Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2)

I. Một số giải pháp, kiến nghị chung đối với hoạt động giám

sát của cơ quan dân cử

1. Thay đổi quan niệm, nhận thức

Như đã phân tích, phạm vi giám sát rộng của Quốc hội, HĐND,

các chủ thể giám sát của Quốc hội và HĐND, của các công cụ giám

sát trước hết xuất phát từ quan niệm về quyền lực nhà nước cao nhất

của Quốc hội và quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND. Mặc

dù trong Hiến pháp 2013 đã thể hiện tư tưởng kiểm soát quyền lực

lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp, nhưng trên thực tế, vẫn còn quan niệm Quốc hội có quyền lực

cao nhất, bao trùm lên các quyền khác; Quốc hội cần giám sát hoạt

động của tất cả các cơ quan nhà nước.

Do đó, để có thể xác định đúng phạm vi giám sát, cần quan niệm

giám sát của Quốc hội là việc theo dõi các hoạt động của hành pháp

có hiệu quả, tin cậy, minh bạch và trung thực không, để đảm bảo

rằng các khoản tiền được Quốc hội phê duyệt sẽ được sử dụng một

cách hợp pháp, có hiệu quả, và đúng mục đích đã đề ra1. Tương tự

như vậy, giám sát của HĐND cũng không nên được coi là bao trùm

lên tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương. Sau khi tiến

hành các hoạt động lập pháp (ở trung ương và địa phương), nhiệm vụ

tiếp theo của cơ quan dân cử là xem xét liệu các văn bản quy phạm

pháp luật do mình ban hành có được thực thi đúng theo các mục tiêu

của các nhà lập pháp đề ra không.

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 1

Trang 1

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 2

Trang 2

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 3

Trang 3

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 4

Trang 4

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 5

Trang 5

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 6

Trang 6

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 7

Trang 7

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 8

Trang 8

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 9

Trang 9

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 148 trang xuanhieu 4880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2)

