Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017

TÓM TẮT Thành phần loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes) ở sông Bà Rén, tỉnh Quảng Nam đa dạng, đã xác định 56 loài thuộc 33 giống nằm trong 19 họ. Về cấu trúc thành phần loài cá thuộc bộ cá Vược thì ưu thế nhất là họ cá bống trắng (Gobiidae) có 5 giống (chiếm 15,15%), 7 loài (chiếm 12,50 %). Tiếp đến là họ cá sặc (Belontidae ) có 4 giống (chiếm 12,12%), 7 loài chiếm 12,50%. Tiếp đến là họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống chiếm 12,12%, 6 loài chiếm 10,71%. Họ cá đối (Mugilidae) và họ cá khế (Caragidae) có 2 giống (chiếm 6,06%), 3 loài (chiếm 5,36%). Họ cá liệt (Leiognathidae ) có 2 giống (chiếm 6,06%), 2 loài (chiếm 3,57 %). Các họ còn lại mỗi họ chỉ có 1 giống 3 loài, 1 giống 2 loài và 1 giống 1 loài. Trong 57 loài cá thuộc bộ cá Vược đã xác định được 16 loài cá có giá trị kinh tế. Từ khóa: Thành phần loài Bộ cá Vược, Sông Bà Rén, Tỉnh Quảng Nam

ABSTRACT The preliminary data of fi sh species Perciformes in Ba Ren river, Quang Nam Province is quite biodiversifi ed. Our surveys have revealed that there are 56 species belonging to 33 genera of 19 families, among which, the Gobiidae is the most dominant with 5 genera (occupying 15.15%) reaching 7species (occupying 12.50 %). Belontidae with 4 genas (occupying 12.12%), reaching 7 species (occupying 12.50%). Eleotridae with 4 genas (12.12%), reaching 6 species (occupying 10.71%). Mugilidae and Caragidae with 2 genas (occupying 6.06%), reaching 3 species (occupying 5.36%). Leiognathidae has 2 genas (occupying 6.06%), reaching 2 species (occupying 3.57%). Among 57 species in Ba Ren, 16 fi sh species have been identifi ed as having economic value

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 100 trang xuanhieu 5640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 4/2017
HA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
đánh bắt chúng trong mẻ lưới;
- Phần cá có kích thước được phép đánh 
bắt (kích thước thương mại) mà thoát ra khỏi 
ngư cụ;
- Tỷ lệ cá đóng vào mắt lưới so với tổng 
sản lượng mẻ lưới;
- Tỷ lệ cá bị chết sau khi thoát qua mắt lưới 
so với sản lượng mẻ lưới;
- Tỷ lệ đánh bắt thực tế có tính chọn lọc 
của ngư cụ với giá trị sản lượng đánh bắt 
không chọn lọc: chỉ số này đôi khi được xác 
không tính theo tổng sản lượng mẻ lưới mà 
riêng cho cá có kích thước được phép và chưa 
được phép khai thác;
- Tỷ lệ cá các loài khác nhau so với tổng 
sản lượng mẻ lưới;
Những chỉ số nêu trên và một số yếu tố 
khác có thể áp dụng để đánh giá kết quả thực 
tế và kết quả mong muốn của việc quản lý 
chọn lọc. Từ đó để đánh giá hiệu quả quản lý 
chọn lọc khai thác cho các loại ngư cụ. Ngoài 
các chỉ số chung về chọn lọc khai thác, một số 
hệ thống thông số quản lý chọn lọc cá phân 
biệt rất hữu ích cho các mục đích của ngành. 
Các chỉ số để đánh giá quản lý việc chọn lọc để 
xác định tình trạng quản lý chọn lọc nghề cá, 
trong một khía cạnh nào đó gần với trạng thái 
tối ưu đó là: 
- Sản lượng cá chưa đủ kích thước khai 
thác (cá phi thương mại);
- Sản lượng loài cá không thuộc mục đích 
đánh bắt (cá phân, cá tạp); 
- Tỷ lệ cá đóng vào mắt lưới;
- Tỷ lệ cá chết sau khi thoát qua mắt lưới;
- Tỷ lệ cá có kích thước được phép đánh 
bắt mà thoát qua mắt lưới;
- Phạm vi chọn lọc;
- Tỷ lệ cá không chịu tác động của chọn lọc 
của lưới, mắt lưới;
- Tỷ lệ các loài cá khác nhau trong mẻ lưới.
