Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020

TÓM TẮT Rong sụn (Kappaphycus alvarezii Doty) là loài rong có giá trị kinh tế cao, phân bố ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, nghề nuôi rong sụn phát triển ở các tỉnh Miền Trung góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bệnh do rong phụ sinh (epiphyte) ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng rong sụn. Mẫu rong sụn nhiễm epiphyte được thu tại vịnh Cam Ranh và Vân Phong, Khánh Hòa. Epiphyte được khảo sát và định loại dựa trên đặc điểm hình thái, kiểm chứng phân loại và khảo sát mối quan hệ tiến hóa bằng chỉ thị rbcL của DNA lục lạp. Nghiên cứu phát hiện dạng true epiphyte (u lồi dạng sợi), định loại và ghi nhận mới Melanothamnus thailandicus, ở Việt Nam và trên song sụn. Trình tự rbcL của epiphyte thể hiện sự tương đồng cao (99,98%) với loài M. thailandicus phân bố ở Thái Lan. Cây phát sinh loài cho thấy M. thailandicus ở Khánh Hòa và Thái Lan sắp xếp cùng nhánh, và cùng với các loài thuộc giống Melanothamnus tạo thành nhánh đồng dạng. Nghiên cứu định loại chính xác epiphyte, khảo sát mối quan hệ phát sinh loài, bổ sung thành phần loài rong của Việt Nam, và góp phần phát hiện sớm tác nhân gây bệnh trong nghề nuôi rong sụn. Từ khóa: Rong sụn, Epiphyte, Kappaphycus alvarezii, Melanothamnus, Khánh Hòa

ABSTRACT Kappaphycus alvarezii Doty is a species of red algae with high economic value, distributed in Asia Pacifi c waters, including Vietnam. In recent years, seaweed farming has rapidly developed in the Central Provinces, contributing to poverty reduction. However, parasitic epiphyte affects the yield and quality of K. alvarezii. Samples of epiphyte infected K. alvarezii were collected in Cam Ranh and Van Phong Bays, Khanh Hoa. Epiphyte was investigated and identifi ed based on morphological characteristics. Taxonomic verifi cation and molecular phylogeny were examined by rbcL gene of Chloroplast DNA. The study discovered a true epiphyte, identifi ed as Melanothamnus thailandicus, a new record in Vietnam, and on K. alvarezii. The rbcL sequence of M. thailandicus exhibits a high similarity (99.98%) with this species distributed in Thailand. Phylogenetic tree showed that M. thailandicus in Khanh Hoa and Thailand were clustered in the same clade, and together with species of the genus Melanothamnus formed monophyletic lineage. Curent research identifi ed parasitic epiphyte on K. alvarezii, examined the molecular phylogeny, contributing to update list of seeweed species in Vietnam, as well as early pathogen detection for seaweed aquaculture

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 132 trang xuanhieu 21400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2020
về các tác động môi trường của chúng [2]. Với 
tính chất là bước đầu tiên trong quy trình, xác 
định quy mô của EIA, một danh sách tất cả các tác 
động môi trường có khả năng xảy ra từ việc phát 
triển được đề xuất phải được soạn thảo, bằng cách 
sử dụng kinh nghiệm đã có về những hoạt động 
nuôi trồng thủy sản tương tự. Các nội dung của 
danh sách phải được đánh giá, bằng cách sử dụng 
phương pháp cho điểm nếu phù hợp, nhằm xác 
định những tác động có khả năng là mối quan ngại 
có ý nghĩa về môi trường. EIA nên được tập trung 
vào những nhân tố này. Bảng dưới đây minh họa 
tác động môi trường bất lợi không giới hạn đối với 
môi trường nước, nhưng trong trường hợp nuôi 
trồng thủy sản, những tác động nghiêm trọng nhất 
có khả năng có liên quan đến sự giải phóng các 
tác nhân (gây ô nhiễm) vào môi trường nước dưới 
dạng kết quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. 
