Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã

1. Khái niệm chung

1.1. Môi trường là gì?

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt

Nam)

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,

tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó

là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước. Môi trường

tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp

cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứađựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con

người thêm phong phú.

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật

lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định. ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp

hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức

tôn giáo, tổ chức đoàn thể,. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo

một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho

cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các

nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy

bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự

sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh

sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các

nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ:

môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp

học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều

lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng

nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị

định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và

phát triển.

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 1

Trang 1

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 2

Trang 2

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 3

Trang 3

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 4

Trang 4

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 5

Trang 5

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 6

Trang 6

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 7

Trang 7

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 8

Trang 8

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 9

Trang 9

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang xuanhieu 8600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã

Tập bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã
ánh giá tác động môi trường – Kết quả đánh giá tác động môi 
trường thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM. 
Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 
c) Giả sử trong quá trình thực hiện dự án Công ty X muốn đăng ký bổ sung 
thêm ngành nghề cán, kéo kim loại cho dự án. Công ty có phải thực hiện thêm thủ tục 
pháp lý nào về môi trường không? Vì sao? 
Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mô công suất từ 2000 tấn 
sản phẩm/ năm trở lên Công ty phải thực hiện thủ tục Lập lại báo cáo đánh giá tác động 
môi trường. 
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 15 và Mục 48 Phụ luc II Nghị định 18. 
(Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mô công suất < 2000 tấn 
sản phẩm/ năm => Chắc là đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường 
Cơ sở pháp lý: Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường) 
d) Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về môi trường? 
 Phí bảo vệ môi trường Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường. 
 Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ. 
 Tiền sử dụng đất. 
Bài 12: 
Danh nghiệp tư nhân A (A) do ông H làm chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh 
nhà hàng, quán nhậu hiện có một nhà hàng tại Quận 1 (nhà hàng này đã được cơ quan có 
thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT). Ngày 24/01/2016, do muốn mở rộng quy mô kinh 
doanh nên ông H đã mở thêm một địa điểm kinh doanh cho DN A tại Quận 4 trên diện tích 
mặt bằng 500m2 để kinh doanh quán nhậu. Hỏi: 
a) Ông H có phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 
4 không? Vì sao? 
Ông A phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4. 
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 18 
Nghị định 18 
b) Kế hoạch BVMT trên có bắt buộc phải đăng ký không? Nếu đăng ký thì cơ 
quan nào có thẩm quyền xác nhận? Cơ sở pháp lý? 
Kế hoạch BVMT trên bắt buộc phải đăng ký 
Cơ sở pháp lý: Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2 Điều 18 Nghị định 18. 
