Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững

Tóm tắt: Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải miền Trung, có điều kiện

tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản (nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản). Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện ngành thủy sản của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, thách

thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiểm họa của thiên tai; nguồn lợi thủy sản

ngày càng suy giảm; rào cản kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường,.

yêu cầu ngày một cao. Vì vậy, phát triển ngành thủy sản bền vững ở tỉnh Phú Yên cần phải có

các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo hài hòa vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa bảo vệ môi

trường sinh thái, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo là vấn đề cần thiết trong giai

đoạn hiện nay.

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 1

Trang 1

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 2

Trang 2

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 3

Trang 3

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 4

Trang 4

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 5

Trang 5

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 6

Trang 6

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 7

Trang 7

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6400
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững
câu tăng từ 
11,5% (năm 2015) lên 14,23% (năm 2019), chủ yếu là câu cá Ngừ đại dương; nghề lưới rê vẫn 
là nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2015 chiếm 56,2% thì đến năm 2019 là 62,2%; nghề lưới 
vây tăng lên từ 7,3% năm 2015 lên 8,89% năm 2019; các nghề khác chiếm khoảng 6,64% (tàu 
chụp, tàu hậu cần, tàu vó/mành). Như vậy, giai đoạn 2015 - 2019 các ngành nghề khai thác 
thủy ở trên địa bàn tỉnh có chiều hướng chuyển đổi tăng năng suất, sản lượng và giá trị khai 
thác. Năm 2019, sản lượng khai thác toàn tỉnh đạt 62.406 tấn (tăng 3% so với năm 2018) với 
cơ cấu cá chiếm 88,5%, mực chiếm 5%, tôm chiếm 1,4%, thuỷ sản khác chiếm 5% và giá trị thu 
được 1.988 tỷ đồng. Sản lượng khai thác cá Ngừ đại dương đạt 3.713 tấn giảm 5,4% so với năm 
2018, đối với tàu câu cá Ngừ đại dương đạt sản lượng khai thác trung bình từ 0,8 tấn - 2,0 tấn/
tàu/chuyến, giá bán giao động từ 100.000đ/kg - 140.000đ/kg, số tàu câu có lãi khoảng 60%, 
tàu hòa vốn 40%. Trong đó, nghề lưới vây ngày và vây đêm sản lượng khai thác trung bình 
7-14 tấn/tàu/chuyến, thỉnh thoảng có tàu đạt 70 tấn/chuyến, sản lượng lưới vây ngày trung 
bình từ 5 - 6 tấn/tàu/chuyến; còn nghề lưới rê sản lượng trung bình 1- 3 tấn/tàu/chuyến (Chi 
Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên, 2019, tr.6). Hiện nay, các chủ tàu đã ứng dụng công nghệ hiện đại, 
đổi mới phương thức, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác nhưng sự chuyển đổi cơ cấu 
ngành nghề diễn ra với tốc độ chậm nên năng suất lao động, sản lượng khai thác, thu nhập 
của ngư dân thấp hơn so với một số ngành nghề khác trên địa bàn.
Hình 1: Cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 
2015 - 2019
 Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm Chi cục thủy sản tỉnh Phú Yên 2015, 2019
32 Nguyễn Hữu Tuấn
Trong thời gian qua, khai thác thủy sản ở tỉnh Phú Yên là lĩnh vực chiếm ưu thế của 
ngành thủy sản, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho ngư dân 
ven biển. Năm 2019, số lượng lao động trong lĩnh vực khai thác khoảng 30.000 lao động, 
chiếm hơn 62% tổng số lao động ngành thủy sản (khoảng 48.500 lao động). Tuy nhiên, số 
lao động có bằng thuyền trưởng chỉ chiếm trên 10% (thuyền trưởng hạng 4 chiếm dưới 2%, 
thuyền trưởng hạng 5 chiếm trên 3%, thuyền trưởng hạng nhỏ chiếm 5,5%); số lượng lao 
động có bằng máy trưởng cũng chiếm tỷ lệ thấp, dưới 3% trên tổng số lao động khai thác 
thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, 2020, tr.9). Theo quy định 
mới thuyền trưởng không có chứng chỉ máy trưởng thì tàu cá cũng không được xuất bến và 
năm 2019 toàn tỉnh có 451 tàu dài 15m trở lên đủ điều kiện được cấp giấy phép khai thác xa 
bờ, chiếm 11,01% tổng số tàu khai thác của tỉnh (Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên, 2019, tr.6). Kết 
