Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa

Tóm tắt

Kết quả khảo sát cỏ biển ở đầm Thuỷ Triều tại 9 trạm đã xác định được 6 loài cỏ biển,

thuộc hai họ Hydrocharitaceae và Cymodoceaceae. Các loài Halodule uninervis, Halophila

ovalis, và Enhalus acoroides là các loài chiếm ưu thế. Đầm Thuỷ Triều có mức độ đa dạng loài

trung bình so với đầm Nha Phu và vịnh Cam Ranh. Mật độ, sinh khối và độ phủ của thảm cỏ

biển nơi đây có sự suy giảm đáng kể so với các kết quả khảo sát trước đây.

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa trang 1

Trang 1

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa trang 2

Trang 2

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa trang 3

Trang 3

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa trang 4

Trang 4

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa trang 5

Trang 5

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 19800
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa

Thành phần loài và phân bố cỏ biển đầm Thuỷ Triều, Khánh Hòa
huộc hai họ Hydrocharitaceae và Cymodoceaceae. Các loài Halodule uninervis, Halophila 
ovalis, và Enhalus acoroides là các loài chiếm ưu thế. Đầm Thuỷ Triều có mức độ đa dạng loài 
trung bình so với đầm Nha Phu và vịnh Cam Ranh. Mật độ, sinh khối và độ phủ của thảm cỏ 
biển nơi đây có sự suy giảm đáng kể so với các kết quả khảo sát trước đây. 
 Từ khoá: Đầm Thuỷ Triều, cỏ biển, phân bố, thành phần loài. 
1. Mở đầu 
 Cỏ biển là nhóm thực vật bậc cao 
có hoa, sống trong môi trường nước mặn và 
lợ. Chúng thuộc ngành Anthophyta, lớp 
Monocotyledoneae. Cỏ biển có vai trò quan 
trọng đối với hệ sinh thái vùng bờ, là nơi cư 
trú cho các loài sinh vật biển như cá con, 
giáp xác, thân mềm. Hệ thống rễ của cỏ 
biển giúp giữ lại trầm tích, giúp chống xói 
lở nền đáy. Cỏ biển thường mọc thành 
những cánh đồng lớn, rộng vài trăm hecta, 
có tác dụng giảm năng lượng của sóng khi 
truyền vào bờ, giúp bảo vệ chống xói lở bờ 
biển. Cỏ biển cũng là một trong những hệ 
sinh thái biển có năng suất cao. Các hợp 
chất hữu cơ được phân huỷ từ cỏ biển là 
nguồn thức ăn quan trọng trong chuỗi thức 
ăn ở biển. 
 Linnaeus là người đầu tiên tiến 
hành thu mẫu cỏ biển và đặt tên cho hai 
loài cỏ biển là Zostera marina và Posidonia 
oceanica. Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 
____________________________ 
* Email: nguyenhoangthaikhang@gmail.com 
20, việc nghiên cứu cỏ biển mới chính thức 
bắt đầu. Những nghiên cứu về cỏ biển đầu 
tiên được công bố bởi Ascherson, Gurke, và 
Graebner. Den Hartog xuất bản công trình 
mô tả về cỏ biển trên thế giới, bao gồm 49 
loài, 12 chi, 2 họ và 6 họ phụ. Sau đó, các 
công trình đóng góp vào nghiên cứu cỏ 
biển của Cambridge, Kuo, Tomlinson, 
Robertson, Phillips và Menez,... đã giúp hiệu 
chỉnh lại danh mục cỏ biển bao gồm 58 
loài, 12 chi và 4 họ (Nguyễn Hữu Đại, 
1998). 
 Các nghiên cứu về cỏ biển ở Việt 
Nam bắt đầu khi Balansa phát hiện loài 
Halophila ovalis và Halophila beccarii ở 
Quảng Ninh. Dawson cũng có các nghiên 
cứu về cỏ biển ở Nha Trang và vùng phụ 
cận. Phạm Hoàng Hộ và cộng sự có các 
công bố về cỏ biển ở miền Nam Việt Nam 
trong ấn phẩm “Thực vật Việt Nam” 
(Nguyễn Văn Tiến, 2013). Nguyễn Văn 
