Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm bổ sung dẫn liệu về thành phần loài và tình hình khai thác đối

với động vật thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai,

tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua điều tra thu mẫu ngoài thực địa, đã xác định

được thành phần loài gồm 7 bộ, 11 họ, 17 giống và 25 loài thuộc lớp Thân mềm Hai

mảnh vỏ (Bivalvia) ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong đókết quả nghiên cứu đã chỉ ra 11 loài Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao

Trìa mỡ (Meretrix meretrix), Trìa Tam Giang (Cyrenobatissa subsulcata), Hàu

(Crassostrea rivularis), Vẹm xanh (Perna viridis), Điệp giấy (Placuna placenta) <>

người dân tập trung thường xuyên khai thác tại 3 vùng khai thác chính là phá Tam

Giang, đầm Hà Trung – Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Mùa vụ khai thác chủ yếu từ

tháng 3 đến tháng 8, trong đó tập trung chính từ tháng 3 đến tháng 5. Trữ lượng

khi thác mùa khô khá cao lên tới 1.757,6 tấn, mùa mưa đạt 390 tấn. Kết quả nghiên

cứu cung cấp cơ sở cho việc xây dựng giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn

lợi Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 11960
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
n quan đến các hoạt 
động sản xuất và khai thác các nguồn lợi Hai mảnh vỏ của hộ gia đình. Đối với khu 
vực, bài báo đã tiến hành phỏng vấn 50 phiếu đối với các hộ gia đình có liên quan. 
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
a. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa 
Để thực hiện được nghiên cứu, bài báo sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp 
nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp thu mẫu ngoài thực địa. Trên toàn bộ hệ thống 
đầm phá, tiến hành nghiên cứu trên 10 điểm, là những điểm mang tính chất điển hình 
cho vùng nghiên cứu (Bảng 1). Sử dụng cào, vợt, hoặc tay để bắt các loài Hai mảnh vỏ 
tại các bãi ven bờ của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ngoài ra còn tiến hành trực tiếp 
thu mua mẫu ở các khu vực nghiên cứu hoặc ở các chợ quanh khu vực nghiên cứu. Các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
169 
mẫu vật được định hình trong dung dịch formaldehyde 4% kèm theo etiket, được ghi 
rõ tên địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu. 
Để xác định thành phần loài động vật hai mảnh vỏ căn cứ theo các tài liệu định 
loại dựa vào phương pháp so sánh hình thái của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, 
Phạm Văn Miên (1980); Nguyễn Xuân Quýnh (2001), Nguyễn Văn Khôi (2001) [3,4,7]. 
Bảng 1. Các điểm thu thập mẫu vật nghiên cứu ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 
Khu vực thu mẫu Điểm thu mẫu Vị trí 
Phá Tam Giang 
Đ1 Quảng Công 
Đ2 Quảng Phước 
Đ3 Hương Phong 
Đ4 Thuận An 
Đầm Hà Trung – Thủy Tú 
Đ5 Phú Diên 
Đ6 Vinh Thanh 
Đ7 Vinh Hà 
Đầm Cầu Hai 
Đ8 Vinh Giang 
Đ9 Vinh Hiền 
Đ10 Lộc Bình 
b. Phương pháp điều tra tình hình khai thác và nuôi thả động vật hai mảnh vỏ 
Cách chọn mẫu điều tra là các hộ ngư dân tham gia khai thác động vật hai 
mảnh vỏ được tiến hành như sau: 
Bước 1: Làm việc với cán bộ phụ trách nông nghiệp, thủy sản tại Ủy ban nhân 
dân xã ở khu vực nghiên cứu để lấy thông tin về các hộ tham gia khai thác động vật 
hai mảnh vỏ. 