Một khi quy mô đã được xác định, các 
nghiên cứu “đầu vào” (baseline study) có thể 
được tiến hành để thu thập khoảng thông tin 
cần thiết để thực hiện việc đánh giá.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125
Bảng 3. Xác định quy mô của một EIA đối với một trang trại nuôi cá thâm canh mới
(Nguồn: Midden và Redding, 1998 [2]; trang 71)
Xếp loại tác động Nguồn (của) tác động
Phú dưỡng dòng sông Xả thải dinh dưỡng
Suy giảm oxy nước sông Hô hấp của cá/BOD dòng thải
Giảm lưu tốc Ngăn cản dòng chảy
Biến đổi nền đáy Trầm tích các chất rắn
Ngăn cản tuyến đường di chuyển của sinh vật Các đập nước
Phá hủy sinh cảnh đất ngập nước/rừng ngập mặn (giá 
trị sinh vật hoang dại cao, xung đột sử dụng)
Việc xây dựng ao
Xáo trộn môi trường sống sinh vật tự nhiên Các hoạt động xây dựng
Ảnh hưởng đến việc thưởng ngoạn (khu vực có cảnh 
đẹp)
Lưới/công trình xây dựng ngăn vật dữ
Biến động các quần thể cá tự nhiên
Cạnh tranh giữa cá thoát ra và cá tự 
nhiên, tương tác về di truyền, lan truyền 
dịch bệnh
Ô nhiễm hydrcarbon đối với đất và nước Thất thoát dầu diesel 
Biến đổi các quần thể vi sinh vật và động vật không 
xương sống 
Sử dụng kháng sinh và hóa chất
Ô nhiễm tiếng ồn Máy quạt gió/bơm/phương tiện cơ giới
Cùng với EIA, như được chỉ rõ bởi FAO 
(2009) [5], quan trắc có thể áp dụng cho: 
- Việc tiến hành trong thực tiễn các điều 
kiện/yêu cầu hoặc kế hoạch phát sinh từ EIA;
- Đánh giá tình trạng môi trường ở khu vực 
lân cận của trang trại là khu vực phải được EIA 
(bởi người nuôi hoặc cơ quan có thẩm quyền); và 
- Đánh giá tình trạng môi trường rộng hơn, 
khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi một hoặc 
nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản và những 
hoạt động khác.
Những vấn đề nêu trên ngụ ý rằng quan trắc 
có tính chất ưu tiên cho việc quản lý môi trường 
có hiệu quả đối với hoạt động nuôi trồng thủy 
sản. Chúng ta sẽ ít hiều biết về các vấn đề môi 
trường mang tính thiết yếu liên quan đến một địa 
phương hoặc kiến thức về tính hiệu quả của bất 
kỳ những can thiệp nào về mặt quản lý nếu không 
có quan trắc môi trường, bao gồm cả EIA [5].
Trong thực tế, phương thức tiếp cận giám 
sát và đánh giá cụ thể được vận dụng trong bất 
kỳ tình huống cho trước nào sẽ được xác định 
bởi một loạt các nhân tố bao gồm, nhưng không 
giới hạn chỉ những nhân tố đó, đối tượng nuôi, 
sản lượng, địa điểm, dạng thức ăn và hóa chất 
sử dụng, và công nghệ nuôi có thể áp dụng,... 
Trong việc thiết lập chương trình quan trắc/
đánh giá môi trường, yêu cầu cần thiết là các 
mục tiêu phải được xác định rõ ràng và chúng 
phải làm rõ (i) tại sao việc đánh giá được thực 
hiện, (ii) “ranh giới” (không gian/thời gian/
sinh thái) của việc đánh giá, (iii) mức độ chính 
xác yêu cầu và (iv) các kết quả mong muốn từ 
việc đanh giá. Thật không may, thực tế những 
yêu cầu này thường bị xem nhẹ với việc đánh 
giá được thực hiện cho một mục đích đặc biệt 
mà nó không đại diện cho tất cả các vấn đề 
môi trường, hoặc những chương trình giám sát 
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
được thiết kế rõ ràng là không thỏa đáng đối 
với mục tiêu của chúng [4]. 
Theo Crawford và MacLeod (2009) [4], 
chương trình quan trắc bao gồm đánh giá 
“đầu vào” thường bao gồm một vài chỉ thị về 
chất lượng nước và điều kiện sinh thái. Luôn 
như vậy, không bất kỳ “biến số” môi trường 
nào cung cấp thông tin đầy đủ về “sức khỏe” 
của môi trường xoay quanh hoạt động nuôi 
và một sự kết hợp các biến số được yêu cầu; 
việc lựa chọn “biến số” nào sẽ tùy thuộc vào 
các đòi hỏi về kinh tế, xã hội và sinh thái. Các 
biến môi trường được đánh giá phải có tính 
SMART (specific, measurable, achievable, 
relevant and time-bound - cụ thể, có thể đánh 
giá được, có thể thu được, tương thích và thể 
hiện thời gian). 
