Đánh giá chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương phẩm quy mô pilot ngoài trời
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống
tuần hoàn nuôi cá tra thâm canh ngoài trời. Hệ thống nuôi tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot được
thiết kế bao gồm 01 hệ thống lọc sinh học, 01 hệ thống lọc chất thải rắn và ao nuôi cá. Tất cả được
lắp đặt trong cùng một ao nuôi sử dụng hệ thống khí cho cung cấp khí hòa tan và bơm nước trong
thí nghiệm. Mật độ thả cá 133 con/m2 với trọng lượng cá giống trung bình 16,1 g/con. Trong suốt
quá trình nuôi sử dụng loại thức ăn viên có hàm lượng protein từ 28-30%. Sau 260 ngày nuôi, cá
thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 810 g/con, đạt chất lượng xuất khẩu, tỷ lệ sống 81% và hệ số
chuyển đổi thức ăn 1,6. Chất lượng nước ao nuôi trong suốt chu kỳ nuôi ổn định và thích hợp cho
cá tra phát triển. Hiệu quả sử dụng nước (600 l/kg cá) thấp hơn 7-9 lần so với ao nuôi truyền thống.
Khả năng phát thải nitrogen và phosphorus thấp hơn ao nuôi bằng công nghệ truyền thống 7-10 lần.
Sự thành công của mô hình sẽ mở ra cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL một công nghệ nuôi mới hạn
chế thay nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương phẩm quy mô pilot ngoài trời
nhiều. Giá trị độ kiềm nhỏ nhất 43 mg/l ngày nuôi 151. Do trước đó thu hoạch triệt để lượng bùn tích lũy trong hệ thống lắng bùn, quá trình khử nitrate yếu dẫn tới quá trình nitrate hóa làm giảm mạnh độ kiềm trong hệ thống. Giai đoạn 2 độ kiềm có biên độ dao động lớn do thực hiện việc thu hoạch bùn và thay nước. Giai đoạn 3, độ kiềm có xu thế tăng lên do quá trình khử nitrate xảy ra mạnh mẽ. Quá trình nitrate hóa diễn ra yếu do việc tiến hành thay nước làm giảm hàm lượng NH3, tiêu tốn ít độ kiềm. Việc thay nước thay hàng ngày và lượng thức ăn giảm làm độ kiềm có xu thế giảm về gần giá trị độ kiềm của nước cấp. Nghiên cứu cho 60 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 thấy khử 1 mole ammonia tiêu tốn lượng kiềm dưới dạng HCO3 1,98 mole (Timmons, 2002). Do quá trình khử nitrate sinh OH-, chính sản phẩm phụ này cân bằng pH trong ao nuôi RAS kết hợp với bể xử lý bùn. Chính vì thế trong thí nghiệm này chi phí tiêu tốn lượng vôi tăng độ kiềm để khử ammonia và điều chỉnh rất thấp với thực tiễn 10 g CaCO3/kg cá. Khi so sánh với hệ thống RAS không kết hợp với bể xử lý khử nitrate tiêu tốn 250 g NaHCO3/kg cá sản xuất (Timmons, 2002). Với mô hình thực tiễn ứng dụng vôi thương mại CaCO3 và với lượng ít hơn 25 lần về khối lượng và giảm chi phí khoảng 200 lần theo giá trị. Rõ ràng chi phí nâng kiềm cho RAS thấp trong thí nghiệm này và hữu ích cho sản xuất đại trà thực hiện mô hình ao lớn, đây là một bước tiến lớn trong sản xuất. Ammonia tổng cộng trong hệ thống biến động theo thời gian nuôi. Giai đoạn 1 ammonia tổng thể hiện không đáng kể. Lượng thức ăn ít, lượng phân thải và chất bài tiết ít dẫn đến lượng ammonia sinh ra thấp. Hệ thống lọc sinh học hoạt động mạnh do hàm lượng DO cao làm giảm lượng ammonia sinh ra trong ao nuôi. Giai đoạn 2 hàm lượng tổng ammonia có biên độ dao động lớn và thay đổi đột