Tài liệu Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp (Phần 2)
thừa nhận về mặt pháp lý và hiệu lực không cao. Vì vậy, cần xây 
dựng một cơ chế ràng buộc việc thực hiện kết luận kiến nghị sau 
giám sát. Cơ chế này cần quy định rõ trách nhiệm các cơ quan giám 
sát trong việc đảm bảo tính khả thi, sát thực, hợp lý khi ban hành 
nghị quyết, kết luận, kiến nghị và việc theo dõi, đôn đốc thực hiện 
các kiến nghị; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự 
giám sát trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị nghị quyết này. 
Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động giám sát dẫn đến hệ quả 
pháp lý quan trọng, liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu các 
cơ quan, đó là việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối 
với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc này đã 
được Quốc hội khóa XIII cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 35/2012/
QH13, đã được thực hiện thành công, cơ bản đạt được yêu cầu đặt ra. 
Bên cạnh việc rút kinh nghiệm để hoàn thiện, cần tiếp thu tinh thần 
Nghị quyết nói trên để quy định trong Luật hoạt động giám sát của 
Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
- Sửa đổi các quy định hiện hành về quy trình, thủ tục giám sát 
để bảo đảm hoạt động giám sát thực chất, tránh hình thức; bổ sung 
quy định về biện pháp xử lý khi đối tượng giám sát báo cáo thiếu 
trung thực về các nội dung cần giám sát và xử lý trách nhiệm đối với 
304 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
cá nhân, tổ chức không thực hiện kết luận kiến nghị và Nghị quyết 
về giám sát.
- Xây dựng cơ chế kiểm tra việc thực hiện những kiến nghị, kết 
luận sau giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ 
quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội bảo 
đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Nghiên cứu 
giao cho một cơ quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoạt động 
giám sát và việc thực hiện các kết luận kiến nghị và Nghị quyết về 
giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
2.7. Về công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp trong hoạt động 
giám sát 
Để tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động giám sát, cần có 
cơ chế phối hợp giữa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội 
với các Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực và các Ban của Hội 
đồng nhân dân ở địa phương. Trong đó, cần quy định rõ nhiệm vụ 
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc điều hòa hoạt động giám 
sát của các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, 
điều hòa phối hợp hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng 
nhân dân ở địa phương.
 Uỷ ban thường vụ Quốc hội cần có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc 
các cơ quan của Quốc hội tăng cường thực hiện giám sát chú trọng 
giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực 
phụ trách.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 305 
2.8. Về công tác bảo đảm điều kiện để nâng cao chất lượng và 
hiệu quả hoạt động giám sát
- Tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách tại các cơ quan 
của Quốc hội và các Ban của Hội đồng nhân dân, trong đó có Ủy ban 
pháp luật; có cơ chế bảo đảm các điều kiện để đại biểu hoạt động có 
tính chuyên nghiệp.
- Bổ sung các quy định về điều kiện bảo đảm về nhân lực, tài 
chính, thông tin, phương tiện, cơ sở vật chất, để các cơ quan của 
Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát, đặc biệt là bộ máy, cán bộ 
tham mưu, phục vụ và cơ chế hỗ trợ, bảo đảm cho hoạt động giám 
sát của các cơ quan của Quốc hội.
- Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng hoạt động và kiến thức pháp 
luật về hoạt động giám sát cho đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân 
(nhất là đại biểu tham gia lần đầu).
- Tăng cường, sử dụng ý kiến chuyên gia ở các cơ quan, tổ chức 
nghiên cứu độc lập; chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên 
viên của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động giám sát của Quốc 
hội, Hội đồng nhân dân với các cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh 
tra, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan báo chí, tạo điều kiện để cử tri 
tham gia vào hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. 
 *
* *
306 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
Trên đây là Báo cáo kết quả tổng kết hoạt động giám sát của 
Quốc hội qua 10 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc 
hội và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban thường vụ 
Quốc hội xin trân trọng báo cáo.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: BST, HC.
- E-pas: 11195
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Uông Chu Lưu
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 307 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ann Seidman, Robert Seidman và Nailin Abeysekere, Soạn thảo 
luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ (Sổ tay cho nhà soạn thảo 
luật) Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Một 
số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb. 
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội
3. Bản gỡ băng ghi âm về Trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án 
nhân dân tối cao, sáng 27/11/2002, ,Trung tâm tin học, Văn 
