Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã

Mục tiêu: Người học hiểu được tính chất và vai trò của bầu cử và tổ chức bầu cử,

các quy định của pháp luật về bầu cử ở cấp huyện và cấp xã

1. Khái niệm và vai trò của bầu cử, tổ chức bầu cử.

1.1. Khái niệm bầu cử, tổ bầu cử

1.1.1. Bầu cử

Bầu cử là Phương thức lựa chọn người làm đại biểu, thay mặt thực hiện quyền lực

nhà nước trong các xã hội dân chủ theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về

nhân dân.

Cử tri bỏ phiếu lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực nhà

nước, chế định quan trọng của luật nhà nước, thể hiện quyền cơ bản của công dân tham

gia xây dựng chính quyền nhân dân.

Luật bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân quy định bầu cử theo

nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Quy định quyền bầu cử, ứng cử của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình

độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ

hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc tòa án nhân dân tước các

quyền đó.1.1.2. Tổ bầu cử

Đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân

huyện, quận, phường thì việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương do Ủy

ban nhân dân huyện, quận, phường sau khi thống nhất với Ban thường trực Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định (cơ cấu, thành phần của các tổ chức phụ

trách bầu cử ở các địa phương này không có đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân

cùng cấp).

Đối với đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có một khu vực bỏ

phiếu thì vẫn thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử riêng; thành viên Ban bầu cử có thể

tham gia làm thành viên Tổ bầu cử.

Cơ quan cố thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử lựa chọn những người

có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được quần chúng tín nhiệm, hiểu biết pháp luật và có

kinh nghiệm thực hiện công tác bầu cử tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử.

Chủ tịch Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử cấp huyện, Chủ tịch Ủy

ban bầu cử cấp xã; Trưởng ban Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Ban bầu cử

đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Tổ trưởng Tổ bầu cử (sau đây

gọi chung là người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử) chịu trách nhiệm phân công

nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành viên tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình từ

giai đoạn chuẩn bị, triển khai, tổ chức ngày bầu cử, các công việc tiến hành sau ngày bầu

cử cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử. Trong đó, phân công một thành viên chịu trách

nhiệm tổng hợp chung công tác bầu cử của Ủy ban bầu cử và của Ban bầu cử.