ngột. Hàm lượng tổng ammonia ghi nhận được tại thời điểm cá bỏ ăn là 34 mg/l, thời điểm cá ăn lại tổng ammonia 22 mg/l với pH 7, nhiệt độ 31-32⁰C. Ghi nhận này mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống. Trong giai đoạn này, R-TAN được xác định thấp 0,25g TAN/m2/ngày so với tiêu chuẩn 0,5 – 1,5 gTAN/m2/ngày (Timmons, 2002). Giai đoạn 3, hàm lượng tổng ammonia tích lũy trong thời gian đầu. Khi thay nước hàng ngày và lượng nước thay tăng lên hàm lượng ammonia trong ao nuôi giảm dần. Đồng thời việc thay nước hàng ngày cũng làm tăng hàm lượng oxy hòa tan, giảm TSS trong nước, tăng cường khả năng khử ammonia của hệ thống lọc. Việc tăng cường thêm máy sục khí và đảo nước trong giai đoạn 3 cũng góp phần giải phóng thêm lượng ammonia. Nitrite nitrogen trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nuôi, là một sản phẩm trong quá trình hoạt động của hệ thống biofilter. Giai đoạn 1, nitrite tăng cao trong 2 tuần đầu tiên, nguyên nhân do hàm lượng DO cung cấp cho hệ thống lọc thấp. Nitrite có xu thế tích lũy trong RAS khi hàm lượng oxy thấp hạn chế chuyển hóa nitrite thành nitrate của quá trình nitrate hóa (Timmons,2002). Tăng cường hàm lượng DO trong hệ thống lọc là biện pháp chiến lược trong việc giảm hàm lượng nitrite. Giai đoạn 2 nitrite tích lũy chậm tuy nhiên có những thời điểm nitrite tăng cao đột ngột. Tại thời điểm cá bỏ ăn hàm lượng nitrite ghi nhận được 5,4 mg/l, thời điểm cá ăn lại hàm lượng nitrite < 3 mg/l. Nước cấp có hàm lượng nitrite thấp 0,02 mg/l nên việc thay nước là một giải pháp giải quyết tức thời khi hàm lượng nitrite cao. Việc quản lý nitrite trong hệ thống RAS đã có quy chuẩn đối với cá nuôi là sử dụng NaCl = 20 x nồng độ nitrite trong ao hạn chế tính độc trực tiếp lên hệ tuần hoàn máu của cá được áp dụng cho tất cả các đối tượng cá nuôi. Giai đoạn 3, hàm lượng nitrite giảm dần do quá trình thay nước hàng ngày và lượng nước thay lớn với hàm lượng nitrite trong nước cấp thấp. Đồng thời việc thay nước hàng ngày làm lượng DO trong hệ thống lọc duy trì >4 mg/l cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả khử nitrite trong quá trình nitrate hóa của hệ thống lọc. Nitrate nitrogenlà sản phẩm cuối cùng của quá trình phản ứng nitrate hóa trong biofilter. Nitrate nitrogen cũng là nguồn dinh dưỡng cho nhóm vi sinh vật yếm khí thực hiện quá trình khử nitrate tạo sản phẩm cuối cùng là khí nitrogen. Thông thường nồng độ nitrate trong nước đối với loài cá da trơn ≥ 150 mg/l có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá nuôi (Eding và ctv., 2006). Vai trò lớn của nitrate xuất hiện 61TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 cao trong hệ thống RAS + khử nitrate khống chế phát thải H 2 S và ứng dụng hệ thống khử nitrate để tiêu hủy carbon hữu cơ trong bùn và giảm nitrate mang lại sự cân bằng nitrate trong hệ thống. Giai đoạn 1 hàm lượng nitrate tích lũy trong ao do quá trình nitrate hóa tại hệ thống lọc và giảm đi do quá trình khử nitrate tại hệ thống lắng bùn. Quá trình nitrate hóa xảy ra tích lũy nitrate cao hơn so với quá trình nitrate hóa giảm đi. Hàm lượng nitrate tăng lên rồi giảm xuống nhưng vẫn có xu thế