Bước 2: Căn cứ theo đánh giá của cán bộ địa phương, tiến hành chia thành các 
nhóm để phỏng vấn. 
Bước 3: Chọn các hộ mẫu điều tra. Chúng tôi chọn 50 mẫu điều tra. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Danh lục thành phần loài 
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, cùng với so sánh những kết quả đã công 
bố trước đây, nghiên cứu đã xác định được 25 loài, 17 giống, 11 họ, 7 bộ Thân mềm Hai 
mảnh vỏ (Bivalvia) ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia)  
170 
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá 
Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 
STT 
Bộ 
Họ Giống o i 
 ên ho học ên Việt N m SL TL (%) SL TL (%) 
1 Veneroida 
Corbiculidae Họ Hến 2 11,8 4 16 
Mactridae Họ Vọp 1 5,9 1 4 
Psammobiidae 1 5,9 1 4 
Veneridae Họ Ngao 3 17,6 4 16 
Solenidae 1 5,9 1 4 
2 Ostreoida Ostreidae Họ Hàu 2 11,8 5 20 
3 Pectinoida Placunidae Họ Điệp 1 5,9 1 4 
4 Mytiloida Mytilidae Họ Vẹm 3 17,6 3 12 
5 Arcoida Arcidae Họ Sò 1 5,9 2 8 
6 Pterioida Pteriidae Họ Trai ngọc 1 5,9 2 8 
7 Unionoida Unionidae 1 5,9 1 4 
Tổng 7 11 17 100,00 25 100,00 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy khu hệ động vật Hai mảnh vỏ tại đầm phá Tam 
Giang – Cầu Hai có tính đa dạng về cấu trúc bậc taxon ở các bậc họ, giống và loài. 
 - Taxon bậc họ: bộ Veneroida chiếm ưu thế về số họ với 5 họ (chiếm 45,5%) và có 
số giống (8 giống) và số loài (11 loài) phong phú nhất, lần lượt là 8 giống (chiếm 47%) 
và 11 loài (chiếm 44%). Các bộ còn lại chỉ có 1 họ, chiếm 9,1%. Trong các bộ này, bộ 
Ostreioda và Bộ Mytiloida có sự đa dạng về số giống và số loài hơn các bộ còn lại. Bộ 
Ostreoida có 2 giống (chiếm 11,8%) và 5 loài (chiếm 20%), trong khi đó bộ Mytiloida có 
3 giống (chiếm 17,6%) và 3 loài (chiếm 12%). 
 - Taxon bậc giống: Trong số 17 giống thuộc lớp Hai mảnh có tới 12 giống là đơn 
loài. Giống có số lượng loài cao nhất là Corbicula và Crassotea với 3 loài, tiếp đến là các 
giống Ostrea, Meretrix Anadara mỗi giống có 2 loài. 
 - Taxon bậc loài: họ Ostreidae (họ Hàu) có số lượng loài lớn nhất, 5 loài (chiếm 
20%). Hai họ Corbiculidae (Hến) và họ Veneridae (Ngao) có số lượng loài cao thứ hai 
với 4 loài (chiếm 16%), kế đến là họ Mytilidae có 3 loài (chiếm 12%), họ Arcidae có 2 
loài (chiếm 8%). Các họ còn lại chỉ có 1 loài (chiếm 4%). 
3.2. Các loài có giá trị kinh tế 
Theo kinh nghiệm truyền thống, loài kinh tế là những loài có giá trị thương 
phẩm, khai thác có sản lượng cao, phổ biến quanh năm và được người dân địa phương 
ưa chuộng. Theo đó, trong số các loài Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ghi nhận được đã xác 
định được 11 loài Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có giá trị kinh tế (chiếm 44%) phân bố ở hệ 
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Bảng 3), mang lại hiệu quả kinh tế trong sinh kế của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
171 
ngư dân quanh vùng đầm phá. 
Bảng 3. Các loài Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có giá trị kinh tế ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 
TT ên ho học ên Việt N m 
1 Anadara subcrenata (Lischke, 1869) Sò lông 
2 Anadara granosa (Linnaeus, 1758) Sò huyết 
3 Perna viridis (Linnaeus, 1758) Vẹm xanh 
4 Crasscostrea rivularis (Gould, 1864) Hàu cửa sông 
5 Placuna placenta (Linnaeus, 1758) Điệp giấy 
