Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017

TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, đánh giá định lượng nguy cơ được thực hiện theo phương pháp xác suất có sử dụng phần mềm đánh giá nguy cơ @Risk 4.5.6. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đưa ra một ước lượng phân bố xác suất nhiễm vi sinh do ăn thực phẩm tại các hàng quán xung quanh trường đại học Nha Trang. Phơi nhiễm E.coli, S.aureus và Cl.perfringens được dự đoán theo mô phỏng Montecarlo từ hai dữ liệu của mỗi nhóm thực phẩm: 1) lượng thức ăn mà sinh viên đã tiêu thụ và 2) mức độ nhiễm E.coli, S.aureus, Cl.perfrigens. Phân phối của phơi nhiễm thu được từ đầu ra của @risk là đầu vào của mô hình liều - Đáp ứng để dự đoán xác suất của bệnh do tiếp xúc với các nguy cơ vi sinh. Nghiên cứu kết luận rằng nguy cơ cao nhất do một lần phơi nhiễm với E. coli khi ăn rau là 1.4.10-4. Mức nguy cơ trung bình do một lần phơi nhiễm với các mối nguy vi sinh của các sinh viên nam cao hơn các sinh viên nữ khi ăn các loại thực phẩm. Nghiên cứu này đã cung cấp dữ liệu để tránh đánh giá định tính trong quản lý an toàn thực phẩm. Cần dữ liệu là rất cần thiết để thực hiện hai nhiệm vụ tiếp theo của công tác quản lý an toàn thực phẩm (truyền thông nguy cơ và quản lý nguy cơ) để đảm bảo sức khỏe của học sinh nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói chung. Từ khóa: Đánh giá nguy cơ, E.coli, S.aureus, Cl.perfringens, sinh viên, Đại học Nha Trang ABSTRACT In this study, the quantitative microbiological risk assessment were carried out according to probabilistic analyzes, using @Risk 4.5.6. The aim of this study was to illustrate an estimatione of the probability distribution of microbiological intake due to food consumption at the food stalls around Nha Trang University. The exposure to E.coli, S.aureus and Cl.perfringens from six food categories, predicted by the Montecarlo simulation method, was derived from two different probability functions for each food group: 1) food intake for students and 2) E.coli, S.aureus, Cl.perfrigens contamination. Distributions of exposure which were obtained from the output of the @risk tool for exposure assessment were the input of the dose-response model to predict the probability of disease caused by exposure to microbiological hazards. The study concluded that the highest risk due to one time exposure to E. coli in salad consumed was 1.4.10-4. The averages of risk in one time of exposure to microbiological hazards of male students were higher than female students due to consumption of all kinds of foods. This study has supplied the data to avoid qualitative assessment in food safety management. Further studies on food safety management (risk communication and risk management) are important to assure the student health in particular and public health in general

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 136 trang xuanhieu 11560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 2/2017
, dễ dàng, 
nhanh chóng và ít tốn kém. Đối với Việt Nam, 
Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011 
– 2020 đã xác định các chỉ tiêu tổng hợp bao 
gồm GDP xanh (Green GDP), Chỉ số phát 
triển con người (HDI – Human Development 
Index), Chỉ số bền vững về môi trường (ESI – 
Environmental Sustainability Index) [6]. Đi kèm 
với các chỉ tiêu tổng hợp này là 10 chỉ tiêu về 
kinh tế, 10 chỉ tiêu về xã hội và 7 chỉ tiêu về tài 
nguyên và môi trường. Tuy nhiên, bản chiến 
lược đã nêu không trình bày cơ sở để lựa chọn 
các chỉ tiêu.
