Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An

Tóm tắt: Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có lợi ích to lớn

về kinh tế - xã hội đối với Việt Nam và các địa phương. Để phát triển du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời khai thác hợp lý, có hiệu quả những tiềm năng và

lợi thế vốn có của Nghệ An, đòi hỏi phải tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực

này thông qua thực hiện những giải pháp mang tính đột phá và khả thi.

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 1

Trang 1

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 2

Trang 2

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 3

Trang 3

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 4

Trang 4

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 5

Trang 5

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 6

Trang 6

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6200
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An

Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Nghệ An
u lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng 
cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển du lịch bền vững; tăng cường xúc 
tiến, quảng bá du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Chính phủ đã ra 
Quyết định số1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch 
đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” với mục tiêu tổng quát: Cơ 
cấu lại ngành du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn 
lực, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, để đưa du 
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, 
quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp 
của dân tộc; phấn đấu là quốc gia trong nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu 
khu vực Đông Nam Á. 
Dựa trên các nghị quyết, đề án của Bộ Chính trị và Chính phủ, Nghệ An xây dựng 
chiến lược phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030 Nghệ An trở thành một trong 
những điểm đến hấp dẫn của cả nước với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn 
văn hóa; có môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện. Du lịch cơ bản trở thành 
ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp từ 9-10% vào GRDP của địa phương. Trong những 
năm tiếp theo, du lịch Nghệ An đặt mục tiêu phát huy tiềm năng, lợi thế để tạo bước phát 
triển đột phá; phấn đấu trong năm 2020, thu hút từ 5,0 - 5,5 triệu lượt khách du lịch lưu 
trú, trong đó có 170 ngàn khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt 10.000 tỷ đồng, đóng góp 
từ 5-6% GRDP của tỉnh; tạo việc làm cho trên 30.000 lao động trực tiếp (Báo Nghệ An, 
ngày 14/12/2019). 
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đồng thời khai thác hợp lý, có hiệu quả 
những tiềm năng, lợi thế của Nghệ An, đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực các cấp chính quyền 
và người dân trong tỉnh, đặc biệt cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch 
thông qua thực hiện những giải pháp cơ bản sau: 
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tập 
trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. 
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch. Tuy 
nhiên, để có thể đánh thức hết những tiềm năng, lợi thế đó đòi hỏi cần phải có chiến 
lược, quy hoạch phù hợp, trong đó phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc thù là một 
N. T. Diệp / Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch 
 14 
nội dung quan trọng trong phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc xây 
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện để tạo ra và tiêu thụ sản phẩm 
du lịch chủ đạo, đặc thù cần tập trung theo hướng sau: 
- Chính quyền tỉnh Nghệ An cần phải chú trọng điều chỉnh và hoàn thiện quy 
hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn, đồng thời cần phải nâng cao 
tính pháp lý và hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch nhằm đảm 
bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạch định kinh doanh phù hợp với chiến 
lược phát triển ngành của tỉnh và có thể vươn ra các thị trường mới, đáp ứng thị trường 
quốc tế. 
- Trên cơ sở phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo, xác định sản phẩm du lịch đặc 
thù để tạo điểm nhấn và thương hiệu cho du lịch Nghệ An. Với điều kiện tự nhiên, văn 
hóa - lịch sử vốn có, Nghệ An cần tập trung nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm du 
lịch thiên nhiên - văn hóa - lịch sử, du lịch biển - sinh thái. Trong đó chú trọng phát triển 
mạnh du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan núi, thác, tìm 
hiểu đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng có giá 
trị cảnh quan độc đáo ở miền Tây Nghệ An; du lịch văn hóa - tâm linh gắn với di sản văn 
hóa nổi tiếng của Nghệ An là dân ca ví, dặm, các lễ hội truyền thống, các đền chùa... 
Đồng thời, phát triển những sản phẩm bổ trợ như tìm hiểu lịch sử, tinh hoa ẩm thực, 
phong tục, tập quán, lối sống để làm phong phú hệ thống sản phẩm du lịch, tạo sức hút 
đối với khách du lịch. 
Trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch cần tập trung nguồn lực đầu tư phát 
triển Khu di tích Kim Liên - Nam Đàn trở thành khu du lịch quốc gia - sản phẩm du lịch 
đặc thù và là điểm nhấn đặc biệt của thương hiệu du lịch Nghệ An. Đồng thời mở rộng 
đầu tư khai thác các di tích về các danh nhân vùng lân cận như đền thờ Vua Mai, Khu di 