6 Pinctada margaritifera (Linnaeus, 1758) Trai ngọc môi đen 
7 Pinctada martensii (Dunker, 1880) Trai ngọc trắng 
8 Paphia undulata (Born, 1778) ò lụa 
9 Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) Trìa mỡ 
10 Solen vagina (Linnaeus, 1758) Ốc móng tay 
11 Cyrenobatissa subsulcata (Dunker, 1937) Trìa Tam Giang 
3.3. ình hình h i thác động vật thân mềm Hai mảnh vỏ 
Nguồn lợi Thân mềm Hai mảnh vỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng, vừa là 
nguồn thực phẩm, vừa là nguồn sản xuất của các ngư dân. Vì vậy, hoạt động nuôi 
trồng và khai thác Hai mảnh vỏ đang trở thành sinh kế của nhiều cư dân quanh vùng 
đầm phá. Với sản lượng tự nhiên lớn, nguồn vốn đầu tư không cao, hiệu quả kinh tế 
mang lại tương đối lớn do đó đã thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư để phát triển 
nuôi trồng. 
Các đối tượng khai thác chính tập trung vào nhóm có giá trị kinh tế như Trìa 
mỡ (Meretrix meretrix), Trìa Tam Giang (Cyrenobatissa subsulcata), Hàu (Crassostrea 
rivularis), Vẹm xanh (Perna viridis), Điệp giấy (Placuna placenta) được phân bố chủ 
yếu ở ba vùng khai thác chính là phá Tam Giang, đầm Hà Trung – Thủy Tú, đầm Cầu 
Hai; có mùa vụ khai thác chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8, trong đó tập trung chính từ 
tháng 3 đến tháng 5. 
Khối lượng khai thác của các loài dao động từ 0,53 g/con đối với loài Dắt 
(Aloidis leavis), 45,8 g/con đối với Trìa mỡ (Meretrix meretrix). Các loài gồm Trìa Tam 
Giang (Cyrenobatissa subsulcata), Trìa vàng (Corbicula subsulcata), Hến sông (Corbicula 
fluminea), Hàu (Crassostrea rivularis), Vẹm xanh (Perna viridis) có khối lượng khai thác 
lần lượt là 14,7 g/con, 10,3 g/con, 2,2 g/con và 12,5 g/con [2]. 
Hiện nay, trong phạm vi khu vực nghiên cứu đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có 
các loại hình khai thác và nuôi trồng như nghề dậm Trìa, nghề gõ hàu, nuôi vẹm xanh, 
nuôi trai ngọc, khai thác nghêu, trìa mỡ< 
 ự biến động về thành phần loài được khai thác tại khu vực đầm phá Tam 
Giang – Cầu Hai có sự biến đổi theo thời gian và không gian. ự phong phú về số 
Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia)  
172 
lượng loài khai thác được tập trung chủ yếu vào các tháng mùa khô, trong khi vào mùa 
mưa số lượng thành phần loài thấp hơn. inh khối động vật Hai mảnh vỏ vào mùa 
mưa đạt 490,6 g/m2, vào mùa khô sinh khối cao hơn đạt 770,5 g/m2. Đầm Hà Trung – 
Thủy Tú là vùng khai thác có trữ lượng sinh khối lớn nhất trong toàn khu vực, trung 
bình 1.573 g/m2/năm; khu vực phá Tam Giang có sinh khối động vật Hai mảnh vỏ thấp 
nhất trong ba khu vực khai thác. 
Về phân bố diện tích nuôi trồng và khai thác động vật Hai mảnh vỏ, trên khu 
vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở các khu vực nuôi thuộc phá Tam Giang, đặc biệt ở 
khu vực các xã Điền Hải, Quảng Ngạn là những địa phương có diện tích phân bố động 
vật Hai mảnh vỏ lớn nhất tại phá Tam Giang. Khu vực đầm Hà Trung – Thuỷ Tú, động 
vật Hai mảnh vỏ tập trung chủ yếu tại các bãi phân bố thuộc các xã Phú Thuận, Phú 
Hải, Phú Diên, Phú Mỹ và Vinh Xuân. Trong đó, Phú Hải là xã có diện tích phân bố lớn 
nhất trên toàn khu vực (180.200 m2). Tại đầm Cầu Hai, diện tích phân bố của động vật 
Hai mảnh vỏ đạt 567.600 m2, trong đó tập trung phần lớn diện tích tại Vinh Hiền và 