Tương tự bộ chỉ số thịnh vượng (BS) ([2]; 
dẫn theo Nath và Talay, 1998) đã đề xuất chỉ số 
bền vững địa phương LSI (Local Sustainability 
Index) với 5 chỉ thị có tỷ trọng số khác nhau 
bao gồm: I1: Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm 
pháp, tỷ trọng C1=2; I2: Tỷ lệ trẻ sơ sinh không 
tử vong, tỷ trọng C2=2; I3: Tỷ lệ số dân được 
sử dụng nước sạch, tỷ trọng C3=4; I4: Tỷ lệ số 
ngày không bị ô nhiễm không khí trong năm, 
tỷ trọng C4=3; I5: Tỷ lệ diện tích đất không bị 
ô nhiễm, tỷ trọng C5=1. Có thể thấy rằng chỉ 
số LSI lồng ghép được các yếu tố phúc lợi – 
kinh tế xã hội và phúc lợi sinh thái và cách tính 
đơn giản, tuy nhiên Nguyễn Đình Hòe (2006) 
đã chỉ ra nhiều nhược điểm của chỉ số này như 
là việc khó thu nhập các chỉ thị I4và I5 đối với 
những nước đang phát triển do thường không 
có cơ sở dữ liệu về môi trường, đối với những 
cộng đồng có mức phát triển cao thì chỉ thị I2 
thường rất thấp, chỉ thị I1 có thể không nhạy 
cảm đối với một số cộng đồng miền núi thuần 
phát, Trong trường hợp áp dụng thước đo độ 
bền vững (BSI), có thể đánh giá mức đáp ứng 
(thỏa mãn) về sinh thái và nhân văn. Dù vậy, 
các phương án phát triển bền vững trong việc 
áp dụng thước đo này cần được so sánh trên 
cơ sở cân nhắc hiệu quả của từng phương án 
về hiệu quả phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã 
hội – nhân văn [2]. 
Phùng Khánh Chuyên (2009) khi nghiên 
cứu sự phát triển của phường Thọ Quang – 
quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng theo hai 
bộ chỉ số BSI và LSI đã cho thấy rằng cả hai 
bộ chỉ số đều có thể áp dụng được cho các địa 
phương. Tuy nhiên, chỉ số BSI thể hiện rõ sự 
chênh lệch giữa hai nhóm phúc lợi sinh thái và 
phúc lợi nhân văn với mức độ xem xét các thỉ 
thị như nhau trong khi chỉ số LSI ưu tiên xem 
xét một vài chỉ thị và không thể hiện được sự 
chênh lệch giữa 2 nhóm phúc lợi [1].
Bên cạnh việc đánh giá theo đơn vị địa lý, 
cách tiếp cận theo cộng đồng cũng thường 
được áp dụng trong các nghiên cứu liên 
quan đến phát triển. Chương trình phát triển 
Liên hiệp quốc (United Nations Development 
Programme – UNDP, 2010) đã đề xuất các chỉ 
số đánh giá sự phát triển cộng đồng, ví dụ Chỉ 
số phát triển con người (Human Development 
Index – HDI), hoặc đánh giá những khía cạnh 
không thành công của việc phát triển như là 
Chỉ số nghèo (Human Poverty Index – HPI), 
Tuy nhiên, phát triển cộng đồng là vấn đề đa giá 
trị, phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đánh 
giá cũng như cách nhìn nhận của người đánh 
giá (Nguyễn Đình Hòe, 2006). Bên cạnh đó, 
dù đánh giá theo phương thức nào thì những 
chỉ số trên đây cũng chỉ thiên về các phúc lợi 
kinh tế và nhân văn mà thiếu những chỉ thị 
phúc lợi sinh thái. Do vậy, Chỉ số tổn thương 
sinh kế (Livelihood Vulnerability Index - LVI) 
đã được đề xuất bởi Hahn và cộng sự (2009) 
nhằm kết hợp cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và 
môi trường trong cách tiếp cận đánh giá theo 
cộng đồng [10].
Trong khuôn khổ Chương trình Tây 
Nguyên 3, áp dụng phương pháp chuyên gia 
(phương pháp Delphi) bao gồm các nhà quản 
lý ở trung ương và địa phương, những nhà 
khoa học hàng đầu nghiên cứu về phát triển 
bền vững tại Việt Nam, và những chuyên gia 
đang làm việc cho các tổ chức quốc tế tại Việt 
Nam (để mời tham vấn), đề tài “Nghiên cứu 
xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các 
lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh 
Tây Nguyên” đã xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển 
bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và 
môi trường các tỉnh Tây Nguyên [8]. Bộ chỉ tiêu 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133
gồm 77 chỉ tiêu cho cấp vùng, 70 chỉ tiêu cấp 
tỉnh và 49 chỉ tiêu cấp huyện nhằm đánh giá 
tổng thể quá trình phát triển bền vững khu vực 
Tây Nguyên một cách toàn diện với 13 chủ đề, 
phù hợp với thông lệ quốc tế, quốc gia và đặc 
thù của các tỉnh Tây Nguyên. Lĩnh vực kinh tế 
gồm 3 chủ đề: phát triển kinh tế, quan hệ kinh 
tế quốc tế, phương thức sản xuất và tiêu dùng. 