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 1

Trang 1

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 2

Trang 2

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 3

Trang 3

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 4

Trang 4

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 5

Trang 5

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 6

Trang 6

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 7

Trang 7

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 8

Trang 8

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 9

Trang 9

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 31 trang xuanhieu 1260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã
ứ nhất ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành 
phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Ủy 
ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp được mời tham 
dự hội nghị này. 
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện thỏa thuận về cơ cấu, 
thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ 
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ 
quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính, 
cấp dưới trên địa bàn. 
3. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp xã thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số 
lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức chính trị, tổ 
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng 
cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố trên địa bàn. 
4. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, 
diễn biến, kết quả hội nghị. 
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử 
quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận. Tổ quốc 
Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp. 
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường 
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên 
trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp. 
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai 
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận 
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành 
phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của 
Luật này. 
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng 
nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử để lập danh sách sơ 
bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối 
với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến 
cử tri nơi công tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu 
ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện 
theo quy định tại Điều 54 của Luật này. 
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, 
diễn biến, kết quả hội nghị. 
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử 
quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp. 
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường 
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên 
trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp 
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba 
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận 
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành 
phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của 
Luật này. 
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng 
nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ 
chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu 
chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 
3. Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải ghi rõ thành phần, số lượng 
người tham dự, diễn biến và kết quả hội nghị. 
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử 
quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp. 
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường 
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên 
trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp 
- Tuyên truyền, vận động tranh cử 
- Thể thức bỏ phiếu 
 - Việc kiểm phiếu 
 - Bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung 
Câu hỏi ôn tập: 
Câu 1: Phân tích các trình tự bầu cử? 
Câu 2: Nêu ý nghĩa các lần hiệp thương trong công tác bầu cử? 
Chương 4. Kiểm phiếu và báo cáo kết quả bầu cử 
Thời gian: 12 giờ 
Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cách kiểm phiếu và 
đọc báo cáo kết quả kiểm phiếu 
Nội dung của chương: 
1. Yêu cầu và cách thức kiểm phiếu. 
1.1. Yêu cầu kiểm phiếu 
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại 
biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân. 
- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ 
trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử 
tri. 
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải 
tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử 
tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. 
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ 
phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của 
cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị 
tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai 
nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc 
không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm 
giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ 
sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc 
bầu cử. 
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. 
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. 
- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào 
thẻ cử tri. 
- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu. 
1.2. Cách thức kiểm phiếu 
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ 
phiếu kết thúc. 
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số 
phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng 
kiến việc kiểm phiếu. 
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc 
người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm 
phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu. 
Phiếu bầu không hợp lệ 
1. Những phiếu bầu sau đây là phiếu bầu không hợp lệ: 
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra; 
b) Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; 
c) Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định 
cho đơn vị bầu cử; 
d) Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử; 
đ) Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có 
ghi thêm nội dung khác. 
2. Trường hợp có phiếu bầu được cho là không hợp lệ thì Tổ trường Tổ bầu cử đưa 
ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên ghi 
trên phiếu bầu. 
Khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu 
Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp 
luật trong việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi nội dung giải quyết vào 
biên bản. 
Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ 
bầu cử vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ban bầu cử. 
Biên bản kết quả kiểm phiếu 
1. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập các loại biên bản sau đây: 
a) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội tại khu vực bỏ phiếu; 
b) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại 
khu vực bỏ phiếu; 
c) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện tại 
khu vực bỏ phiếu; 
d) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại khu 
vực bỏ phiếu. 
2. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải có các nội dung sau đây: 
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu; 
b) Số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu; 
c) Số phiếu phát ra; 
d) Số phiếu thu vào; 
đ) Số phiếu hợp lệ; 
e) Số phiếu không hợp lệ; 
g) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử; 
h) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết 
quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ban bầu cử. 
3. Mỗi loại biên bản quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành ba bản, có chữ 
ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ bầu cử và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. 
Biên bản được gửi đến Ban bầu cử tương ứng và Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy 
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 03 ngày sau ngày bầu cử. 
2. Báo cáo kết quả bầu cử. 
2.1. Biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử 
1. Sau khi nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử và giải 
quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ban bầu cử lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn 
vị bầu cử của mình. 
2. Biên bản xác định kết quả bầu cử có các nội dung sau đây: 
a) Số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được ấn định cho đơn 
vị bầu cử; 
b) Số lượng người ứng cử; 
c) Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử; 
d) Số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri của đơn vị bầu 
cử; 
đ) Số phiếu phát ra; 
e) Số phiếu thu vào; 
g) Số phiếu hợp lệ; 
h) Số phiếu không hợp lệ; 
i) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử; 
k) Danh sách những người trúng cử; 
l) Những khiếu nại, tố cáo do các Tổ bầu cử giải quyết; những khiếu nại, tố cáo do 
Ban bầu cử giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu 
cử quốc gia. 
3. Biên bản xác định, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử được lập 
thành ba bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban bầu cử. Biên bản được gửi 
đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày sau ngày bầu cử. 
4. Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử 
được lập thành bốn bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban bầu cử. Biên 
bản được gửi đến Ủy ban bầu cử cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân 
dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chậm nhất là 05 ngày 
sau ngày bầu cử. 
2.2. Nguyên tắc xác định người trúng cử 
1. Kết quả bầu cử được tính, trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi 
đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, 
trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này. 
2. Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số 
phiếu bầu hợp lệ. 
3. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu 
hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử 
là những người có số phiếu bầu cao hơn. 
4. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng 
nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người 
nhiều tuổi hơn là người trúng cử. 
Thảo luận 
Câu 1. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định khu vực bỏ phiếu? Những trường hợp nào có thể 
thành lập khu vực bỏ phiếu riêng? 
Câu 2. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo nguyên tắc nào? 
Điều 26 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về nguyên 
tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương như sau: 
- Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 
Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được 
thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. 
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, 
viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để 
giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử. 
Câu 3. Những trường hợp nào thì bị xóa tên khỏi danh sách cử tri? 
Có 03 trường hợp bị xóa tên khỏi danh sách cử tri (Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu 
Hội đồng nhân dân năm 2015) bao gồm: 
- Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 
24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào 
danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại 
nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 
những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào 
danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách 
cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại 
biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục 
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do 
hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi 
có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri 
tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp 
xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội 
đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 
- Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu 
cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên 
người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri. 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1. Hãy trình bày yêu cầu và cách thức kiểm phiếu? 
Câu 2. Cho biết Biên bản xác định kết quả bầu cử có các nội dung nào? 
XÁC NHẬN KHOA 
Bài giảng môn học Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã đã bám sát nội dung 
trong chương trình môn học. Đáp ứng được đầy đủ nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng 
lực tự chủ trong chương trình môn học. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng môn học Kiểm soát thủ tục hành chính thay thế cho 
giáo trình 
 Người biên soạn 
Phạm Thị Thu Hà 
Lãnh đạo khoa 
 Phạm Thị Thu Hà 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_tac_bau_cu_o_cap_huyen_va_cap_xa.pdf