Lộc Bình. Các xã khác như Vinh Hà, Lộc Điền có diện tích thấp hơn, trong đó thị trấn 
Phú Lộc có diện tích phân bố động vật Hai mảnh vỏ thấp nhất trên toàn khu vực. 
Trữ lượng khai thác mùa khô khá cao lên tới 1.757,6 tấn. Trong đó, vùng khai 
thác phá Tam Giang vẫn là khu vực có hoạt động khai thác nổi bật trên toàn vùng đầm 
phá (đạt 638,7 tấn; chiếm 36,3%). Tuy nhiên, vào mùa mưa, các hoạt động khai thác tập 
trung chủ yếu trên đầm Hà Trung – Thủy Tú với trữ lượng khai thác đạt 390 tấn 
(chiếm 35,7% trong số 1093,5 tấn trữ lượng mùa mưa). Trung bình toàn khu vực đạt 
1425, 55 tấn. 
Có thể thấy quá trình phát triển khai thác nguồn lợi để đem lại hiệu quả kinh tế 
cao. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ còn hạn chế, thị trường tiêu thụ đối với các động vật 
Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế được khai thác tại khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu 
Hai chủ yếu là thị trường trong nước, với hình thức là các thương lái sẽ đến các khu 
vực khai thác mua lại và được tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên 
Huế. 
Bên cạnh đó, những hệ lụy tiêu cực về môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy 
sản do việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản mang lại, một trong những vấn đề tồn tại 
nhất hiện nay là việc ngư dân sử dụng các hình thức đánh bắt thủy sản trái phép, đặc 
biệt là xung điện, cào máy. Những hệ lụy tiêu cực về môi sinh, môi trường và nguồn 
lợi thủy sản do việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản mang lại, một trong những vấn đề 
tồn tại nhất hiện nay là việc ngư dân sử dụng các hình thức đánh bắt thủy sản trái 
phép, đặc biệt là xung điện, cào máy, càn quét mọi loại cá tôm, hàu từ nhỏ đến lớn, làm 
ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Do đó, cần có những biện pháp và 
kế hoạch khai thác nguồn lợi Hai mảnh vỏ phù hợp để có thể sử dụng nguồn lợi này 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
173 
một cách hiệu quả nhất cũng như bảo tồn lâu dài nguồn lợi này trên hệ đầm phá Tam 
Giang – Cầu Hai. 
3. KẾ UẬN 
Nghiên cứu đã xác định được 25 loài, 17 giống, 11 họ, 7 bộ thuộc lớp Thân mềm 
Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Trong đó, đã ghi nhận được đã xác định được 11 loài Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có giá trị 
kinh tế (chiếm 44%). 
Hiện nay, trong phạm vi khu vực nghiên cứu đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có 
các loại hình khai thác và nuôi trồng như nghề dậm Trìa, nghề gõ hàu, nuôi vẹm xanh, 
nuôi trai ngọc, khai thác nghêu, trìa mỡ< ự phong phú về số lượng loài khai thác và 
sinh khối của loài được tập trung chủ yếu vào các tháng mùa khô, trong khi vào mùa 
mưa số lượng thấp hơn. Về phân bố diện tích nuôi trồng và khai thác động vật Hai 
mảnh vỏ, trên khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở các khu vực nuôi thuộc phá 
Tam Giang. Trữ lượng khai thác mùa khô khá cao lên tới 1757,6 tấn, mùa mưa đạt 
1093,5 tấn, trung bình toàn khu vực đạt 1425, 55 tấn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Gofas, Serger (2012), Bivalvia, World Register of Marine Species. 
[2]. Trần Thị Thúy Hằng (2015), Đánh giá nguồn lợi động vật Hai mảnh vỏ tại đầm phá Tam 
Giang – Cầu Hai nhằm đề xuất giải pháp nuôi thả, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nông 
