Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

TÓM TẮT

Mô hình nuôi tôm sú - lúa luân canh được thực hiện tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu

Giang từ năm 2017-2018 nhằm đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với vùng đất phèn bị nhiễm mặn

vào mùa khô. Vụ nuôi tôm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, và vụ lúa Đông Xuân bắt đầu từ tháng

10 đến tháng 2 năm sau. Tôm sú (PL16-PL20) được thuần hóa độ mặn xuống 3‰ và thả nuôi trong

mô hình quảng canh (QC) với mật độ 2 con/m2, không cho ăn bổ sung, và mô hình quảng canh cải

tiến (QCCT) thả với mật độ 4 con/m2, có cho ăn bổ sung. Sau 5 tháng nuôi trong điều kiện độ mặn

thấp (dưới 4‰) và thời tiết nắng nóng, nhiệt độ nước trong ruộng cao (30,2-34,1oC), năng suất tôm

đạt 104,0-128,7 kg/ha/vụ (mô hình QC) và 228,9-241,2 kg/ha/vụ (mô hình QCCT). Mặc dù, ở mô

hình QC lợi nhuận bình quân (13,3 triệu đồng/ha) đạt thấp hơn mô hình QCCT (20,7 triệu đồng/ha)

nhưng tỷ suất lợi nhuận (1,1) đạt cao hơn so với mô hình QCCT (0,7). Giống lúa lai BTE1 được

sử dụng để gieo xạ ở vụ Đông Xuân, sau 110 ngày gieo trồng, lúa đạt năng suất từ 4,5-6,5 tấn/ha,

lợi nhuận đạt từ 12,5-23,4 triệu đồng/ha. Như vậy có thể thấy mô hình nuôi tôm sú - lúa luân canh

là lựa chọn phù hợp cho vùng đất phèn bị nhiễm mặn vào mùa khô, đã tận dụng được nguồn nước

mặn xâm nhập như một tài nguyên quý giá cùng với đất đai đã mang lại thu nhập đáng kể cho người

dân thay vì bỏ đất trống. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả về kinh tế cần