Các chỉ số giới hạn cho phép trong chọn 
lọc thủy sản được tính trên các phạm trù quản 
lý. Các chỉ số đó là: kích thước cá đánh bắt 
tối thiểu, sản lượng cho phép cá chưa đủ kích 
thước đánh bắt, kích thước mắt lưới và tỷ lệ 
các loài cá khác nhau trong sản lượng mẻ lưới.
Chỉ số về chất lượng trong sản lượng và 
trữ lượng đánh bắt có tính chọn lọc là:
- Tỷ lệ cá có kích thước được phép đánh 
bắt (kích thước thương mại) trong sản lượng 
hoặc trong trữ lượng cá vùng khai thác;
- Tỷ lệ cá có kích thước chưa được phép 
đánh bắt trong tổng sản lượng khai thác hoặc 
trong trữ lượng của vùng;
- Tỷ lệ thành phần loài hoặc giống cá trong 
tổng sản lượng khai thác;
Chỉ số về chất lượng trong sản lượng và 
trữ lượng đánh bắt không chỉ phụ thuộc vào 
hiệu quả quản lý chọn lọc khai thác, mà còn 
phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Về hiệu quả quản lý nghề cá có chọn lọc 
xác định các quy tắc cho việc lựa chọn các 
chiến lược quản lý nghề cá. Trong việc xem 
xét tính hiệu quả của quản lý nghề cá phân 
biệt các điều kiện của giá trị được chấp nhận 
và điều kiện của các giá trị tối ưu có thể chấp 
nhận. Ví dụ, về mặt giá trị chấp nhận được là 
những điều kiện mà theo đó sản lượng đánh 
bắt cá có kích thước không phải mục tiêu nên 
được đặt trong một vài phạm vi quy ước. Giới 
hạn dưới của phạm vi phải tương ứng với sự 
thoát ra qua mắt lưới của cá có kích thước 
thương mại, và giới hạn trên không được vượt 
quá sản lượng cho phép của cá có kích thước 
phi thương mại. Tính đến điều kiện giá trị chấp 
nhận được, kích thước mắt lưới ngư cụ sử 
dụng cần phải nằm trong phạm vi nhất định, 
giới hạn dưới tương ứng với kích thước mắt 
lưới theo quy định của nghề cá nước ta. Điều 
kiện của các giá trị chấp nhận được sự thoát 
qua mắt lưới của cá có kích thước phi thương 
mại cho phép nhận giá trị tối đa của sự thoát 
đó (sự thoát hoàn toàn của cá có kích thước 
phi thương mại).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97
Ta có thể thiết lập một số điều kiện để quản 
lý tối ưu việc chọn lọc nghề cá, như yêu cầu về 
sự tương quan của cá có giá trị thương mại và 
phi thương mại trong mẻ lưới, về sản lượng 
lớn nhất của một hoặc một vài loài trong mẻ 
lưới, yêu cầu về lợi nhuận .v.v. Tất cả các điều 
kiện và chỉ số trong quản lý chọn lọc khai thác 
được nghiên cứu riêng rẽ đối với chọn lọc từng 
loài, tiếp đó trong trường hợp cần thiết sẽ xét 
đồng thời những điều kiện và chỉ số này.
Một số phương pháp giải quyết bài toán 
chọn lọc: có giá trị lớn nhất là sử dụng mô hình 
toán học để đánh giá các đặc tính chọn lọc của 
ngư cụ, tiếp đó là mô hình phân tích và sản 
xuất, mô hình trữ lượng – bổ sung 
Mô hình toán học có giá trị rất lớn trong 
việc mô tả sự tương quan giữa chọn lọc và 
cường độ đánh bắt [11, 12]. Ứng dụng các 
phương pháp và các mô hình có thể giải quyết 
các bài toán về quản lý chọn lọc nghề cá:
- Thứ nhất bao gồm việc đánh giá chọn lọc 
ngư cụ và chọn lọc khai thác dựa trên việc thiết 
lập các tính chất và mức độ ảnh hưởng của 
các nhân tố khác nhau đến chọn lọc.
