Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau

TÓM TẮT

Thiết kế hệ thống công trình nuôi phù hợp với nuôi tôm vào mùa nắng và trồng lúa vào mùa mưa là

cần thiết cho vùng bán đảo Cà Mau. Kết quả nghiên cứu được đúc kết từ những kết quả thực hiện

mô hình tôm-lúa (T-L) trên những vùng sinh thái khác nhau của vùng bán đảo Cà Mau từ năm 2011

đến 2013 và kết quả phân tích số liệu điều tra trực tiếp 170 hộ và kết quả tổng hợp từ nhiều nguồn

tài liệu, số liệu, báo cáo có liên quan đến mô hình T-L đưa ra một số giải pháp kỹ thuật nuôi tôm

trong mô hình luân canh T-L ở vùng bán đảo Cà Mau như sau: Để giảm rủi ro trong canh tác T-L,

cân bằng diện tích nuôi tôm vào mùa nắng và trồng lúa vào mùa mưa, nâng cao năng suất T-L và

hướng tới khai thác bền vững của mô hình, cần thiết kế mở rộng thêm mương bao và mương bên

trong vuông, đảm bảo tỷ lệ diện tích mương/diện tích vuông từ 20-30 %; độ sâu mức nước trên trảng

từ 0,5-0,6m và ở mương đảm bảo từ 1,2-1,4m. Việc thiết kế mới ao nuôi bán thâm canh (BTC) dùng

để ương hoặc nuôi BTC là cần thiết, góp phần nâng cao nâng suất, hiệu quả kinh tế và tính bền vững

mô hình tôm lúa hiện nay; trong đó, tỷ lệ diện tích ao BTC chiếm từ 5-10% là phù hợp cho vùng

Kiên Giang và chiếm từ 15-30 % là phù hợp cho vùng Cà Mau và Bạc Liêu. Số lần thả giống nuôi

QCCT từ 2-3 lần/vụ với tổng mật độ 3-3,5 con/m2 (lần đầu 1,5 con/m2; hai lần sau 0,5-1 con/m2)

là phù hợp điều kiện hiện nay của người dân canh tác mô hình T-L; và mật độ thích hợp để người

dân quản lý trong mô hình nuôi ao trong điều kiện hiện nay là từ 10-15 con/m2. Trong canh tác nuôi

tôm cần áp dụng triệt để và nghiêm ngặt các giải pháp kỹ thuật như chọn tôm giống, thuần hóa tôm

giống, thay nước có kiểm soát, sử dụng vôi, phân, dolomite, zeolite, sử dụng chế phẩm vi sinh định

kỳ và quản lý thức ăn, quản lý môi trường, quản lý sức khỏe tôm để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 1

Trang 1

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 2

Trang 2

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 3

Trang 3

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 4

Trang 4

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 5

Trang 5

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 6

Trang 6

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 7

Trang 7

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 8

Trang 8

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 9

Trang 9

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 14700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau

Giải pháp nuôi tôm trong mô hình luân canh tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau
. Giải pháp về thu hoạch
Đối với nuôi QCCT sử dụng các lú thưa đặt 
trong mương để thu tỉa để thu tôm đạt kích cỡ 
thương phẩm, sử dụng khoảng 10 lú thưa cho 
mỗi ha. Đến cuối vụ đặt lú có mắt lưới nhỏ ở 
cống và xổ nước để thu toàn bộ. 
Đối với ao nuôi BTC thì thu họach một lần. 
Trước tiên xả bớt nước trong ao nuôi, sau đó 
dùng lưới kéo để thu hoạch tôm. Khi tôm còn ít 
thì bơm nước và thu hoạch thủ công.
IV. THẢO LUẬN
Để giảm rủi ro trong canh tác T-L, cân bằng 
diện tích nuôi tôm vào mùa nắng và trồng lúa 
65TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
vào mùa mưa, nâng cao năng suất T-L và hướng 
tới khai thác bền vững của mô hình, việc thiết 
kế thêm hệ thống mương bên trong vuông hay 
mở rộng thêm mương bao là cần thiết. Mục tiêu 
là để tạo thêm nhiều vùng trú ẩn cho tôm khi 
môi trường không thuận lợi, tôm sẽ dễ dàng trú 
ẩn ở mương. Hơn nữa, theo Thiều Lư và ctv., 
(2010) cho thấy năng suất tôm nuôi trong các 
vuông nuôi QCCT tăng theo tỷ lệ diện tích 
mương trên diện tích vuông, tác giả nhận định 
muốn nâng cao năng suất tôm nuôi cần phải 
nâng cao tỷ lệ này. Theo Nguyễn Thanh Phương 
và ctv., (2004) quy chuẩn về thiết kế ruộng canh 
tác T-L với tỷ lệ mương bao chiếm 25-30% là 
hợp lý về tính bền vững của mô hình T-L. Mặc 
dù qua phân tích thống kê trong mô hình hồi 
quy đa biến (Nguyễn Công Thành, 2013a) cho 
thấy không có mối tương quan rõ ràng về tỷ lệ 
diện tích mương/vuông nhưng với mức độ quan 
tâm kỹ hơn như hiện nay thì nhóm hộ có tỷ lệ 
diện tích mương/tổng diện tích mô hình vượt 
quá 20% có năng suất và lợi nhuận tôm tốt hơn. 
Tương tự, khi phân tích ý nghĩa mối tương quan 
giữa tỷ lệ mương/vuông với năng suất lúa cho 
thấy tỷ lệ này ở khoảng 20-30% cho năng suất 
và lợi nhuận lúa tốt hơn. 
Từ những phân tích trên cho thấy, để nâng 
cao nâng suất và hiệu quả mô hình T-L, khi thiết 
kế cần chú ý đến vị trí và điều kiện của từng 
vuông, điều kiện kinh tế của từng nông hộ canh 
tác vì nếu nâng tỷ lệ mương quá cao sẽ tăng 
chi phí và người nông dân không đủ sức đầu tư 
và giảm đi diện tích trồng lúa. Nghiên cứu này 
khuyến cáo: Đối với mô hình T-L ở Kiên Giang 
tỷ lệ diện tích mương chiếm khoảng 20-30% 
diện tích vuông là hợp lý; và khoảng 25-30% 
được xem là hợp lý cho vùng nghiên cứu T-L Cà 
Mau và Bạc Liêu. 
Độ sâu mức nước ở mương và trên trảng có 
ý nghĩa lớn liên quan đến năng suất và lợi nhuận 
tôm nuôi. Theo kết quả phân tích hồi quy đa 
biến của Nguyễn Công Thành (2013b) cho thấy: 
Tăng thêm mực nước bình quân trên trảng (hiện 
nay 27,8±11,9 cm) khi nuôi giúp ổn định môi 
trường và giúp tôm phát triển tốt hơn, tăng 1,0 
cm so với mực nước bình quân hiện nay có thể 
giúp tăng 2,47% về năng suất). Tuy nhiên, do 
điều kiện thiết kế công trình như hiện nay, mực 
nước phù hợp nhất cho nuôi tôm trong mô hình 
T-L tại địa bàn nghiên cứu là 40-60 cm. Kết quả 
điều tra của Thiều Lư và ctv., (2010) mực nước 
mương khi triều ròng dao động từ 0,75±0,27 cm 
trong mô hình QCCT là chưa phù hợp, để tăng 
năng suất và lợi nhuận tôm cần giữ độ sâu mức 
nước trong mương cao hơn, khi độ sâu tăng thì 
năng suất tăng lên và lợi nhuận cũng tăng theo. 
Hệ thống cống cấp thoát nước cũng nên 
thiết kế thêm. Đặc biệt đối với vùng nghiên cứu 
Bạc Liêu và Kiên Giang, nơi có biên độ triều 
dao động cao, nên thiết kế thêm hệ thống cống 
và và thoát nước ngang mặt trảng. Hệ thống 
cống có thể cấu trúc bằng vật liệu xi măng hoặc 
ống nhựa PVC (f 30-50 cm) để thuận lợi trong 
việc điều tiết nước.
Kết quả nghiên cứu về nguồn thu nhập của 
nông hộ canh tác tôm lúa cho thấy, bên cạnh 
nguồn thu nhập thường niên hàng ngày đủ trang 
trải cuộc sống thường nhật, để có nguồn tích lũy 