tăng lên. Giai đoạn 2 hàm lượng nitrate biến động nhiều do việc thu hoạch bùn cũng như tiến hành thay nước với hàm lượng nitrate 1,13 mg/l trong nước cấp. Thu hoạch bùn một cách triệt để dẫn đến phản úng khử nitrate hóa xảy ra yếu, mất cân bằng cục bộ giữa hai quá trình nitrate hóa và khử nitrate hóa. Giai đoạn 3, do thu hoạch bùn tại hệ thống lắng làm mất cân bằng hai quá trình nitrate hóa và khử nitrate tiến hành thay 30-50% nước hàng ngày, nhưng hàm lượng nitrate vẫn tăng. Nguyên nhân do lượng thức ăn lớn, DO cao khiến quá trình nitrate hóa diễn ra mạnh. Sau đó hàm lượng nitrate có xu thế giảm dần do lượng nước thay hàng ngày tăng dần, từ 116% đến 225% và 340%. Hàm lượng orthophosphorus biến thiên theo từng giai đoạn nuôi khác nhau. Giai đoạn 1, hàm lượng vi tảo giảm dần nên nhu cầu PO 4 -P cho quá trình quang hợp giảm dần. Lượng thức ăn tăng, lượng phân thải hàng ngày tăng, chất hữu cơ bị phân hủy tăng và hệ thống không thay nước nên hàm lượng phosphate được tích lũy trong nước cao dần trong quá trình nuôi. PO 4 -P sẽ được vi sinh vật tự dưỡng hấp thụ khi quá trình hiếu khí xảy ra mạnh. Giai đoạn 2, hàm lượng PO 4 -P có xu thế giảm dần sau những ngày thay nước liên tục vì hàm lượng PO 4 -P trong nước cấp là 0,03mg/l. Từ cuối giai đoạn 1 hàm lượng vi tảo xuống thấp và có thể bỏ qua sự hấp thu PO 4 -P cho quá trình quang hợp của vi tảo. Từ ngày nuôi 148 đến ngày nuôi 165, tổng lượng nước thay là 660 m3, chiếm 116% thể tích hệ thống nuôi và hàm lượng PO 4 -P tích lũy cao nhất 9,6 mg/l. Việc thay nước thường xuyên sẽ làm chậm lại quá trình tích lũy PO 4 -P trong ao nuôi.Giai đoạn 3, từ ngày nuôi 181 – 200 vẫn có sự tích lũy PO 4 -P do thay nước không thường xuyên và lượng nước thay ít, từ 30% - 116%. Sau đó hàm lượng PO 4 -P giảm dần do tiến hành thay nước hàng ngày và lượng nước thay tăng lên từ 116% - 340%. Xét về nồng độ dao động 0,01 - 9,6 mg/L không cao hơn so với ao nuôi truyền thống dù ít thay nước hơn nhiều lần được ghi nhận. Tương tự, hàm lượng tổng phosphorus ở giai đoạn 1 tích lũy nhưng không có biến động lớn trong ao nuôi hệ thống theo thời gian nuôi. Trong điều kiện yếm khí vi khuẩn tác động đến các axit béo bay hơi có sẵn trong nước giải phóng phosphorus. Giai đoạn 2 diễn ra nhiều cải tiến, lắp đặt trong hệ thống, thay nước và thu hoạch bùn thường xuyên. Vì vậy trong giai đoạn 2, TP có nhiều biến động, tăng giảm đột ngột. Thu hoạch bùn khiến quá trình yếm khí giải phóng phosphorus tại ngăn lắng bùn diễn ra yếu nên sau khi thu hoạch bùn hàm lượng TP trong ao nuôi tăng cao. Thay nước làm giảm lượng chất hữu cơ, giảm TP trong nước ao nuôi. Đồng thời lượng bùn tích lũy nhiều, điều kiện yếm khí tốt lượng phosphorus giải phóng tại ao lắng bùn cao là nguyên nhân dẫn đến sự thụt giảm hàm lượng TP. Giai đoạn 3, TP giảm dần do tiến hành thay nước hàng ngày và lượng nước thay tăng dần, lượng chất hữu cơ giảm, phosphorus được xả trôi ra ngoài môi trường ao nuôi. Nguồn nước cấp với hàm lượng TP thấp chiếm 1,6% so với 96,7% sinh ra từ thức ăn làm giảm hàm lượng TP trong nước ao nuôi. Việc xác định hàm lượng COD và BOD 5 trong hệ thống RAS nhằm đánh giá khả năng 62 