Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá Trê vàng (Clarias

macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống. Nghiên cứu được thực hiện tại trại sản xuất

giống thủy sản phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được bố

trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 03 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Cá Trê

vàng (18,1 mg) được ương trong thùng nhựa chứa 25 lít nước với mật độ 5 con/lít trong

thời gian 10 tuần. Trong thí nghiệm này, ba loại thức ăn tương ứng với ba hàm lượng đạm

(30%, 35% và 40%) được thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng

đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng. Các chỉ tiêu theo dõi của

nghiên cứu gồm: Tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng của cá và hệ số FCR. Kết thúc thí

nghiệm, ở nghiệm thức thức ăn có hàm lượng đạm 40% cá tăng trưởng nhanh nhất và tỷ lệ

sống cao nhất với các giá trị lần lượt là 4.856 mg và 85,9%. Kết quả cho thấy rằng cá Trê

vàng được ương bằng thức ăn có hàm lượng đạm 40% cho tỷ lệ sống và tăng trưởng khối

lượng cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05)="" so="" với="" cá="" ở="" các="" nghiệm="" thức="" còn="" lại.="" ngoài="" ra,="" chỉ="">

FCR đạt thấp nhất (1.32) ở nghiệm thức cá ăn thức ăn mức đạm 40%. Trong thí nghiệm

này, nhu cầu đạm của cá Trê vàng (18,1 mg) là 40%.

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 15120
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống

Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn cá bột lên cá giống
gain-WG): 
WG (mm) = Lc - Lđ (1) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 
75 
Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo 
ngày (Daily lenght gain-DWG): 
DLG (mm/ngày) = (Lc - Lđ)/T (2) 
Tăng trưởng khối lượng (Weight 
gain-WG): 
WG (mg) = Wc - Wđ (3) 
Tốc độ tăng trưởng khối lượng 
theo ngày (Daily weight gain-DWG): 
DWG (mg/ngày) = (Wc - Wđ)/T (4) 
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt 
(Specific growth rate-SGR): 
SGR (%/ngày) = [(LnWc - LnWđ)/T] x 
1000 (5) 
Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): 
SR (%) = (Số cá thu được/Số cá thả 
ương) x 100 (6) 
Hệ số thức ăn (Feed convertion 
ratio, FCR): 
FCR = Khối lượng thức ăn sử dụng/ 
Khối lượng cá gia tăng (7) 
Chú thích: Lđ và Lc lần lượt là chiều 
dài của cá lúc thả và lúc thu (mm) 
Wđ và Wc lần lượt là khối lượng của cá 
lúc thả và lúc thu (mg) T là thời gian 
thực hiện thí nghiệm (ngày) 
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 
Các số liệu được tính toán giá trị 
trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh sự 
khác biệt giữa trung bình các nghiệm 
thức bằng cách phân tích ANOVA một 
nhân tố áp dụng phép thử LSD, sử dụng 
phần mềm Statistica 5.0. 
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 
3.1. Các yếu tố môi trường thí 
nghiệm 
Các yếu tố môi trường nước như 
nhiệt độ và pH quá cao hoặc quá thấp sẽ 
ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng và 
phát triển của hầu hết các loài cá nuôi. 
Tuy nhiên, các yếu tố môi trường nước 
thích hợp và ít biến động sẽ giúp cho cá 
tăng trưởng nhanh và ít bệnh. Trong 
suốt thời gian thí nghiệm, các yếu tố 
môi trường nước giữa các nghiệm thức 
tương đối ổn định và được thể hiện ở 
Bảng 2. 
Bảng 2. Biến động nhiệt độ, pH trong hệ thống thí nghiệm ương cá Trê vàng 
Chỉ tiêu Buổi 
Nghiệm thức 
NT1 NT2 NT3 
Nhiệt độ (oC) 
Sáng 25,2±0,02 25,1±0,01 25,1±0,03 
Chiều 29,4±0,15 29,3±0,09 29,5±0,14 
pH 
Sáng 7,64 ±0,01 7,66 ±0,02 7,63 ±0,03 
Chiều 7,83±0,04 7,85±0,07 7,87±0,05 
Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 
76 
Bảng 2 cho thấy các yếu tố nhiệt độ 
và pH giữa các nghiệm thức tương đối 
ổn định và chênh lệch không đáng kể. 
Nhiệt độ trung bình trong ngày dao 
động 25,1±0,01 oC đến 29,5±0,14 oC; 
pH dao động trong khoảng 7,64±0,02 
đến 7,87±0,05. Như vậy, các yếu tố 
nhiệt độ và pH đều nằm trong khoảng 
thích hợp đối với sự phát triển của cá trê 
vàng. 
3.2. Tăng trưởng về chiều dài của 
cá trê vàng 
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn 
Văn Kiểm (2009), cá không thể sống, 
sinh trưởng và phát triển bình thường 
trong môi trường mà thức ăn không đáp 
ứng được nhu cầu dinh dưỡng, nhất là ở 
giai đoạn ương cá bột lên cá hương. 
Nếu thức ăn có hàm lượng đạm không 
phù hợp cá sẽ không đạt được tốc độ 
tăng trưởng như mong muốn, hay nói 
cách khác là công tác sản xuất giống 
không đem lại hiệu quả. Khi thức ăn 
cung cấp cho cá đáp ứng được nhu cầu 
dinh dưỡng thì cá sẽ tăng nhanh về khối 
lượng và hiển nhiên chiều dài cũng tăng 
theo tương ứng. Tăng trưởng về chiều 
dài của cá trê vàng trong thí nghiệm 
được trình bày ở Bảng 3. 
Bảng 3. Tăng trưởng về chiều dài của cá Trê vàng 
NT 
(% đạm) 
Lđ 
(mm) 
Lc 
(mm) 
LG 
(mm) 
DLG 
(mm/ngày) 
NT1: 30 12,5±0,510 55,7±1,88 43,2±1,90
a 0,72±0,030a 
NT2: 35 12,5±0,510 64,4±2,12 51,9±2,15
b 0,86±0,035b 
NT3: 40 12,5±0,510 76,6±1,85 64,1±1,85
c 1,07±0,030c 
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về 
thống kê (p< 0,05). Lđ: Chiều dài cá ban đầu; Lc: Chiều dài cá khi kết thúc thí nghiệm; 
LG: Tăng trưởng chiều dài; DLG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài. 
Tăng trưởng về chiều dài của cá tăng 
tương ứng ở các nghiệm thức và khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). 