Lĩnh vực xã hội gồm 5 chủ đề: mức sống, quản 
trị, sức khoẻ, giáo dục, dân số. Lĩnh vực môi 
trường gồm 5 chủ đề: thiên tai, khí quyển, đất 
đai, tài nguyên nước ngọt, đa dạng sinh học. 
Gần đây, đã có một sự chuyển dạng quan 
trọng của Khung Các mục tiêu phát triển bền 
vững (Sustainable Development Goals (SDGs) 
framework), là phương thức mà theo đó nó kết 
hợp các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường 
của sự phát triển bền vững qua những mục 
tiêu và mục đích (goals and targets) với các 
kết nối qua lại quan trọng [12]. Dù vậy, việc tiếp 
cận, xây dựng bộ chỉ số và lựa chọn các chỉ thị 
cũng như thiết kế hệ thống đánh giá (cho điểm) 
đối với quá trình phát triển rất dễ vi phạm tính 
khách quan. Do đó, để đánh giá đúng quá trình 
phát triển, việc bảo đảm tính khách quan, dựa 
trên khoa học trong việc tiếp cận, lựa chọn bộ 
chỉ số, các chỉ thị và thiết kế hệ thống đánh giá 
trở nên cần thiết. 
3. Nhu cầu nghiên cứu
Đánh giá phát triển bền vững là công tác 
chuyên biệt đòi hỏi không chỉ nhiều nỗ lực mà 
còn kinh nghiệm của những người chuyên làm 
về công tác đánh giá. Yêu cầu là công tác này 
luôn đòi hỏi tính khách quan trong việc tiếp cận, 
lựa chọn bộ chỉ số và các chỉ thị cũng như thiết 
kế hệ thống đánh giá nhằm phù hợp với điều 
kiện cụ thể ở mỗi quy mô. Thực tế cho thấy 
có không nhiều các nghiên cứu đánh giá riêng 
cho từng ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt 
Nam, do vấn đề phát triển quá đa dạng, đòi hỏi 
việc đánh giá độ bền vững cho từng ngành, 
từng lĩnh vực phát triển cần phải được xây 
dựng với phương pháp luận đặc trưng. Theo 
đó, đồng thời với những nỗ lực phát triển, cần 
có nhiều nghiên cứu về vấn đề đánh giá tính 
bền vững, nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và 
hạn chế tối đa các tác động bất lợi về cả ba 
khía cạnh: kinh tế – xã hội – sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt
1. Phùng Khánh Chuyên, 2009. Sử dụng phương pháp kiến tạo chỉ số BSI và LSI đánh giá mức độ bền vững của 
sự phát triển ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Số 2(31). 
Đại học Đà Nẵng.
2. Nguyễn Đình Hòe, 2006. Môi trường và phát triển bền vững. NXB Giáo dục. 
3. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2007. Chương 3 - Công cụ tiếp cận hệ thống ứng dụng trong nghiên cứu môi 
trường và phát triển. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển (trang 5). NXB Đại học quốc 
gia Hà Nội.
4. Chế Đình Lý, 2006. Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các 
thành phố trên lưu vực sông. Science and Technology Development, Enviroment and Resources, Vol.9.
5. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Số: 55/2014/QH13), 2014. Luật Bảo vệ môi trường.
6. Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai 
đoạn 2011 – 2020. 
134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
7. Phạm Thị Hồng Vân, 2010. Giới thiệu một số bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững. Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và 
Chính sách – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (
vn/dspr/news/newsdetail.asp?targetID=2497; truy cập 25/8/2016)
8. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2014. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên 
về kinh tế, xã hội và môi trường. (
Nguyen-ve-kinh-te,-xa-hoi-va-moi-truong-6145.html; truy cập 3/9/2016)
 Tiếng Anh
9. Christoph Böhringer and Patrick Jochem, 2006. Discussion Paper No. 06-073 - Measuring the Immeasurable:
A Survey of Sustainability Indices. Centre for European Economic Research.
10. Micah B. Hahn, Anne M. Riederer, Stanley O. Foster, 2009. The Livelihood Vulnerability Index: A pragmatic 
approach to assessing risks from climate variability and change-A case study in Mozambique. Global Environ. 