Tiến và Nguyễn Chu Hồi (1995) đã chỉnh 
lý danh sách 12 loài cỏ biển có mặt ở vùng 
ven bờ biển Việt Nam. Nguyễn Xuân Hoà 
84 Journal of Science – Phu Yen University, No.25 (2020), 83-88 
và cộng sự (1996) xác định được 10 loài cỏ 
biển ở vùng biển Khánh Hoà. 
Đầm Thuỷ Triều, trải dài từ xã Cam 
Hoà (huyện Cam Lâm) đến cầu Long Hồ 
(phường Cam Nghĩa, thành phố Cam 
Ranh). Khu vực này trao đổi nước với Biển 
Đông thông qua vịnh Cam Ranh. Khả năng 
trao đổi nước kém đặc biệt vào những thời 
điểm biên độ thuỷ triều ngày đêm thấp 
(Phan Minh Thụ và các cộng sự., 2013). 
Qua các kết quả đo đạc khảo sát của đề tài 
cho thấy, tốc độ dòng chảy ở khu vực đầm 
Thuỷ Triều dao động từ 4-7 cm/s. Nhiệt độ 
tầng mặt giảm dần từ đỉnh đầm Thuỷ Triều 
ra đến cửa vịnh Cam Ranh. Nhiệt độ trung 
bình tầng mặt của khu vực là 30,70 C. Độ 
mặn tăng dần từ đỉnh đầm ra đến phía cửa 
đầm (từ 24,9 ppm đến 31,3 ppm). 
 Việc điều tra nguồn lợi cỏ biển ở 
đầm Thuỷ Triều, được thực hiện bởi 
Nguyễn Xuân Hoà và cộng sự (2009, 2010, 
2013). Từ đó đến nay, vẫn chưa có báo cáo 
nào đánh giá lại hiện trạng thảm cỏ biển nơi 
đây. Trong khuôn khổ của đề tài cấp nhà 
nước (mã số VT-UD.01/17-20), nhóm tác 
giả đã tiến hành khảo sát đánh giá lại thành 
phần loài cũng như phân bố của thảm cỏ 
biển ở khu vực này. Việc điều tra đánh giá 
lại, giúp có được lượng thông tin đầy đủ về 
nguồn lợi thảm cỏ biển nơi đây, là cơ sở 
khoa học giúp cho việc hoạch định các kế 
hoạch khai thác, bảo vệ và sử dụng nguồn 
lợi thực vât biển được bền vững, bảo vệ 
môi trường, phục vụ nhu cầu phát triển 
kinh tế xã hội tại đầm Thuỷ Triều nói riêng 
và tỉnh Khánh Hoà nói chung. 
2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
 Trong năm 2018, chúng tôi thực 
hiện hai chuyến khảo sát. Chuyến 1 từ ngày 
18/06/2018 –22/06/2018 và chuyến 2 từ 
ngày 15/10/2018 – 29/10/2018. Phạm vi 
không gian là đầm Thuỷ Triều có toạ độ 
1090 15' - 1090 21' kinh độ Đông và 110 09' 
- 120 11' vĩ độ Bắc, độ sâu từ 3 - 4 m nước 
trở vào, tập trung ở những khu vực có cỏ 
biển phân bố (Hình 1). 
Hình 1. Sơ đồ khảo sát thảm cỏ biển ở đầm 
Thuỷ Triều 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
 Điều tra cỏ biển dựa theo theo tài 
liệu: "Hướng dẫn điều tra nguồn lợi biển 
nhiệt đới" của English và cộng sự (1997). 
Khảo sát thảm cỏ biển được thực hiện bằng 
thuyền máy kết hợp với lặn. Các mặt cắt 
được lựa chọn, phải có tính ngẫu nhiên để 
đảm bảo sự đại diện của cỏ biển trong khu 
vực khảo sát. 
 Tổng số trạm khảo sát là 9 
trạm/năm/ x 2 chuyến. Tại mỗi trạm khảo 
sát, đặt 1 đến 2 tuyến mặt cắt tuỳ thuộc vào 
diện tích thảm cỏ biển và vuông góc với bờ. 
Các tuyến mặt cắt có chiều dài khoảng 
50m. Dọc theo mặt cắt, đặt 3 khung tiêu 
chuẩn có kích thước 50 cm x 50 cm, 
khoảng cách giữa các khung là 5m. Cỏ biển 
sau khi lấy mẫu, được rửa sạch, cho vào 
các túi nilông, trên có ghi nhãn đầy đủ về 
thông tin mẫu vật. Mẫu được bảo quản lạnh 
để vận chuyển về phòng thí nghiệm. Những 
nơi có cỏ biển phân bố được ghi nhận bằng 
máy định vị cầm tay. 
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 25 (2020), 83-88 85 
 Định danh thành phần loài bằng 
phương pháp so sánh hình thái giữa mẫu cỏ 
biển thu thập trong chuyến khảo sát với 
mẫu cỏ biển được mô tả trong các tài liệu 