Chiều dài của cá tăng khi hàm lượng 
đạm trong thức ăn tăng. Ở nghiệm thức 
cá sử dụng 40% đạm có chiều dài lớn 
nhất 64,1 mm/con. Ở nghiệm thức cá ăn 
thức ăn 30% đạm chiều dài của cá nhỏ 
nhất 43,2 mm/con. Giai đoạn cá còn 
nhỏ, chiều dài của cá tăng rất nhanh, 
nếu thức ăn cung cấp có thành phần 
dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát 
triển cơ thể cá thì chiều dài sẽ gia tăng 
tối đa. 
3.3. Tăng trưởng về khối lượng của cá 
Kết quả tăng trưởng về khối lượng 
của cá Trê vàng được ghi nhận ở Bảng 
4. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 
77 
Bảng 4. Tăng trưởng khối lượng của cá thí nghiệm 
NT 
(% đạm) 
Wđ 
 (mg) 
Wc 
(mg) 
WG 
(mg) 
DWG 
(mg/ngày) 
SGR 
(%/ngày) 
NT1: 30 18,1±0,55 3.572±21,6 3.554±21,6
a 59,3±0,350a 8,81±0,010a 
NT2: 35 18,1±0,55 3.873±21,6 3.853±21,5
b 64,3±0,352b 8,95±0,011b 
NT3: 40 18,1±0,55 4.874±21,3 4.856±21,5
c 80,9±0,351c 9,33±0,010c 
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về 
thống kê (p< 0,05). Wđ: Khối lượng cá ban đầu; Wc: Khối lượng cá khi kết thúc thí 
nghiệm; WG: Tăng trưởng khối lượng; DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng; 
SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng. 
Tốc độ tăng trưởng WG và SGR của 
cá trê vàng đạt cao nhất ở nghiệm thức 
sử dụng thức ăn chứa 40% đạm (lần 
lượt là 4.856 mg/con và 9,33 %/ngày) 
và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 
các chỉ tiêu tương ứng đối với các 
nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng 
của cá trê vàng tăng dần từ nghiệm thức 
1 (30% đạm) đến nghiệm thức 3 (40% 
đạm) (Bảng 4). Điều này chứng tỏ tốc 
độ tăng trưởng của cá trê vàng cũng 
tương tự như những loài cá khác như: cá 
lăng vàng (Mystus nemurus) (Khan et 
al., 1993); cá trê trắng (Clarias 
batrachus) (Meenakshi Jindal, 2011); cá 
kết (Micronema bleekeri) (Nguyễn Văn 
Triều và ctv., 2014). 
Khi sử dụng thức ăn với hàm lượng 
đạm thấp (không đủ nhu cầu về 
protein), cá sẽ tăng trưởng chậm, các 
hoạt động sống khác cũng giảm và tỷ lệ 
chết của cá sẽ tăng cao. Trái lại, cho cá 
ăn thức ăn chứa lượng đạm cao (vượt 
nhu cầu cần thiết) sẽ rất lãng phí (Lê 
Thanh Hùng, 2008). Hàm lượng đạm 
trong thức ăn là yếu tố quyết định đến 
tốc độ tăng trưởng của cá, giá thành và 
hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất 
giống. Vì vậy, việc xác định được hàm 
lượng đạm của cá ở các giai đoạn khác 
nhau và tối ưu hóa hàm lượng đạm 
trong thức ăn của cá là yếu tố rất cần 
thiết. Nhu cầu đạm được định nghĩa là 
lượng đạm tối thiểu mà nhằm thỏa mãn 
các nhu cầu acid amin để đạt tăng 
trưởng tối đa (NRC, 1983). 
Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ 
yếu là động vật. Trong tự nhiên, cá trê 
ăn côn trùng, giun đất, tôm, cua, cá 
Ngoài ra, ở điều kiện nuôi trong ao, cá 
trê có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn 
nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất 
thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long và 
ctv., 2014). Kết quả thí nghiệm ương cá 
trê vàng với các hàm lượng đạm khác 
nhau cho thấy, hàm lượng đạm phù hợp 
cho sự tăng trưởng của cá trê vàng là 
40%. Nhu cầu chất đạm trong thức ăn 
của cá thay đổi tùy theo loài, theo giai 
đoạn phát triển, đặc điểm dinh dưỡng 
của cá (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn 
Anh Tuấn, 2009). Một số loài cá khác 
có tập tính ăn động vật cũng có nhu cầu 
đạm cao như: cá lóc (Channa striatus) 
là 55% (Mohanty và Samantaray, 1996), 
cá trê lai [Heterobranchus bidorsalis 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 
78 
(đực) X Clarias anguillaris (cái)] có 
nhu cầu đạm 50% (Diyaware et al., 
2009). Trong khi đó, một số loài cá 
khác thì có nhu cầu đạm tương đương 
cá trê vàng như cá trê Heterobranchus 
longifilis là 45% (Olufeagba et al., 
2002) hoặc 42,5% (Fagbenro et al., 
1992), cá tra (P. hypophthalmus) cỡ 