- Thứ hai là việc điều chỉnh và quy ước 
kích thước mắt lưới khi đánh bắt một loài, hoặc 
một số loài chỉ định. Những nhiệm vụ này giải 
quyết các yêu cầu đối với chọn lọc và giới hạn 
chọn lọc. Chúng liên quan tới sự thoát của cá 
có kích thước thương mại qua mắt lưới, đánh 
bắt phần cá có kích thước phi thương mại, giới 
hạn các chỉ tiêu kinh tế nghề cá, các yêu cầu 
về các thiết bị chuyên ngành .v.v.
- Thứ ba bao gồm các biện pháp liên quan 
đến phương thức khai thác cá và sản lượng cá 
cho phép có kích thước phi thương mại theo 
loài, theo giống.
- Thứ tư bao gồm việc điều chỉnh và đánh 
giá chọn lọc lý - sinh học và cơ - sinh học đồng 
thời với chọn lọc ngư cụ.
- Thứ năm bao gồm việc xem xét phân tích 
và hoàn thiện chọn lọc khai thác theo thời gian 
(mùa vụ), không gian (ngư trường).
- Thứ sáu bao gồm các giải pháp cho vấn 
đề đánh bắt cá với tính chọn lọc và cường độ 
đánh bắt, tác động của chúng đến hiệu quả 
khai thác.
- Thứ bảy là sự liên quan giữa việc dự báo 
và kiểm tra chọn lọc ngư cụ, chọn lọc khai thác 
và chọn lọc thủy sản.
- Thứ tám bao gồm đánh giá và nâng 
cao hiệu quả đánh bắt trên tác động của việc 
chọn lọc.
III. KẾT LUẬN
Trong điều kiện thực tế của nghề cá, rất 
khó có thể giải quyết việc chọn lọc khai thác 
và quản lý chọn lọc với sự tuyệt đối theo tất 
cả các yếu tố ảnh hưởng trên, mà chỉ có thể 
lựa chọn sử dụng những yếu tố mang lại hiệu 
quả cao trong chọn lọc và quản lý chọn lọc. 
Những phân tích trên đã chỉ rõ được sự ảnh 
hưởng các yếu tố tới tính chọn lọc và quản 
lý chọn lọc trong khai thác hải sản. Trong đó, 
quan trọng và thiết thực nhất là yếu tố chọn lọc 
cơ học. Chọn lọc theo yếu tố cơ học mang lại 
độ tin cậy cao, áp dụng với các điều kiện đánh 
bắt khác nhau, dễ dàng điều chỉnh theo mong 
muốn phù hợp với cường độ khai thác và trữ 
lượng nguồn lợi (điều chỉnh đánh bắt theo kích 
thước cá, thành phần loài và giống). Đồng thời, 
việc giải quyết bài toán chọn lọc cũng dễ dàng 
được thực hiện với việc áp dụng mô hình toán 
học (thông qua đường cong chọn lọc).
Hiện nay khai thác có chọn lọc là điều kiện 
cần thiết trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 
thực hiện liên tục trong thời gian lâu dài không 
những giúp phục hồi nguồn lợi hải sản đang 
trên đà suy giảm, mà còn làm gia tăng trữ 
lượng nguồn lợi và đảm bảo hiệu quả trong 
khai thác cũng như ổn định về kinh tế xã hội 
của cộng đồng ngư dân. Ngoài ra, việc thực 
hiện khai thác có chọn lọc và quản lý tốt chọn 
lọc trong khai thác còn là cơ sở để xây dựng 
kế hoạch sử dụng nguồn lợi thủy sản một cách 
hợp lý và phát triển nghề cá bền vững.
98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt
1. Đào Mạnh Sơn (2004). Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục 
vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.
2. Nguyễn Phi Toàn và ctv (2001). Báo cáo kết quả thử nghiệm thiết bị thoát cá con cho nghề lưới kéo đơn, Viện 
Nghiên cứu Hải sản.
3. Nguyễn Phi Toàn (2017). Nghiên cứu hoàn thiện đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy khai thác hải sản ven 
bờ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.
4. Nguyễn Văn Động (1987). Cơ sở khoa học chọn ngư cụ, Đại học Nha Trang.
5. Nguyễn Văn Kháng (2006). Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải 
sản, Báo cáo tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu Hải sản.
6. Phạm Huy Sơn (2003). Lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá Việt Nam, Viện 
Nghiên cứu Hải sản.