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 và mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước. Khi so sánh với ao nuôi truyền thống (Nguyễn Nhứt, 2014) thì hàm lượng những yếu tố này tương đương dù không thay nước nhưng nhờ sự giúp đỡ của hệ thống lọc sinh học thực hiện quá trình khoáng hóa nitrogen và khử carbon hữu cơ theo hai cơ chế oxy hóa trực tiếp và quá trình hấp thụ của vi sinh vật. Giai đoạn 1, hàm lượng COD có xu thế tăng dần trong ao nuôi. Theo thời gian nuôi, lượng thức ăn và lượng phân bài tiết tăng đồng thời không thay nước nên hàm lượng COD trong ao nuôi có xu thế tích lũy tăng dần.Giai đoạn 2, hàm lượng COD cao nhất trong chu kỳ nuôi 33,7 mg/l. Biện pháp khắc phục là thay nước nhằm giảm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi. Đồng thời tăng vận tốc bơm bùn nhằm lắng đọng các hợp chất hữu cơ tại hệ thống xử lý bùn. Giai đoạn 3, thay nước hàng ngày và lượng nước thay tăng dần khiến hàm lượng COD giảm dần. COD nước cấp 5,9 mg/l, thấp hơn nhiều so với COD ao nuôi. Nhìn chung hàm lượng COD trong hệ thống thích hợp trong cho cá tra thương phẩm phát triển. Chỉ số BOD 5 chỉ ra lượng oxy mà vi sinh vật tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước. Giai đoạn 1 không thay nước nên lượng chất hữu cơ tích lũy trong ao nuôi. Càng về cuối giai đoạn 1 khi lượng thức ăn tăng lên, hàm lượng BOD5 tăng lên một cách nhanh chóng. Giai đoạn 2, từ ngày nuôi 91 – 122 tiến hành thay nước 30-50% nhưng không thường xuyên nên BOD 5 tiếp tục tăng trong ao nuôi. Đỉnh điểm BOD 5 cao nhất 45,73 mg/l tại ngày nuôi 108. Việc thay nước thường xuyên và tăng vận tốc bơm bùn làm BOD 5 giảm dần. Giai đoạn 3, việc thay nước hàng ngày và lượng nước thay tăng dần là nguyên nhân chính lượng chất hữu cơ trong ao giảm mạnh dẫn đến BOD 5 giảm dần trong ao. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Chất lượng nước trong ao nuôi hệ thống tuần hoàn bảo đảm cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, sự biến thiên theo từng giai đoạn nuôi không ổn định. Lượng ô nhiễm nitrogen và phosphorus thải ra từ hệ thống ao nuôi tuần hoàn không đáng kể. Sự thành công của mô hình sẽ mở ra cho nghề nuôi cá tra một công nghệ nuôi mới hạn chế thay nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 5.2. Đề xuất Để cải thiện và ổn định chất lượng nước ở các giai đoạn cuối trong hệ thống nuôi tuần hoàn cần phải có giải pháp cung cấp và duy trì nồng độ oxy hòa tan cho hệ thống lọc biofilter thích hợp hơn. Xây dựng và ứng dụng ao nuôi tuần hoàn ở mô hình sản xuất thực tiễn. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự tài trợ từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, sự giúp đỡ từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 cùng các chuyên gia của trường Đại học Wageningen- Hà Lan. Nhân đây, cho phép chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ quý báu đó. 63TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Nhứt, Lê Ngọc Hạnh, Nguyễn Văn Hảo, 2013. Ước tính phát thải của ao nuôi cá (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long số 1, trang 20-29. Nguyễn Nhứt, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hồng