2,0g là 40,5%; cá ba sa (P. bocourti) cỡ 
1,9g là 37,2%; cá hú (P. conchophilus) 
cỡ 0,86g là 48,5% (Trần Thị Thanh 
Hiền et al., 2003); cá kết (Micronema 
bleekeri) cỡ 269 mg là 43,2% (Nguyễn 
văn Triều và ctv., 2014). 
3.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ 
sống của cá 
Hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá 
trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 
5. 
Bảng 5. Tỷ lệ sống của cá và hệ số tiêu tốn thức ăn 
Nghiệm thức thức ăn SR (%) FCR 
NT1: 30% đạm 81,7±3,61a 1,53±0,025c 
NT2: 35% đạm 83,1±3,33a 1,43±0,025b 
NT3: 40% đạm 85,9±2,01a 1,32±0,020a 
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về 
thống kê. SR: Tỷ lệ sống; FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn. 
Bảng 5 cho thấy tỷ lệ sống của cá ở 
cả 3 nghiệm thức tăng dần khi hàm 
lượng đạm trong thức ăn tăng và đạt giá 
trị tương đối cao (81,7-85,9%). Ở 
nghiệm thức sử dụng thức ăn có 40% 
đạm cá đạt tỷ lệ sống cao nhất là 
85,9±2,01% và khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê so (p> 0,05) với tỷ lệ 
sống của cá ở hai nghiệm thức còn lại. 
Kết quả của này phù hợp với kết quả 
nghiện cứu của Võ Văn Nhứt (2012), tỷ 
lệ sống của cá trê vàng tăng dần theo 
hàm lượng đạm. 
Ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn có 
hàm lượng 30% đạm cho giá trị FCR 
cao nhất (1,53), giá trị FCR giảm dần 
theo sự tăng dần của hàm lượng đạm 
trong thức ăn và đạt giá trị thấp nhất ở 
nghiệm thức 40% đạm (1,32). Điều này 
cũng xảy ra tương tự trên các loài cá 
khác như: ở cá trê H. longifilis hệ số 
thức ăn giảm khi hàm lượng đạm trong 
thức ăn tăng đến 40% thì hệ số thức ăn 
đạt 1,33 (Jamabo and Alfred-Ockiya, 
2008; Otchoumou et al., 2011); ở cá trê 
(C. gariepinus) hệ số thức ăn là 1,28 khi 
cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 
40% (Sotolu, 2010). Theo Trần Thị 
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn 
(2009), khi thức ăn được cung cấp có 
hàm lượng đạm cao trong giới hạn cho 
phép sẽ giúp người nuôi sử dụng thức 
ăn có hiệu quả. Quá trình này cũng xảy 
ra đối với cá trê vàng, khi phân tích các 
chỉ tiêu WG, SGR và FCR cho thấy, ở 
nghiệm thức cá sử dụng 40% đạm cho 
WG, SGR cao nhất và FCR thấp nhất 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 
79 
(1,32). Mối quan hệ giữa hàm lượng 
đạm trong thức ăn và hệ số thức ăn của 
cá đã được nhiều tác giả chứng minh: Ở 
cá hú, cá tra và cá ba sa (Trần Thị 
Thanh Hiền et al., 2003); cá trê trắng 
(Clarias batrachus) (Meenakshi Jindal, 
2011); cá trê phi H. longifilis (Jamabo 
và Alfred-Ockiya, 2008; Otchoumou et 
al., 2011) và cá trê C. gariepinus 
(Sotolu, 2010) là thức ăn cung cấp cho 
cá có hàm lượng đạm cao trong giới hạn 
cho phép sẽ giúp người nuôi tăng hiệu 
quả sản xuất, nhưng nếu hàm lượng 
đạm trong thức ăn vượt cá nhu cầu thì 
sẽ bị lãng phí. 
4. KẾT LUẬN 
Cá Trê vàng giai đoạn giống có khối 
lượng trung bình 18,1 mg/con được 
ương với 3 nghiệm thức sử dụng thức 
ăn có hàm lượng đạm khác nhau (30%, 
35% và 40%) nhưng cùng mật độ, 
nguồn nước, cách chăm sóc và quản lý. 
Kết quả ở nghiệm thức cá sử dụng thức 
ăn có hàm lượng đạm là 40% cho tăng 
trưởng nhanh nhất về khối lượng (9,33 
%/ngày) và chiều dài (1,07 mm/ngày), 
đồng thời tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất 
(85,9%) và hệ số tiêu tốn thức ăn thấp 
nhất (1,32). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh 
Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Kỹ thuật 
nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại 
học Cần Thơ. 
2. Jamabo, N. A., F. J. Alfred - 
Ockiya, 2008. Effects of dietary protein 
levelson the growth performance of 
Heterobranchus bidorsalis (Geoffrey-
Saint-Hillarie) fingerlings from Niger 
delta. Afr. J. Biotechnil. 7 (14): 2483-
2485. 
3. Khan, M. S., J. K. Ang and A. M. 
Ambak, 1993. Optimum dietary protein 