Change. (in press - doi:10.1016/j.gloenvcha.2008.11.002) 
11. Tomas Hak, Bedrich Moldan, Arthur Lyon Dahl, 2007. Sustainability Indicators – A Scientifi c Assessment. 
Island Press.
12. IUCN, 2015. IUCN recommendations regarding indicators for sustainable develpment goals. 
13. Rajesh Kumar Singh, H. R. Murty, S. K. Gupta, A. K. Dikshit, 2012. An overview of sustainability assessment 
methodologies. Ecological Indicators 15, 282.
14. United Nations, 2007. Indicators of sustainable development: Guidelines and Methodologies. Third Edition.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135
THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TRÊN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THUỶ SẢN
I. HÌNH THỨC
- Bài báo được trình bày trên giấy A4 theo chiều đứng (portrait), dài không quá 6 trang kể cả 
bảng, biểu và tài liệu tham khảo.
- Canh lề: Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 2 cm; Right: 2 cm; Header: 2 cm; Footer: 2 cm; 
- Bảng mã: Unicode; kiểu chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 11, Giãn dòng: single.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Chi tiết định dạng các mục như sau:
Mục Cỡ chữ Định dạng Căn lề
Tên bài báo tiếng Việt 14 CHỮ HOA, IN ĐẬM Căn giữa
Title (Tiếng Anh) 12 CHỮ HOA, IN ĐẬM, NGHIÊNG Căn giữa
Thông tin về tác giả (họ và 
tên, đơn vị công tác, điện 
thoại, fax, email)(*)
12 Chữ thường, in nghiêng, đậm Căn giữa
Tóm tắt (tiếng Việt) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Abstract (tiếng Anh) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Từ khóa 11 Chữ thường Căn trái
Tên đề mục(**) mức 1 11 CHỮ HOA, IN ĐẬM (I, II, III...) Căn trái
Tên đề mục mức 2 11
Chữ thường, in đậm (1, 2, 3 
trong từng mục tiêu đề lớn 
đánh số La mã...)
Căn trái
Tên đề mục mức 3 11 Chữ thường, in nghiêng (1.1, 2.1, 3.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 4 (nếu có) 11 Chữ thường (1.1.1, 2.1.1, 3.1.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 5 (nếu có) 11 Chữ thường, in nghiêng (a, b, c...) Căn trái
Nội dung 11 Chữ thường Căn đều hai bên
Tên khoa học (latinh) 11 Theo quy định chung 
Tên bảng 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía trên bảng
Nội dung bảng 11 Chữ thường 
Tên hình 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía dưới hình
Chú thích bảng, hình 9 Chữ thường, in nghiêng Căn trái, phía dưới bảng
Đánh số bảng, hình 11 Số thứ tự 1, 2, 3... 
Tài liệu tham khảo 11 Chữ thường Căn đều hai bên
(*): Đối với những bài báo có nhiều tác giả, tên tác giả liệt kê đầu tiên được hiểu là tác giả chính.
(**):Nhằm đảm bảo tính khoa học và rõ ràng cho bài viết, sau tiêu đề lớn nhất là các số la mã, các tiêu đề nhỏ trong từng phần thống nhất cách 
đánh là số thứ tự: 1, 2, 3...và chia nhỏ với các tiêu đề nhỏ hơn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
 II. CẤU TRÚC BÀI BÁO
1. Bài báo thuộc thể loại nghiên cứu
1.1. Tóm tắt bằng Tiếng Việt: không quá 
250 từ, tóm tắt những điểm quan trọng nhất 
của bài viết. Tuy phần tóm tắt ngắn nhưng phải 
chứa đựng đầy đủ nội dung, gồm các phần như 
mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, miêu tả những 
phương pháp đã được sử dụng và kết quả 
nghiên cứu. Tất cả những gì được nêu trong 
tóm tắt đều phải hiện diện trong thân bài chính.
1.2. Tóm tắt bằng Tiếng Anh: dịch từ tóm 
tắt bằng tiếng Việt.
