Bài giảng Quản trị tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ - Bài 3: Quản trị quyền đối với bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích - Vũ Bích Ngọc
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán
học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực
hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực
hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy Qnh;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu
mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi
sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa
bệnh cho người và động vật.”
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ - Bài 3: Quản trị quyền đối với bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích - Vũ Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ - Bài 3: Quản trị quyền đối với bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích - Vũ Bích Ngọc
Câu hỏi thảo luận • Công ty do bạn làm chủ sở hữu vừa nộp đơn đăng kí bảo hộ sáng chế cho quy trình sản xuất giống bacigold ứng dụng trong nuôi tôm nhằm phân huỷ kháng sinh tồn dư trong tôm. • 2 tháng sau bạn phát hiện có 1 công ty khác sản xuất sản phẩm với quy trình giống bên mình • Nêu giải pháp để bảo vệ sáng chế và sản phẩm của công ty bạn • Gợi ý Luật tham chiếu • Luật sở hữu trí tuệ 2015 sửa đổi 2019 • Nghị định 119/2010/NĐ-CP • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP KHÁI NIỆM Sáng chế (invention) nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên giải pháp kỹ thuật sản phẩm quy trình [Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ] Điều kiện bảo hộ A) CÓ TÍNH MỚI B) CÓ TRÌNH ĐỘ SÁNG TẠO C) CÓ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHIỆP Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền GPHI 10 năm 20 năm Kể từ ngày nộp đơn ưu tiên [ Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ] “không phải là hiểu biết thông thường” 5 Đối tượng loại trừ “Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: 6 1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; 2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy Qnh; 3. Cách thức thể hiện thông tin; 4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; 5. Giống thực vật, giống động vật; 6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; 7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.” Tính mới của sáng chế “1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu.." 7 trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu 9ên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu 9ên. ở trong nước hoặc ở nước ngoài chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằngvăn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác QUYỀN ƯU TIÊN CỦA ĐƠN ĐĂNG KÝ THEO ĐIỀU 4 CÔNG ƯỚC PARIS • Bất kỳ người nào đã nộp một Đơn đăng ký hợp lệ đối với một Sáng chế tại một trong các nước thành viên của Công Ước, sẽ được hưởng một quyền ưu tiên trong thời hạn 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên, trong việc đăng ký vào các nước thành viên khác Tính mới của sáng chế “2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu" chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. Tính mới của sáng chế “3. SCkhông bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký SC được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:” a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký b) Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học; c) Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. Trình độ sáng tạo của sáng chế “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu” sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.” Khả năng áp dụng của sáng chế “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu” 12 có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Lập hồ sơ đăng ký 13 Tờ khai: Theo mẫu Bản mô tả sáng chế: gồm Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ, Hình vẽ (nếu có) Bản tóm tắt: ít hơn 150 từ, có thể có hình vẽ đại diện hoặc công thức hóa học Giấy ủy quyền đại diện (nếu đơn nộp thông qua đại diện SHCN) Các khoản phí, lệ phí Bản mô tả sáng chế gồm (điểm 23.6 Thông tư 01/2007/TT- BKHCN) 14 BẢN TÓM TẮT (Abstract) HÌNH VẼ (nếu có) YÊU CẦU BẢO HỘ (claims): dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. PHẦN MÔ TẢ (description) gồm: (i) Tên sáng chế (ii) Lĩnh vực sử dụng sáng chế (iii) Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế (iv) Bản chất kỹ thuật của sáng chế (v) Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có); (vi) Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế; (vii) Ví dụ thực hiện sáng chế; (viii) Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được. Nộp đơn đăng ký 15 Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh (27B Nguyễn Thông, P7, Q3) Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng Có thể nộp qua đường bưu điện (gửi bảo đảm) Quy trình xử lý đơn sáng chế tại Cục SHTT 16 Theo dõi tiến trình thẩm định hình thức 17 Đơn sẽ được thẩm định hình thức trong thời hạn 1 tháng Nếu không có thiếu sót, đơn sẽ được chấp nhận đơn Nếu có thiếu sót, Cục SHTT sẽ gửi Thông báo yêu cầu chủ đơn khắc phục trong thời hạn 2 tháng à Nếu chủ đơn không có ý kiến trả lời thì đơn sẽ bị từ chối chấp nhận đơn Theo dõi việc công bố 18 Thời hạn công bố: tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) Công bố sớm: trong vòng hai tháng kể từ ngày yêu cầu à Tổng thời gian xử lý đơn sẽ được rút ngắn Yêu cầu thẩm định nội dung 19 Cần nộp yêu cầu thẩm định nội dung: • có thể nộp ngay từ khi nộp đơn (đánh dấu vào tờ khai và nộp phí) • Sáng chế: trước thời điểm 42 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên • Giải pháp hữu ích: trước thời điểm 36 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên Nếu không nộp: Đơn bị coi như rút bỏ Theo dõi tiến trình thẩm định nội dung Thông báo kết quả thẩm định nội dung (lần thứ nhất): 18 tháng kể từ ngày yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố, tùy theo ngày nào muộn hơn - Nếu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và không có thiếu sót, đơn sẽ được Thông báo cấp Bằngà Nộp lệ phí cấp Bằng trong thời hạn 3 tháng - Nếu có thiếu sót hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn, Cục SHTT sẽ gửi Thông báo kết quả thẩm định nội dung và yêu cầu chủ đơn có ý kiến trả lời trong thời hạn 3 thángà Nếu chủ đơn không có ý kiến trả lời thì đơn sẽ bị từ chối cấp bằng 20 Duy trì hiệu lực văn bằng Sáng chế: 20 năm Giải pháp hữu ích : 10 năm Phí duy trì hiệu lực tăng dần theo số năm hiệu lực Nếu không nộp phí à Văn bằng không còn hiệu lực Nghị định số 105/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 • NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế 1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây: • a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; • b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; • c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế. 2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Nguyên tắc xác định thiệt hại • 1. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. • 2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây: • a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại; • b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này; • c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó. • 3. Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. • Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại. Tổn thất về tài sản • 1. Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ. • 2. Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây: • a) Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; • b) Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ; • c) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; • d) Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận • 1. Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: • a) Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; • b) Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; • c) Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. • 2. Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây: • a) So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này; • b) So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; • c) So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm. Tổn thất về cơ hội kinh doanh • 1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: • a) Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh; • b) Khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; • c) Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác; • d) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra. • 2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm. YÊU CẦU VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU XỬ LÝ XÂM PHẠM Thực hiện quyền tự bảo vệ • Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; • Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ. • thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm Tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình: a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ; b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài sản sau đây: a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích; b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Chứng cứ chứng minh xâm phạm “Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:" a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; b) Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; c) Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; d) Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Trân trọng cảm ơn! 34
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_tai_san_tri_tue_va_chuyen_giao_cong_nghe.pdf