requirement of a Malaysia freshwater 
catfish, Mystus nemurus. Aquaculture, 
Volume 112, Issue 2-3: 227-235. 
4. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và 
dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp. 299 trang 
5. Mohanty, S. S and K. Samantaray, 
1996. Effect on varying levels of the 
dietary protein on the growth 
perfprmance and feed conversion 
efficiency of snakehead (Channa 
striatus) fry. Aquaculture nutrition 
(United Kingdom). 2 (2): 89-94. 
6. NRC National Research Council, 
1983. Nutrient requirements of fish 
National Academy press. Washington. 
114pp. 
7. Nguyễn Văn Triều, Trần Ngọc 
Tuyền, Trần Thị Thanh Hiền, Dương 
Nhựt Long và Nguyễn Anh Tuấn. 2014. 
Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang 
229-235. 
8. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn 
Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật 
sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông 
nghiệp. 215 trang. 
9. Samantaray K. and S.S. Mohanty, 
1997. Interactions of dietary levels of 
protein and energy on fingerling 
snakehead (Channa striata). 
Aquaculture, 156: 241-249. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 
80 
10. Sotolu A.O., 2010. Effects of 
varying dietary protein levels on the 
breeding performance of Clarias 
geriepinus broodstock and fry growth 
rate. Livestock Research for Rural 
Development 22 (4) 2010. 
11. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn 
Thanh Phương và Trần Thị Tuyết Hoa, 
2003. Nghiên cứu nhu cầu chất đạm, 
chất bột đường và phát triển thức ăn cho 
ba loài cá trơn nuôi phổ biến cá ba sa 
(Pangasius bocourti) cá hú (Pangasius 
conchophilus) và cá tra (Pangasius 
hypophthalmus). Đề tài cấp bộ. Khoa 
Thủy sản-Trường đại học Cần Thơ. 65 
trang. 
12. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn 
Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức 
ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
191 trang. 
EFFECT OF FEEDING DIFFERENT DIETARY PROTEIN LEVELS 
ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF BROADHEAD CATFISH 
(Clarias macrocephalus) FROM FRY TO FINGERLINGS STAGE 
Tran Ngoc Tuyen1 and Nguyen Van Trieu2 
1Faculty of Applied Biology, Tay Do University (Email: tntuyen@tdu.edu.vn) 
2Faculty of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University 
ABSTRACT 
The study was conducted at fish hatchery that located in Phu Thu ward, Cai Rang District, 
Can Tho City. The objective of this study was to determine dietary protein requirement of 
the broadhead catfish (Clarias macrocephalus) from fry to fingerling stage. The 
experiment was randomly set up with 3 treatments and 3 replications. The broadhead 
catfish (18,1mg) was nursed in the croncrete tanks (25L) with the density of 50 fish/L for 
the duration of 10 weeks. In this study, three different protein levels (30%, 35% and 40%) 
were tested in order to evaluate the effect of feeding different protein levels on growth and 
survival rate of the broadhead catfish. The parameters such as survival rate, mean weight 
gain, FCR were observed in this study. The end of the experiment, in treament of feeding 
40% protein was the fastest growing and highest suvival rate with values respectively 
4856 mg and 85.9%. The result showed that the broadhead catfish was fed on diets 
contained 40% protein gave significantly (p < 0.05) higher level of mean weight gain and 
survival rate compared to those of other treatments. In addition, the lowest FCR (1.32) 
was gained by feeding pellet feed of 40% protein. In this experiment, protein requirement 
of the broadhead catfish (Clarias macrocephalus) (18,1mg) was 40% CP. 
Key words: Dietary, protein requirement, growth, feed, survival rate. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_co_ham_luong_dam_khac_nhau_len_tang_tr.pdf