quản lý tốt các yếu tố môi trường và dịch hại

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 1

Trang 1

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 2

Trang 2

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 3

Trang 3

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 4

Trang 4

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 5

Trang 5

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 6

Trang 6

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 7

Trang 7

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 8

Trang 8

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 9

Trang 9

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 25260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Thực nghiệm mô hình tôm sú - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
trong nghiên cứu này, nhưng tỷ suất 
lợi nhuận đạt thấp hơn (0,5). 
22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Khi xét đến cơ cấu chi phí thì khoản chi 
mua vôi, phân, thuốc, hóa chất chiếm tỷ trọng 
rất cao, 64,4% ở mô hình QC và 51,0% ở mô 
hình QCCT. Kết quả này cao hơn kết quả thực 
nghiệm của Trương Hoàng Minh và ctv., (2013) 
với khoản chi phân, thuốc, hóa chất chỉ chiếm 
25,2% ở mô hình QC và 12,5% ở mô hình 
QCCT. Nguyên nhân chi phí vôi, phân, thuốc, 
hóa chất cao là do ruộng nuôi trên nền đất phèn 
cộng thêm độ mặn thấp trong suốt vụ nuôi nên 
cần tăng cường bón vôi để điều chỉnh độ pH 
Năng suất lúa của vụ Đông Xuân trong hệ 
thống tôm-lúa luân canh đạt bình quân 5,5 tấn/
ha. Kết quả này tương đương đến cao hơn năng 
suất lúa trong hệ thống tôm lúa ở các tỉnh Sóc 
Trăng (5-6 tấn/ha), Bạc Liêu (4,5-6 tấn/ha), Cà 
Mau (4-4,2 tấn/ha), Kiên Giang và Trà Vinh 
(4-5 tấn/ha) (Viện Quản lý và Phát triển Châu 
Á, 2016). Khi so sánh giữa vụ lúa Đông Xuân 
trong mô hình QC và QCCT thì năng suất lúa ở 
mô hình QCCT (6,5 tấn/ha) đạt cao hơn ở mô 
hình QC (4,5 tấn/ha). Sự chênh lệch về năng 
suất tương đối lớn ở hai mô hình là do một số 
ruộng ở mô hình QC bị ảnh hưởng bởi rầy nâu, 
bệnh đạo ôn, đốm vằn, lem lép hạt làm giảm 
năng suất. Tuy vậy, sự khác biệt về năng suất 
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Chi phí sản xuất lúa Đông Xuân bình quân 
là 16,1 triệu đồng/ha, trong đó, chi phí ở mô 
hình QC (15,0 triệu đồng/ha) thấp hơn ở mô 
hình QCCT (17,2 triệu đồng/ha) nhưng khác 
biệt không có ý nghĩa (p>0,05). So với kết quả 
điều tra của Đỗ Văn Xê (2010) về mô hình lúa 
và độ kiềm, do vậy đã làm tăng chi phí cho vụ 
nuôi. Về tỷ lệ chi phí thức ăn trong mô hình 
QCCT chiếm 25,1%, thấp hơn nghiên cứu của 
Trương Hoàng Minh và ctv., (2013) với 49%.
3.3. Kết quả vụ lúa Đông Xuân
Sau vụ nuôi tôm, ruộng được rửa mặn và 
chuẩn bị đất gieo sạ vụ lúa Đông Xuân. Với 
giống lúa lai BTE1 (giống lúa của tập đoàn 
Bayer) thì sau 110 ngày gieo sạ, lúa được thu 
hoạch và kết quả được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Hạch toán kinh tế vụ lúa Đông Xuân trong mô hình lúa tôm QC và QCCT.
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình 
QC
Mô hình 
QCCT
Bình quân
Tổng chi triệu đồng/ha 15,3 ± 2,8a 17,2 ± 2,6a 16,1 ± 2,7
- Chi phí cải tạo đất % 4,0 7,2 5,7
- Chi phí giống % 22,3 19,3 20,7
- Chi phí phân bón % 14,6 20,0 17,5
- Chi phí thuốc BVTV % 21,1 25,3 23,3
- Chi phí chăm sóc và thu hoạch % 36,2 25,5 30,5
- Chi phí nhiên liệu % 1,8 2,7 2,3
Năng suất tấn/ha/vụ 4,5 ± 1,5a 6,5 ± 1,7a 5,5 ± 1,8
Giá thành đồng/kg 3.413 ± 483a 2.570 ± 199a 2.992 ± 568
Giá bán đồng/kg 5.800 ± 529a 5.733 ± 426a 5.767 ± 446
Tổng thu triệu đồng/ha 27,6 ± 6,0a 40,7 ± 10,0a 34,1 ± 10,3
- Lúa % 93,6 96,2 95,2
- Thu khác (bán rơm) % 6,4 3,8 4,8
Lợi nhuận triệu đồng/ha 12,5 ± 3,3a 23,4 ± 7,7a 18,0 ± 8,0
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) 0,8 ± 0,1a 1,4 ± 0,3a 1,1 ± 0,3
Ghi chú: (*) giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
tôm năm 2008 tại huyện Gò Quao, Kiên Giang, 
vụ lúa Đông Xuân có chi phí bình quân (14,5 
triệu đồng/ha) thấp hơn trong nghiên cứu này, 
chỉ bằng 84-96,3%.
Xét về cơ cấu chi phí thì chi phí phân bón 