Lâm, Huế. 
[3]. Nguyễn Văn Khôi (2001), Động vật đáy và động vật nổi Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học 
kỹ thuật. 
[4]. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không xương 
sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 
[5]. Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho (2009), Đặc trưng sinh thái đầm phá ven biển, Nhà 
xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 
[6]. Đỗ Công Thung và Lê Thị Thúy (2015), Lớp thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) kinh tế biển 
Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 
[7]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, teve Tilling (2001), Định loại các nhóm Động vật 
không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia)  
174 
SPECIES COMPOSITION AND EXPLOITION SITUATION OF BIVALVIA IN 
TAM GIANG – CAU HAI LAGOON SYSTEM, THUA THIEN HUE PROVINCE 
Vo Van Quy1*, Tran Anh Hang2 
1Faculty of Biology, University of Sciences, Hue University 
2Faculty of Geography and Geology, University of Sciences, Hue University 
*Email: vovanquy73@yahoo.com.vn 
ABSTRACT 
The study aims to supplement data on species composition and exploition 
situation for Bivalve Molluscs (Bivalvia) in Tam Giang - Cau Hai lagoon, Thua 
Thien Hue province. Through fieldwork sampling, 25 species, 17 genera, 11 
families and 7 species of Bivalvia (Bivalvia) in the Tam Giang - Cau Hai lagoon 
area were identified. In particular, the research indicated 11 bivalves with high 
economic values such as Meretrix meretrix, Corbicula subsulcata, Crassostrea rivularis, 
Perna viridis, Placuna placenta etc. often exploited in 3 main exploitation areas such 
as Tam Giang lagoon, Ha Trung - Thuy Tu lagoon and Cau Hai lagoon. The 
harvest season of bivalve species is from March to August, mainly from March to 
May. The reserves exploition of the dry season that is quite high is up to 1,757.6 
tons while that of the rainy season reaches only 390 tons. The research results 
provide a scientific basis for building a reasonable protection solution for bivalve 
mollucs in the researched area. 
Keywords: bivalvia, species composition, Tam Giang – Cau Hai lagoon. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
175 
Võ Văn Quý sinh ngày 07/3/1989 tại TP Huế. Năm 2011, ông tốt nghiệp 
Cử nhân ngành Sinh học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 
2017, ông nhận học vị Thạc sĩ ngành ức khỏe An toàn và Môi trường tại 
Trường Đại học QUT, Úc. Từ năm 2011 đến nay, ông công tác tại Trường 
Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Tài nguyên sinh vật và môi trường; Sức khỏe môi 
trường. 
Trần Ánh Hằng sinh ngày 15/9/1990 tại TP Huế. Năm 2012, bà tốt nghiệp 
Cử nhân ngành Địa lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa 
học, Đại học Huế. Năm 2014, bà nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý tài 
nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ 
năm 2013 đến nay, bà công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên và sinh khí hậu. 
Tài nguyên môi trường, những tác động và phát triển bền vững. 
Thành phần loài và tình hình khai thác động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia)  
176 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_loai_va_tinh_hinh_khai_thac_dong_vat_than_mem_hai.pdf