cho gia đình và định hướng phát triển khác trong 
tương lai, ngoài ứng dụng những tiến bộ khoa 
học vào sản xuất cũng cần phải quan tâm đến 
cải tiến thiết kế hệ thống công trình nuôi. Thiết 
kế thêm ao nuôi BTC được xem là giải pháp 
hiệu quả bởi góp phần tăng nâng suất tôm nuôi. 
Ao BTC có thể dùng làm ao ương giống hoặc 
nuôi BTC vào mùa nắng; vào mùa mưa dùng ao 
nuôi cá và chứa nước ngọt phục vụ cho tưới tiêu 
cây lúa một khi có nắng hạn cục bộ xảy ra. Qua 
kết quả thực tế sản xuất vụ mùa năm 2012 cho 
thấy, ao BTC có ý nghĩa rất lớn trong góp phần 
nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi trên một 
đơn vị diện tích. Từ năng suất vượt trội này (dao 
động từ 15-50%) nông hộ có thêm nguồn thu 
nhập tích lũy cho gia đình. Hiện nay, một số hộ 
vùng nghiên cứu Kiên Giang và Bạc Liêu còn 
tận dụng ao BTC để ương tôm giống trước vào 
tháng cuối mùa mưa, tháng 12 của năm (đây là 
tháng chuẩn bị gặt lúa và độ mặn bắt đầu xâm 
66 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nhập vào vùng nghiên cứu), đến sau khi gặt lúa 
xong lấy nước mặn vào vuông và bắt tôm giống 
đã ương sẵn thả ra vuông nuôi tiếp. Với cách 
làm này, sẽ góp phần rút ngắn thời gian nuôi và 
tăng thu nhập cho người dân canh tác T-L trong 
mùa vụ tới. 
Tuy nhiên, cũng qua kết quả nghiên cứu 
cho thấy với tỷ lệ diện tích ao chiếm từ 10-20% 
diện tích vuông chỉ có ý nghĩa quan trọng trong 
việc nâng cao năng suất và hiệu quả của nuôi 
tôm trong mô hình T-L. Đối với ý nghĩa trong 
việc trồng lúa của mô hình T-L chưa thể hiện rõ 
nét. Vì qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Với tỷ 
lệ 10-20% diện tích vuông chỉ có thể giải quyết 
“đối phó” nguồn nước ngọt cho tưới tiêu cây 
lúa khi nắng hạn cục bộ kéo dài trong khoảng 
15-20 ngày. Việc nắng hạn cục bộ kéo dài hơn 
20 ngày sẽ là nan giải cho trồng lúa trên đất nuôi 
tôm. Nếu để giải quyết vấn đề này thiết nghĩ nên 
thiết kế ao chiếm tỷ lệ lớn hơn. Nhưng điều này 
sẽ gây tốn kém và mất nhiều diện tích trồng lúa, 
và ý nghĩa của mô hình T-L có thể “bị phá vỡ”. 
Do đó, tùy theo điều kiện kinh tế, điều 
kiện vùng và quy hoạch của từng vùng, ao 
BTC có diện tích lớn nhỏ khác nhau được đề 
xuất như sau:
+ Vùng Kiên Giang: Với những thuận lợi 
như về nguồn nước ngọt, truyền thống về nuôi 
tôm QCCT, và có kinh nghiệm trong trồng lúa 
cao sản, và mô hình ương tôm giống giai đoạn 
đầu được khuyến cáo ứng dụng trong báo cáo 
này. Ao thiết kế mới nên có diện tích chiếm từ 
5-10% là hợp lý nhất cho cả nâng cao năng suất, 
sản lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm 
vào mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa.
+ Vùng Cà Mau và Bạc Liêu: Với những ưu 
điểm như tiếp cận nhiều về kỹ thuật nuôi tôm 
BTC, kết cấu đất phù hợp cho nuôi tôm BTC, 
truyền thống trồng lúa mùa địa phường (một bụi 
đỏ, nàng hương,) và khó khăn về nguồn nước 
ngọt do ảnh hưởng nhiều ở triều biển đông. Ao 
BTC nên có diện tích từ 15-30% diện tích vuông 
là hợp lý cả canh tác tôm nào mùa khô và trồng 
lúa vào mùa mưa, nhưng nông hộ cần phải đầu 
tư lớn cho hạ tầng ao BTC và nuôi BTC.
Công trình cho các mô hình ao ương/nuôi 
BTC theo thiết kế đảm bảo không cấp nước 
trực tiếp từ kênh/sông cấp như truyền thống 
của người dân địa phương. Thay vào đó, nước 
được cấp hoặc thay thông qua vuông QCCT 
trước khi cấp vào ao ương/nuôi BTC (Hình 6). 
Thiết kế này đảm bảo tính an toàn sinh học về 
quản lý mầm bệnh xâm nhập vào ao ương/nuôi 
BTC một khi tình hình bệnh dịch bùng phát, 
và ngược lại. Cách thiết kế vuông như trên sẽ 
giúp cho người nuôi BTC ở ĐBSCL nói chung, 
ở các vùng nghiên cứu nói riêng gia tăng năng 
suất tôm nuôi nhưng không mất diện tích làm 
ao lắng. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với 