phân loại. Tài liệu phân loại cỏ biển dựa 
trên các tài liệu của Phillips and Menez 
(1998); Kuo và McComb (1989); Fortes 
(1993); Nguyễn Hữu Đại (1998). 
 Độ phủ, mật độ thảm cỏ biển cũng 
được xác định dựa trên các khung tiêu 
chuẩn. Độ phủ thảm cỏ biển được ước 
lượng thông qua đối chiếu hình ảnh độ phủ 
chuẩn của Carlo và McKenzie (2011). Mật 
độ thảm cỏ biển là số lượng trung bình thân 
đứng của cỏ biển trong các khung tiêu 
chuẩn (đơn vị: cây/m2). Sinh khối cỏ biển 
là khối lượng trung bình của cỏ biển trong 
các khung tiêu chuẩn (đơn vị: g. khô/m2) 
sau khi được sấy khô ở 600C trong vòng 48 
giờ cho đến khi khối lượng không đổi, và 
cân tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu 
và Ứng dụng công nghệ Nha Trang. Số liệu 
được xử lý bằng phần mềm Excel. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1 Thành phần loài 
 Kết quả từ chuyến khảo sát, đã xác 
định 6 loài thuộc 2 họ tại đầm Thuỷ Triều, 
Cam Ranh. Trong đó, họ Hydrocharitaceae 
(họ Thuỷ Thảo) có số loài nhiều nhất với 4 
loài, họ Cymodoceaceae (họ Cỏ Kiệu) với 
2 loài. Danh mục thành phần loài cỏ biển 
được thể hiện ở bảng 1. 
Bảng 1. Danh mục thành phần loài cỏ biển ở đầm Thuỷ Triều 
STT Tên khoa học Tên Việt nam 
Họ Hydrocharitaceae 
01 Enhalus acoroides (L.f.) Royle Cỏ lá dừa 
02 Halophila ovalis (R.Brown) Hooker Cỏ xoan 
03 Halophila minor (Zollinger) den Hartog Cỏ xoan nhỏ 
04 Thalassia hemprichii (Ehrenberg) Ascherson Cỏ bỏ biển 
Họ Cymodoceaceae 
05 Halodule pinifolia (Miki) den Hartog Cỏ kim biển 
06 Halodule uninervis (Forskaal) Asherson Cỏ hẹ ba răng 
So với kết quả công bố của Nguyễn 
Xuân Hoà và cộng sự (2013), số lượng loài 
tìm thấy có giảm (chỉ có 6 loài). Các loài 
Halophila beccari và Ruppia maritima 
không tìm thấy trong chuyến khảo sát lần 
này. Nhằm đánh giá mức độ đa dạng thành 
phần loài cỏ biển ở đầm Thuỷ Triều so với 
các khu vực xung quanh như vịnh Cam 
Ranh, đầm Nha Phu, chúng tôi so sánh 
thông qua một số các nghiên cứu đã công 
bố trước đây. 
Bảng 2. So sánh đa dạng loài cỏ biển giữa đầm Thuỷ Triều với một số khu vực 
STT Địa điểm Số loài Nguồn tài liệu 
01 Đầm Nha Phu 7 
Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (2002) 
02 Vịnh Cam Ranh 4 
03 Đầm Thuỷ Triều 6 Nghiên cứu này 
Từ bảng 2 cho thấy, khu vực đầm 
Thuỷ Triều có mức độ đa dạng loài ở mức 
trung bình so với vịnh Cam Ranh và đầm 
Nha Phu. Khi so sánh mức độ đa dạng về 
taxon, đầm Thuỷ Triều cũng không thua 
kém so với đầm Nha Phu. 
3.2. Phân bố 
 Cỏ biển tập trung nhiều ở đỉnh đầm, 
và phân bố dọc theo vùng ven bờ các xã 
86 Journal of Science – Phu Yen University, No.25 (2020), 83-88 
thuộc đầm Thuỷ Triều. Halodule uninervis 
và Halophila ovalis có mặt tại xã Cam Hoà 
và Cam Hải Đông với mật độ khá dày. 
Enhalus acoroides xuất hiện phân bố ở xã 
Cam Nghĩa và Cam Hải Đông, tạo thành 
thảm cỏ biển đơn loài. Các loài Halophila 
minor, Thalassia hemprichii, và Halodule 
pinifolia nằm rải rác, với mật độ rất thưa ở 
các xã Cam Hoà, Cam Hải Đông, Cam Hải 
Tây, và Cam Thành Bắc. 
 Kết quả giá trị mật độ, sinh khối và 
độ phủ của một số loài cỏ biển chiếm ưu thế 
ở đầm Thuỷ Triều được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Giá trị mật độ, sinh khối, và độ phủ của một số loài cỏ biển chiếm ưu thế 