Việc thừa nhận tính pháp lý của EIA và 
quan trắc ở nhiều quốc gia và việc áp dụng 
của chúng đối với một số hình thức nuôi trồng 
thủy sản đã nâng cao nhận thức về các vấn đề 
môi trường gắn liền với nuôi trồng thủy sản, 
và điều này tự mình có khả năng đưa đến việc 
quản lý môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều 
nhược điểm đã được xác định bởi FAO (2009) 
[5] như là khó khăn trong việc chỉ rõ những tác 
động tích lũy của nhiều phát triển quy mô nhỏ 
thông qua EIA quy ước; thiếu các mục tiêu và 
quy chuẩn môi trường, đặc biệt trong trường 
hợp (phù hợp với) bối cảnh địa phương, mà 
điều ngược với chúng là để đánh giá được tác 
động và thiết kế làm giảm tác động; sự tham 
gia hoặc sự lôi kéo các bên liên quan bị hạn 
chế, hoặc ở đâu điều này được thực hiện, việc 
quản lý kém và giải pháp xử lý xung đột không 
thỏa đáng; hoặc thiếu việc quan trắc, phân tích 
và phản hồi có hiệu quả đối với việc quản lý 
theo ngành, cũng như đối với việc quản lý từng 
trang trại riêng lẻ, hoặc nhóm các trang trại;... 
Theo FAO (2009) [5], tất cả những điều này 
thể hiện một xu hướng đối với các chính quyền 
và cơ quan ban ngành có liên quan là tập trung 
vào những kỹ thuật cụ thể (như là EIA) hơn là 
vào hệ thống quản lý mang tính thích ứng đối 
với ngành nuôi trồng thủy sản. Điều quan trọng 
là một hệ thống như vậy phải được lồng ghép 
với các bộ phận ở cấp quốc gia, ở cấp thủy vực, 
và ở cấp trang trại.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng các công cụ khác 
có thể được áp dụng trong việc quản lý môi 
trường đối với nuôi trồng thủy sản như là (các) 
quy định và quy trình kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aguilar-Manjarrez José, Doris Soto and Randall Brummett (Eds), (2017). “Aquaculture zoning, site 
selection and area management under the ecosystem approach to aquaculture - A handbook” . FAO/The 
World bank.
2. Alex Midden and Theresa A. Redding, (1998). “Environmental management for Aquaculture”. Kluwer 
Academic Publishers. 
3. Craig S. Tucker, John A. Hargreaves, and Claude E. Boyd, (2008). “Aquaculture and the Environment 
in the United States. In: Craig S. Tucker and John A. Hargreaves (Eds)”, Environmental Best Management 
Practices for Aquaculture. Blackwell Publishing.
4. C. Crawford and C. MacLeod, (2009). “Predicting and assessing the environmental impact of aquaculture. 
In: Gavin Burnell and Geoff Allan (Eds), New technologies in aquaculture - Improving production efficiency, 
quality and environmental management”. CRC press. 
5. FAO, (2009). “Environmental impact assessment and monitoring in aquaculture - Requirements, practices, 
effectiveness and improvements”. Fisheries and Aquaculture Technical Papers 527.
6. James H. Tidwell (Ed), (2018). “Aquaculture Production Systems”. World Aquaculture Society. 
Wiley - Blackwell. 
7. T.V.R Pillay, (2004). “Aquaculture and the Environment (Second Edition)”. Blackwell Publishing.
8. Simon J. Cripps and Asbjørn Bergheim, (2000). “Solids management and removal for intensive land-based 
aquaculture production systems”. Aquacultural Engineering, Volume 22, Issues 1 - 2, Pages 33 - 56.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127
THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TRÊN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THUỶ SẢN
I. HÌNH THỨC
- Bài báo được trình bày trên giấy A4 theo chiều đứng (portrait), dài không quá 10 trang kể cả bảng, biểu và 
tài liệu tham khảo.