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận là UBND cấp huyện. 
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 19 
NĐ18 
c) Tình tiết bổ sung: Để tiết kiệm chi phí nguyên liệu, ngày 10/06/2016 ông H đã 
đầu tư thuê một diện tích đất có mặt nước 15 ha tại huyện X tỉnh K để thực hiện dự 
án nuôi trồng thủy sảnnhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng, quán 
nhậu của ông. Hỏi dự án này phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch BVMT? Vì sao? 
Dự án này phải lập báo cáo ĐTM vì nó thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM 
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường và mục 77 Phụ lục 
II Nghị định 18. 
Bài 13: 
Công ty cổ phần ô tô TH (gọi tắt là Công ty) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, 
sửa chữa, lắp ráp ô tô có trụ sở tại tỉnh QN. Do muốn mở rộng quy mô kinh doanh nên 
Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô tại 
Quận TB, thành phố H nhằm sản xuất và phân phối ô tô cho các đại lý ở thành phố H và 
các tỉnh lân cận. Do không am hiểu pháp luật môi trường nên Công ty muốn nhờ bạn tư 
vấn một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như sau: 
a) Công ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Vì 
sao? 
Trường hợp 1, công suất từ 500 tô tô/năm trở lên thì dự án của công ty phải lập ĐTM 
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường và mục 52 Phụ lục 
II Nghị định 18. 
Trường hợp 2, công suất dưới 500 tô tô/năm trở lên thì dự án của công ty phải lập 
ĐTM 
Công ty phải lập kế hoạch BVMT đối với dự án của mình. 
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 18 
NĐ18 
b) Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong quá trình sản xuất Công ty 
có phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải xử lý 
như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty sẽ phải thực 
hiện yêu cầu nào theo quy định của pháp luật môi trường? Công ty có thể làm gì để 
giải quyết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên, biết rằng hiện tại Công 
ty không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại? 
– Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan 
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Sở tài nguyên và môi trường nơi có cơ sở 
phát sinh CTNH. tỉnh QN, Quận TB 
– Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 90 BVMT, khoản 1 Điều 12 Nghị định 36/2015. 
– Do không có giấy phép xử lý chất thải nên công ty phải chuyển giao cho cơ sở có 
giấy phép xử lý CTNH. 
– Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 91 BVMT 
c) Giả sử, trong quá trình sản xuất, Công ty muốn nhập khẩu một số ô tô cũ từ 
nước ngoài để tháo dỡ lấy phụ kiện tái sử dụng thì có được không? Vì sao? 
– Không được. 
– Thì pháp luật cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để 
phá dỡ nên công ty không thể nhập khẩu. 
– Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 2 Điều 75 BVMT . 
d) Công ty muốn nhập khẩu một khối lượng lớn phế liệu sắt, thép từ nước ngoài 
về Việt Nam để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ô tô thì có được không? Vì sao? 
– Cần phải xem xét: 
Nếu phế liệu sắt thép này đáp ứng QCKT môi trường và thuộc danh mục phế liệu 
được phép nhập do Thủ tướng chính phủ quy định. 
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường + mục 20 Qđ số 
73/2014/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 19/12/2014 quy định danh mục phế liệu 
được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. 
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu(Khoản 2 Điều 76 
Luật Bảo vệ môi trường) 
e) Cho biết với các hành vi nêu trên, Công ty sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ 
tài chính nào về môi trường? 
 Phí bảo vệ môi trường. Điều 148 
 Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (thu gom rác,..) 
Bài 14: 
Cưông ty X là một doanh nghiệp trong nước hiện đang có nhu cầu sử dụng 10.000 
ha rừng ràm tự nhiên ở huyện MH, tỉnh LA để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái rừng 
và khu nghỉ dưỡng. Hỏi: 
a) Công ty X có thể xác lập quyền sử dụng rừng trong trường hợp này thông 
qua những cách thức nào? 
– Giao rừng có thu tiền (điểm khoản 1 Điều 24 Luật BVPT Rừng) 
– Cho thuê rừng trả tiền hàng năm để kinh doanh cảng quan, nghĩ dưỡng, du lịch 
sinh thái – môi trường (khoản 2 Điều 24 Luật BVPT Rừng) 