bình quân trong nghiên cứu này chiếm 17,5%, 
thấp hơn trong nghiên cứu của Đỗ Văn Xê 
(2010) với chi phí phân bón vụ Đông Xuân ở 
mô hình 2 lúa chiếm 30,1% (6,0 triệu đồng/ha). 
Điều này cho thấy khi nuôi tôm luân canh trên 
ruộng lúa, chất thải vụ nuôi tôm để lại đã góp 
phần giảm lượng phân bón cho vụ lúa. Theo 
logic này thì mô hình QCCT với mật độ tôm 
nuôi cao hơn và có bổ sung thức ăn sẽ có lượng 
bùn thải nhiều hơn và chi phí phân bón cho vụ 
lúa cũng sẽ giảm hơn nhưng thực tế ghi nhận 
chi phí phân bón vẫn chiếm tỷ lệ (20%) cao hơn 
ở mô hình QC (14,6%). Qua ghi nhận thực tế, 
trong thời gian gieo trồng vụ lúa Đông Xuân 
năm 2017 có nhiều ruộng quanh khu vực thực 
nghiệm bị ảnh hưởng bởi rầy nâu, bệnh vàng 
lùn, đạo ôn, đốm vằn, lem lép hạt nhưng một số 
hộ ở mô hình QC chưa quan tâm chăm sóc đồng 
ruộng đúng mức, không quản lý tốt dịch hại nên 
không kịp thời phát hiện và phòng ngừa bệnh 
hại; trong khi các hộ ở mô hình QCCT chăm 
sóc tốt đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý 
bệnh hại, chi phí phân bón, thuốc BVTV vì vậy 
cũng cao hơn.
Với thu nhập 40,7 triệu đồng/ha thì vụ trồng 
lúa trong mô hình QCCT đã đem lại lợi nhuận 
là 23,4 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận là 1,4, 
cao hơn so với vụ trồng lúa trong mô hình QC 
cho lợi nhuận là 12,5 triệu đồng/ha và tỷ suất lợ 
nhuận là 0,8. Tuy nhiên, lợi nhuận và tỷ suất lợi 
nhuận giữa hai mô hình khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p>0,05).
Xét đến hiệu quả kinh tế của toàn hệ thống 
tôm – lúa (Bảng 5) cho thấy, ở mô hình QC chi 
phí đầu tư 27,2 triệu đồng/ha, doanh thu 53,0 
triệu đồng/ha và lợi nhuận 25,8 triệu đồng/ha, 
thấp hơn so với mô hình QCCT với chi phí, 
doanh thu và lợi nhuận tương ứng là 48,2 triệu 
đồng/ha, 92,3 triệu đồng/ha và 44,1 triệu đồng/
ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Như vậy, với mức đầu tư cao hơn, mô hình 
QCCT đã mang lại lợi nhuận tương ứng cũng 
cao hơn, tuy nhiên về hiệu quả đầu tư thì mô 
hình QCCT (tỷ suất lợi nhận 0,94) có phần thấp 
hơn so với mô hình QC (tỷ suất lợi nhuận 0,95) 
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(p>0,05). 
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - tôm QC và QCCT.
Chỉ tiêu Mô hình QC Mô hình QCCT Bình quân
Năng suất tôm (kg/ha/vụ) 115,1 ± 12,5a 237,0 ± 7,0b 176 ± 67,3
Năng suất lúa (tấn/ha/vụ) 4,5 ± 1,5a 6,5 ± 1,7a 5,5 ± 1,8
Chi phí lúa - tôm (triệu đồng/ha) 27,2 ± 5,3a 48,2 ± 8,8b 37,7 ± 13,2
Doanh thu lúa - tôm (triệu đồng/ha) 53,0 ± 9,2a 92,3 ± 10,4b 72,7 ± 23,2
Lợi nhuận lúa - tôm (triệu đồng/ha) 25,8 ± 4,4a 44,1 ± 2,0b 35,0 ± 10,5
Tỷ suất lợi nhuận lúa - tôm (LN/TC) 0,95 ± 0,12a 0,94 ± 0,13a 0,94 ± 0,11
Ghi chú: (*) giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhìn chung, với năng suất tôm bình quân 
176 kg/ha/vụ và năng suất lúa đạt 5,5 tấn/ha 
trong vụ Đông Xuân đã mang lại doanh thu, lợi 
nhuận và tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 72,7 triệu 
đồng - 35,5 triệu đồng/ha - 0,94. Như vậy có 
thể nói trong điều kiện xâm nhập mặn như thời 
gian qua trên địa bàn nghiên cứu, việc đưa tôm 
sú vào nuôi luân canh với trồng lúa là một trong 
những giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi 
khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt và phức 
24 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
tạp, có thể giúp nông dân chuyển đổi mô hình 
sản xuất để thích ứng với xâm nhập mặn, góp 
phần tăng thêm thu nhập trên cùng một đơn vị 
diện tích đất canh tác. Do đó, việc phát triển mô 
hình luân canh tôm sú-lúa là xu hướng tất yếu 
cho vùng bị xâm nhập mặn, đồng thời cũng phù 
hợp với định hướng phát triển của ngành nhằm 
thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 
tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ 
về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia 
phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 
và Quyết định 3475/QĐ-BNN-TCTS ngày 30 
tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn phê duyệt Đề án tổng thể phát 
triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam 
đến năm 2030. Theo đó, chỉ tiêu phân bổ cho 
tỉnh Hậu Giang đến năm 2025 là 500 ha nuôi 
tôm nước lợ QC, QCCT. 
IV. KẾT LUẬN
Nuôi tôm sú ở mô hình QC (mật độ 2 con/
m2 và không cho ăn bổ sung) đạt năng suất 
104,0-128,7 kg/ha/vụ, lợi nhuận bình quân 13,3 
triệu đồng/ha, thấp hơn mô hình QCCT (mật độ 
4 con/m2 và có cho ăn bổ sung) với năng suất 
228,9-241,2 kg/ha/vụ, lợi nhuận bình quân 20,7 
triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận ở mô 
hình QC (1,1) cao hơn ở mô hình QCCT (0,7). 
Giống lúa lai BTE1 thích hợp với vùng 
đất phèn bị nhiễm mặn vào mùa khô, năng suất 
vụ Đông Xuân dao động từ 4,5-6,5 tấn/ha, lợi 
nhuận đạt từ 12,5-23,4 triệu đồng/ha. 
Mô hình nuôi tôm sú luân canh với trồng 
lúa phù hợp với vùng đất phèn bị nhiễm mặn 
vào mùa khô. Mô hình đã tận dụng được nguồn 
nước mặn xâm nhập như một tài nguyên quý 
giá cùng với đất đai đã mang lại thu nhập đáng 
kể cho người dân thay vì bỏ đất trống trong mùa 
khô. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kỹ thuật 
cũng như hiệu quả về kinh tế cần quản lý tốt các 
yếu tố môi trường, dịch hại. 
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu là một phần của dự án khoa 
học cấp tỉnh “Xây dựng và phát triển mô hình 
tôm – lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm 
mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”. Nhóm 
tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và 
Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã cấp kinh phí thực 
hiện; cảm ơn Ban Lãnh đạo Sở Nông nghiệp 
và PTNT đã quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện 
thuận lợi để triển khai dự án; cảm ơn Phòng 
Nông nghiệp và PTNT và Trạm khuyến nông 
huyện Long Mỹ, UBND xã Lương Nghĩa đã 
phối hợp tốt trong quá trình triển khai thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đỗ Văn Xê, 2010. So sánh hiệu quả kinh tế của 
hai mô hình canh tác nông nghiệp tại huyện Gò 
Quao, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ, 2010:13, 120-125.
Đoàn Xuân Diệp, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn 
Thanh Phương, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn lên 
điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của tôm 
sú (Penaeus monodon). Tạp chí khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ, 2009:11, trang 206 – 216.
Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Dương Văn Ni và 
Trần Ngọc Hải, 2016. Đánh giá tác động của biến 
đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình 
tôm sú quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông 
Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần 
Thơ, 2016:42a, trang 28-39.
Nguyễn Mỹ Hoa, Tạ Văn Phương và Phan Thanh 
Bằng, 2010. Khảo sát tính chất môi trường 
đất, nước của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus 
monodon) kết hợp với lúa, màu trên vùng đất 
phèn nhiệm mặn ở Hậu Giang. Phần I: Tính chất 
môi trường nước. Tạp chí khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ, 2010:16b, trang 80-87.
Trạm Thủy lợi huyện Long Mỹ, 2016. Báo cáo diễn 
biến tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện 
Long Mỹ từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2016, 
Hậu Giang.
Trạm Thủy lợi huyện Long Mỹ, 2017. Báo cáo diễn 
25TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
biến tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện 
Long Mỹ từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2017, 
Hậu Giang.
Trần Văn Hòa, Trần Văn Đởm và Đặng Văn Khiêm, 
2002. Kỹ thuật nuôi thâm canh tôm sú. Tái bản 
lần thứ 2. 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất 
nông nghiệp. Nhà xuất bản Tuổi trẻ, 2002, 122 
trang, trang 8-53.
Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân và Trần Trọng 
Tân, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô 
hình tôm sú - lúa luân canh truyền thống và cải 
tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ, 2013:28b, trang 143-150.
Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình Quản lý chất 