Quân, Lê Ngọc Hạnh, Nguyễn Văn Huỳnh, Johan Ver- reth , Marc Vedergem , Roel Bosma, 2014. Báo cáo tổng kết kết quả khoa học công nghệ đề tài ”Nghiên cứu xây dựng công nghệ nuôi cá tra (Pangasianodon hypophalmus) thâm canh bằng hệ thống tuần hoàn đảm bảo an toàn sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, trang 76-79. Tài liệu tiếng Anh Eding, E.H., Kamstra, A., Verreth, J.A.J., Huisman, E.A., and Klapwijk, A., 2006. Design and operation of nitrifying trickling filters in recirculating aquaculture: A review. Aquaculture Engineering, 34: 234-260. Phan, L.T., Bui, M.T., Nguyen, T.T.T., Googley, G.J., Ingram, B.A., Nguyen, H.V, Nguyen, P.t., De Silva, S.S., 2009. Current status of farming practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture 296, 227– 236. FAO, Globefish Reports - Pangasius - March 2015, pp.1. Timmons, M.B., Ebeling, J.M., Wheaton, F.W., summerfelt, S.T., Vinci, B.J., 2002. Recirculating aquaculture systems, 2nd edition. NRAC Publication, vol01-02. Thierry, J., 2011. Design and performance of recirculating aquaculture system. Thesis of master degree in Wageningen University. Marc, V., 2011. Recirculating aquaculture system lecture note in Wageningen university, the Netherlands, pp. 5-14. 64 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 eValUaTing WaTeR QUaliTY in oUTdooR PiloT ReciRcUlaTing aQUacUlTURe sYsTem FoR inTensiVe sTRiPed caTFish (Pangasianodon hypophthalmus) cUlTURe Nguyen Hong Quan1*, Nguyen Nhut1, Nguyen Van Huynh1, Le Ngoc Hanh1, Nguyen Van Hao2 ABSTRACT The aims of this study are monitoring and evaluation of water quality dynamic in an outdoor re- circulating aquaculture system (RAS) for striped catfish culture. The RAS comprises a biofilter, a septic tank and fish pond, which locate in one pond. Using airlift system provides oxygen and water pumping in experiment. Stocking density was 133 inds/m2 with average of 16.1 g/ind during 260 days of culture. The commercial standard feed was used for experiment with protein 28 -30%. After 260 days of culture, fish reached market size and acceptable export quality. The average of market size was 810g/ind, survival rate of 81% and feed conversion rate around 1.6. Water quality in ponds throughout the production cycle is stable and suitable for fish. Estimated water consump- tion was about 600 l/kg fish produced, which was 7-9 times lower than that of traditional pond. The waste production as discharged nitrogen and phosphorus was about 7-10 times lower than that of traditional pond. This successful model will createa new culture model for striped catfish industry in Mekong delta, which reduces water exchange and environment pollution. Keywords: striped catfish, environment, water, RAS, airlift. Người phản biện: Ths. Nguyễn Đinh Hùng Ngày nhận bài: 29/5/2015 Ngày thông qua phản biện: 10/6/2015 Ngày duyệt đăng: 15/6/2015 1 Division of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No 2. * Email: nguyenquan120786@yahoo.com 2 Research Institute for Aquaculture No 2.
File đính kèm:
- danh_gia_chat_luong_nuoc_trong_he_thong_tuan_hoan_nuoi_ca_tr.pdf