So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt

TÓM TẮT

Cá bông lau không sinh sản tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt mà cần phải có sự tác dụng của kích

dục tố. Đối với cá cái dùng phương pháp tiêm nhiều liều, bao gồm 4 liều dẫn là 500 UI HCG/kg

hoặc não thùy tươi của cá chép (3 kg cá cho não dùng cho 8 kg cá nhận não), một liều sơ bộ 1.500

UIHCG/kg và một liều quyết định 6.000 UI HCG/kg. Đối với cá đực chỉ dùng một liều 2.000 UI

HCG/kg, tiêm cùng thời điểm với liều quyết định của cá cái. Thời gian hiệu ứng kích thích tố dao

động từ 9 giờ 30 đến 14 giờ 30 phút, tỷ lệ thụ tinh dao động từ 7,1 – 73,4% (trung bình 39,9 ±

24,9%). Cá nở sau thời gian từ 24 đến 36 giờ ở nhiệt độ nước từ 27 – 29 0C, tỷ lệ nở dao động từ

57 – 91,5% (trung bình 66,4 ± 14,5%).

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 1

Trang 1

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 2

Trang 2

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 3

Trang 3

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 4

Trang 4

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 5

Trang 5

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 6

Trang 6

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 7

Trang 7

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 8

Trang 8

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 9

Trang 9

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 15860
Bạn đang xem tài liệu "So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt

So sánh hiệu quả sử dụng kích thích tố khác nhau kích thích sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) trong điều kiện nuôi nhốt
điều kiện nhân 
tạo vì các yếu tố sinh thái không đầy đủ. Trong 
tự nhiên, cá bông lau di cư sinh sản rất xa trong 
thời gian khá dài. Trong thời gian này, cá tích 
lũy cho việc phát triển tuyến sinh dục, để khi 
đến bãi đẻ sản phẩm sinh dục đã chín muồi và 
chúng sẵn sàng tham gia sinh sản. Do đó, trong 
sinh sản nhân tạo cần phải có thời gian, cùng với 
sự sử dụng kích dục tố để kích thích tuyến sinh 
dục phát triển đến giai đoạn chín muồi sinh dục 
thì cá mới có khả năng rụng trứng.
Ở cá bông lau đối với cá cái chúng tôi sử 
dụng phép tiêm nhiều liều để thúc đẩy mức độ 
thành thục của buồng trứng cá cái lên một bước 
và làm tăng mức độ cảm ứng của buồng trứng 
đối với tác dụng của chất kích thích sinh sản 
tiến tới rụng trứng. Phép tiêm nhiều lần đã được 
nhiều nhà khoa học áp dụng. Ching Ming Kon 
et al 1974 đã tiêm nhiều liều thấp não thùy để 
thúc đẩy buồng trứng ở giai đoạn III của cá đối 
(Mugil cephalus) đạt thành thục và tiến hành 
sinh sản đạt kết quả. Với các loài cá nuôi, do 
sinh trưởng lâu dài trong điều kiện nuôi nhốt 
cho nên trước khi kích thích sinh sản nếu không 
xử lý thích đáng thì nói chung trạng thái sinh 
lý của chúng không chuẩn bị đầy đủ để chuyển 
sang giai đoạn đẻ trứng. Vì thế đối với những 
cá bị xem là chưa chuẩn bị tốt về mặt sinh lý 
để chuyển sang đẻ trứng, nếu chỉ dùng phương 
pháp tiêm một lần toàn bộ lượng thuốc thì nói 
9TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
chung nhất định sẽ có ảnh hưởng không tốt, tạo 
nên những phản ứng sinh lý vội gấp, ảnh hưởng 
đến sự rụng trứng (Phạm Văn Khánh, 1996)
Khi sử dụng đơn HCG, đối với những tế 
bào trứng tăng ít hoặc không tăng kích thước có 
thể do tế bào không hấp thu được kích dục tố 
hoặc hấp thu rất ít (Bảng 2). Điều này cho thấy 
tế bào trứng hấp thu kích thích tố để chuyển hóa 
đến giai đoạn chín. Chỉ trừ có một trường hợp 
ngoại lệ sau khi tiêm 4 liều dẫn tế bào trứng vẫn 
không tăng, nguyên nhân là do tế bào trứng của 
cá thể này đã đạt đến giai đoạn chín mùi sinh 
dục không còn khả năng tăng thêm kích thước 
nữa (Bảng 3). Khi sử dụng não thùy thì hầu hết 
tế bào trứng của các cá cái được tiêm đều tăng 
kích thước. Tiêm dẫn bằng não thùy tế bào hấp 
thu tốt hơn, sau khi tiêm kích thích tố dẫn bằng 
não thùy thể cá thì kích thước tế bào trứng to 
hơn, căng tròn hơn và đạt đến giai đoạn chín 
muồi sinh dục, chỉ cần tiêm thêm một liều sơ bộ 
và một liều quyết định (đủ lượng thuốc) thì trứng 
đạt đến giai đoạn chín và rụng, cho nên hiệu quả 
của việc sử dụng kích thích tố não thùy và HCG 
cho tỷ lệ cá rụng trứng khá cao 72,7%, trong 
khi đó kết quả cá rụng trứng khi sử dụng đơn 
thuần HCG chỉ đạt 28% (Bảng 4). Theo Nguyễn 
Tuần, 2000 cho rằng tỷ lệ rụng trứng của cá basa 
là 71,4%, ở cá tra (Phạm Văn Khánh, 1996) là 
70% tương đương với tỷ lệ rụng trứng của cá 
bông lau khi sử dụng chất kích thích kết hợp, 
hơi thấp hơn cá lăng vàng của (Ngô Thị Ngọc 
Loan, 2008) tỷ lệ cá rụng trứng từ 76 – 80%, và 
thấp hơn nhiều so với cá hú tỷ lệ cá rụng trứng 
đạt từ 88,9 – 100% (Đỗ Minh Trí, 2008).
Trong bảng 2 và bảng 3 cho thấy đường 
kính trứng cá bông lau ở giai đoạn IV đạt cực 
đại để sinh sản được dao động từ 1,23 ± 0,14 
mm đến 1,43 ± 0,17, kích thước này lớn hơn 
đường kính trứng của một loài cá da trơn khác 
như cá hú khi thành thục (giai đoạn IV) có 
đường kính trứng cực đại 0,9 – 1,07 mm (Đỗ 
Minh Trí, 2008), đường kính trứng cá tra từ 1 – 
1,1 mm (Phạm Văn Khánh, 1996), đường kính 
trứng cá leo thì nhỏ hơn rất nhiều so với trứng 
cá bông lau dao động từ 0,88 ± 0,09 đến 0,92 ± 
0,07 mm (Ngô Vương Hiếu Tính, 2008). Theo 