 Tiếng Anh
7. FAO Technical Guideline For Responsible Fisheries. Volume 4, Fisheries Management, Rome, 1997.
8. FAO Technical Guideline For Responsible Fisheries. Volume 4, Suppl. 3, Managing fi shing capacity, Rome, 
2008.
9. Introduction to Tropical Fish Stock Assessment. FAO - Food and Agriculture Organization of the United Nations 
Rome, 1999.
10. Melnikov V.N., 1983, Cơ sở kỹ thuật sinh học trong khai thác cá. Bản tiếng Nga, Moscow.
11. Treshev A.I., 1974, Scientifi c basis of selective fi shing. Moscow.
12. Treshev A.I., 1983, The intensity of fi shing. Moscow.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99
THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TRÊN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THUỶ SẢN
I. HÌNH THỨC
- Bài báo được trình bày trên giấy A4 theo chiều đứng (portrait), dài không quá 6 trang kể cả 
bảng, biểu và tài liệu tham khảo.
- Canh lề: Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 2 cm; Right: 2 cm; Header: 2 cm; Footer: 2 cm; 
- Bảng mã: Unicode; kiểu chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 11, Giãn dòng: single.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Chi tiết định dạng các mục như sau:
Mục Cỡ chữ Định dạng Căn lề
Tên bài báo tiếng Việt 14 CHỮ HOA, IN ĐẬM Căn giữa
Title (Tiếng Anh) 12 CHỮ HOA, IN ĐẬM, NGHIÊNG Căn giữa
Thông tin về tác giả (họ và 
tên, đơn vị công tác, điện 
thoại, fax, email)(*)
12 Chữ thường, in nghiêng, đậm Căn giữa
Tóm tắt (tiếng Việt) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Abstract (tiếng Anh) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Từ khóa 11 Chữ thường Căn trái
Tên đề mục(**) mức 1 11 CHỮ HOA, IN ĐẬM (I, II, III...) Căn trái
Tên đề mục mức 2 11
Chữ thường, in đậm (1, 2, 3 
trong từng mục tiêu đề lớn 
đánh số La mã...)
Căn trái
Tên đề mục mức 3 11 Chữ thường, in nghiêng (1.1, 2.1, 3.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 4 (nếu có) 11 Chữ thường (1.1.1, 2.1.1, 3.1.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 5 (nếu có) 11 Chữ thường, in nghiêng (a, b, c...) Căn trái
Nội dung 11 Chữ thường Căn đều hai bên
Tên khoa học (latinh) 11 Theo quy định chung 
Tên bảng 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía trên bảng
Nội dung bảng 11 Chữ thường 
Tên hình 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía dưới hình
Chú thích bảng, hình 9 Chữ thường, in nghiêng Căn trái, phía dưới bảng
Đánh số bảng, hình 11 Số thứ tự 1, 2, 3... 
Tài liệu tham khảo 11 Chữ thường Căn đều hai bên
(*): Đối với những bài báo có nhiều tác giả, tên tác giả liệt kê đầu tiên được hiểu là tác giả chính.
(**):Nhằm đảm bảo tính khoa học và rõ ràng cho bài viết, sau tiêu đề lớn nhất là các số la mã, các tiêu đề nhỏ trong từng phần thống nhất cách 
đánh là số thứ tự: 1, 2, 3...và chia nhỏ với các tiêu đề nhỏ hơn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
 II. CẤU TRÚC BÀI BÁO
1. Bài báo thuộc thể loại nghiên cứu
1.1. Tóm tắt bằng Tiếng Việt: không quá 
250 từ, tóm tắt những điểm quan trọng nhất 
của bài viết. Tuy phần tóm tắt ngắn nhưng phải 
chứa đựng đầy đủ nội dung, gồm các phần như 
mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, miêu tả những 
phương pháp đã được sử dụng và kết quả 
nghiên cứu. Tất cả những gì được nêu trong 
tóm tắt đều phải hiện diện trong thân bài chính.
1.2. Tóm tắt bằng Tiếng Anh: dịch từ tóm 
tắt bằng tiếng Việt.
1.3. Từ khoá: liệt kê 3¸5 từ.
1.4. Đặt vấn đề: tác giả có thể mở đầu bài 
báo bằng nhiều cách, nhưng phải nêu được 
những ý chính sau: tính cấp thiết, ý nghĩa, tác 
dụng của công trình nghiên cứu. Phần đặt vấn 
đề cần trình bày một cách ngắn gọn hiện trạng 
của những kiến thức có liên quan đến tồn tại 
hiện còn của vấn đề được giới thiệu trong bài 
gởi đăng và những cách xem xét về tồn tại đó.