quả này, cho thấy, chất lượng lao động của ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên nói chung và lĩnh 
vực khai thác thủy sản nói riêng đang là một trong những hạn chế ảnh hưởng lớn đến chất 
lượng, năng suất khai thác thủy sản hiện nay của tỉnh. 
2.3. Lĩnh vực chế biến thủy sản
Cùng với lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản thì lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa 
bàn tỉnh đang dần dần khẳng định được vị thế, thương hiệu thủy sản địa phương đáp ứng 
hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Năm 2019, toàn tỉnh có 14 cơ sở sản xuất hàng thuỷ sản 
khô, 26 cơ sở sản xuất nước mắm, có 25 cơ sở kinh doanh, thu mua sơ chế, bảo quản sản phẩm 
thuỷ sản, 9 doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động sản xuất, xuất khẩu với giá trị đạt xuất 
khẩu đạt được 61,6 triệu USD, tăng 18% so với năm 2018 (Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên, 2019, 
tr.6). Nhìn chung, các cơ sở chế biến thủy sản có quy mô nhỏ, lao động có trình độ tay nghề 
thấp, công nghệ chế biến tiên tiến và hiện đại còn hạn chế. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 4 cảng 
cá, 2 bến cá, 2 khu neo đậu đang hoạt động với tổng công suất sản lượng khai thác đạt hàng 
năm 35.000 tấn, mới đáp ứng được 50% nhu cầu của ngành khai thác và nguyên liệu cho cá 
cơ sở chế biến thủy sản.
Cơ cấu mặt hàng chế biến thuỷ sản ngày càng đa dạng, đúng quy cách, đảm bảo chất 
lượng có giá trị cao như sản phẩm sushi, sashimi, surimi, hầu hết các doanh nghiệp chế biến 
thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Phú Yên đều được cấp chứng nhận đảm bảo an toàn vệ 
sinh thực phẩm và 100% doanh nghiệp chế biến áp dụng quy trình sản xuất khép kín, tuân 
thủ theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế trong chế biến, tuân thủ Luật bảo vệ môi 
trường nên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng tăng lên, sản phẩm đã vào được 
vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU. Đây là cơ hội thuận lợi để tỉnh Phú 
Yên phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất 
khẩu trong thời gian tới. 
3. Một số giải pháp phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững 
Thứ nhất, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, 
song phải đảm bảo thân thiện với môi trường, đảm bảo thu nhập của người dân được nâng 
lên. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ các chính sách đặc thù đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản có sản 
phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu 
cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (như tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, tôm sú, cá biển, ốc 
hương). Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trong nuôi 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 05 (67) - 2020 33
trồng thủy sản theo mô hình chuỗi giá trị, theo hướng hiện đại. Xây dựng, triển khai mô hình 
nuôi tổng hợp nhiều đối tượng cá biển, tôm biển; ốc Hương, kết hợp nuôi biển với du lịch sinh 
thái trên biển, tạo liên kết vùng nuôi tập trung theo công nghệ nuôi sạch nhằm nâng cao chất 
lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các cơ sở sản xuất, 
kinh doanh giống thủy sản; cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu 
vào dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước 
đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy cần sớm ban hành các quy định nhằm quản lý chặt chẽ người 
nuôi sử dụng thức ăn tươi cho thủy sản (tôm, cá, ốc...) và phải được xử lý nghiêm đúng quy 
định nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh. Hỗ trợ nhân rộng các hình thức 
tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp 
với khả năng tài chính của nông dân trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Thứ hai, phát triển ngành khai thác thủy sản Phú Yên theo hướng bền vững.
Tiếp tục phát triển hệ thống tổ, đội, hợp tác xã, hội, hiệp hội khai thác thủy sản trên biển 
gắn với mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ, vùng lộng và vùng khơi theo hướng hiện đại 
trên cơ sở đảm bảo gia tăng sản lượng, giá trị hiệu quả cao và bền vững. Thực hiện quá trình 
chuyển đổi, hoán cải tàu thuyền công suất nhỏ, đóng mới tàu có công suất lớn phục vụ khai 