Nguyễn Tuần (2000) thì đường kính trứng cá 
basa từ 1,8 đến 2.0 mm lớn hơn nhiều so với cá 
bông lau.
Sức sinh sản thực tế của cá khi sử dụng kích 
thích não thùy và HCG hơi thấp hơn so với việc 
sử dụng HCG đơn thuần, điều này phần nào có 
liên quan đến hệ số thành thục của cá. Do chế 
độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường nuôi vỗ 
cá bố mẹ chưa thích hợp và chưa ổn định vấn 
đề này cần được tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn.
4.2. Thời gian hiệu ứng
Khi các điều kiện sinh thái, sinh lý thích 
hợp và đáp ứng cho quá trình đẻ trứng, các 
noãn bào chuyển sang giai đoạn chín muồi sinh 
dục chuẩn bị cho quá trình chín và rụng trứng. 
Thời gian hiệu ứng kích thích tố là khoảng thời 
gian từ lúc tiêm liều quyết định đến khi cá bắt 
đầu rụng trứng hàng loạt. Thời gian hiệu ứng 
phụ thuộc vào mức độ chín muồi sinh dục, tình 
trạng sinh lý của từng cá thể, các tác nhân gây 
đẻ và các yếu tố môi trường như dòng chảy, 
nhiệt độ nước, giới tính, giá thể (Nguyễn Tuần, 
2000). Việc xác định thời gian hiệu ứng nhằm 
theo dõi chính xác thời điểm rụng trứng để tiến 
hành sinh sản nhân tạo vuốt khô được kịp thời. 
Những trường hợp trứng đã rụng mà nằm lâu 
trong buồng trứng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh 
(Phạm Văn Khánh, 1996)
Thời gian hiệu ứng kích thích tố của cá 
bông lau có sự dao động lớn, từ 9 giờ 30 đến 
14 giờ 30 tập trung trong khoảng 12 đến 14 giờ, 
tuy nhiên nếu so sánh với thời gian hiệu ứng 
của cá basa (Nguyễn Tuần, 2000) dao động từ 
6 đến 16 giờ thì khoảng thời gian hiệu ứng kích 
tố của cá bông lau dao động ngắn hơn. Ở cá tra 
theo Phạm Văn Khánh (1996) thì thời gian hiệu 
10 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
ứng kích tố ngăn hơn trung bình là 9 giờ và dao 
động ngắn hơn từ 8 đến 10 giờ, ở cá lăng vàng 
thì thời gian hiệu ứng có sự dao động ngắn hơn 
từ 23 giờ 25 phút đến 23 giờ 50 phút (Ngô Thị 
Ngọc Loan, 2008), theo Đỗ Minh Trí (2008), thì 
thời gian hiệu kích thích tố của cá hú cũng có 
sự dao động ngắn từ 9 giờ 15 phút – 10 giờ 45 
phút so với cá bông lau, đối với cá leo thì thời 
hiệu ứng kích tố là 10 giờ 05 phút (Ngô Vương 
Hiếu Tính, 2008). Một số nguyên nhân có thể 
làm thay đổi thời gian hiệu ứng như: nhiệt độ 
nước, liều lượng và hoạt tính của tác nhân gây 
rụng trứng, chủ yếu là mức độ thành thục của 
cá cái (Nguyễn Tuần, 2000). Thực tế cho thấy, 
trong sinh sản nhân tạo cá bông lau ở những cá 
thể cái có sản phẩm sinh dục chín muồi, và các 
tế bào trứng đạt mức độ đồng đều nhau thì thời 
gian hiệu ứng sẽ ngắn hơn các cá thể khác, như 
trường hợp ở bảng 5 có con cá cái số 8 tự nhiên 
có thời gian hiệu ứng là 9:30 phút ngắn hơn 
nhiều so với các cá thể khác, với đường kính 
trứng trước khi tiêm chất kích thích là 1,33 ± 
0,02 mm.
4.3. Thụ tinh và ấp trứng
Nguyễn Văn Kiểm (2005) cho rằng quá 
trình thụ tinh của trứng xảy ra vào giữa thời kỳ 
giảm phân II. Sau khi tinh trùng chui vào trứng 
qua noãn khổng, lập tức trứng hình thành màng 
thụ tinh để ngăn cản không cho tinh trùng thứ 
hai xâm nhập vào. Sau 5 phút thì tinh trùng hình 
thành ánh sao và 10 phút sau trứng hoàn thành 
sự phân cắt lần 2. Sau 20 phút nhân của tinh 
trùng và trứng kết hợp với nhau thành hợp tử và 
hoàn thành quá trình thụ tinh. 
Ngay khi rơi vào nước là bắt đầu sự hoạt 
hóa trứng. Trước tiên là tách màng thụ tinh và 
tạo xoang quanh noãn do các không bào vỏ 
(các hạt vỏ) trương nước và vỡ ra. Quá trình vỡ 
hạt vỏ làm cho lớp vỏ tách làm đôi. Bên trong 
chứa đầy chất dịch xuất hiện khe quanh noãn. 
Phần ngoài lớp vỏ, cùng với một phần chất chứa 
của hạt vỏ, gắn với màng noãn hoàng và màng 
phóng xạ tạo nên màng thụ tinh. Phần trong của 
lớp vỏ đông đặc lại và hình thành một lớp vỏ 
mới của trứng thụ tinh. Một phần chất chính 