tích lịch sử Truông Bồn, Khu tưởng niệm Liệt sỹ Xô viết - Nghệ Tĩnh, Khu lưu niệm Cố 
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Khu lưu niệm Phan Bội Châu. 
- Khuyến khích phát triển các mô hình liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm du 
lịch. Nghệ An có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, 
nhiều di sản văn hóa nhưng cũng là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thất 
thường, địa hình chia cắt, núi non khá hiểm trở nên sức hút của các sản phẩm du lịch 
đối với khách du lịch, nhất là khách nước ngoài chưa cao. Vì vậy, để kéo dài vòng đời 
sản phẩm, tạo tính mới liên tục, tăng sức cạnh tranh cho hệ thống sản phẩm du lịch cần 
kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm 
loại hình; liên kết phát triển các sản phẩm du lịch của các vùng trong cùng một dòng sản 
phẩm; liên kết phát triển sản phẩm, loại hình du lịch giữa Nghệ An với các tỉnh, thành 
khác. Để phát triển các liên kết chuỗi, cần đẩy mạnh khâu tổ chức quản lý của chính 
quyền tỉnh, ban ngành liên quan và của Ban Điều phối phát triển du lịch. 
Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. 
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, quyết định năng 
suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày 
càng trở nên rất quan trọng và cấp thiết đối với phát triển du lịch ở nước ta nói chung, ở 
Nghệ An nói riêng. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức kinh 
doanh, năng lực quản lý cho doanh nghiệp du lịch, cần phải có biện pháp hỗ trợ từ phía 
nhà nước, chính quyền địa phương theo các hướng sau: 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3B/2020, tr. 11-17 
 15 
- Các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương cần phải dự báo được nhu 
cầu ngắn hạn và dài hạn về nhân lực cho du lịch. Việc dự báo chính xác nhu cầu nhân lực 
du lịch trong tương lai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo xác định quy mô 
cũng như chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường, với chiến lược phát 
triển du lịch quốc gia, đảm bảo cơ hội tìm kiếm việc làm thuận lợi cho sinh viên sau khi 
tốt nghiệp. Nếu thực hiện được và thực hiện tốt vấn đề này sẽ tạo sức hút mạnh mẽ với 
học sinh khá, giỏi lựa chọn ngành Du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cho các cơ sở 
đào tạo. 
- Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo ngành du lịch hiện có như Trường 
Đại học Vinh, Trường Cao đẳng Du lịch - Thương mại Nghệ An... Xu hướng chung của 
giáo dục đào tạo là lấy người học trung tâm, nhưng xét đến cùng thì giảng viên vẫn là 
nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp 
ứng yêu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo cần thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đồng 
thời đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo phù hợp, sát thực. Thay vì 
chú trọng giảng dạy lý thuyết, trong chương trình đào tạo cần tăng cường nội dung thực 
hành. Hiện tại, Trường Đại học Vinh cùng với Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn đang 
nghiên cứu và áp mô hình đào tạo: “trường - khách sạn”. Nhà trường đầu tư nâng cấp 
khu ký túc xá của sinh viên thành “khách sạn” đạt tiêu chuẩn 3 sao. Dưới sự điều hành 
của giảng viên, sinh viên sẽ thực hành quản lý “khách sạn”. Với mô hình này, sinh viên 
sẽ được thực hành ngay trong nhà trường. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần tăng cường 
liên kết với các doanh nghiệp du lịch tham gia đào tạo tại trường và cử sinh viên thực tập 
tại doanh nghiệp trong quá trình học tập. 
- Đa dạng hóa các loại hình và tiến tới xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng 
nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nguồn 
nhân lực du lịch, đồng thời tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến quốc tế. Cần mời chuyên 
gia nước ngoài tham gia giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến 
cho lực lượng lao động trong hệ thống khách sạn, lữ hành, thông tin quảng cáo và tiếp 
thị. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng tham gia phục vụ du lịch. Tăng 
cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư tại các khu du lịch nâng 
cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh. 
Thứ ba, quản lý phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phát triển bền vững là 
một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho 
phát triển của Việt Nam. Du lịch bền vững là việc đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của 
du khách mà vẫn đảm bảo những khă năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. 
Quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo nguyên tắc: bền vững về kinh tế, về tài nguyên 
môi trường và về văn hóa - xã hội. Phát triển du lịch phải trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn 
tài nguyên môi trường, bảo tồn di sản thiên nhiên và tính đa dạng sinh học; tôn trọng và 
bảo vệ tính xác thực của di sản văn hóa, các giá trị truyền thống của dân tộc, của địa 
phương, đồng thời phải góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng với các nền văn hóa 
khác. Trong quá trình phát triển du lịch, cần đảm bảo lợi ích kinh tế trước mắt cũng như 
lâu dài trên cơ sở điều tiết một cách hợp lý lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người 
dân địa phương và khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 