lượng nước. Khoa Thủy sản, Trường Đại học 
Cần Thơ. 201p.
Viện Quản lý và Phát triển Châu Á, 2016. Hiện trạng 
phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL. 74 trang, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, C.E., 1998. Water Quality for Pond 
Aquaculture. Research and Development Series 
No. 43 August 1998. International Center 
for Aquaculture and Aquatic Environments 
Alabama Agriculture Experiment Station Auburn 
University, Auburn, Alabama. 37p.
Chanratchakool, P., 1995. White patch disease of 
black tiger shrimp (Penaeus monodon). AAHRI 
Newsletter. 4, 3. 
Chanratchakool, P., J.F., Turnbull, S.J., Funge-
Smith, I.H., Macrae and C., Limsuwan, 2003. 
Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Tái bản 
lần 4. Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn 
Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần 
Ngọc Hải. Danida-Bộ Thủy sản 2003. 153p.
Whetstone, J.M., G.D., Treece, C.L.B. and A.D., 
Stokes, 2002. Opportunities and Constrains in 
Marine Shrimp Farming. Southern Regional 
Aquaculture Center (SRAC) publication 
No.2600 USDA.
Yake, W.M., T.B., Ratnayate, R.M.T.K and 
Edirisinghe, 2001. Experiment culture of tiger 
shrimp (Penaeus monodon) in low salinity 
enviroment in Srilanka. Asian Fisheris Forum, 
Kaohsing (Taiwan).
26 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TRIAL THE SHRIMP - RICE ROTATIONAL FARMING MODEL 
ON SALINE – AFFECTED ACID SULPHATE SOILS 
IN LONG MY DISTRICT, HAU GIANG PROVINCE
Le Kim Ngoc1*, Nguyen Hoang Tam1, Pham Cong Linh1, Tran Van Dep1, Son Ngoc Huyen1, 
Hua Huy Binh1, Nguyen Thi Thuy Lam1, Nguyen Thi Cam Ngan1
ABSTRACT
The shrimp-rice rotational farming model was carried out in Luong Nghia commune, Long My 
district, Hau Giang province between 2017 and 2018 to evaluate the efficiency and suitability of 
this model on saline – affected acid sulphate soils during the dry season. Shrimp farming crop 
began from March to September, and the rice crop practiced between October and February of 
the following year. Black tiger shrimp (Penaeus monodon) (PL
16
-PL
20
) was domesticated salinity 
until approximately of 3‰, and shrimp stocked in the extensive system (ES) with a density of 2 
PL/m2, without feeding supplements and in the improved-extensive system (IES) with a density 
of 4 PL/m2 and adding feed during production cycle. After 5 months of grow-out farming in low 
salinity conditions (≤ 4‰) and hot weather, high temperature of pond water in the rice-fields (30.2 
– 34.1oC), shrimp yield reached 104.0 – 128.7 kg/ha/crop in ES and 228.9 – 241.2 kg/ha/crop in 
IES. Although average profit of the ES (13.3 million VND/ha) was lower than that of the IES (20.7 
million VND/ha), its the cost benefit ratio (1.1) was higher than that of the IES (0.7). BTE1 hybrid 
rice seeds were used to sow in the rice crop, after 110 days of planting, the rice yield was 4.54 – 
6.49 tons/ha, the profit was 12.5 – 23.4 million VND/ha. Thus, it demonstrates that the shrimp-rice 
rotational farming model could be an appropriate choice for saline – affected acid sulfate soil in 
the dry season; the water-saline intrusion source that is a valuable natural resource and an available 
local rice field source are exploited, and it contributes significant income for local people, instead 
of empty rice-fields in this season. However, in order to bring the technical efficiency as well as 
economic efficiency, it is required good management measurements of environmental factors and 
pests.
Keywords: acid sulphate soil, Hau Giang, salinity intrusion, shrimp – rice.
Người phản biện: PGS. TS. Võ Nam Sơn
Ngày nhận bài: 02/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 30/4/2020
Ngày duyệt đăng: 25/5/2020
Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm 
Ngày nhận bài: 02/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 29/4/2020
Ngày duyệt đăng: 25/5/2020
1 Hau Giang Fisheries Department.
* Email: lkngoc82@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfthuc_nghiem_mo_hinh_tom_su_lua_luan_canh_tren_vung_dat_phen.pdf