b) Giả sử Công ty X làm hồ sơ xin được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng. 
Hỏi cơ quan nào có thẩm quyền giao rừng trong trường hợp này? Nếu cần thu hồi lại 
thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi? Nêu rõ cơ sở pháp lý. 
UBND tỉnh LA có thẩm quyền giao rừng đối với tổ chức trong nước. 
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng 
UBND tỉnh LA có thẩm quyền giao rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó. 
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng 
c) Giả sử Công ty X muốn khai thác gỗ tràm trong rừng để bán và sản xuất bàn 
ghế phục vụ du khách thì có được không? Nếu được thì điều kiện như thế nào? 
tổ chức đuợc giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng hoặc được NN cho thuê 
rừng sản xuất đều có quyền được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất. 
Điểm b khoản 1 Điều 64 và khoản 2 Điều 66 Luật Luật bảo vệ và phát triển rừng 
Với các điều kiện sau: 
– Đảm bảo duy trì diện tích phát triễn trữ lượng chất lượng của rừng và tuân theo 
quy chế quản lý rừng khoản 2 Điều 55 
– Chủ rừng là tổ chức phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 
gồm dự án đầu tư, phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; khai thác rừng 
phải có phương án Điều chế rừng đã được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và phát 
triển rừng phê duyệt; b khoản 2 Điều 56 
– Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ 
các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ 
về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và 
Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. d khoản 2 Điều 
56 
– Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với 
phương án Điều chế rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng được 
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;a khoản 3 Điều 
56 
– Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy 
trình kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, 
làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau. khoản 4 Điều 56 
– Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây: (khoản 2 Điều 
57) 
a) Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì 
được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của 
chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, 
hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ; 
b) Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ 
sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm 
khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp 
cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính 
phủ; 
c) Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện 
pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác. 
Bài 15: 
Công ty TNHH A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại 
Việt Nam hiện đang dự định thành lập 1 dự án đầu tư ở tỉnh BT để thăm dò và khai thác 
quặng titan ở các bãi cát trống cách xa khu dân cư. Hỏi: 
a) Theo anh (chị) Công ty A có thuộc đối tượng được phép hoạt động khoáng 
sản ở Việt Nam hay không? Vì sao? 
– Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm do khoáng sản, hoạt động khai 
thác khoáng sản(khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản) 
– Công ty TNHH A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập 
tại Việt Nam thì đây là Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. 
=> Doanh nghiệp này thuộc đối tượng được phép hoạt động khoáng sản tại Việt Nam 
– Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 34 và điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Khoáng 
sản. 
b) Giả sử ngày 08/8/2013, Công ty A được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy 
phép thăm dò khoáng sản, thời hạn của giấy phép là 24 tháng kể từ ngày 09/8/2013. 
Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy phép đến ngày 09/8/2015 (2 năm sau) Công ty này 
vẫn chưa thăm dò được bất kỳ một mỏ khoáng sản nào nên muốn gia hạn thời hạn 
thăm dò khoáng sản. Hỏi Công ty muốn gia hạn thời hạn thăm dò khoáng sản trên 
giấy phép thì có được không? Thời hạn tối đa được gia hạn và điều kiện để được gia 
hạn? 
– Phải xét xem việc không tiến hành thăm dò khoáng sản có phải do bất khả kháng 
không? 
– Nếu không phải là trường hợp lý do bất khả kháng mà sau 06 tháng, kể từ ngày 
Giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, Công ty A không tiến hành thăm dò thì Giấy 