Địa điểm Loài 
Mật độ 
(cây/m2) 
Sinh khối 
(g.khô/m2) 
Độ phủ 
(%) 
Cam Hoà 
Halodule uninervis 2.032 - 3.251 25,87 - 38,62 30 - 40 
Halophila ovalis 2.867 - 3.234 32,45 - 46,14 30 - 65 
Cam Hải Đông 
Halophila ovalis 1.670 - 2.162 16,58 - 37,25 11 - 35 
Enhalus acoroides 25 - 46 11,35 - 21,72 20 - 30 
Cam Nghĩa Enhalus acoroides 80 - 106 23,45 - 30,46 11- 30 
 Cỏ xoan (Halophila ovalis) tập 
trung nhiều tại khu vực đỉnh đầm (xã Cam 
Hoà) kéo dài tới tận Cầu Hin (xã Cam Hải 
Đông). Càng về phía Nam của đầm, nơi có 
độ mặn thường cao, cỏ lá dừa (Enhalus 
acoroides) gần như chiếm ưu thế hoàn toàn 
(Vũng Bùn, Lăng Ông ở xã Cam Hải Đông). 
Chúng tạo thành những thảm cỏ biển đơn 
loài, có độ phủ cao. Qua kết quả khảo sát, 
nhận thấy các thảm cỏ biển tại vùng ven bờ 
thôn Xuân Tự (Vạn Ninh, Khánh Hoà), 
thường tàn lụi vào tháng 7 - 8, do nhiệt độ 
tầng mặt tại đây tăng cao, nhưng hiện 
tượng này lại không xảy ra tại đầm Thuỷ 
Triều. Một số hoạt động của người dân khai 
thác nguồn lợi thân mềm ven bờ như giá 
biển, sò bum... đã làm suy giảm độ che phủ 
của các thảm cỏ biển trong đầm. Bên cạnh 
đó, do ảnh hưởng của môt số trận bão như 
bão Damrey năm 2017, bão Usagi năm 
2018 đổ bộ vào Khánh Hoà, cũng góp phần 
làm suy giảm mật độ, độ phủ thảm cỏ biển 
nơi đây. Nhìn chung, về mật độ, sinh khối, 
và độ phủ của các thảm cỏ biển nơi đây có 
suy giảm so với kết quả công bố năm 2013 
của Nguyễn Xuân Hoà và cộng sự. 
4. Kết luận 
 Tại đầm Thuỷ Triều xác định được 
6 loài thuộc hai họ Hydrocharitaceae và 
Cymodoceaceae. Các loài cỏ biển chiếm ưu 
thế chủ yếu là Halodule uninervis, Halophila 
ovalis, và Enhalus acoroides. Chúng tập 
trung phân bố tại đỉnh đầm kéo dài tới ven 
bờ phía đông của xã Cam Hải Đông. Về 
phía Nam của đầm, xuất hiện chủ yếu là 
loài Enhalus acoroides. Về mật độ, sinh 
khối, và độ phủ của các thảm cỏ biển trong 
đầm có sự suy giảm đáng kể so với các kết 
quả khảo sát trước đó. Độ phủ, mật độ thảm 
cỏ biển ngày càng suy giảm theo sự gia 
tăng của các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, 
khai thác nguồn lợi sinh vật biển, trong khi 
đó vẫn chưa có một quy định nào về việc 
quản lý và bảo vệ hệ sinh thái cỏ biển. 
Chính vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai 
trò quản lý của các cấp chính quyền, cũng 
như nâng cao vai trò tuyên truyền, giáo dục 
tại cộng đồng địa phương trong công tác 
bảo vệ nguồn lợi thảm cỏ biển ở khu vực 
đầm Thuỷ Triều 
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 25 (2020), 83-88 87 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Carlo, G. D., & McKenzie, L. (2011). Seagrass training manual for resource managers. 
Conservation International. USA. 
English, S. A., Baker, V. J., & Wilkinson, C. R. (Eds.). (1997). Survey manual for tropical 
marine resources. Australian Institute of Marine Science. 
Fortes, M. (1993). Segrasses their role in the marine ranching. In M. Ohno & A. T. 
Critchley (Eds.), Seaweed Cultivation and Marine Ranching (pp. 131-151). JICA. 
Kuo, J., & Mccomb, A. J. (1989). Seagrass Taxonomy, Structure and Development. In A. 
W. D. Larkum, A. J. McComb, & S. A. Shephard (Eds.), Biology of seagrasses : a 