phòng Quốc hội
4. Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường phiên thảo luận buổi 
chiều ngày 30/10/2006, kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội Khóa XI 
(2002-2007)
5. Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường, kỳ họp lần thứ 9, Quốc 
hội Khóa XIII buổi chiều ngày 12/06/2015
6. Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa X, 15 tháng 3 
năm 2002
7. Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007) 
ngày 20 tháng 3 năm 2007
8. Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật hoạt động giám sát 
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bản ngày 5/5/2015
9. Báo cáo một số vấn đề về việc tổ chức thực hiện chương trình 
hoạt động giám sát và công tác điều hòa, phối hợp hoạt động 
308 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2014; việc 
triển khai công tác trong năm 2015.
10. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010, ‘Các thể chế hiện đại’ do 
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam thực hiện tháng 12 năm 2009
11. Báo cáo số 832/BC-UBTVQH13 Tổng kết hoạt động giám sát 
của Quốc hội qua 10 năm thực hiện Luật hoạt động giám sát của 
Quốc hội và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, ngày 
28/2/2015 ; 
12. Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân 
và Ủy ban nhân dân năm 2003 của Bộ Nội vụ, tháng 10 năm 2014
13. Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ 
Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội từ năm 
2007 đến nay
14. Chín điều để giám sát tốt hơn’, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu 
Dân cử’, Cập nhật : 9:43 - 08/02/2010
15. ĐBQH Huỳnh Nghĩa, Nâng cao vai trò của đại biểu Quốc hội 
trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát; thực trạng, giải pháp và 
đề xuất sửa đổi, bổ sung những điều khoản cụ thể tại Luật hoạt 
động giám sát của Quốc hội, tham luận phát biểu tại Hội nghị 
Tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ 
Quốc hội theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, 
tổ chức tại Đà Nẵng tháng 8/2013
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 309 
16. Đề tài cấp Bộ: Nâng cáo năng lực giám sát của Hội đồng nhân 
dân cấp tỉnh ở địa phương nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng 
nhân dân cấp huyện, Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Văn Tám, Hà 
Nội 2013
17. Đinh Ngọc Vượng, “Một số ý kiến về giám sát tối cao của Quốc 
hội”, Hội thảo “Giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam”, Viện 
Nghiên cứu Nhà nước & Pháp luật, Hà Nội, 2003
18. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, ‘Chức năng giám sát của Quốc hội 
trong Nhà nước pháp quyền’, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 
Số 22 (183) / Tháng 11/2010
19. GS.TSKH. Đào Trí Úc (chủ biên): Xây dựng nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2005
20. Hironori Yamamoto (2007), Tools for Parliamentary Oversight 
– A Comparative Study of 88 National Parliaments, tại:http://
www.ipu.org/PDF/publications/oversight08-e.pdf. 
21. Hoàng Duy – Hoàng Minh Hiếu, ‘Trao đổi về hoạt động giám sát 
của Quốc hội’, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3/2000
22. Hồng Khánh, ‘Giám sát của Quốc hội tốn kém nhưng hiệu quả 
thấp’, Báo Điện tử VnExpress, cập nhật Thứ sáu, 30/10/2009 | 
01:00 GMT+7
23. Hồng Phúc, “Đoàn đại biểu Quốc hội không thể là chủ thể giám 
sát độc lập”, Trang thông tin Việt báo, tại địa chỉ 
24. Huỳnh Thành Lập, Kinh nghiệm hoạt động của Đoàn ĐBQH TP 
Hồ Chí Minh, Nguyễn Tấn Tuân, Tổ chức hoạt động giám sát 
310 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
của Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa, Hội thảo “Hoạt động giám sát 
của Quốc hội từ góc nhìn so sánh”, Nha Trang, 7/2004
25. John Stuart Mill (1861), Chính thể đại diện, (Nguyễn Văn Trọng 
và Bùi Văn Nam Sơn dịch, 2007), Nxb. Tri thức, Hà Nội
26. Kỷ yếu hội thảo “Chức năng giám sát của Quốc hội trong nhà 
nước pháp quyền”, NXB Lao động, 2011
27. Lê Như Tiến, Hoạt động chỉ đạo, điều hoà của Uỷ ban thường vụ 
Quốc hội đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các 
Uỷ ban của Quốc hội; thực trạng, giải pháp và đề xuất sửa đổi 
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
28. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003
29. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
30. Minh Thúy, ‘Một tháng Quốc hội: Cái nhìn của “người trong 
cuộc”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 21/06/2009 12:21 (GMT+7).
31. Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ 
phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cho Quốc hội, Hội 
đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
32. Nghiên cứu đánh giá Hiệu quả thực hiện Luật Hoạt động giám sát 
của Quốc hội trong khuôn khổ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam 
với Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Điển (SIDA) năm 2007
33. Nguyễn Đăng Dung (2014), “Nội dung các quy định về Quốc hội 
trong Hiến pháp năm 2013”, Bình luận khoa học Hiến pháp nước 
CHXHCN Việt Nam năm 2013, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 311 
34. Nguyễn Đình Quyền, Quy định của pháp luật về hoạt động giám 
sát của UBTVQH – Thực trạng và kiến nghị, bài viết cho hội 
thảo của Văn phòng Quốc hội, 2014
35. Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu, John Patterson, Kit Daway 
(2012), Điều trần tại các ủy ban của Nghị viện và khả năng áp 
dụng ở Việt Nam, Nguyễn Hoài Nam, Sự hình thành, vai trò, chức 
năng của Đoàn ĐBQH, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10/2001 
36. Nguyễn Hoàng Anh, ‘Ảnh hưởng của thể chế đối với hoạt động 
giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội’, Nghiên cứu Lập 
pháp, 10/2008
37. Nguyễn Lê, ‘Quốc hội giám sát hơn Mặt trận chút thôi’, Thời báo 
Kinh tế Việt Nam điện tử, cập nhật 19:52 - Thứ Hai, 19/1/2015
38. Nguyễn Sĩ Dũng, Hoàng Minh Hiếu, Trao đổi về hoạt động giám 
sát của Quốc hội, trong sách Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề 
lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội, 2005
39. Nguyễn Văn Yểu-GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên): Xây 
dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi 
mới, NXB Chính trị quốc gia, 2006
40. PGS.TS Trương Thị Hồng Hà (chủ biên), Hoạt động giám sát 
của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực Nhà 
nước, NXB Chính trị Quốc gia năm 2014
41. Phạm Văn Hùng, Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội đối 
với các cơ quan tư pháp, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số chuyên 
đề Cải cách tư pháp, số 4, tháng 3/2003.
312 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
42. Phan Trung Tuấn, “Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại 
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 - Một bước 
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam”, Trang thông tin điện tử của Viện khoa học tổ chức 
nhà nước, Bộ Nội vụ, tại địa chỉ 
43. Phương Hà, ‘Vẫn bỏ ngỏ công tác hậu giám sát’, Báo Điện tử 
Dân Việt, cập nhật thứ Ba, ngày 01/11/2011 06:08 AM (GMT+7) 
44. Thanh Tâm, ‘Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề: Xu hướng 
ngày càng gia tăng’, Báo Điện tử của Bộ Công thương, cập nhật 
08:00 | 23/08/2015 
45. Theo Thông tấn xã Việt Nam, ‘Đại biểu Quốc hội lo lắng về chất 
lượng sách giáo khoa’, cập nhật 09:02 12/11/2014
46. Trần Du Lịch, Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giám 
sát của Quốc hội, tham luận hội thảo, 2013
47. Trần Ngọc Đường (1), Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt 
động giám sát của Quốc hội, trong sách Quốc hội và các thiết chế 
trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Văn phòng Quốc 
hội, NXB Lao Động, 2009
48. Trần Văn Thuân, Một số ý kiến trao đổi về giám sát văn bản quy 
phạm pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, số 6 (101), tháng 6/2007
49. TS Nguyễn Sĩ Dũng, ‘Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội 
nhập’, Tạp chí Tia sáng điện tử, tại địa chỉ 
50. TS. Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của Nghị 
viện một số nước trên thế giới, (tài liệu lưu hành nội bộ)
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP I 313 
51. V.Thu, Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: 
phải đi kiểm tra thực tế, Trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã 
hội, tại địa chỉ 
52. Viện Nghiên cứu lập pháp và UNDP, Quy định của pháp luật về 
hoạt động giám sát của HĐND các cấp phù hợp với Hiến pháp, 
báo cáo nghiên cứu, Dự án “Tăng cường cung cấp và trao đổi 
thông tin lập pháp giữa các cơ quan của Quốc hội Việt Nam”, 
Hà Nội, 2015
53. Vụ Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội, Nâng cao năng 
lực giám sát của HĐND cấp tỉnh ở những địa phương thí điểm 
không tổ chức HĐND cấp huyện, báo cáo nghiên cứu đề tài 
cấp bộ, Hà Nội.
314 I VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT
(Footnotes)
1 Cụ thể: các tỉnh An Giang, Lào Cai, Nghệ An, Yên Bái 
(tháng 3) và Hòa Bình (tháng 8) có 03 đoàn; Hà Tĩnh (tháng 7) 
và Lâm Đồng (tháng 8) có 04 đoàn; TP Hồ Chí Minh (tháng 8) 
có 05 đoàn.
2 Báo cáo một số vấn đề về việc tổ chức thực hiện chương 
trình hoạt động giám sát và công tác điều hòa, phối hợp hoạt động 
giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2014; việc 
triển khai công tác trong năm 2015.
3 Thanh Tâm, ‘Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề: Xu 
hướng ngày càng gia tăng’, Báo Điện tử của Bộ Công thương, cập 
nhật 08:00 | 23/08/2015
4 Vân Hồng, ‘Giám sát tối cao của Quốc hội chưa được đặt 
đúng vai trò, vị trí?’, Đài tiếng nói Việt Nam VOV, cập nhật Thứ 3, 
05/05/2015 06:10
5 Trích theo sách The New South Wales Legislative Council 
Practice, chương Delegated Legislation, trang 434.
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Địa chỉ: 65 Tràng Thi – Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com
Điện thoại : 0439260024 Fax :0439260031
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ
Ở VIỆT NAM VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc
BÙI VIỆT BẮC
Chịu trách nhiệm nội dung
Tổng biên tập
LÝ BÁ TOÀN
Biên tập: Nguyễn Phương Mai 
Trình bày, minh họa: Dương Mạnh
In 1000 cuốn khổ 14.5x20.5cm tại công ty CP in Sách Việt Nam
Địa chỉ: số 22B - Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm – Hà Nội
Số đăng ký xuất bản: 3457 -2015 /CXBIPH/29 - 82/HĐ
Quyết định xuất bản số: 2500/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 13-11-2015
In xong và nộp lưu chiểu quý 4 năm 2015
Mã số ISBN: 978-604-86-7694-0

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoat_dong_giam_sat_cua_co_quan_dan_cu_o_viet_nam_va.pdf