1.3. Từ khoá: liệt kê 3¸5 từ.
1.4. Đặt vấn đề: tác giả có thể mở đầu bài 
báo bằng nhiều cách, nhưng phải nêu được 
những ý chính sau: tính cấp thiết, ý nghĩa, tác 
dụng của công trình nghiên cứu. Phần đặt vấn 
đề cần trình bày một cách ngắn gọn hiện trạng 
của những kiến thức có liên quan đến tồn tại 
hiện còn của vấn đề được giới thiệu trong bài 
gởi đăng và những cách xem xét về tồn tại đó.
1.5. Đối tượng, vật liệu và phương pháp 
nghiên cứu: trình bày rõ đối tượng, vật liệu và 
phương pháp nghiên cứu sử dụng trong công 
trình nghiên cứu.
1.6. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chỉ 
trình bày các kết quả rút ra trực tiếp từ công trình 
nghiên cứu được gởi đăng. Chỉ những kết quả 
này mới là đối tượng để phân tích và bàn luận 
trong bài đăng. Trong phần này tác giả nêu lên 
những nhận xét của mình qua so sánh kết quả 
nghiên cứu đăng trong bài với những kết quả đã 
được công bố thuộc cùng chuyên ngành. Các 
định hướng mới nảy sinh cũng được trình bày.
1.7. Kết luận và kiến nghị: khẳng định lại 
những kết quả rút ra từ công trình và trình bày 
những đề xuất, khuyến nghị với các cấp liên quan.
1.8. Tài liệu tham khảo: 
Tài liệu tham khảo chỉ giới hạn là những 
tài liệu được sử dụng trong bài báo. Tài liệu 
tham khảo được trình bày theo thứ tự A, B, C, 
 Phần tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt được 
xếp trước, bằng tiếng nước ngoài được xếp 
sau. Cách trình bày tài liệu tham khảo như sau:
a. Tài liệu tham khảo lấy từ tạp chí: họ, tên 
tác giả, năm. Tựa bài. Tên tạp chí, tập số mấy: 
số trang đầu - cuối.
Ví dụ: Holanda, H. D., Netto, F. M., 
2006. Recovery of components from shrimp 
(Xiphonenaeus kroyeri) processing waste by 
enzymatic hydrolysis. Journal of Food science, 
71, 298-303.
b. Tài liệu tham khảo lấy từ sách: Họ, tên 
tác giả (năm). Tên của quyển sách, bộ sách số 
mấy nếu có, ấn bản lần thứ mấy. Nhà xuất bản, 
nơi xuất bản.
Ví dụ: Trần Thị Luyến, 1996. Cơ sở và nguyên 
lý chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, 
tập 1. Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
c. Tài liệu tham khảo lấy từ Internet:
Trình bày đường dẫn đến tài liệu
depts/lis/LIS_Pub/harvardsystint.htm 
d. Tài liệu tham khảo lấy từ Ấn phẩm chính 
thức của nhà nước:
Ví dụ: Văn phòng chính phủ. 2000. Quyết 
định số 80 TTg/2000 ngày 19.06.2000. Hà Nội.
e. Tài liệu tham khảo lấy từ Luận văn tốt 
nghiệp:
Họ Tên tác giả. Năm tốt nghiệp. Tựa đề tài. 
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân (ngành). 
Khoa..... Trường Đại học....
Ví dụ: Nguyễn Thị Hương, 2001. Nghiên 
cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên 
sự phát triển của quần thể tảo Chaetoceros 
calcitrans Paulsen, 1905 nhập nội. Luận án thạc 
sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học 
Nha Trang, Nha Trang.
2. Bài báo thuộc thể loại tham khảo và trao 
đổi ý kiến bao gồm các phần sau:
2.1. Tóm tắt.
2.2. Mở đầu.
2.3. Nội dung.
2.4. Tài liệu tham khảo.
3. Các thể loại khác (dịch thuật, tin tức, sự 
kiện, thông tin quảng bá): trình bày theo 
quy định của Luật Báo chí.
III. HÌNH THỨC GỬI, NHẬN BÀI:
- Bài gửi về Ban Biên Tập bằng cả 2 hình 
thức: bản in trên giấy và File dữ liệu. Bài không 
đăng sẽ được thông báo cho tác giả và không 
trả lại tác giả.
- Bài viết, thư từ gửi theo địa chỉ:
Văn phòng Tạp chí KHCNTS, Trường Đại 
học Nha Trang
Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, 
Khánh Hòa
ĐT: 058.2220767; Fax: 058.3831147; Email: 
tapchidhnt@ntu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_thuy_san_so_22017.pdf