- Canh lề: Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 2 cm; Right: 2 cm; Header: 2 cm; Footer: 2 cm; 
- Bảng mã: Unicode; kiểu chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 11, Giãn dòng: single.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Chi tiết định dạng các mục như sau:
Mục Cỡ chữ Định dạng Căn lề
Tên bài báo tiếng Việt 14 CHỮ HOA, IN ĐẬM Căn giữa
Title (Tiếng Anh) 12 CHỮ HOA, IN ĐẬM, NGHIÊNG Căn giữa
Thông tin về tác giả (họ và tên, đơn 
vị công tác, điện thoại, fax, email)(*)
12 Chữ thường, in nghiêng, đậm Căn phải
Tác giả liên hệ (họ và tên, email) 12 Chữ thường, in nghiêng Căn phải
Tóm tắt (tiếng Việt) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Abstract (tiếng Anh) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Từ khóa (tiếng Việt) 11 Chữ thường Căn trái
Key words (tiếng Anh) 11 Chữ thường Căn trái
Tên đề mục(**) mức 1 11 CHỮ HOA, IN ĐẬM (I, II, III...) Căn trái
Tên đề mục mức 2 11
Chữ thường, in đậm (1, 2, 3 trong 
từng mục tiêu đề lớn đánh số La mã...)
Căn trái
Tên đề mục mức 3 11 Chữ thường, in nghiêng (1.1, 2.1, 3.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 4 (nếu có) 11 Chữ thường (1.1.1, 2.1.1, 3.1.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 5 (nếu có) 11 Chữ thường, in nghiêng (a, b, c...) Căn trái
Nội dung 11 Chữ thường Căn đều hai bên
Tên khoa học (latinh) 11 Theo quy định chung 
Tên bảng 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía trên bảng
Nội dung bảng 11 Chữ thường 
Tên hình 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía dưới hình
Chú thích bảng, hình 9 Chữ thường, in nghiêng Căn trái, phía dưới bảng
Đánh số bảng, hình 11 Số thứ tự 1, 2, 3... 
Tài liệu tham khảo 11 Chữ thường Căn đều hai bên
(*): Đối với những bài báo có nhiều tác giả, tên tác giả liệt kê đầu tiên được hiểu là tác giả chính.
(**):Nhằm đảm bảo tính khoa học và rõ ràng cho bài viết, sau tiêu đề lớn nhất là các số la mã, các tiêu đề nhỏ trong từng 
phần thống nhất cách đánh là số thứ tự: 1, 2, 3...và chia nhỏ với các tiêu đề nhỏ hơn.
 II. CẤU TRÚC BÀI BÁO
1. Bài báo thuộc thể loại nghiên cứu
1.1. Tóm tắt bằng Tiếng Việt: không quá 250 từ, tóm tắt những điểm quan trọng nhất của bài viết. Tuy phần tóm 
tắt ngắn nhưng phải chứa đựng đầy đủ nội dung, gồm các phần như mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, miêu tả những 
phương pháp đã được sử dụng và kết quả nghiên cứu. Tất cả những gì được nêu trong tóm tắt đều phải hiện diện trong 
thân bài chính.
1.2. Tóm tắt bằng Tiếng Anh: dịch từ tóm tắt bằng tiếng Việt.
1.3. Từ khoá bằng tiếng Việt: liệt kê 3÷5 từ.
1.4. Từ khoá bằng tiếng Anh: dịch từ các từ khoá bằng tiếng Việt.
128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
1.5. Đặt vấn đề: tác giả có thể mở đầu bài báo bằng nhiều cách, nhưng phải nêu được những ý chính sau: tính cấp thiết, 
ý nghĩa, tác dụng của công trình nghiên cứu. Phần đặt vấn đề cần trình bày một cách ngắn gọn hiện trạng của những kiến 
thức có liên quan đến tồn tại hiện còn của vấn đề được giới thiệu trong bài gởi đăng và những cách xem xét về tồn tại đó.
1.6. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu: trình bày rõ đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
sử dụng trong công trình nghiên cứu.