phép thăm dò khoáng sản sẽ bị thu hồi. 
Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 46 Luật khoáng sản) 
– Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi Giấy phép bị thu hồi 
Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 2 Điều 45 Luật khoáng sản 
c) Giả sử Công ty A được UBND tỉnh BT gia hạn giấy phép thăm dò khoáng 
sản đến ngày 09/8/2016. 
Đến ngày 05/01/2017 Công ty A đã thăm dò và phát hiện một mỏ titan ở huyện TP, 
tỉnh BT. 
Ngày 15/02/2017, UBND tỉnh BT đã ra quyết định phê duyệt đối với trữ lượng 
khoáng sản tại mỏ này. 
Ngày 30/11/2017, Công ty nộp hồ sơ yêu cầu UBND tỉnh BT cấp Giấy phép khai 
thác khoáng sản cho mỏ khoáng sản nêu trên thì bị UBND tỉnh BT từ chối với lý do mỏ 
titan này đã được cấp phép khai thác cho Công ty B có trụ sở tại TP.PT tỉnh BT vào ngày 
20/10/2016. Hỏi việc từ chối cấp phép của UBND tỉnh BT trong trường hợp này có phù 
hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? 
– Phù hợp không với pháp luật. 
– Ngày 15/02/2017, UBND tỉnh BT đã ra quyết định phê duyệt đối với trữ lượng 
khoáng sản tại mỏ này. Trong thời hạn 06 từ ngày 15/02/2017, thì công ty sẽ được ưu tiên 
Cấp giấy phép khai thác khoáng sản. (khoản 1 Điều 45 LKS) 
– Ngày 30/11/2017, Công ty nộp hồ sơ yêu cầu UBND tỉnh BT cấp Giấy phép khai 
thác khoáng sản (đã hết thời hạn ưu tiên). 
– Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân 
đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp. Nhưng tình huống thì Công ty A đang thăm 
dò hợp pháp UBND Tỉnh BT lại cấp Giấp phép khai thác khoáng sản cho công ty B là 
sai. (điểm a khoản 1 Điều 53 Luật KS) 
Bài 16: 
Công ty đang làm thủ thủ tục thực hiện một dự dán đầu tư xây dựng một nhà máy 
thủy điện có công suất 300 MW. Hỏi: 
Dự án trên của công ty A có thuộc đối tượng phải ĐTM hay không? Tại sao? 
Dự án thuộc đối tượng phải ĐTM vì thuộc danh mục phải thực hiện ĐTM 
Có công suất trên 10 MW 
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường và mục 27 Phụ lục II Nghị 
định 18/2015. 
Nếu dự án trên thuộc đối tượng phải ĐTM thì: 
a) Công ty A có thể tự lập báo cáo ĐTM hay không? 
Có. Nhưng phải đáng ứng các điều kiện Pháp luật cho phép (Điều 13 Nghị định 
18/2015) 
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 
b) Trong nội dung báo cáo ĐTM có bắt buộc phải có ý kiến tham vấn của cộng 
đồng dân cư hay không? 
Không. 
Trong quá trình thực hiện ĐTM, chủ dự án phải tiến hành tham vấn cộng đồng dân 
cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. (khoản 4 Điều 12 Nghị định 18/2015) 
Ý kiên của các đại biểu tham dự cuộc họp tham vấn phải được thể hiện đầy đủ 
trong biên bản họp cộng đồng. (khoản 6 Nghị định 18/2015) 
c) Thời điểm công ty A phải nộp hồ sơ xin thẩm định báo cáo ĐTM? 
d) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của 
dự án trên 
Công trình thuỷ điện này không thuộc danh mục dự án thuộc thẩm quyền thẩm định 
và phê duyệt của Bộ TNMT (khoản 3 Là có dung tích hồ chứa nước 100.000.000 m3 còn 
dự án bài tập là 300 MW) 
Thuộc thẩm quyền thẩm định là của UBND cấp tỉnh – Thẩm quyền phê duyệt là 
người đứng đầu hoặc thủ trưởng cơ quan thẩm định. 
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 23 và khoản 1 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường. Điểm 
d khoản 1 Điều 14 Nghị định 18/2015. 
e) Nêu các loại giấy phép về môi trường mà công ty A phải có để dự án được 
phê duyệt và đi vào hoạt động. 
– Đánh giá tác động môi trường + Cam kết bảo vệ môi trường 
– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 
– Giấy phép nghiệm thu môi trường tổng thể. 
f) Nêu các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về môi trường mà 
công ty A phải thực hiện trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. 
– Phí bảo vệ môi trường. Đ148 
– Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (thu gom rác,..) 
– Tiền thuê đất, sử dụng đất. 
g) Dự án thủy điện của công ty A có thể đăng kí là dự án phát triển sạch theo 
Nghị định thư Kyoto hay không? Tại sao? 
Không. Vì công ước này chỉ áp đặt cho các Bên thuộc phụ lục I đạt được sự cam kết 
của mình về giảm và hạn chế phát thải định lượng theo Điều 3. Việt Nam không là một 
Bên trong Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto. 
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 12 Nghị định thư Kyoto 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_quan_ly_moi_truong_o_chinh_quyen_cap_xa.pdf