Để phát triển du lịch bền vững, cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý của nhà 
nước về du lịch. Vì vậy, nhà nước và các bộ ngành liên quan cần phải nghiên cứu, xây 
dựng và ban hành bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững, đồng thời có cơ chế thích hợp 
N. T. Diệp / Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch 
 16 
để người dân, các nhà khoa học tích cực tham gia phản biện quy hoạch, dự án và giám 
sát trong quá trình thực hiện. 
Nâng cao hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du 
lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó, việc xác định các mục tiêu cần phải đáp ứng các yêu cầu 
bảo đảm phát triển ổn định, bền vững; giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng 
kinh tế với ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội; thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và nâng 
cao đời sống của người dân địa phương, bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái. 
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du 
lịch. Trước hết cần rà soát, tổ chức các đơn vị quản lý khu du lịch, điểm du lịch trên địa 
bàn tỉnh với mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương, bảo đảm 
năng lực quản lý và phát triển bền vững tài nguyên du lịch. Mặt khác, cần tăng cường 
trách nhiệm của các sở, ban, ngành, nhất là Sở Du lịch và chính quyền địa phương ở các 
huyện trong quản lý hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình hợp tác công 
- tư trong quản lý khai thác khu, điểm du lịch. 
Cần hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về du lịch. Sự phát triển với tốc độ 
nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế phát triển mới đòi hỏi quản 
lý nhà nước về du lịch cần phải phát triển theo hướng hiện đại hóa nếu không muốn tụt 
hậu. Vì vậy, chính quyền tỉnh và Sở Du lịch Nghệ An cần tập trung xây dựng hệ thống 
dữ liệu toàn diện và hiện đại của ngành du lịch, ứng dụng công nghệ hỗ trợ công tác dự 
báo, xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phân tích, đánh giá 
để đưa ra các quyết định đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong phối 
hợp quản lý du lịch. Đồng thời, việc xây dựng hệ thống thông tin du lịch còn tạo điều 
kiện thuận lợi cho du khách tìm hiểu thông tin du lịch một cách đầy đủ, kịp thời, chính 
xác, góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách, nhất là khách nước ngoài, từ đó nâng 
cao chất lượng dịch vụ du lịch. 
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn 
tỉnh theo hướng vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trung thực, minh bạch 
phát triển, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những 
biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm 
tra cần được tiến hành thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức 
năng để phát huy hiệu quả, tránh trùng lặp, chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp 
kinh doanh du lịch. 
4. Kết luận 
Nghệ An là tỉnh giàu tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch 
biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với những bãi tắm hấp dẫn, nhiều cảnh đẹp nên 
thơ, hệ thống di tích lịch sử, danh thắng, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong 
phú, đặc sắc, cùng những sản phẩm ẩm thực dân dã, hấp dẫn du khách. 
Thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chủ 
trương, chính sách để phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Công tác quản lý nhà 
nước về du lịch được chú trọng, không ngừng đổi mới và từng bước hoàn thiện. Tuy 
nhiên, tăng trưởng du lịch của Nghệ An vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Du 
lịch phát triển chưa mang tính đột phá, chất lượng các dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số 
kinh doanh du lịch còn khiêm tốn. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3B/2020, tr. 11-17 
 17 
Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời khai thác hợp 
lý, có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về du lịch của Nghệ An, cần tăng cường quản lý 
nhà nước về du lịch thông qua thực hiện đồng bộ những giải pháp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Chính trị (16/01/2017). Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (3/8/2016). Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt 
Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Số 2714/QĐ-BVHTTDL. 
Chính phủ (2018). Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 về tiếp tục thực hiện 
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. 
Chính phủ (2018). Quyết định Phê duyệt đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu 
phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Số 1685/QĐ-TTg. 
Nguyễn Mạnh Cường (2018). Để phát triển Du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế mũi 
nhọn. tapchidulich.net.vn. 
SUMMARY 
ENHANCING THE STATE MANAGEMENT 
TO DEVELOP TOURISM 
AS A KEY ECONOMIC SECTOR IN NGHE AN 
Tourism is one of the important economic sectors which has brought great socio-
economic benefits to Vietnam and localities across the country. In order to make tourism 
a key economic sector as well as to effectively and reasonably exploit Nghe An’s 
potentials and advantages, it is essential to enhance the state management on tourism 
with decisive and feasible solutions. 
Keywords: State management; tourism; Nghe An. 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_dap_ung_yeu_cau_phat.pdf