1.7. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chỉ trình bày các kết quả rút ra trực tiếp từ công trình nghiên cứu được gởi 
đăng. Chỉ những kết quả này mới là đối tượng để phân tích và bàn luận trong bài đăng. Trong phần này tác giả nêu 
lên những nhận xét của mình qua so sánh kết quả nghiên cứu đăng trong bài với những kết quả đã được công bố thuộc 
cùng chuyên ngành. Các định hướng mới nảy sinh cũng được trình bày
1.8. Kết luận và kiến nghị: khẳng định lại những kết quả rút ra từ công trình và trình bày những đề xuất, khuyến 
nghị với các cấp liên quan.
1.9. Tài liệu tham khảo: 
Tài liệu tham khảo chỉ giới hạn là những tài liệu được trích dẫn, sử dụng trong bài báo. Tài liệu tham khảo 
trích dẫn trong bài viết dùng kiểu trích dẫn theo kiểu đánh số (Numbered). 
Tài liệu tham khảo được trình bày theo hướng dẫn tại quy định kiểu trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham 
khảo của Trường Đại học Nha Trang (ban hành kèm theo quyết định số 1263/QĐ-ĐHNT ngày 30 tháng 9 năm 2019 
của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang). Quyết định 1263 được đăng tải trong mục Quy định - Thể lệ → Thể lệ 
gửi bài tại website của tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản: https://tapchi.ntu.edu.vn/
- Mẫu style trích dẫn theo kiểu đánh số (áp dụng cho công cụ hỗ trợ trích dẫn EndNote) được đăng tải trong mục 
Quy định - Thể lệ → Thể lệ gửi bài của website của tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản: https://tapchi.ntu.edu.vn/
- Ví dụ minh hoạ về trình bày danh mục tài liệu tham khảo được đăng tải trong mục Quy định - Thể lệ → Thể lệ 
gửi bài tại website của tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản: https://tapchi.ntu.edu.vn/
1.10. Đơn vị đo lường
- Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2, cm2, m3, µL, mL, L,
- Khối lượng: g, kg, ng, µg, mg, kg, t, Da, kDa,
- Nồng độ: nM, µM, mM, M, %, µg/L, mg/L, g/L,..
- Đơn vị đo lường: viết tách số một khoảng (space bar) (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,) nhưng % thì viết liền (ví dụ: 5%)
- Số thập phân phải dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm.
- Phương pháp dùng số thập phân căn cứ vào mức độ đo lường của phương pháp nghiên cứu (Ví dụ: nếu đo hay 
cân được 2 số lẻ thì có thể dùng đến 2 số lẻ nhưng không dùng hơn 2 số lẻ. Thông thường thì dùng phương pháp 
chính xác 1% nghĩa là nếu phần số nguyên là hàng đơn vị (từ 1-9) dùng 2 số thập phân; nếu là hàng chục (từ 10-99) 
thì dùng 1 số thập phân và nếu hàng trăm trở lên (≥100) thì không dùng số thập phân.
2. Bài báo thuộc thể loại vấn đề trao đổi bao gồm các phần sau:
2.1. Tóm tắt.
2.2. Mở đầu.
2.3. Nội dung.
2.4. Tài liệu tham khảo.
III. THÔNG TIN VỀ BẢN QUYỀN 
Bài viết gửi về Ban biên tập là bài viết chưa từng được công bố trên các ấn phẩm nào trước đó. Tác giả có trách 
nhiệm không gửi đăng bản thảo bài viết trên tạp chí khác khi chưa có quyết định từ chối của Hội đồng phản biện. 
Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo, tính chính xác của các trích dẫn trong bài viết, tính hợp pháp 
bản quyền của bài viết. Tác giả phải có trách nhiệm trong việc xin phép sử dụng các dữ liệu từ các cá nhân và tổ chức 
quản lý/sở hữu dữ liệu. Đối với bài viết có nhiều tác giả, cần ghi rõ ai là người chịu trách nhiệm liên lạc trong quá 
trình bình duyệt và nhiệm vụ/đóng góp của từng tác giả đối với bài viết. 
IV. HÌNH THỨC GỬI, NHẬN BÀI:
- Bài gửi về Ban biên Tập bằng cả 2 hình thức: Gửi bài Online trên Website của tạp chí và Gửi bài vào hòm thư 
của tạp chí. Bài không đăng sẽ được thông báo cho tác giả và không trả lại tác giả.
- Địa chỉ văn phòng tạp chí.
Văn phòng Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa
ĐT: 0258.2220767; Fax: 0258.3831147; Email: tapchidhnt@ntu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_thuy_san_so_22020.pdf