6ѫ FKӃ Tinh chӃ Pha chӃ
Sӕ Oѭӧng mүu 124 200 7 
Trung bình 1,124 0,481 0,734 
Ĉӝ lӋch chuҭn 0,515 0,345 0,726 
Min 0,02 0,02 0,109 
Max 1,91 1,82 1,62 
Khoҧng tin cұy (95%) 0,09 0,04 0,67 
SL mүX Yѭӧt TCCP VN 
(>1,5mg/m3) 19 4 2 
SL mүX Yѭӧt TCCP ThӃ giӟi
(>1,45mg/m3) 24 4 2 
Ghi chú: Với các kết quả đo < 0,02mg/m3 (giới hạn phát hiện của phép đo)
thì lấy giá trị 0,02 mg/m3 để tính toán
32
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm khí
Clo ở người lao động ở hai nhóm tiếp xúc và đối
chứng ở các cơ sở chế biến thủy sản khảo sát
cho thấy:
- Đường phơi nhiễm: Người lao động ở nhóm
tiếp xúc và nhóm đối chứng có tiếp xúc với khí
Clo đều phơi nhiễm qua đường hô hấp (hít thở).
- Thời gian và tần suất phơi nhiễm:
Nhóm tiếp xúc: Bộ phận pha chế có thời gian
phơi nhiễm với khí Clo ở nồng độ cao (70%,
10.000ppmW) với thời gian nhiều nhất 10-15
phút/ca nhưng tần suất tiếp xúc ít, chỉ khoảng 1-
3 lần/ca. Nhóm đối chứng có thời gian tiếp xúc
với khí Clo ở mức độ thấp chỉ khoảng 45 giây/ca
và tần suất tiếp xúc cũng rất ít. Một số bộ phận
còn lại của các cơ sở đa số người lao động rất
ít khi phải tiếp xúc với khí Clo.
- Nồng độ phơi nhiễm:
Nhóm tiếp xúc có kết quả phơi nhiễm nồng
độ Clo trung bình trong không khí lớn hơn gấp
8,5 lần so với nhóm đối chứng. 25/401 mẫu đo
vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN
03:2019/BYT và 30/401 mẫu đo vượt tiêu chuẩn
cho phép của OSHA, NIOSH và ACGIH. Sơ chế
là bộ phận có nồng độ phơi nhiễm trung bình khí
Clo ở người lao động là lớn nhất, nồng độ trung
bình là 1,124mg/m3.
Nhóm đối chứng: Nồng độ phơi nhiễm khí
Clo ở người lao động ở nhóm này tương đối
thấp, kết quả đo đạc trung bình đều
<0,15mg/m3. Không có mẫu cá nhân nào vượt
tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam
và thế giới.
4.2. Kiến nghị
Số lượng người phơi nhiễm khí Clo ở người
lao động tại các cơ sở chế biến thủy sản tuy
chưa lớn, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 6-7%. Song
Kết quả nghiên cứu KHCN
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2020
việc phơi nhiễm trong thời gian dài cũng sẽ gây
ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
người lao động. Chính vì vậy, các cơ sở chế
biến thủy sản nên thực hiện một số giải pháp
như sau:
- Cần xây dựng các quy trình thao tác chuẩn
(SOP) về việc sử dụng, pha chế các dung dịch
khử trùng và bắt buộc người lao động phải tuân
thủ và thực hiện đúng quy trình.
- Cải thiện hệ thống thông gió trong các phân
xưởng sản xuất, nhất là ở các bộ phận pha chế,
bộ phận vệ sinh ủng, tay trước mỗi phân xưởng
và trong các phân xưởng chế biến.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
nhằm sớm phát hiện các bệnh mãn tính và bệnh
nghề nghiệp do phơi nhiễm hơi khí độc gây ra
cho người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. NIOSH, “NIOSH Manual of Analytical
Methods (NMAM)- Chlorine 6011”, Issue 2, 15
August 1994, Fourth Edition.
[2]. Gerald F O'Malley, DO, “Chlorine Toxicity”,
pp/html/A832336-business.html
[3]. “Chlorine 7782-50-5”, EPA- United States
Environmental Protection Agency.
[4]. “Benefits and Risks of the Use of Chlorine-
containing Disinfectants in Food Production and
Food Processing”, Report of a Joint FAO/WHO
Expert Meeting, USA, 27-30 May 2008.
[5]. Trang Sĩ Trung, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh
Long Quân, “Phát triển ngành bảo quản, chế
biến thủy sản vùng duyên hải miền Trung”, Phát
triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Trang 31-36.
[6]. “Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam”,
quan-nganh.htm.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_phoi_nhiem_khi_clo_o_nguoi_lao_dong_trong_ca.pdf