của hạt vỏ tiếp tục hấp thụ nước làm cho xoang 
quanh noãn tiếp tục lớn lên. Màng thụ tinh và 
xoang quanh noãn có vai trò ngăn cản không 
cho các tinh trùng khác xâm nhập.
Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu 
đề cập đến tập tính sinh sản tự nhiên hoặc kích 
thích cho cá đẻ tự nhiên cho các loài trong họ 
cá tra Pangasiidae. Các tác giả chỉ đưa ra một 
phương pháp thụ tinh khô như cá tra (Phạm Văn 
Khánh, 1996)
Tỷ lệ trứng thụ tinh phụ thuộc vào rất nhiều 
yếu tố như chất lượng sản phẩm sinh dục đó 
là trứng và tinh trùng, các thao tác cho cá sinh 
sản nhân tạo đòi hỏi phải nhanh, đúng giờ, tỉ 
mỉ từng khâu vì một khi trứng và tinh trùng ra 
khỏi cơ thể cá thì chúng chỉ sống được trong 
thời gian rất ngắn và quá trình thụ tinh xảy ra rất 
nhanh. Quá trình thụ tinh và nở của trứng phụ 
thuộc vào chất lượng của tế bào trứng và chất 
lượng của tinh trùng, ngoài ra nó còn phụ thuộc 
vào các điều kiện ngoại cảnh như chất lượng 
nước, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ôxy, 
pH. Đối với trứng cá bông lau ấp ở nhiệt từ 27 – 
30°C thì thời gian nở kéo dài từ 24 đến 36 giờ. 
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy tỷ lệ nở của trứng 
trong trường hợp sử dụng não thùy và HCG dao 
động từ 50,5 – 93% (trung bình 74,1 ± 16,6%) 
cao hơn với trường hợp chỉ sử dụng một loại 
kích thích tố HCG đơn thuần dao động từ 54,1 
– 91,5% (trung bình 66,4 ± 14,5%). Tỷ lệ thụ 
tinh của trường hợp sử dụng não thùy và HCG 
dao động từ 35,8 – 96,4% cao hơn rất nhiều 
so với trường hợp chỉ sử dụng một loại HCG 
đơn thuần dao động từ 7,14 – 73,3% bởi vì khi 
sử dụng não thùy tươi của cá chép để tiêm dẫn 
11TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
cho cá cái trong thời gian dài (4 ngày) tạo điều 
kiện cho trứng hấp thu được kích thích phát 
triển đồng đều, căng tròn đạt đến giai đoạn chín 
muồi sinh dục và sẵn sàng rụng khi có tác động 
của kích thích tố HCG làm cho quá trình rụng 
trứng xảy ra. Một nguyên nhân nữa làm cho tỷ 
lệ thụ tinh thấp ở trường hợp chỉ sử dùng đơn 
thuần một loại HCG là có một vài trường hợp 
cá cái và cá đực thành thục chưa tốt, có trường 
hợp cá đực thành thục tốt cá cái không tốt và 
ngược lại cho nên vấn đề này cần được nghiên 
cứu nhiều hơn nữa. Ngoài ra sự nở của trứng 
còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường nước, 
khi nhiệt độ nước xuống dưới 27oC thì tỷ lệ nở 
đạt rất thấp tỷ lệ cá dị hình nhiều, nếu vượt quá 
ngưỡng cho phép thì trứng sẽ không nở. Theo 
Nguyễn Tuần (2000) thì tỷ lệ thụ tinh và nở của 
cá basa chỉ đạt ở mức trung bình, nhưng khoảng 
dao động không lớn lần lượt là 52,0 ± 3,9% và 
48,0 ± 4,0%. Ở cá tra thì tỷ lệ thụ tinh và nở đạt 
tương đương với cá bông lau lần lượt là 70% và 
70% (Phạm Văn Khánh, 1996). Ở cá hú thì tỷ 
lệ thụ tinh và nở đạt cao hơn cá bông lau và ổn 
định hơn dao động ít lần lượt từ 77 – 84,4% và 
74 -83,9% (Đỗ Minh Trí, 2008). Tỷ lệ thụ tinh 
và nở của cá leo tương đương với cá bông lau 
lần lượt là 59,3% và 54,0% (Ngô Vương Hiếu 
Tính, 2008).
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Cho cá bông lau sinh sản nhân tạo trong 
điều kiện nuôi nhốt đối với cá cái dùng phương 
pháp tiêm nhiều lần sử dụng não thùy thể kết 
hợp với HCG đạt hiệu quả tốt hơn so với trường 
hợp chỉ sử dụng một loại HCG đơn thuần.
Tỷ lệ cá rụng trứng trong trường hợp sử 
dụng đơn thuần một loại kích thích tố HCG chỉ 
đạt 35,4%, trong khi đó trường hợp sử dụng kết 
hợp não thùy thể kết hợp với HCG thì tỷ lệ cá 
rụng trứng đạt khá cao tới 72,7%. Tỷ lệ thụ tinh 
và nở trong trường hợp sử dụng HCG đơn thuần 
lần lượt dao động từ 7,1% đến 73,4% (trung 
bình 39,9 ± 24,9%) và từ 57,0% đến 91,5% 
(trung bình 66,4 ± 14,5%) thấp hơn sử dụng kết 