thác xa bờ; chuyển đổi nghề khai thác ven bờ (như lưới kéo, vó mành) sang nghề khai thác 
xa bờ (nghề câu cá Ngừ đại dương, lưới vây,); hay chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản có 
hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với các ngành nghề khai thác ven bờ hiệu quả thấp, gây hại đến 
nguồn lợi thủy sản cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp 
về vốn, lao động, công nghệ khuyến khích ngư dân chuyển đổi sang làm dịch vụ nghề cá, nuôi 
hải sản trên biển áp dụng công nghệ cao theo mô hình trang trại tổng hợp (kết hợp du lịch, 
dịch vụ) phù hợp với điều kiện tự nhiên, diện tích nuôi trồng từng địa phương như thành phố 
Tuy Hòa, Đông Hòa, Tuy An, Sông Cầu,
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để xây dựng hệ thống dữ liệu 
thông tin kịp thời về quy hoạch, đánh giá trữ lượng, thăm dò, phát hiện đàn cá, các vùng cấm 
khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn, công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng 
cấm khai thác để ngư dân cập nhật thường xuyên nhằm hạn chế tổn thất nguồn lợi thủy sản 
ven bờ (Tôm Hùm biển, Sò Huyết, San hô,). Đặc biệt, đối với phạm vi vùng rạn dọc ven biển 
thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An trong thời gian từ ngày 1 tháng 4 đến 30 tháng 6 hàng năm, 
cần cấm khai thác tôm triệt để (trừ khai thác tôm Hùm giống). Tiếp tục tăng cường kiểm tra, 
quản lý chặt chẽ việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, trang bị thiết bị thông tin liên lạc, an toàn kỹ 
thuật theo quy định và hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất gắn với việc bảo vệ chủ quyền, an 
ninh biển đảo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các 
hoạt động nghề cá trên biển; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
quản lý tàu cá nhất là vi phạm về vùng khai thác nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu 
cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.
Tiếp tục ứng dụng, trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, xây dựng chính sách hỗ trợ, 
ưu đãi cho con, em ngư dân được đào tạo các chuyên ngành thủy sản tại các trường đại học, 
cao đẳng, trung học, công nhân kỹ thuật dưới dạng hệ “cử tuyển; đào tạo, bồi dưỡng miễn 
phí cho thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên tàu cá cho ngư dân; đào tạo đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản (kỹ sư nuôi trồng, chế biến thủy sản). 
34 Nguyễn Hữu Tuấn
Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ thành lập nghiệp đoàn nghề cá, tổ hợp tác 
thủy sản trên biển giúp kết nối sản xuất của cộng đồng ngư dân, nắm bắt thuận lợi, khó khăn; 
đồng hành, giúp đỡ ngư dân an tâm bám biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thứ ba, phát triển ngành chế biến thủy sản Phú Yên theo hướng bền vững.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và bắt buộc doanh nghiệp chế biến phải xây dựng, 
vận hành có hiệu quả hệ thống sản xuất, xử lý chất thải nhằm giảm thiểu triệt để các chất gây 
ô nhiễm môi trường. Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, đặc biệt quản 
lý nguồn nguyên liệu; tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp chế biến thủy sản, áp 
dụng sâu rộng sản xuất sạch theo chuỗi giá trị đảm bảo mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường 
hiệu quả và ổn định lâu dài. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 
mới, hiện đại; thực hiện theo chuỗi giá trị ngành hàng với sự tham gia quản lý, tổ chức của 
cộng đồng, của các Hội, Hiệp, gắn sản xuất với thị trường trên cơ sở đa dạng hóa mô hình tổ 
chức sản xuất, khuyến khích liên kết, liên doanh sản xuất, thương mại giữa các lĩnh vực sản 
xuất thủy sản (nuôi trồng và khai thác), sản xuất nguyên liệu, các nhà máy chế biến, các nhà 
đầu tư tín dụng,.... 
Đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản cần nhận thức đầy đủ các tiêu 
chuẩn, quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra của một sản phẩm thủy sản đảm bảo chất 
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường. Do đó, tiếp tục gắn kết, tạo mối 
liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà “Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà Bank”, khuyến 
khích mô hình liên kết giữa người nuôi trồng, khai thác với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu 
thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản, giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp và ngư dân, 
giữ được vai trò cầu nối giữa sản xuất đến thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm 
phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, tăng cường liên kết với các cơ sở nghiên 
cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm mới; công nghệ chế biến surimi; đa 
dạng hóa các sản phẩm tươi sống có giá trị gia tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người 
tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.
Tiếp tục thực hiện quy hoạch, xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư, ứng dụng công 
nghệ hiện đại, mô hình quản lý tốt để sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới cảng cá, bến cá, 
khu neo đậu đáp ứng được sản lượng tàu khai thác thủy sản. Đặc biệt, tiếp tục đầu tư xây 
dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ cá hiện có đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh 
an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến 
thủy sản trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đối với hệ 
thống kho lạnh thủy sản cần đầu tư xây mới, sửa chữa, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm 
đáp ứng nhu cầu các vùng nuôi trồng thủy sản, chợ cá, cảng cá, bến cá, khu công nghiệp chế 
biến thủy sản và các tàu cá Ngừ đại dương nhằm đảm bảo yêu cầu nguyên liệu cho quá trình 
chế biến. 
4. Kết luận
Nhìn chung, ngành thủy sản tỉnh Phú Yên trong những năm qua phát triển khá đồng bộ 
từ các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, theo hướng hiện đại, tăng giá trị sản 
xuất, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 
của tỉnh. Hiện nay, phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở các địa phương ven biển 
là xu thế tất yếu trong thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thiết nghĩ, từ đánh giá thực trạng ngành thủy sản ở tỉnh 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 05 (67) - 2020 35
Phú Yên trong thời gian qua, và đề xuất giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm phát triển ngành thủy 
sản theo hướng bền vững trong thời gian tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thực 
hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm 
quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 
Tài liệu tham khảo
Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên (2015). Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ quản lý thủy 
sản năm 2015 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2016. Phú Yên.
Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên (2016). Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ quản lý thủy 
sản năm 2016 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2017. Phú Yên.
Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên (2017). Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ quản lý thủy 
sản năm 2016 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2018. Phú Yên.
Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên (2018). Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ quản lý thủy 
sản năm 2016 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2019. Phú Yên.
Chi Cục Thủy sản tỉnh Phú Yên (2019). Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ quản lý thủy 
sản năm 2016 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2020. Phú Yên.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2018). Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung 
ương khóa XII. Văn Phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
Luật thủy sản (2019). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên (2017). Báo cáo quy hoạch tổng 
thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phú Yên.
Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên (2019). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã 
hội, an ninh - quốc phòng năm 2019 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2020. Phú Yên.
Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên (2020). Báo cáo Tổng kết thực hiện 
kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và kế hoạch cơ cấu lại ngành giai 
đoạn 2012 - 2025, định hướng đến năm 2030. Phú Yên.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nganh_thuy_san_o_tinh_phu_yen_theo_huong_ben_vung.pdf