treatise on the biology of seagrasses with special reference to the Australian region 
(pp. 6-73). Elsevier Science Pub., Amsterdam, The Netherlands. 
Phillips, R. C., & Menez, E. G. (1988). Seagrasses. Smithsonian Contribution to the Marine 
Sciences (Vol. 34). Smithsonian Institute Press Washington, D.C. . 
Phan Minh Thụ và các cộng sự. (2013). “Chất lượng môi trường nước đầm thuỷ triều 
(Khánh Hoà) mùa khô 2012 và tác động của các hoạt động kinh tế xã hội”. Tuyển 
Tập Nghiên Cứu Biển. 19, tr. 80-90. 
Nguyễn Hữu Đại. (1998). Một số loài cỏ biển mới tìm thấy ở Việt Nam. Tuyển Tập Nghiên 
Cứu Biển, 8, 98 - 105. 
Nguyễn Văn Tiến. (2013). Nguồn lợi thảm cỏ biển Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và 
Công nghệ. 
Nguyễn Văn Tiến & Nguyễn Chu Hồi. (1995). Assement of effects of river discharges of 
sediments, nutrients and pollutants on wetland, seagrasses and coral reef. Inventory 
for seagrass beds in Vietnam - UNEP/EAS-35. R. s. t. UNEP. 
Nguyễn Xuân Hòa và các cộng sự. (1996). Bước đầu nghiên cứu các thảm cỏ biển ở Khánh 
Hòa, Báo cáo của Viện Hải dương học, 29 trang. 
Nguyễn Xuân Hòa. (2009). Điều tra hiện trạng thảm cỏ biển và rừng ngập mặn vùng biển 
ven bờ Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch, bảo vệ phục hồi và sử dụng bền vững. 
Viện Hải dương học Nha Trang. 
Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Thị Lan, và Nguyễn Xuân Trường. (2010). Hiện trạng rừng ngập 
mặn ở dải ven bờ Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Tuyển Tập Nghiên 
Cứu Biển, 7, 167 - 177. 
Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Nhật Như Thuỷ (2013). Hiện trạng 
hệ sinh thái rừng ngâp mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thuỷ Triều, tỉnh Khánh 
Hoà. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Hà 
Nội. 
Nguyễn Hữu Đại (1998). Một số loài cỏ biển mới tìm thấy ở Việt Nam. Tuyển Tập Nghiên 
Cứu Biển, 8, 98 - 105. 
Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, và Nguyễn Xuân Vỵ. (2002). Sự suy 
giảm các thảm cỏ biển ở khánh hòa và khả năng phục hồi chúng Tuyển tập Báo cáo 
Khoa học Hội nghị Khoa học “Biển Đông - 2002”, Nha Trang. 
88 Journal of Science – Phu Yen University, No.25 (2020), 83-88 
 Species components and distribution of seagrass at Thuy Trieu lagoon, 
Khanh Hoa province 
Nguyen Hoang Thai Khang1,*, Vo Trong Thach2, Tran Thi Quynh Thi3 
1Institute of Oceanography 
2Nha trang Institute of Technology Research & Application 
3Pacific Ocean University 
*Email: nguyenhoangthaikhang@gmail.com 
Received: May 11, 2020; Accepted: September 10, 2020 
Abstract 
 Survey results on seagrass in Thuy Trieu lagoon at 9 stations have identified 6 
species of seagrass, belonging to two families Hydrocharitaceae and Cymodoceaceae. 
Halodule uninervis, Halophila ovalis, and Enhalus acoroides are among the dominant 
species. Thuy Trieu lagoon has an average species diversity compared to Nha Phu lagoon 
and Cam Ranh bay. The density, biomass, and coverage of seagrass beds in here have 
significantly decreased in comparison with the previous survey results. 
 Keywords: seagrass, Thuy Trieu lagoon, distribution, species components 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_loai_va_phan_bo_co_bien_dam_thuy_trieu_khanh_hoa.pdf