hợp não thùy thể và HCG dao động từ 35,8 – 
96,4% (trung bình 69,4 ± 26,2%), từ 50,5 – 93% 
(trung bình 74,1 ± 16,6%).
Đề xuất
Cần hoàn thiện khâu kỹ thuật nuôi vỗ thành 
thục cá bố mẹ để nâng cao chất lượng sản phẩm 
sinh dục, làm cho quá trình thụ tinh và sự nở 
của trứng tốt và ổn định hơn. Tiếp tục bố trí thí 
nghiệm kích thích sinh sản bằng sự sử dụng kết 
hợp não thùy với HCG và sử dụng HCG đơn 
thuần để có thêm nhiều kết quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tường Anh, 1997. Một số vấn đề về nội tiết 
học sinh sản cá, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 68 
trang
Phạm Văn Khánh, 1996. Sinh sản nhân tạo và nuôi cá 
tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Phó tiến 
sĩ Nông nghiệp, Đại học Thủy sản Nha Trang, 168 
trang.
Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Kỹ thuật sản xuất cá giống, 
tủ sách Đại học Cần Thơ, 95 trang.
Ngô Thị Ngọc Loan, 2008. Hiệu quả gây chín và 
rụng trứng của 17, 20 P (17α, 20β-Dihydroxy-
4-Pregnen-3-One) trên cá Tra (Pangasius 
hypophthalmus, Sauvage, 1878) và cá Lăng Vàng 
(Hemibagrus Nemurus, Valenciennes, 1839). 
Luận văn thạc sỹ sinh học, Trường Đại học Khoa 
học Tự nhiên- TP- Hồ Chí Minh, 77 trang.
Ngô Vương Hiếu Tính, 2008. Nghiên cứu kích thích 
sinh sản nhân tạo và ương cá Leo (Wallago attu 
Schneider, 1801). Luận văn tốt nghiệp cao học 
ngành thủy sản. Đại học Thủy sản Cần Thơ, 79 
trang.
12 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Đỗ Minh Trí, 2008. Thử nghiệm sản xuất giống cá Hú 
(Pangasius conchophilus). Luận văn tốt nghiệp 
cao học, ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần 
Thơ. 94 trang.
Nguyễn Tuần, 2000. Cơ sở sinh học, sinh sản nhân tạo 
cá basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) ở các 
tỉnh Nam Bộ. Luận án Tiến sỹ Ngư loại học, Đại 
học Thủy sản Nha Trang, 127 trang.
Cacot, Philippe, 1999. Descrition of the sexual cycle 
related to the environment and set up of the 
artificial propagation in floating cages and in 
ponds in the Mekong Delta. Proceeding of the 
mid-term Workshop of the “Catfish Asia Project” 
Can Tho Viet Nam 11 – 15 May 1998, 71 – 89.
COMPARISION OF THE EFFICENCY OF USING DIFFERENT INDUCING 
AGENTS TO STIMULATE Pangasius krempfi SPAWNED IN CAPTIVITY 
CONDITION
Huynh Huu Ngai1, Trinh Quoc Trong1, Thi Thanh Vinh1, Đang Van Truong1, 
Nguyen Thanh Nhan1, Ha Thi Ngoc Nga1, Le Trung Dinh1, Lê Hien Kha Tri1, Nguyen Van Hao2
ABSTRACT
Pangasius krempfi does not reproduce naturally in captivity. Therefore the use of hypophysation is 
required. For females, several injections were used, including the first four injections with 500 IU 
of HCG (Human Chorionic Gonadotropin) per kg or pituitary gland extract of common carp (3 kg 
donor fish used for 8 kg receiver), preliminary one injection of 1,500 IU of HCG per kg, followed 
by a final injection of 6,000 IU of HCG per kg. For males, only one injection of 2,000 IU of HCG 
per kg was applied at the time of final injection for female. The females were stripped for eggs from 
9.5 to 14.5 hours after the final injection. Fertilization rate varied from 7.1 to 73.4% (an average 
of 39.9±24.9%). Hatching took approximately 24 to 36 hours at water temperatures of 27 – 29°C. 
Hatching rate was found to be at 57.0 – 91.5% (an average of 66.4 ± 14.5%).
Keywords: Pangasius krempfi, induced spawning, inducing agent
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng 
Ngày nhận bài: 18/9/2013 
Ngày thông qua phản biện: 30/9/2013 
Ngày duyệt đăng: 15/10/2013
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2 
 E-mail: ngaicaibe@yahoo.com.vn 
2 Research Institute for Aquaculture No.2

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_su_dung_kich_thich_to_khac_nhau_kich_thich.pdf