những nông hộ có diện tích đất canh tác hẹp.
Việc bố trí thả giống nuôi QCCT 3 lần/vụ 
và mật độ thả giống thưa (thả giống lần đầu 
1,5 con/m2; hai lần sau 0,5-1 con/m2. Tổng 
cộng là 3-3,5 con/m2) là điểm khác biệt nữa 
trong giải giáp về con giống trong mô hình 
T-L. Từ kết quả điều tra cho thấy trung bình 
trong một vụ số lần tôm giống thả bổ sung là 
4,1 lần (cao nhất Bạc Liêu 4,9 lần) với mật 
độ thả giống lần đầu trung bình 4,2 con/m2 
(Kiên Giang 4,9 con/m2; Bạc Liêu 4,0 con/m2 
và Cà Mau 3,6 con/m2), tổng cho các lần thả 
giống trung bình là 16,3 con/m2. Với cách thả 
giống này làm tăng chi phí sản xuất và là cơ 
hội mầm bệnh dễ dàng tìm vật chủ (tôm) ký 
sinh gây bệnh, hơn nữa thức ăn tự nhiên trong 
vuông sẽ thiếu vì đa phần người nuôi không 
bổ sung thêm thức ăn và bón phân tạo thức ăn 
tự nhiên. Theo báo cáo của Thiều Lư và ctv., 
(2010) cho thấy mối tương quan giữa mật độ 
và năng suất là tương quan thuận, khi mật độ 
thả tăng thì năng suất có tăng lên; phân tích 
giữa lợi nhuận và mật độ thì không có sự liên 
quan. Điều này có thể giải thích là do khi thả 
mật độ cao trong mô hình QCCT có thể tăng 
năng suất nhưng chất lượng tôm không tăng 
(do kích cỡ nhỏ). Từ đó tác giả khuyến cáo 
67TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nên thả 2 lần/vụ với lần đầu thả 2 con/m2, lần 
sau thả 1,5 con/m2.
Từ kết quả phân tích trên kết hợp với kết 
quả sản lượng tôm thu hoạch được nhận định 
mật độ nuôi QCCT thích hợp với điều kiện 
hiện nay của người dân canh tác mô hình T-L 
3-3,5 con/m2 và mật độ nuôi BTC phù hợp với 
điều kiện quản lý của người dân hiện nay là từ 
10-15 con/m2.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Tỷ lệ diện tích mương/diện tích vuông phù 
phợp cho vùng canh tác T-L hiện nay của Kiên 
Giang từ 20-30 % và của Cà Mau và Bạc Liêu 
từ 25-30 %. 
Độ sâu mực nước trên trảng vuông QCCT 
phù hợp nhất cho nuôi tôm trong mô hình T-L 
hiện nay từ 40-60 cm.
Việc thiết kế thêm ao nuôi BTC dùng để 
ương hoặc nuôi BTC là cần thiết, góp phần 
nâng cao nâng suất, hiệu quả kinh tế và tính bền 
vững mô hình tôm lúa hiện nay. Trong đó, tỷ lệ 
diện tích ao BTC chiếm từ 5-10% là phù hợp 
cho vùng Kiên Giang và chiếm từ 15-30 % là 
phù hợp cho vùng Cà Mau và Bạc Liêu.
Số lần thả giống nuôi QCCT từ 2-3 lần/vụ 
với tổng mật độ 3-3,5 con/m2 (lần đầu 1,5 con/
m2; hai lần sau 0,5-1 con/m2) là phù phợp điều 
kiện hiện nay của người dân canh tác mô hình 
T-L; và mật độ thích hợp để người nhân quản lý 
trong mô hình nuôi ao trong điều kiện hiện nay 
là từ 10-15 con/m2.
Việc ứng dụng những giải pháp kỹ thuật 
như chọn tôm giống, thuần hóa tôm giống, thay 
nước có kiểm soát, sử dụng vôi, phân, dolomite, 
zeolite, sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ và 
quản lý thức ăn, quản lý môi trường, quản lý sức 
khỏe tôm phù hợp cho phát triển mô hình T-L 
hiện nay ở vùng bán đảo Cà Mau.
5.2. Đề xuất
Cần nhân rộng mô hình nuôi QCCT và mô 
hình nuôi BTC đến các nông hộ trong vùng 
nghiên cứu và các vùng có điều kiện tương tự 
khác trong vùng bán đảo Cà Mau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thiều Lư, Trình Trung Phi, Nguyễn Công Thành, Đỗ 
Văn Hoàng, Ngô Minh Lý, Trần Quốc Bình và 
Nguyễn Trọng Nghĩa, 2010. Nghiên cứu một số 
giải pháp phát triển bền vững các mô hình nuôi 
tôm trên vùng chuyển đổi tại huyện Đầm Dơi, 
tỉnh Cà Mau. Hợp phần phát triển nuôi trồng thủy 
sản bền vững (SUDA) tài trợ. Báo cáo Khoa học. 
Phân Viện NCTS Minh Hải.
Nguyễn Công Thành Ngô Minh Lý và Nguyễn Văn 
Hảo, 2013a. Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-xã hội 
của mô hình luân canh T-L ở các huyện giáp biển 
vùng bán đảo Cà Mau. Tạp chí Nghề cá Sông Cửu 
Long số 01/2013. 
Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Hảo, Lê Xuân Sinh 