1.5. Đối tượng, vật liệu và phương pháp 
nghiên cứu: trình bày rõ đối tượng, vật liệu và 
phương pháp nghiên cứu sử dụng trong công 
trình nghiên cứu.
1.6. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chỉ 
trình bày các kết quả rút ra trực tiếp từ công trình 
nghiên cứu được gởi đăng. Chỉ những kết quả 
này mới là đối tượng để phân tích và bàn luận 
trong bài đăng. Trong phần này tác giả nêu lên 
những nhận xét của mình qua so sánh kết quả 
nghiên cứu đăng trong bài với những kết quả đã 
được công bố thuộc cùng chuyên ngành. Các 
định hướng mới nảy sinh cũng được trình bày.
1.7. Kết luận và kiến nghị: khẳng định lại 
những kết quả rút ra từ công trình và trình bày 
những đề xuất, khuyến nghị với các cấp liên quan.
1.8. Tài liệu tham khảo: 
Tài liệu tham khảo chỉ giới hạn là những 
tài liệu được sử dụng trong bài báo. Tài liệu 
tham khảo được trình bày theo thứ tự A, B, C, 
 Phần tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt được 
xếp trước, bằng tiếng nước ngoài được xếp 
sau. Cách trình bày tài liệu tham khảo như sau:
a. Tài liệu tham khảo lấy từ tạp chí: họ, tên 
tác giả, năm. Tựa bài. Tên tạp chí, tập số mấy: 
số trang đầu - cuối.
Ví dụ: Holanda, H. D., Netto, F. M., 
2006. Recovery of components from shrimp 
(Xiphonenaeus kroyeri) processing waste by 
enzymatic hydrolysis. Journal of Food science, 
71, 298-303.
b. Tài liệu tham khảo lấy từ sách: Họ, tên 
tác giả (năm). Tên của quyển sách, bộ sách số 
mấy nếu có, ấn bản lần thứ mấy. Nhà xuất bản, 
nơi xuất bản.
Ví dụ: Trần Thị Luyến, 1996. Cơ sở và nguyên 
lý chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, 
tập 1. Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
c. Tài liệu tham khảo lấy từ Internet:
Trình bày đường dẫn đến tài liệu
depts/lis/LIS_Pub/harvardsystint.htm 
d. Tài liệu tham khảo lấy từ Ấn phẩm chính 
thức của nhà nước:
Ví dụ: Văn phòng chính phủ. 2000. Quyết 
định số 80 TTg/2000 ngày 19.06.2000. Hà Nội.
e. Tài liệu tham khảo lấy từ Luận văn tốt 
nghiệp:
Họ Tên tác giả. Năm tốt nghiệp. Tựa đề tài. 
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân (ngành). 
Khoa..... Trường Đại học....
Ví dụ: Nguyễn Thị Hương, 2001. Nghiên 
cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên 
sự phát triển của quần thể tảo Chaetoceros 
calcitrans Paulsen, 1905 nhập nội. Luận án thạc 
sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học 
Nha Trang, Nha Trang.
2. Bài báo thuộc thể loại tham khảo và trao 
đổi ý kiến bao gồm các phần sau:
2.1. Tóm tắt.
2.2. Mở đầu.
2.3. Nội dung.
2.4. Tài liệu tham khảo.
3. Các thể loại khác (dịch thuật, tin tức, sự 
kiện, thông tin quảng bá): trình bày theo 
quy định của Luật Báo chí.
III. HÌNH THỨC GỬI, NHẬN BÀI:
- Bài gửi về Ban Biên Tập bằng cả 2 hình 
thức: bản in trên giấy và File dữ liệu. Bài không 
đăng sẽ được thông báo cho tác giả và không 
trả lại tác giả.
- Bài viết, thư từ gửi theo địa chỉ:
Văn phòng Tạp chí KHCNTS, Trường Đại 
học Nha Trang
Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, 
Khánh Hòa
ĐT: 0258.2220767; Fax: 0258.3831147;
Email: tapchidhnt@ntu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_thuy_san_so_42017.pdf