và Đặng Thị Phương, 2013b. Những rủi ro và hạn 
chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau 
và một số giải pháp khắc phục. Tạp chí Nghề cá 
sông Cửu Long số 02/2013. 
Lê Quang Trí, Cao Phương Nam, 2004. Bước đầu đánh 
giá hệ thống canh tác vùng chuyển đổi sản xuất 
tỉnh Cà Mau, đề xuất các giải pháp phát triển bền 
vững giai đoạn 2002 - 2005 và định hướng đến 
2010. Báo cáo Khoa học. Sở Khoa học & Công 
nghệ Cà Mau.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, 
2012. Báo cáo tổng kết năm 2011 và phương 
hướng năm 2012.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, 
2013. Báo cáo tổng kết năm 2012 và phương 
hướng năm 2013.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, 
2012. Báo cáo tổng kết năm 2011 và phương 
hướng năm 2012. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, 
2013. Báo cáo tổng kết năm 2012 và phương 
hướng năm 2013.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, 
2012. Báo cáo tổng kết năm 2011 và phương 
hướng năm 2012.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, 
2013. Báo cáo tổng kết năm 2012 và phương 
hướng năm 2013.
68 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
SOLUTIONS FOR SHRIMP CULTURE IN RICE-SHRIMP ROTATION 
SYSTEM IN THE CAMAU PENINSULA 
Nguyen Cong Thanh1, Ngo Minh Ly1, Pham Cu Thien2, Hoang Thi Thuy Tien2
ABSTRACT
The paper consists of the researches’s findings of the rice shrimp culture system in different ecosys-
tems in the Camau peninsula in 2011-2013, the analysis output from the survey of 170 households 
and the the reviews of the related reports of rice shrimp culture. Its results gave some technical so-
lutions for the rice shrimp culture system. In order to minimize the risks in rice shrimp cultivation, 
it is necessary to design the suitable system for shrimp culture in the dry season and rice cultivation 
in the wet season in the Camau peninsula : the area for shrimp and rice should be balanced between 
the dry and rainy seasons, the increase of their productivities needs to follow the trends of the sus-
tainability, the water level in the flatform should be from 0.5-0.6m and in the ditch from 1.2-1.4m, 
the around and inside ditches in the fields should be enlarged to reach the rate of ditch and platform 
area from 20-30%. It is important to make the new design for the semi-intensive ponds to use in 
nursing or grow-out, it will contribute to the improvement of the yield, the economic feasibility and 
the sustainability of the current rice shrimp culture system. In which, the rate of the semi-intensive 
ponds shpuld be 5-10% for Kien Giang, 15-30 % for Ca Mau and Bac Lieu areas. The suitable 
stocking quantity for the improved extension culture system should be from 2-3 times/ crop with 
the total density of 3.0-3.5 shrimp/m2 (the first stocking is 1.5 shrimp/m2; the next two times from 
0.5-1.0 shrimp /m2); for the pond culture, the density should be 10-15 shrimp/m2. To have good 
adjustment and management, the following activities should be strictly applied: selecting the seed, 
domesticating the postlarvae, changing water, liming, fertilizing, using dolomite and zeolite and 
microbioproduct periodicaly, managing the environment and shrimp health. 
Keywords: solution for shrimp culture, density, new design, rice-shrimp, rate of area.
Người phản biện: ThS. Đỗ Quang Tiền Vương
Ngày nhận bài: 01/03/2014
Ngày thông qua phản biện: 15/03/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014
1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research, Research Institute for Aquaculture No 2. 
 Email: ncthanh444789@yahoo.com 
2 Research Institute for Aquaculture No 2. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nuoi_tom_trong_mo_hinh_luan_canh_tom_lua_o_vung_ba.pdf